Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập.
Xuất phát từ thực tiễn của học sinh, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy việc học sinh cảm nhận được tác phẩm văn chương một cách trọn vẹn khá khó khăn. Nguyên nhân học sinh nhận thức còn chậm, khả năng cảm thụ văn chương yếu,do đặc trưng vùng miền phần lớn đều là học sinh dân tộc thiểu số .nên phần nào cũng gây hạn chế trong việc học văn, đặc biệt xu thế xã hội hiện nay ảnh hưởng không nhỏ đến việc học các môn xã hội nói chung và môn Văn nói riêng. Đây là một băn khoăn của không ít giáo viên dạy Văn như tôi. Nhằm nâng cáo chất lượng bộ môn Văn nói chung trong nhà trường và môn Văn ở lớp 12A2 nói riêng, tôi xin trao đổi kinh nghiệm của bản thân về một cách nhỏ góp phần rèn luyện sự sáng tạo của học sinh trong giờ đọc văn trong trường THPT.
CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một cách rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh trong một giờ đọc hiểu tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng học tập trong môn Ngữ văn của học sinh lớp 12A2 trường THPT số 2 Văn Bàn Mã số: ..(tác giả không ghi vào phần này). I. Tình trạng giải pháp đã biết: - Mô tả ngắn gọn giải pháp đã biết: Môn văn là một trong những môn học đặc thù và khó trong chương trình học của học sinh. Cho nên theo phương pháp dạy học truyền thống thì thầy đọc, giảng, bình học sinh ngồi nghe và ghi chép cẩn thận chi tiết sau đó về nhà học thuộc hôm sau kiểm tra trả lời đúng như thầy đã cho ghi là đạt điểm từ TB trở lên. Ngày nay xu thế chung của xã hội thì học sinh không thích học văn, vậy người giáo viên phải thay đổi suy nghĩ, tư duy về học văn và dạy văn, do vậy tối tiến hành nghiên cứu đề tài này. - Ưu điểm của giải pháp đã, đang thực hiện tại nhà trường: Học sinh ghi chép đầy đủ nội dung bài học, giáo viên khá chịu khó trong việc sưu tầm tài liệu, soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp. - Khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại nhà trường: học sinh thụ động nhận kiến thức từ thầy mà ít có khả năng bộc lộ hết khả năng tư duy của bản than. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Do đặc trưng môn học, môn văn là môn khá trừu tượng, đòi hỏi người học phải hiểu tác phẩm, những vấn đề xung quanh tác phẩm nhưng hiểu thôi thì chưa đủ mà còn phải cảm, khi còn phải đồng sáng tạo với nhà văn. Song ngày nay do nhu cầu của xã hội nên nhiều em học sinh không “mặn mà” với các môn xã hội đặc biệt là môn Ngữ văn, vì vậy vai trò của người giáo viên dạy Văn là phải giúp học sinh nhận thức rõ được tầm quan trọng của bộ môn, đồng thời tìm ra được các cách làm hay để thu hút học sinh và môn học của mình. Với đề tài này, tôi mong muốn đưa ra được một cách làm nhỏ để góp phần rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh trong giờ Đọc văn nhằm nâng cao chất lương bộ môn nói chung và chất lượng của lớp 12A2 nói riêng. - Những điểm khác biệt: Sáng kiến kinh nghiệm này chú trọng vào việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập, rèn khả năng sáng tạo, sự tưởng tượng của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. - Tính mới của giải pháp: + Giải pháp này có thể áp dụng linh hoạt ở nhiều lớp, nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường đồng thời giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các giải pháp nêu trong sáng kiến để vận dụng trong một giờ Đọc văn. + Học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực của mình trong quá trình học tập nói chung và môn Văn nói riêng từ việc chuẩn bị bài, học baif trên lớp và ở nhà của học sinh. - Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: A. Phần mở đầu: a. Lý do chọn đề tài. Trong năm học 2013 – 2014 theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá, rõ rệt nhất là trong kì thi TNTHPT sắp tới đối với bộ môn Văn, việc dạy cho học sinh cảm thụ, yêu thích tác phẩm văn học là việc làm cấp bách và cần thiết. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập. Xuất phát từ thực tiễn của học sinh, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy việc học sinh cảm nhận được tác phẩm văn chương một cách trọn vẹn khá khó khăn. Nguyên nhân học sinh nhận thức còn chậm, khả năng cảm thụ văn chương yếu,do đặc trưng vùng miền phần lớn đều là học sinh dân tộc thiểu số ....nên phần nào cũng gây hạn chế trong việc học văn, đặc biệt xu thế xã hội hiện nay ảnh hưởng không nhỏ đến việc học các môn xã hội nói chung và môn Văn nói riêng. Đây là một băn khoăn của không ít giáo viên dạy Văn như tôi. Nhằm nâng cáo chất lượng bộ môn Văn nói chung trong nhà trường và môn Văn ở lớp 12A2 nói riêng, tôi xin trao đổi kinh nghiệm của bản thân về một cách nhỏ góp phần rèn luyện sự sáng tạo của học sinh trong giờ đọc văn trong trường THPT. b. Mục đích nghiên cứu. Với đề tài này, tôi mong muốn đưa ra được một cách làm nhỏ để góp phần rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh trong giờ đọc văn nhằm nâng cao chất lương bộ môn. c. Nhiệm vụ nghiên cứu. Rèn cho học sinh một mẹo nhỏ trong sự sáng tạo của học sinh trong giờ Đọc văn. d. Đối tượng nghiên cứu. Lớp 12A2 trường THPT số 2 Văn Bàn. e. Phạm vi nghiên cứu. Để rèn luyện cho học sinh khả năng tưởng tượng, sáng tạo trong giờ đọc văn không phải ngày một, ngày hai là có thể làm được ngay, mà phải có một quá trình rèn luyện, nghiên cứu và còn nhiều yếu tố khác tác động đến nó nữa. Với kiến thức và hiểu biết còn hạn chế của cá nhân nên tôi không có tham vọng sẽ giúp cho tất cả các học sinh trong các lớp mình phụ trách là có sự sáng tạo ngay trong các giờ đọc văn mà chỉ đưa ra “Một cách rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh trong một giờ đọc hiểu tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng học tập trong môn Ngữ văn của học sinh lớp 12A2 trường THPT số 2 Văn Bàn”. g. Phương pháp nghiên cứu. - Đúc rút kinh nghiệm từ bản thân trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn ở trường THPT. - Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. - Tham khảo một số tài liệu nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học văn. B. Phần nội dung. I. Những quan điểm chung: a. Một số vấn đề lý luận: Tầm quan trọng của tác phẩm văn học và việc sáng tạo của học sinh trong phân môn Đọc văn trong chương trình Ngữ văn THPT. b. Cơ sở thực tiễn: - Còn hiện tượng học sinh học theo lối cũ: học thuộc, sao chép, hoặc ghi lại ý thầy cô giáo cho ghi....mà ít có sự sáng tạo trong giờ đọc văn. - Trên thị trường nhiều loại sách bình văn, giảng văn..học sinh mua về để chép mà không cần phải suy nghĩ, hoặc nếu không thì học sinh rơi vào tình trạng nghèo ngôn từ, diễn đạt kém nên hiệu quả không cao. II. Biện pháp, giải pháp thay thế. 1. Phát huy sự sáng tạo cho học sinh trong giờ giảng văn. + Trong giờ giảng văn, trước khi giảng giáo viên có thể dùng lời kể hoặc lời dẫn kết hợp với một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo tâm thế thoải mái, giúp học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phẩm, vào bài dạy một cách hứng thú. + Phải khơi gợi ở học sinh sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú từ những gì đã có trong văn bản ngôn từ của tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi có khả năng tạo được tâm lí thoải mái trong tư duy của các em khi tiếp cận tác phẩm ở các dạng câu hỏi từ khái quát đến cụ thể, từ khẳng định đến gợi mở, định hướng. + Vai trò của giọng đọc trong giờ đọc văn trong đó có giọng đọc của giáo viên, giáo viên có thể đã và đang truyền thụ được cái hồn của tác phẩm cho học sinh. Qua giọng đọc của thầy, học sinh đã có thể thấy mở ra trong tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy những gì cần lĩnh hội. Đặc biệt thầy cũng phải rèn cho học sinh khả năng đọc đúng và diễn cảm tác phẩm văn chương. + Rèn cho học sinh thói quen chuẩn bị bài ở nhà: thói quen đọc tác phẩm, thói quen ghi nhớ những câu đoạn mà mình tâm đắc, thói quen liên tưởng, tưởng tượng, thói quen cảm nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại. + Rèn cho học sinh cách học bài. Không nên học thuộc lòng, máy móc những điều thầy cho ghi hoặc ở một quyển sách nào đó mà phải học - hiểu nội dung tác phẩm văn chương. + Kết hợp rèn kĩ năng sống, kết hợp tích hợp kiến thức liên môn cho học sinh. 2. Soạn giảng minh hoạ một bài cụ thể: Sóng. Kiểm tra, đánh giá để xác định tính khả thi của sáng kiến, hoàn thiện sáng kiến. So sánh kết quả với lớp đối chứng, nhận xét, rút kinh nghiệm của các giáo viên dự giờ. III. Khả năng áp dụng của giải pháp: Trong khi giảng dạy có thể áp dụng linh hoạt ở tất cả các lớp, các đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường. Đồng thời giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượng hiệu quả bộ môn Văn của nahf trường nói chung và chất lượng bộ môn Văn của lớp 12A2 trường THPT số 2 Văn Bàn nói riêng. IV. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. - ChÊt lîng d¹y vµ häc bé m«n Ng÷ v¨n sÏ ®îc n©ng cao. Cụ thể trong các bài kiểm tra (ở phần Đọc hiểu, Làm văn nghị luận văn học) số học sinh đạt điểm TB, Khá tăng , số học sinh bị điểm yếu kém giảm đi đáng kể. - Học sinh hiểu và nắm được bản chất của tác phẩm văn học chứ không phải là nắm tác phẩm một cách hời hợt, hiểu thiên lệch về nội dung mà không chú ý đến nghệ thuật. - Häc sinh thùc sù trë thµnh chñ thÓ cña mçi tiÕt häc theo tinh th©n chung cña ®æi míi d¹y häc trong nhµ trêng và của ngành. Văn Bàn,ngày 25 tháng 5 năm 2014 Người báo cáo Nguyễn Thị Lựu
Tài liệu đính kèm: