Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy chi đội về kỹ năng hướng dẫn nghi thức Đội tại Liên đội

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy chi đội về kỹ năng hướng dẫn nghi thức Đội tại Liên đội

1. Lý do chọn đề tài:

Nghi thức Đội là phương tiện giáo dục của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ

Chí Minh. Với những quy định biểu hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng,

thủ tục, nghi lễ và đội ngũ, nghi thức Đội chẳng những góp phần vào việc xây

dựng phương pháp giáo dục toàn diện, mang nét đặc trưng của Đội, mà còn góp

phần giáo dục trong nhà trường. Trong đó nổi bật là giúp đội viên hình thành

được nề nếp, ý thức tổ chức kỷ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể, tạo ra

vẻ đẹp, tính nghiêm chỉnh, thống nhất trong mọi hoạt động của Đội và của nhà

trường.

Việc tiến hành giáo dục bằng nghi thức Đội trước hết đòi hỏi đội ngũ Ban

chỉ huy các chi đội phải có kỹ năng hướng dẫn thực hành nghi thức Đội thành

thạo. Muốn vậy phải bồi dưỡng cho đội ngũ Ban chỉ huy chi đội có được tính

thuyết phục cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất. Sau quá trình học tập

tại trường Lê Duẩn và làm việc tại Liên đội, tôi nhận thức rõ ý nghĩa và tầm

quan trọng của việc thực hành nghi thức Đội chính là giúp học sinh phát triển

toàn diện, giáo dục học sinh có tính kỉ luật cao, tinh thần trách nhiệm, ngoài ra

giúp các em phát triển thể lực, nhanh nhẹn, tháo vát hơn

Chính vì vậy tôi thấy Nghi thức Đội rất quan trọng và cần thiết cho học

sinh nên tôi chọn đề tài "Một số biện pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy chi đội về kỹ

năng hướng dẫn nghi thức Đội tại Liên đội.

pdf 20 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1258Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy chi đội về kỹ năng hướng dẫn nghi thức Đội tại Liên đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..................................................... 21 
 3 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài: 
Nghi thức Đội là phương tiện giáo dục của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ 
Chí Minh. Với những quy định biểu hiện bằng ngôn ngữ, hình thức tượng trưng, 
thủ tục, nghi lễ và đội ngũ, nghi thức Đội chẳng những góp phần vào việc xây 
dựng phương pháp giáo dục toàn diện, mang nét đặc trưng của Đội, mà còn góp 
phần giáo dục trong nhà trường. Trong đó nổi bật là giúp đội viên hình thành 
được nề nếp, ý thức tổ chức kỷ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể, tạo ra 
vẻ đẹp, tính nghiêm chỉnh, thống nhất trong mọi hoạt động của Đội và của nhà 
trường. 
Việc tiến hành giáo dục bằng nghi thức Đội trước hết đòi hỏi đội ngũ Ban 
chỉ huy các chi đội phải có kỹ năng hướng dẫn thực hành nghi thức Đội thành 
thạo. Muốn vậy phải bồi dưỡng cho đội ngũ Ban chỉ huy chi đội có được tính 
thuyết phục cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất. Sau quá trình học tập 
tại trường Lê Duẩn và làm việc tại Liên đội, tôi nhận thức rõ ý nghĩa và tầm 
quan trọng của việc thực hành nghi thức Đội chính là giúp học sinh phát triển 
toàn diện, giáo dục học sinh có tính kỉ luật cao, tinh thần trách nhiệm, ngoài ra 
giúp các em phát triển thể lực, nhanh nhẹn, tháo vát hơn 
Chính vì vậy tôi thấy Nghi thức Đội rất quan trọng và cần thiết cho học 
sinh nên tôi chọn đề tài "Một số biện pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy chi đội về kỹ 
năng hướng dẫn nghi thức Đội tại Liên đội. 
2. Mục đích nghiên cứu: 
Xây dựng cơ sở lý luận và đề xuất những giải pháp để bồi dưỡng kỹ năng 
hướng dẫn nghi thức Đội cho Ban chỉ huy chi đội. 
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 
3.1 Khách thể nghiên cứu: 
Khách thể nghiên cứu của đề tài là biện pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy đội 
về kỹ năng hướng dẫn nghi thức đội. 
3.2 Đối tượng nghiên cứu: 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp bồi dưỡng BCH chi 
đội về kỹ năng hướng dẫn nghi thức Đội tại Liên đội. 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp 
nghiên cứu và thao tác chính dưới đây: 
4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: 
Thu thập tài liệu để tổng hợp những vấn đề lí luận về Biện pháp bồi 
dưỡng kỹ năng hướng dẫn nghi thức Đội. 
 4 
Đọc, thống kê tài liệu, nghiên cứu, phân tích số liệu về vấn đề bồi dưỡng 
kỹ năng hướng dẫn nghi thức Đội cho Ban chỉ huy chi đội. 
4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
Điều tra, phỏng vấn, sử dụng phiếu hỏi để đánh giá thực trạng kỹ năng 
hướng dẫn nghi thức của Ban chỉ huy chi đội tại Liên đội. 
4.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học: 
Sử dụng số liệu toán học thống kê tỷ lệ %. 
Sử dụng phần mềm để tính toán hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp. 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
5.1 Xây dựng hệ thống lí luận: 
Xây dựng và xác định biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn nghi thức 
của BCH các chi đội phù hợp với điều kiện của Liên đội. 
5.2 Phân tích, đánh giá thực trạng: 
Phân tích, đánh giá thực trạng nhận thức và kỹ năng hướng dẫn nghi thức 
của BCH các chi đội. 
Nếu chỉ huy đội nhận thức giỏi lý thuyết, thực hành tốt có kĩ năng truyền 
đạt cho đội viên khác thì sẽ góp phần tích cực giúp đội ngũ phụ trách trong việc 
hướng dẫn đội viên luyện tập và thực hiện nghi thức Đội. 
5.3 Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn nghi thức Đội 
cho BCH chi Đội tại Liên đội: 
5.4 Tổ chức thực nghiệm: 
Thử nghiệm một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn nghi thức 
Đội cho BCH chi đội tại Liên đội. 
6. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu: 
6.1 Giới hạn về nội dung: 
Đề tài chỉ nghiên cứu những biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn 
nghi thức Đội cho BCH chi đội tại Liên đội. 
6.2 Giới hạn về thời gian: 
Đề tài được nghiên cứu trong năm học 2018-2019. 
6.3 Giới hạn về không gian: 
Đề tài nghiên cứu chỉ chọn địa điểm thực tại Liên đội nơi tôi công tác. 
 5 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN, CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG KỸ 
NĂNG HƯỚNG DẪN NGHI THỨC ĐỘI CHO BAN CHỈ HUY CHI ĐỘI 
Để đề ra một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn nghi thức cho 
BCH chi đội đề tài dựa vào nghi thức Điều lệ và hướng dẫn Điều lệ Đội TNTP 
Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản Thanh niên 2003. 
1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài: 
1.1.1 Biện pháp: 
Cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Biện pháp hành chính. Biện 
pháp kỹ thuật. Dùng biện pháp đúng. 
1.1.2 Bồi dưỡng: 
Làm cho tăng thêm năng lực. 
1.1.3 Kỹ năng: 
Khả năng vận dụng kiến thức, thu lượm được trong một lĩnh vực nào đó 
và trong thực tế. 
1.1.4 Hướng dẫn: 
Chỉ bảo, dẫn dắt cho biết phương pháp, cách thức tiến hành một hoạt động 
nào đó. 
1.2 Mục tiêu ý nghĩa của việc bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn nghi thức Đội 
cho BCH chi đội: 
Bồi dưỡng BCH là nâng cao những năng lực, phẩm chất cần có của người 
BCH Đội”. (Hành trang người phụ trách thiếu nhi – NXB Hà Nội, trang 81) 
Giúp đội viên thực hiện tốt nghi thức Đội, giáo dục ý thức tổ chúc kỷ luật, 
tinh thần trách nhiệm trước tập thể, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ. 
Hoạt động nghi thức Đội giúp cho các em đội viên có thể lực tốt, khỏe 
mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát, góp phần tạo nên vẻ đẹp cho người đội viên: “Đẹp 
trong lời nói và trong hành động”. 
1.3. Chuẩn yêu cầu cần đạt của vấn đề một số biện pháp bồi dưỡng Ban chỉ 
huy chi đội về kỹ năng hướng dẫn nghi thức Đội: 
1.3.1 Về kiến thức: 
Ban chỉ huy chi đội hiểu được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của hoạt 
động thực hành nghi thức Đội. 
Nắm vững được các kỹ năng hướng dẫn thực hành nghi thức Đội. 
1.3.2 Về kỹ năng: 
Thành thạo các kỹ năng nghi thức Đội và có kỹ năng hướng dẫn thực 
hành nghi thức Đội. 
Hình thành được nề nếp, kỷ luật, tư thế tác phong nghiêm chỉnh. 
 6 
1.3.3 Về thái độ, tình cảm: 
Có tình cảm trân trọng khi được giao nhiệm vụ hướng dẫn nghi thức Đội 
cho các bạn đội viên. Qua đó yêu mến và tự hào khi được là Đội viên TNTP Hồ 
Chí Minh. 
Có thái độ say mê, hứng thú và vui vẻ truyền đạt cho nhau những kiến 
thức Đội mà các em được bồi dưỡng. 
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP BỒI 
DƯỠNG KỸ NĂNG HƯỚNG DẪN BAN CHỈ HUY CHI ĐỘI 
2.1 Một số nét về trường tiểu học. 
Năm học 2018-2019 trường có 5 khối với 25 lớp. Tổng số 1295 học sinh. 
Hội đồng sư phạm nhà trường gồm có 44 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó 
có 30 giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy . 
2.2 Một số kết quả đạt được: 
Năm học 2018- 2019: Tỷ lệ tốt nghiệp đạt: 100%. Tỷ lệ lên lớp đạt: 100%. 
Nhiều học sinh đạt giải cấp Thành phố, cấp Quận qua các lĩnh vực như Thể dục 
thể thao, thi viết chữ đẹp 
2.3 Thực trạng thực hiện nghi thức Đội của Ban chỉ huy chi đội tại Liên đội. 
Ban chỉ huy chi Đội là những Đội viên ưu tú của mỗi chi đội được các 
bạn đội viên tin yêu, bầu cử. Ban chỉ huy chi đội là những người thường xuyên 
điều hành chi đội tập nghi thức và giúp đỡ các bạn Đội viên trong lớp học tốt. 
Giáo viên phụ trách chi chưa thực sự quan tâm chú ý tới vấn đề thực hành nghi 
thức Đội của Đội viên trong chi. 
Thời gian dành cho Đội viên thực hành nghi thức Đội còn hạn chế. Ban 
chỉ huy chi Đội chưa thực sự mạnh dạn, tự tin và đặc biệt là chưa có kỹ năng 
hướng dẫn nghi thức Đội một cách rõ ràng, thống nhất. 
2.4 Đánh giá thực trạng thực hiện nghi thức: (đợt I tháng 9/ 2018) 
2.4.1 Đối với Ban chỉ huy Chi đội: 
Để đánh giá khả năng hướng dẫn nghi thức Đội của BCH Chi đội, ngay từ 
ngày 20 đến 25/ 9/ 2018. Tôi đã lên kế hoạch và tiến hành điều tra BCH Chi đội. 
• Kết quả khảo sát phiếu điều tra số 1 cho thấy: 
Tæng sè BCH 
(50 em) 
Thµnh th¹o 
(trªn 6®) 
T-¬ng ®èi thµnh th¹o 
( tõ 4-5®) 
Lóng tóng 
(2-3®) 
§ît I 23 20 7 
• Kết luận: Dựa vào kết quả trên chúng tôi thấy: 
Số em trong BCH nói to, rõ ràng là 25 em chiếm tỉ lệ 46%. 
Số em trong BCH nói to, chưa rõ ràng là 8 em chiếm 40%. 
Số em trong BCH nói nhỏ, diễn đạt chưa rõ là 3 em chiếm 14%. 
 7 
Qua điều tra 10 chi đội trưởng và 40 phân đội trưởng tại Liên đội, tôi thấy đa số 
các phân đội trưởng và chi đội trưởng khả năng diễn đạt còn yếu, tâm trạng khi 
đứng trước tập thể còn thiếu vững vàng. 
2.4.2 Đánh giá thực trạng về Đội viên: 
Tôi phát 200 phiếu để đánh giá thực trạng thực hiện nghi thức Đội của đội viên 
* Kết quả phiếu điều tra số 2 thu được cho thấy: 
Tæng 
sè 
®éi 
viªn 
(200) 
STT Nghi thøc Ch-a 
nghiªm tóc 
§«i lóc 
ch-a nghiªm tóc 
Lu«n nghiªm tóc 
§ît I §ît II §ît I §ît II §ît I §ît II 
1 H¸t Quèc ca, §éi ca 20 40 140 
2 Chµo kiÓu ®éi viªn 60 40 100 
3 §eo kh¨n quµng ®á 45 70 85 
4 MÆc ®ång phôc 40 25 135 
* Kết luận: Nhìn chung nhiều em đội viên thực hành nghi thức Đội nghiêm túc, 
tuy nhiên vẫn còn có một số đội viên chưa thực hành nghi thức Đội tốt. 
2.5 Phương pháp phỏng vấn: 
Ngoài phiếu điều tra, tôi còn dùng phương pháp phỏng vấn 20 đội viên 
(10 đội viên khối 5; 5 đội viên khối 4) khả năng diễn đạt. câu hỏi như sau: 
Sau khi được các bạn Chi đội trưởng hướng dẫn thực hành nghi thức Đội 
em thấy: 
a. Hiểu, thực hành chưa được; 
b. Dễ hiểu, thực hành tốt; 
c. Chưa hiểu, thực hành còn bỡ ngỡ; 
d. ý kiến của riêng em. 
(Em hãy khoanh tròn vào ý kiến phù hợp với em nhất.) 
Kết quả phỏng vấn cho thấy: 
a. Hiểu, thực hành chưa được: 5 em. 
b. Dễ hiểu, thực hành tốt: 8 em. 
c. Chưa hiểu, thực hành còn bỡ ngỡ: 2 em. 
* Kết luận: 
Nhìn chung các em còn chưa hiểu và thực hiện được do năng lực hướng 
dẫn nghi thức Đội của Ban chỉ huy còn thiếu sót. 
2.5.1 Phương pháp quan sát: 
Quan sát đội viên chào cờ đầu tuần; 
Kiểm tra nghi thức 3 chi đội (5A1; 5A2 ; 4A1). 
Qua điều tra cũng như trao đổi với giáo viên Tổng phụ trách các trường 
tiểu học trên địa bàn cho thấy, phần lớn đội ngũ chỉ huy Đội có khả năng tự 
 8 
hướng dẫn thực hành nghi thức Đội trong chi đội. Các em đều say mê, hứng thú 
và vui vẻ truyền đạt cho nhau những động tác của nghi thức Đội mà các em đã 
được tập huấn. Họ khẳng định “Việc học lẫn nhau là con đường ngắn nhất đưa 
nghi thức Đội đến từng đội viên mà không mất quá nhiều công sức và thời gian” 
2.6 Nguyên nhân thực trạng thực hiện nghi thức Đội của đội viên tại LĐ. 
Thời gian dành cho tập luyện nghi thức Đội ở trường còn hạn chế . 
Biểu trưng và một số quy định của nghi thức Đội ít được Đội viên hiểu 
cặn kẽ dẫn đến những việc làm thiếu tôn trọng Đội như: thắt khăn quàng đỏ sai, 
hai dải khăn đỏ vắt ra sau lưng; một số Đội viên hát Đội ca chưa đúng lời, đúng 
nhạc, thực hiện các động tác cá nhân còn thiếu nghiêm túc. 
Qua các phiếu điều tra cho thấy có một số không nhỏ đội viên chưa hiểu 
rõ ý nghĩa của hoạt động thực hiện nghi thức Đội. Nó ảnh hưởng lớn tới hoạt 
động học tập và rèn luyện nề nếp hàng ngày của các em trong nhà trường. 
Ban chỉ huy chưa thực sự làm tốt vai trò của mình trong việc hướng dẫn 
các bạn đội viên thực hiện nghi thức Đội 
Việc thực hiện nghi thức Đội ở trường vẫn chưa được tiến hành thường 
xuyên và vẫn mang hình thức đối phó. 
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG BAN CHỈ HUY 
 CHI ĐỘI VÀ HƯỚNG DẪN NGHI THỨC TẠI LIÊN ĐỘI 
* Công tác chuẩn bị cho buổi bồi dưỡng: 
a. Đối với Tổng phụ trách: 
- Nắm vững điều lệ và nghi thức Đội. 
- Xây dựng kế hoạch và nội dung từng buổi tập huấn. 
- Phát tài liệu đến từng đối tượng tham gia tập huấn. 
- Chuẩn bị phương tiện: như khăn quàng đỏ, cờ, trống. 
- Trang phục: mặc đồng phục dành cho phụ trách. 
b. Đối với Đội viên: 
- Nghiên cứu kĩ về tài liệu nội dung buổi tập huấn. 
- Tráng phục: mặc đồng phục dành cho đội viên. 
c. Thành phần tham gia: 
TPT không thể truyền đạt đến từng đội viên nên việc triệu tập các thành 
phần tham giam tập huấn nghi thức Đội là việc làm liên quan trực tiếp đến chất 
lượng thực hành nghi thức Đội của các Đội viên trong Liên đội. 
 Theo chúng tôi, thành phần nhất thiết phải tham gia tập huấn bao gồm: 
(1) Phụ trách chi đội. 
(2) Chi đội trưởng. 
(3) Các phân đội trưởng. 
 9 
Sau đây chúng tôi xin trình bày một số biện pháp bồi dưỡng năng lực 
hướng dẫn nghi thức Đội cho đội ngũ chỉ huy đội. 
3.1 Bồi dưỡng Ban chỉ huy chi đội bằng biện pháp tuyên truyền: 
3.1.1 Mục tiêu của biện pháp: 
Mỗi em tham gia tập huấn nghi thức Đội đều mang trong mình một trọng 
trách là sẽ phải hướng dẫn lại cho từng bạn đội viên của đơn vị mình. Bởi vậy, 
phụ trách cần truyền đạt cho BCH hiểu về ý nghĩa và cách thực hành các hoạt 
động nghi thức Đội mà các em còn chưa nắm rõ hoặc thực hiện chưa đúng. 
* Tập huấn cho Ban chỉ huy về ý nghĩa và thực hiện đúng động tác Chào kiểu 
đội viên TNTP thực hiện trong hoạt động Đội: 
Hướng dẫn các đội viên đều phải hát đúng và thuộc các bài Quốc ca, Đội 
ca, biết bài trống chào cờ.Chào theo kiểu đội viên là động tác bắt buộc tất cả các 
đội viên đều phải thực hành trong Lễ chào cờ. 
* Cách thực hiện: 
Cho Ban chỉ huy chi đội tập chào, chúng tôi sửa từng động tác (nếu sai) 
Sau đó chúng tôi đưa ra hệ thống câu hỏi để các em khắc sâu suy nghĩ của 
động tác chào: 
 + Khi nào đội viên thực hiện động tác chào? 
 + Khi chào, đội viên phải đứng ở tư thế như thế nào? 
 + Giơ tay lên đầu biểu hiện điều gì? 
 + 5 ngón tay khép kín tượng trưng cho điều gì? 
Sau khi các em đã trả lời được hệ thống câu hỏi này, tôi sẽ cho các em nói 
trước tập thể về ý nghĩa của các biểu trưng, động tác vừa học. Điều này có ý 
nghĩa quan trọng, nó giúp các em tập nói, tập diễn đạt trước tập thể sau này. 
 3.2 Bồi dưỡng kĩ năng cho chỉ huy: 
Việc bồi dưỡng các kĩ năng chỉ huy đội theo chúng tôi cũng là một khâu 
rất quan trọng không thể bỏ qua. Muốn các em làm tốt vai trò chỉ huy của mình 
thì cũng phải làm cho các em hiểu rõ về yêu cầu và kĩ năng cần có ở một chỉ huy 
đội. Để giúp các em thực hiện tốt điều đó, ngoài việc hướng dẫn các em tự 
nghiên cứu tài liệu, người phụ trách còn phải rèn các kĩ năng cho chỉ huy chi đội 
bằng cách kết hợp với tập luyện, thực hành cả về tư thế, tác phong lẫn cách chọn 
vị trí tập hợp, cách phát lệnh tập hợp. 
 * Cách thực hiện: 
- Khi cho chi đội tập hợp đội hình hàng dọc. Trước tiên người chỉ huy 
phải biết quan sát để chọn cho đơn vị mình một vị trí và hướng tập hợp phù hợp. 
Sau đó dùng khẩu lệnh và động tác chỉ định đội hình hàng dọc: 
Khẩu lệnh: Chi đội tập hợp! 
 10 
Động tác chỉ định đội hình hàng dọc: Tay trái giơ thẳng lên cao, các ngón 
tay khép kín, lòng bàn tay hướng về thân người. 
 (Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh - NXB Thanh Niên, năm 2005) 
 Việc đội viên có thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của chỉ huy hay không 
phụ thuộc rất nhiều vào cách phát lệnh tập hợp. 
Khẩu lệnh hô rõ ràng, dứt khoát. 
Động tác chỉ định, tư thế, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, nghiêm 
túc, chuẩn xác của người chỉ huy. 
Thông qua việc tập luyện này, phụ trách có thể quan sát và kịp thời uốn 
nắn cho các em, giúp các em nhanh chóng nhận ra những thiếu sót mà mình cần 
khắc phục cả về tác phong chỉ huy lẫn các động tác cá nhân và tập thể. 
3.3 Biện pháp bồi dưỡng kĩ năng thực hành nghi thức Đội: 
* Mục tiêu của biện pháp: 
Bồi dưỡng các em trở thành một người giỏi về nghi thức, thực hiện thành 
thạo các động tác trong nghi thức Đội từ đó truyền đạt lại cho các đội viên trong 
chi đội của mình. Để làm được điều này nhất thiết các em phải là người nắm rõ 
nhất những yêu cầu đối với đội viên. Việc này được quy định rất rõ trong cuốn 
Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh – NXB Thanh Niên, năm 2005. 
- Thuộc, hát Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống. 
- Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ. 
- Chào theo kiểu Đội viên TNTP. 
- Biết các động tác cầm cờ, giương cờ và vác cờ. 
- Thực hiện các động tác trong đội hình và nghi lễ của Đội.. 
- Biết 3 bài trống của Đội. 
Nội dung của nghi thức Đội đòi hỏi các em phải hiểu, thao tác chính xác. 
vì vậy phụ trách khi hướng dẫn các em không thể nóng vội, đòi hỏi các em phải 
nắm được hết tất cả những nội dung mình yêu cầu mà phải đi theo một quy trình 
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài việc cho các em nhận thức 
được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của hoạt động nghi thức Đội, hiểu rõ ý 
nghĩa các biểu trưng của Đội thì phụ trách phải trang bị cho các em kĩ năng cơ 
bản của người đội viên. Sau khi thuần thục các kĩ năng cơ bản rồi mới chuyển 
sang các động tác phối hợp phức tạp của cá nhân và tập thể. 
* Ví dụ: 
Trong lễ chào cờ, người đội viên phải phối hợp rất nhiều các yêu cầu và 
động tác như: 
Nghiêm, chào, giương cờ, vác cờ (đối với đội cờ), đánh trống chào cờ, hát 
Quốc ca, Đội ca. 
 11 
Chào cờ, hát, hô đáp khẩu hiệu Đội 
Để lễ chào cờ diễn ra thật nghiêm trang và đúng thủ tục thì đòi hỏi đội 
viên khi thực hiện các động tác phải chuẩn mực. Muốn vậy, người phụ trách 
phải tập cho các em thực hiện tốt từng động tác đơn lẻ, sau đó mới cho các em 
thực hiện các động tác phối hợp. 
 * Cách thực hiện: 
Theo chúng tôi, trong các buổi tập huấn thực hành nghi thức Đội, người 
phụ trách nên sắp xếp các đối tượng tham gia thành những chi đội, phân đội tạm 
thời để tiến hành luyện tập. (ý kiến của 1 đồng chí phụ trách chi) 
Chúng tôi đã phân chia các em tham gia tập huấn như sau: 
Mỗi chi đội có: 1 chi đội trưởng, 3 phân đội trưởng và 3 phân đội phó xếp hàng 
như trong nghi thức Đội đ• hướng dẫn: 
- Phân đội trưởng đứng đầu. 
- Phân đội phó đứng cuối. 
- Các đội viên xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. 
Chi đội 1: được chia ra làm 3 phân đội, mỗi phân đội có 4 đội viên. 
Chi đội 2: được chia ra làm 3 phân đội, 2 phân đội có 5 đội viên, 1 phân 
đội có 4 đội viên. 
Khi luyện tập chung, chi đội trưởng là người chỉ huy, điều khiển hoạt 
động nghi thức của chi đội mình theo yêu cầu của phụ trách. Khi luyện tập theo 
nhóm, tôi sẽ tiến hành chia nhóm theo phân đội: mỗi phân đội một nhóm, phân 
đội trưởng sẽ điều khiển hoạt động của phân đội mình. Việc phân chia này rất 
thuận lợi cho việc tập luyện các động tác cá nhân kết hợp với đội hình đội ngũ 
và hoạt động nghi lễ. Mỗi em tham gia tập huấn nghi thức Đội đều mang trong 
mình một trọng trách là sẽ phải hướng dẫn lại cho các bạn đội viên của đơn vị 
mình. Bởi vậy, khi đã thành thạo các động tác đơn lẻ, trước tập thể. Điều này rất 
có lợi cho các em khi hoạt động ở đơn vị mình vì thông qua hoạt động này, chỉ 
huy chi đội sẽ tập được cho mình cách diễn đạt, làm mẫu và hướng dẫn nghi 
thức Đội trước tập thể. Tập phân tích và hướng dẫn các động tác sẽ được tiến 
hành trong quá trình luyện tập kiểm tra theo nhóm. ở mỗi nhóm, các em đều có 
thể tự nhận xét, uốn nắn, bổ sung cho nhau, phụ trách chi quan sát và hỗ trợ khi 
cần. Đó chính là cái đích mà người phụ trách hướng tới khi tiến hành tập huấn 
nghi thức Đội cho Ban chỉ huy chi đội. 
3.4 Biện pháp tổ chức cuộc kiểm tra vui: 
* Mục tiêu của biện pháp này giúp cho các em cảm thấy hứng thú với các nghi 
thức Đội khô khan trong các buổi tập huấn và dễ dàng ghi nhớ. 
* Cách thực hiện: 
 12 
Trong các hoạt động và các cuộc thi hoặc các buổi bồi dưỡng kỹ năng cho 
BCH chi đội thực hiện cuộc kiểm tra vui bằng cách viết các câu hỏi yêu cầu thực 
hành nghi thức Đội cho các em bốc thăm và thực hiện: 
1. Bạn hãy nêu và thực hiện động tác chào kiểu đội viên. 
2. Bạn hãy hô, đáp khẩu hiệu Đội. 
3. Thắt, tháo khăn quàng đỏ. 
4. Thực hiện các động tác cầm cờ, giương cờ và vác cờ. 
Sau khi các em thực hiện, khuyến khích các em khác nhận xét thông qua 
đó giúp các em tự bổ sung cho nhau. Động viên các em bằng những món quà 
nhỏ hoặc điểm thưởng cũng giúp các em tham gia hào hứng hơn. 
CHƯƠNG IV : DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
4.1 Diễn biến: 
Qua 9 buổi tập huấn bằng những biện pháp đã trình bày, đến giữa học kì 
II chúng tôi đã tiến hành điều tra đợt II với nội dung như đã làm ở đợt I. 
4.2 Kết quả-đợt II: 
4.2.1 Khả năng hướng dẫn nghi thức Đội của Ban chỉ huy chi đội: 
PhiÕu sè 1 
Tổng số BCH 
(50 HS) 
Thành thạo 
(trên 6 điểm) 
Tương đối thành thạo 
(4-5 điểm) 
Lúng túng 
(2-3 điểm) 
§ît I 23 20 7 
§ît II 44 7 0 
 * Kết quả: 
 Căn cứ vào kết quả trên cho thấy: 
 Số học sinh thành thạo nghi thức Đội là 47 chiếm 88%. 
 Số học sinh tương đối thành thạo nghi thức Đội là 7 chiếm 12%. 
 Không còn học sin

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_ban_chi_huy.pdf