Rèn luyện sức mạnh cơ vai: Ném bóng, di chuyển khi nằm sấp chống đẩy, thực hiện di chuyển bằng hai tay, đứng tại chỗ hoặc bật nhảy đập bóng mạnh xuống sân, từng đôi thực hiện ném bóng cho nhau với nhịp độ tối đa.
Phát triển cơ thân trên: Thực hiện động tác xoay thân trên khi có mang trọng lượng; Nằm ngửa hai tay sau đầu thực hiện gập người ngồi lên rồi lại nằm xuống; Các nhóm bài tập đưa ra để tập luyện cần phải được thực hiện nhanh tần số tăng dần. Thời gian thực hiện một nhóm là tới khi người tập thấy xuất hiện mệt mỏi, cường độ thực hiện bài tập không có dụng cụ là tối đa đối với mỗi động tác. Trong thời gian nghỉ giữa quãng tiếp tục thực hiện bài tập thả lỏng.
Các bài tập phát triển sức bật:
Để phát triển sức bật người ta sử dụng các bài tập khắc phục trọng lượng (đứng lên ngồi xuống, mang vác, thêm trọng lượng), các bài tập bật nhảy có trọng
lượng và không có trọng lượng, các bài tập kỹ thuật cơ bản. Lượng vận động tập luyện cần phải rất cụ thể đối với từng người tập.
Các bài tập kỹ thuật đập bóng và chắn bóng:
Một nhóm bật nhảy lặp lại khoảng 10 - 15 lần; cường độ tối đa (đối với mỗi dạng bật nhảy thời gian nghỉ giữa các nhóm lặp lại từ 1 - 2 phút trong mỗi buổi tập hoặc tới khi xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi ở cuối mỗi nhóm lặp lại).
hưa đáp ứng được với những trận đấu kéo dài, căng thẳng tầm cỡ khu vực. Để có thành tích môn bóng chuyền tốt kỹ thuật phòng thủ là một kỹ thuật quan trọng đáp ứng được các yếu tố về kỹ, chiến thuật trong thi đấu. Do vậy tôi cần trao đổi với đồng nghiệp những vấn đề để mọi người cùng nghiên cứu. Đó cũng là lý do tôi chọn viết đề tài: “Một số bài tập huấn luyện chiến thuật phòng thủ cho đội tuyển bóng chuyền nữ học sinh THPT”. 2. Giải quyết vấn đề: .Cơ sở lý luận về phương pháp huấn luyện chiến thuật trong bóng chuyền. Để thi đấu có hiệu quả tốt trong bóng chuyền, thi phương pháp huấn luyện chiến thuật kỹ thuật phòng thủ là một kỹ thuật quan trọng đáp ứng được các yếu tố về kỹ, chiến thuật trong thi đấu, c¸c kü thuËt ®éng t¸c, các bài tập phát triển các tố chất( sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mền dẻo, khéo léo) thể lực chung và chuyên môn. Huấn luyện thể lực chuyên môn, chiến thuật phòng thủ nhằm nâng cao khả năng chức năng, phát triển tố chất thể lực chuyên môn cần thiết cho học sinh đội tuyển bóng chuyền để tiếp thu tốt hơn và nhanh hơn các động tác kỹ thuật. Các phương tiện chủ yếu của huấn luyện thể lực chuyên môn, chiến thuật là các bài tập thi đấu bóng chuyền cũng như các bài tập chuyên môn giống cấu trúc vận động và tính chất nỗ lực của thần kinh cơ với các động tác của các bài tập chuyên môn. Nhờ có các bài tập này mà có thể hoàn thiện kỹ thuật động tác và phát triển các tố chất thể lực chuyên môn tốt. Phát triển sức mạnh chuyên môn. Đa số các động tác kỹ thuật bóng chuyền đòi hỏi phải có sức mạnh chuyên môn, để phát bóng là sức mạnh cơ bàn tay, cơ tay, bả vai, thân, để đập bóng là phát triển đồng bộ sức mạnh toàn thân. Hiệu quả các động tác kỹ thuật thi đấu bóng chuyền phải có sức mạnh bột phát - cơ khắc phục sức cản bằng tốc độ co cơ cao. Vì thế huấn luyện sức mạnh chuyên môn trước tiên là huấn luyện sức mạnh tốc độ. Phát triển sức bật. Sức bật là khả năng nhảy bật cao tối đa để đập bóng, chắn bóng, phát bóng và chuyền hai. Sức bật phụ thuộc vào sức mạnh của cơ và tốc độ co của các sợi cơ. Để có được sức bật cần phải phát triển sức mạnh bột phát. Phát triển sức bật bắt đầu từ phát triển sức mạnh cơ (giai đoạn chuẩn bị chung của thời kỳ huấn luyện. Để phát triển sức bật người ta sử dụng các bài tập khắc phục trọng lượng (đứng lên ngồi xuống, mang vác, thêm trọng lượng), các bài tập bật nhảy có trọng lượng và không có trọng lượng, các bài tập kỹ thuật cơ bản . Phát triển sức nhanh chuyên môn. Sức nhanh chuyên môn là khả năng thực hiện di động trên sân và thực hiện kỹ thuật động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất trong điều kiện nhất định. Sức nhanh trong bóng chuyền biểu hiện ở dạng cơ bản: Sức nhanh tối đa khi thực hiện các động tác riêng rẽ. Sức nhanh di chuyển trên sân. Trước khi thực hiện bài tập rèn luyện sức nhanh, học sinh phải khởi động kỹ để cơ thể chuẩn bị sẵn sàng ở mức tối ưu cho hoạt động vận động. Phát triển sức bền chuyên môn: Sức bền chuyên môn gồm: Sức bền tốc độ, sức bền bật và sức bền thi đấu. Sức bền chuyên môn phụ thuộc vào trình độ phát triển sức bền chung, khả năng hoạt động của bộ máy vận động, cường độ của quá trình tâm lý (ví dụ - lòng kiên trì) và hiệu quả kỹ thuật thể thao. Sức bền tốc độ là khả năng của học sinh thực hiện các động tác kỹ thuật và di động với tốc độ cao trong suốt trận đấu. Để phát triển sức bền tốc độ, người ta thường chọn các bài tập phát triển sức nhanh và được thực hiện lặp lại nhiều lần. Các bài tập chạy, các bài tập mô phỏng kỹ thuật và các bài tập cơ bản kỹ thuật bóng chuyền là các biện pháp cơ bản để phát triển sức bền tốc độ. Sức bền thi đấu: Là Sức bền gồm tất cả các dạng sức bền và các tố chất thể lực chuyên môn. Trình độ phát triển cao những khả năng chức phận của VĐV bóng chuyền là một trong các yếu tố quan trọng để duy trì khả năng hoạt động cao trong quá trình thi đấu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp kỹ - chiến thuật thi đấu Phát triển tố chất khéo léo chuyên môn: Trong quá trình thi đấu, các tình huống xảy ra luôn luôn thay đổi đòi hỏi học sinh phải có khả năng phán đoán nhanh và thực hiện quyết định chính xác. Ngoài ra khi thực hiện động tác kỹ thuật cần rất chuẩn xác và không phạm lỗi kỹ thuật. Trong bóng chuyền có nhiều động tác kỹ thuật được thực hiện ở tư thế không có điểm tựa, cần phải nâng cao tố chất khéo léo chuyên môn và khả năng thực hiện động tác kỹ thuật chuẩn xác. Phát triển kỹ năng thả lỏng: Kỹ năng tự thả lỏng các nhóm cơ làm tăng đáng kể khả năng hoạt động của học sinh. Giảng dạy kỹ năng thả lỏng cơ phải bắt đầu từ những bài tập chuyên môn. Kiểm tra khả năng hoạt động thể lực: Đánh giá trạng thái hiện tại của học sinh đọi tuyển bóng chuyền phải theo các điều kiện sau: Các bài tập kiểm tra được tiến hành thường xuyên ở thời kỳ chuẩn bị và thi đấu sau một khoảng thời gian như nhau.Với mỗi thời kỳ, thời gian và địa điểm thực nghiệm kiểm tra cần phải giống nhau. Khởi động tích cực và nghỉ ngơi tích cực 3 - 5 phút trước khi thực nghiệm bắt đầu.Chỉ tiến hành kiểm tra thực nghiệm khi học sinh thực hiện trong trạng thái khoẻ mạnh. Quá trình dạy học kỹ thuật động tác cho học sinh đội tuyển bóng chuyền tuy có đổi mới về phương pháp giảng dạy, song kết quả về trình độ thể lực chuyên môn, kỹ thuật động tác cơ bản đối với học sinh đội tuyển bóng chuyền chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Trình độ thể lực chuyên môn chưa đồng đều, trình độ thể lực chuyên môn còn yếu. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đào tạo về kỹ - chiến thuật cơ bản cho các em. 2. 2. Thực trạng giảng dạy môn bóng chuyền hiện nay. Trong chương trình giảng dạy môn bóng chuyền ở trường THPT từ lớp 10 đến lớp 12 là môn học tự chọn, các em chỉ được học các kỹ thuật của môn bóng chuyền các em ít được trang bị chiến thuật thi đấu. Nếu giáo viên không đưa các bài tập chiến thuật vào để giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập trong yêu cầu của phân phối chương trình và các bài tập hướng dẫn trong sách giáo khoa thì: Yêu cầu của chương trình sách giáo khoa ít chủ yếu các em phát triển thể lực là chính. Học sinh chỉ biết được kỹ thuật cơ bản nhưng khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu chiến thuật áp dụng không đúng yêu cầu. Những khó khăn bất cập khi giảng dạy môn bóng chuyền. - Khó khăn về trình độ học sinh không đồng đều.Về giới tính cũng là một vấn đề lớn trong việc học tập và tiếp thu kỹ, chiến thuật. - Thời lượng học trên lớp ít số lần học sinh được tiếp xúc, sửa sai kĩ thuật rất ít. - Kỹ thuật một số động tác quá khó trong khi đó học sinh là đối tượng mới tập mới học gây ra cho học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không hứng thú, tập luyện động tác. - Cơ sở vật chất còn hạn chế ở một số trường THPT: không có nhà tập, đầu tư cho tập luyện chi phí thấp, sử dụng trang thiết bị rẻ tiền ảnh hưởng đến kỹ thuật động tác. - Trong phân phối chương trình thường 1 tiết Thể dục ghép từ 02 nội dung trở lên. - Trình độ kĩ thuật về môn bóng chuyền giữa các thầy với các thầy, các thầy với các cô giảng dạy môn thể cũng chênh lệch gây ra sự khó khăn cho việc tiếp thu kỹ thuật của học sinh. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Để giải quyết các nhiệm vụ tôi sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau: *Khảo sát thực tế: Khảo sát học sinh khối 11 thời điểm bắt đầu cụ thể theo bảng số liệu cụ thể dưới đây(Biểu1) Líp Sü sè Yêu cầu kiểm tra Thể lực Điểm Tư th ế Điểm ĐTphòng thủ Điểm KN Phán đoán Điểm 11Toán 2 Khá 7 Khá 7 Khá 7 Khá 7 11Lý 2 Khá 8 Tốt 8 Tốt 8 Tốt 8 11Hoá 2 Khá 7 Khá 7 Khá 7 Khá 7 11 Văn 2 Khá 8 Tốt 8 Tốt 8 Tốt 8 11Anh 2 Khá 7 Khá 7 Khá 8 Khá 8 11A1 2 Khá 8 Tốt 7 Tốt 8 Tốt 8 *Áp dụng: Các bài tập bổ trợ vào giờ học bóng chuyền để phát triển thể lực chuyên môn, kỹ thuật phòng thủ. Kỹ chiến thuật tấn công hay phòng thủ trong bóng chuyền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Kỹ thuật, thể lực, tâm lý, sự phối hợp của đồng đội, trình độ của đối phương Huấn luyện chiến thuật cho VĐV bóng chuyền nói chung và huấn luyện kỹ thuật cơ bản nói riêng phải gắn liền với huấn luyện kỹ thuật, thể lực và tâm lý cho VĐV. Trong đó cần đặc biệt chú trọng thời kỳ ban đầu là chuẩn bị kỹ thuật cơ bản. Dựa trên những cơ sở lý luận chung, chuyên môn va phương pháp giảng dạy bóng chuyền. Tôi lưa chọn một số bài tập để huấn luyện cho học sinh. Bài tập thể chất phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV bóng chuyền. *Các bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn: Phát triển sức mạnh cơ bàn tay: Tập xoay khớp cổ tay với tạ 3kg trên tay; cầm tạ dơ lên cao làm động tác gập duỗi cổ tay trước - sau; ném bóng, chuyền bóng cao tay bằng hai tay; dùng hai bàn tay xoay gậy để kéo vật nặng (3kg - 8kg) được buộc vào gậy bằng một sợi dậy. Rèn luyện sức mạnh cơ vai: Ném bóng, di chuyển khi nằm sấp chống đẩy, thực hiện di chuyển bằng hai tay, đứng tại chỗ hoặc bật nhảy đập bóng mạnh xuống sân, từng đôi thực hiện ném bóng cho nhau với nhịp độ tối đa. Phát triển cơ thân trên: Thực hiện động tác xoay thân trên khi có mang trọng lượng; Nằm ngửa hai tay sau đầu thực hiện gập người ngồi lên rồi lại nằm xuống; Các nhóm bài tập đưa ra để tập luyện cần phải được thực hiện nhanh tần số tăng dần. Thời gian thực hiện một nhóm là tới khi người tập thấy xuất hiện mệt mỏi, cường độ thực hiện bài tập không có dụng cụ là tối đa đối với mỗi động tác. Trong thời gian nghỉ giữa quãng tiếp tục thực hiện bài tập thả lỏng. Các bài tập phát triển sức bật: Để phát triển sức bật người ta sử dụng các bài tập khắc phục trọng lượng (đứng lên ngồi xuống, mang vác, thêm trọng lượng), các bài tập bật nhảy có trọng lượng và không có trọng lượng, các bài tập kỹ thuật cơ bản. Lượng vận động tập luyện cần phải rất cụ thể đối với từng người tập. Các bài tập kỹ thuật đập bóng và chắn bóng: Một nhóm bật nhảy lặp lại khoảng 10 - 15 lần; cường độ tối đa (đối với mỗi dạng bật nhảy thời gian nghỉ giữa các nhóm lặp lại từ 1 - 2 phút trong mỗi buổi tập hoặc tới khi xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi ở cuối mỗi nhóm lặp lại). Các bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn. Sử dụng các bài tập nhảy lên bắt bóng; chạy lao nhanh về trước và chạy tăng tốc từ các tư thế theo tín hiệu của giáo viên; các bài tập mô phỏng động tác kỹ thuật thi đấu; chắn bóng, đập bóng đơn ở các vị trí số 3 và 4 (2); tuần tự đập bóng ở vị trí số 3 - 4, mỗi vẫn động viên phòng thủ ở vị trí số 6 và 1; đập bóng ở vị trí số 4 (2) có bố trí chắn bóng tập thể; vận động viên phòng thủ hàng sau đứng ở vị trí số 1 (5) và yểm hộ bỏ nhỏ sau hàng chắn.. Thời gian thực hiện mỗi lần lặp lại khoảng 10 - 15 giây, cường độ thực hiện bài tập tối đa, nghỉ giữa các lần lặp lại 30 - 60 giây, thường số lần lặp lại từ 4 - 10 lần. Bài tập : Nhảy dây. - Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của tay và chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỹ thuật. - Chuẩn bị: 12 đến 13 dây nhảy đơn ( Giáo viên mua hoặc học sinh tự tạo). - Cách tập: + Đo dây: 2 tay cầm dây sao cho khi gấp đôi dây để ở vùng “ chấn thuỷ” ( giữa xương ức và bụng) thì dây vừa chạm vào đầu bàn chân. + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, tập đồng loạt, chú ý khi nhảy dây đầu gối không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy liên tục không có bước đệm. - Thời gian: Mỗi tổ 1 phút: Từng hàng ngang luân phiên nhau để tập luyện. Đội hình tập luyện: x x x x x x x x x GV Hàng tập luyện àx x x x x x x x Các bài tập phát triển sức bền chuyên môn. Phát triển sức bền tốc độ: Chạy con thoi chạm tay vào vạch tấn công và vạch biên ngang; các hoạt động phòng thủ từng cặp (một phòng thủ, một đập bóng); đập bóng theo phương lấy đà ở vị trí số 4 (3,2). Các bài tập để rèn luyện sức bền tốc độ nên thực hiện ở giữa và cuối buổi tập. Phát triển sức bật: Bật nhảy lên bục cao 40 - 60cm liên tục thời gian một phút. Các bài tập phát triển kỹ năng thả lỏng. Thực hiện động tác vẫy bàn tay khi tay ở các vị trí khác nhau (tay xuống dưới, sang ngang, lên cao); từ tư thế tay ở trên cao (ra trước, sang ngang) thực hiện “buông thõng” tay xuống dưới; thực hiện vung vẩy thoải mái một chân; thực hiện vung vẩy thoải mái với thả lỏng tay kết hợp xoay thân trên sang phải, sang trái, thả lỏng chân và lưng... Sau mỗi buổi tập cần phải kết thúc bằng một loạt các bài tập thả lỏng, bài tập thả lỏng được tiến hành phù hợp. Nhóm các bài tập huấn luyện di chuyển, kỹ thuật, chiến thuật. * Nhóm các bài tập phán đoán di chuyển: - Bài tập 1: Tư thế chuẩn bị + Cách thực hiện: Chia lớp ra thành hai hàng, thực hiện các tư thế chuẩn bị cao và tư thế chuẩn bị thấp. Tư thế đứng chuẩn bi thấp Hai chân đứng mở rộng hơn vai, hai gối khuỵu thấp, đùi và cẳng chân tạo góc nhỏ hơn 90o (tư thế ngồi xổm). Trọng lượng cơ thể dồn phần lớn lên chân sau (chân trụ), bụng hóp lại. Tư thế đứng chuẩn bị cao: Hai chân mở rộng bằng vai. Chân trước chân sau cách nhau khoảng nữa bước (chân nào trước là tuỳ thuộc vào vị trí đứng trên sân). Đùi và cẳng chân tạo thành góc khoảng 90o- 120o. +Yêu cầu: người tập phải đứng đúng tư thế tập trung quan sát bóng và sẵn sàng di chuyển hoặc thực hiện kỹ thuật. - Bài tập 2: Thực hiện nhiều bước di động: + Cách thực hiện chia đội thành 4 nhóm đứng 2 bên sân. Thực hiện các bước di động dó là bước thường bước lướt, bước nhảy và bước chéo, bước xoạc. Bước thường quá trình thực hiện thân người gần giống như tư thế đánh bóng, mắt theo dõi bóng, tay co tự nhiên ở thắt lưng. Kết thúc giai đoạn di chuyển cũng là lúc tư thế đánh bóng được thực hiện. Bước lướt là phương pháp di chuyển một hay nhiều bước liền nhau. Di chuyển bằng bước lướt thì chân ở phía di chuyển về hướng cần thiết phải di động ra trước, chân kia bước tiếp theo, duy trì tư thế cơ bản. Có thể thực hiện nhiều bước liên tục chân nọ kế tiếp chân kia cho đến khi dừng lại trở về tư thế đánh bóng. Quá trình thực hiện động tác không thay đổi độ cao trọng tâm. Người ở tư thế tự nhiên, hai chân khuỵu, hai tay co tự nhiên, mắt theo dõi bóng, không căng cơ.Bước nhảy là phương pháp di chuyển có giai đoạn hai chân rời mặt đất, tuy là bước nhảy, nhưng trọng tâm cơ thể chỉ nâng lên ở mức độ cần thiết đủ để tạo cho bước nhảy được dài thêm. Khi thực hiện bước nhảy, chân bước trước co và nâng cao đùi, chân bước sau đạp đất bật nhanh, khớp gối đẩy cơ thể chuyển động theo hướng di chuyển hơi chếch lên cao. Lúc này chân bước trước duỗi vươn dài về hướng cần tới, hai chân rời mặt đất. Đánh bóng xong, chân sau co tự nhiên, chân trước chạm đất bằng mũi bàn chân, chân trước chạm đất chủ yếu bằng gót chân. Khi hai chân chạm đất cũng là lúc tư thế đánh bóng được thực hiện.Bước chéo là phương pháp di chuyển hai chân bước chéo nhau. Muốn di chuyển sang trái thì chân phải bước qua chân trái rồi chân trái bước tiếp, trọng tâm cơ thể chuyển nhanh sang chân vừa bước. Bước xoạc dài hơn bước thường. Khi thực hiện, chân trước bước theo hướng cần di chuyển, khi chân chạm đất thì khuỵu gối nhiều, chân còn lại duỗi tự nhiên hoặc hơi gập một chút ở khớp gối, người ở tư thế sẵn sàng đánh bóng. + Yêu cầu : Học sinh đội tuyển phải thực hiện thành thạo các bước di chuyển và phối hợp các bước di chuyển với việc thực hiện các kĩ thuật - Bài tập 3: Di động nhiều bước xoạc, lăn ngã. + Cách thực hiện: Chia đội thành 2 nhóm 0 mỗi bên sân 1 nhóm phục vu tung bóng và 1 nhóm xếp hàng ở số 1,6,5 di chuyển các bước xoạc lăn ngã cứu bóng tung từ vị trí số 3. + Yêu cầu : Học sinh luyện tập nghiêm túc tập trung tránh chấn thương khi lăn ngã cứu bóng. - Bài tập 4: Phối hợp tư thế chuẩn bi di chuyển và thực hiện các kỹ thuật. + Cách thực hiện: Bài tập nay được sử dụng trong việc huấn luyện các kỹ thuật và phối hợp chiến thuật trong thi đấu. Học sinh quan sat bóng di chuyển và thực hiện các kỹ thuật đầu tiên là các kỹ thuật phòng thủ - tấn công- di chuyển chiến thuật. + Yêu cầu: Học sinh nắm vững các kỹ thuật di chuyển để phối hợp với việc thực hiện các kỹ thuật tấn công và phòng thủ để đạt hiệu quả thi đấu cao nhât. * Nhóm các bài tập huấn luyện kỹ thuật: Nhóm các bài tập không bóng; Nhóm các bài tập có bóng; Nhóm các bài tập sửa sai kỹ thuật; Nhóm các bài tập bổ trợ kỹ thuật. Ví dụ: Các bài tập huấn luyện kỹ thuật đập bóng bằng bật nhảy 1 chân lao bay từ vị trí số 3 sang số 2. Nhóm 1 - Các bài tập không bóng: Xác định hướng chạy đà bước đà, vị trí, cách dậm nhảy. Mô phỏng động tác chạy đà bật nhảy lăng một chân trên không. Một chân bật nhảy một chân lăng Nhóm 2 - Các bài tập với bóng: Chạy đà bật nhảy một chân ném bóng qua lưới (chú ý vị trí dậm nhảy ). Chạy đà bật một chân đập bóng treo ở cự ly xa dần vị trí dậm nhảy. Chạy đà bật một chân đập bóng do giáo viên tung. Tập toàn bộ kỹ thuật phối hợp với chuyền 2. Tập đập bóng vào vị trí quy định trên sân. Nhóm 4 - Các bài tập bổ trợ và phát triển thể lực chuyên môn: Đập bóng một chân liên tục 5 lần trong 20 giây. Các bài tập với tạ . Bật nhảy hố cát nâng cao đùi. * Về nhóm các bài tập huấn luyện chiến thuật: Nhóm các bài tập huấn luyện chiến thuật; Nhóm các bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn. Các bài tập huấn luyện chiến thuật phát bóng bao gồm các dạng bài tập sau đây:Nhóm các bài tập phát bóng chiến thuật: Phát bóng thay đổi tính năng và tốc độ; Phát bóng chuẩn vào các khu vực trên sân đối phương; Lợi dụng hoàn cảnh thiên nhiên để phát bóng; Phát bóng dựa vào sở trường của đồng đội. Phát bóng bay chuẩn vào vị trí đan chuyền. Phát bóng bay vào vị trí VĐV chủ công. Nhảy phát bóng mạnh vào các vị trí số 1, 5, 6. Nhảy phát bóng bay vào các vị trí số 1, 5, 6. Phát bóng chuẩn vào ô quy định có đường kính 1m. Phát bóng chuẩn 15 quả vào ô quy định Phát liên tục 3 quả sân bên này, 3 quả sân bên kia (thực hiện đủ 30 quả). Nhóm các bài tập thể lực chuyên môn: Các bài tập sức mạnh chân; Các bài tập sức mạnh tay; Các bài tập bật nhảy; Các bài tập sức bền. Phương pháp tập luyện cho nhóm thực nghiệm: Trong quá trình giảng tôi áp dụng những bài tập bổ trợ kỹ thuật sau phần khởi động chung và chuyên môn, nhằm tạo khả năng định hình kỹ thuật và những bước di chuyển hợp lý của người học. Nhằm khắc phục những sai lệch cơ bản về tư thế chuẩn bị các bước di động. Cảm giác đường bóng trong không gian, phối hợp các kĩ thuật với nhau. Trong huấn luyện học sinh đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Chuyên Lào Cai. Các bài tập kỹ thuật thực hiện trong một số giáo án để giúp học sinh đội tuyển hoàn thiện, thời gian còn lại chúng tôi cho áp dụng thi đấu để nâng cao hiệu quả kỹ thuật và tạo hưng phấn trong tiết tập luyện. Đồng thời tìm ra những kinh nghiệm xử lý tình huống trong đấu tâp. Khi lên lớp chúng tôi đặc biệt chú trọng việc sửa đổi động tác sai cho học sinh, đề ra yêu cầu cao trong việc hình thành những động tác nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong suốt quá trình ứng dụng bài tập cho nhóm thực nghiệm. Tiến trình giảng dạy cho nhóm thực nghiệm. Tuần: 1-2-3-4-5-6-7-8 thực hiện bài tập 1-2-3-4+các BT thể lực,chiến thuật . 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Kết quả thực hiện kỹ thuật- Đánh giá bài tập chiến thuật phòng thủ cho nhóm thực nghiệm. Để đánh giá một cách chính xác và khách quan cho kết quả kiểm tra cuối cùng. Chúng tôi kiểm tra giai đoạn đầu. Qua số liệu thu được xử lý, đánh giá trình độ khả năng của từng nhóm học sinh . Sau đó chia thành 2 nhóm với trình độ tương đương nhau. Nhóm A: là nhóm thực nghiệm gồm 12 Học sinh (11 Toán, Lý, Hóa) áp dụng bài tập được lựa chọn tiến hành giảng dạy, huấn luyện. Nhóm B: Là nhóm đối chiếu gồm 12 Học sinh ( 11 Văn, anh, A1) học tập theo chương trình quy định thuần túy, chơi bóng tự do. + Hình thức kiểm tra: Để có hiệu quả trong các bài tập đã lựa chọn trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn 12 học sinh của đội tuyển bóng chuyền nữ khối 11 và 12 Học sinh tập bóng tự do ở các lớp chia làm 2 nhóm có trình độ về chuyên môn tương đương nhau: Mỗi Học sinh thực hiện kỹ thuật động tác di chuyển bắt bóng phát số 6 vào ô số 3 là 10 quả. Tính số quả vào ô quy định mỗi quả được tính 2 điểm. Mỗi học sinh thực hiện kỹ thuật động tác cứu bóng bỏ nhỏ từ ô số 6 vào ô số 3 là 10 quả. Tính số quả vào ô quy định mỗi quả vào ô được tính 2 điểm. Kết quả kiểm tra ban đầu c
Tài liệu đính kèm: