Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học tập đọc Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học tập đọc Lớp 3

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. Cơ sở lý luận

Mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho

học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực

hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được

đổi mới theo hướng “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo

của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,

lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Với mục tiêu giáo dục hiện nay, học

sinh phải là người tự trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản để chủ động lĩnh

hội tri thức và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.

Phân môn Tiếng Việt cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản về hệ

thống tiếng Việt và tri thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Song song với nó,

các em còn tiếp thu được những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người. Ở

cấp Tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc

giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng cho giao tiếp, học tập, tạo ra hứng thú

và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự học và tinh

thần học tập trong suốt cuộc đời. Tập đọc là phân môn thực hành mang tính tổng

hợp, hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc, học sinh được làm

quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các thông điệp

mà nội dung bài học cần thông báo. Môn Tập đọc giúp cho các em phát triển kĩ

năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em những rung cảm thẩm mĩ, cảm

nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những

tình cảm trong sáng tốt đẹp hơn.

Để dạy Tập đọc hiệu quả, người giáo viên cần nắm chắc phương pháp tổ chức

quá trình dạy học và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để phục vụ tiết

dạy. Đặc biệt, để tiết dạy Tập đọc thực sự thành công thì người giáo viên phải tạo

được tâm thế, hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh thấy hứng khởi và thực sự

thích học. Đây là điều tưởng chừng như rất nhỏ song nếu người giáo viên làm

được thì thành công của tiết dạy sẽ không nhỏ chút nào. Người giáo viên không

những phải có tay nghề vững vàng mà còn cần phải có niềm tin và cách nhìn lạc

quan đối với học trò của mình, luôn tạo được không khí phấn khởi và tươi vui

trong tiết học. Khi đó người học sinh sẽ cảm thấy thích học mà không thấy buồn

tẻ, nhàm chán và dễ dàng trở thành những con người tự tin và thành đạt.

pdf 19 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 2014Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học tập đọc Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sách giáo khoa thường chỉ có những hình ảnh đơn giản để minh họa. Để có 
tiết học tập đọc có hiệu quả hơn, người giáo viên bắt buộc phải nghiên cứu, tìm 
tòi và sáng tạo. Việc sử dụng những bài hát được phổ nhạc từ những bài tập đọc 
trong chương trình hoặc có nội dung liên quan đến bài học sẽ làm cho tiết dạy 
sôi nổi hơn. Ngoài ra sử dụng hình ảnh hoặc các video, clip trong tiết dạy Tập 
đọc sẽ làm cho học sinh hứng thú học tập tích cực và hiệu quả hơn. 
 Dạy tốt phân môn Tập đọc là tạo cho học sinh một nền tảng vững chắc để 
học tốt môn học Tiếng Việt và tất cả các môn học khác. Có đọc đúng, đọc trôi 
chảy mới cảm thụ được nội dung bài văn và từ đó mới có hứng thú tìm hiểu tất 
cả các văn bản khác để mở mang kiến thức. Các hoạt động dạy và học phân môn 
Tập đọc không chỉ giúp cho trẻ đọc tốt, hiểu nhanh mà còn góp phần rèn các 
thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. 
Do vậy việc học tốt phân môn Tập đọc ở Tiểu học có khả năng tích hợp kĩ năng 
sống rất cao. 
 II. THỰC TRẠNG 
 Năm học 2019 – 2020 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A5 với tổng số 
49 học sinh. Sau khi nhận lớp, qua quá trình giảng dạy học sinh, tôi thấy lớp tôi 
có những thuận lợi và khó khăn như sau : 
 1.Thuận lợi : 
 - Đa số học sinh ngoan có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập. Trong lớp 
có nhiều em yêu thích học môn Tiếng Việt; đọc to rõ ràng; học thuộc bài nhanh 
và rất tích cực phát biểu xây dựng bài. Cha mẹ học sinh luôn quan tâm sát sao và 
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con trong quá trình học tập. 
 - Cơ sở vật chất: Trường lớp sạch sẽ, thoáng mát, khang trang. Lớp học đủ 
ánh sáng và được trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cũng như đồ dùng bán trú. 
Đây là yếu tố luôn mang lại sự thoải mái giúp cho học sinh học tập tốt hơn. 
 - Các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường rất năng động và sáng tạo, 
luôn quan tâm chỉ đạo sát sao trong lĩnh vực chuyên môn. Ban giám hiệu luôn 
đồng hành nhắc nhở và giúp đỡ kịp thời tới từng giáo viên trong quá trình giảng 
dạy, tạo điều kiện tốt giúp học sinh đạt được kết quả cao trong học tập. 
 2. Khó khăn. 
 Trong một thời gian ngắn giảng dạy, tôi nhận thấy thực trạng nhận thức của 
học sinh lớp tôi có một số điều bất cập. Bên cạnh những em có ý thức học tốt, 
đọc to rõ ràng và tích cực giơ tay phát biểu, trong lớp tôi vẫn còn tồn tại một số 
học sinh đọc nhỏ, lười đọc, thiếu tập trung trong giờ học. Đây là một khó khăn 
rất lớn trong quá trình truyền thụ kiến thức. Mặt khác, trong lớp còn nhiều em 
chưa có hứng thú khi học môn Tập đọc. Trong giờ Tập đọc, các em không tập 
Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 
 4/15 
trung, thường ngại suy nghĩ, ngại giơ tay phát biểu. Nếu cô giáo có gọi thì chỉ 
đọc bài một cách máy móc mà chưa có hứng thú đọc cũng như ý thức tự tìm 
hiểu khám phá. Vì vậy mà giờ học Tập đọc còn trầm không sôi nổi, học sinh còn 
thụ động trong học tập. Các em chưa phát huy được tính sáng tạo tính tích cực 
chủ động. Điều này gây khó khăn cho giáo viên khi truyền đạt kiến thức cũng 
như truyền cảm hứng cho học sinh. Đầu năm học, sau khi dạy xong một bài Tập 
đọc, tôi có tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng.Kết quả khảo sát chưa thực sự 
làm tôi yên tâm (Bảng 1- Kết quả khảo sát ) 
 III . GIẢI PHÁP 
 Đứng trước tầm quan trọng, vị trí nhiệm vụ của phân môn Tập đọc và dạy 
học phân môn này ở lớp 3 cũng như tình hình thực tế giảng dạy của lớp, tôi 
mạnh dạn xin trình bày các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học phân môn 
Tập đọc như sau: 
 1) Biện pháp 1: Thiết kế và sử dụng âm thanh trong dạy học Tập đọc 
 1.1 Mục đích sử dụng: 
 Biện pháp này nhằm giúp cho người giáo viên nắm vững được cách thiết kế 
bài giảng; tác dụng của việc lồng ghép âm nhạc trong dạy học Tập đọc; số lượng 
các ca khúc được phổ nhạc từ những bài Tập đọc cũng như những ca khúc có 
liên quan đến nội dung các bài Tập đọc. Từ đó người giáo viên sẽ xác định được 
cách khai thác bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy học: 
 -Tạo tâm thế hứng thú: GV bật ca khúc cho học sinh nghe ở hoạt động khởi 
động sẽ thu hút sự chú ý của học sinh. Sau đó, giáo viên nêu lời dẫn vào bài 
(phần giới thiệu bài) 
 - Củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức: Giáo viên bật ca khúc cho học sinh 
nghe ở hoạt động tìm hiểu bài hoặc hoạt động củng cố bài. Kết hợp với việc trao 
đổi kiến thức để đưa thêm thông tin sẽ giúp học sinh củng cố và mở rộng kiến 
thức có liên quan đến bài học. 
 - Trau dồi khả năng cảm thụ văn học: 
 + Giáo viên bật ca khúc (đoạn, bài). Học sinh lắng nghe, nêu nội dung, tìm 
hình ảnh, xác định biện pháp nghệ thuật. 
 + Giáo viên cùng học sinh trao đổi về nội dung bài. Sau đó bật ca khúc . Học 
sinh lắng nghe, nêu những điều cảm nhận (hình ảnh đẹp, từ dùng hay, giá trị 
nghệ thuật). 
 - Gợi dẫn học sinh trong các tiết ôn tập tổng hợp: 
 Giáo viên bật ca khúc (đoạn, bài) cho học sinh nghe, sau đó đoán tên bài 
được phổ nhạc từ ca khúc hoặc có lên quan đến chủ đề bài cần ôn tập, đoán tên 
tác giả, tên nhân vật, phân tích ý, nêu nội dung bài. 
 1.2 Cách thức tiến hành 
 Trên thực tế, nếu trong tiết học Tập đọc học sinh vừa được đọc vừa được 
thưởng thức những giai điệu âm nhạc thì sẽ thấy vô cùng hứng thú. Căn cứ vào 
nội dung cũng như yêu cầu cần khai thác của từng bài tập đọc mà tôi có sự lựa 
chọn các bài hát cho hợp lí. Với mỗi bài dạy, sau khi nghiên cứu tiến trình bài 
dạy, tôi thường tìm tòi và lấy các bài hát trên mạng Internet rồi cài đặt vào trong 
giáo án và bật cho học sinh nghe ở những thời điểm phù hợp.Tuy nhiên nội dung 
những bài hát đó phải thật sự phù hợp với nội dung bài học. 
Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 
 5/15 
 VD như: 
TT Tên ca khúc Liên quan đến chủ đề bài dạy 
1 
 Ngày đầu tiên đi học 
Nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Thiện 
Nhớ lại buổi đầu đi học 
(Tiếng Việt 3,tập 1, trang 51) 
2 
 Quê hương 
Nhạc và lời:Giáp Văn Thạch 
 Giọng Quê hương 
(Tiếng Việt 3,tập 1, trang 76) 
3 
 Vàm Cỏ Đông 
Nhạc và lời:Trương Quang Lục 
 Vàm Cỏ Đông 
 (Tiếng Việt 3,tập 1, trang 106) 
4 
Kim Đồng 
Nhạc và lời: Phong Nhã 
 Người liên lạc nhỏ 
(Tiếng Việt 3,tập 1, trang 112) 
5 
Hai Bà Trưng 
Nhạc trẻ - Võ Hạ Trâm 
Hai Bà Trưng 
(Tiếng Việt 3,tập 2, trang 4) 
6 
Xuân chiến khu 
Nhạc và lời: Xuân Hồng 
Ở lại với chiến khu 
(Tiếng Việt 3,tập 2, trang 13) 
7 
Bàn tay cô giáo 
Sáng tác: Uyên Nguyên 
Bàn tay cô giáo 
 (Tiếng Việt 3,tập 2, trang 25) 
8 
Chiếc đèn ông sao 
Nhạc và lời: Phạm Tuyên 
Rước đèn ông sao 
(Tiếng Việt 3,tập 2, trang 71) 
9 
Bài hát trồng cây 
Nhạc và lời: Nguyễn Thị Minh Châu 
Bài hát trồng cây 
 (Tiếng Việt 3,tập 2, trang 109) 
10 
Con Cóc là cậu ông Trời 
Nhạc và lời: Lã Văn Cường 
Cóc kiện Trời 
 (Tiếng Việt 3,tập 2, trang 122) 
 Một bài hát có thể sử dụng để minh họa cho những bài Tập đọc (văn hoặc 
thơ) có chung chủ đề với ca khúc. 
 VD: Ca khúc Quê hương: Có thể sử dụng để minh họa cho các bài.: 
Giọng quê hương (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 76) 
Quê hương (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 79) 
Vẽ quê hương (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 88) 
a) Sử dụng âm nhạc để tạo tâm thế hứng thú – dẫn dắt vào bài. 
 Ở từng bài tập đọc, thay bằng phương pháp thuyết trình tôi sẽ cho học sinh 
nghe các bài hát để tạo sự chú ý gợi hứng thú của các em. 
 VD: Bài “Vẽ quê hương” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 88) 
GV cho học sinh nghe 1 một đoạn trong bài hát “ Quê hương 
 Giới thiệu bài: Chúng ta ai cũng có quê hương. Quê hương là nơi đã sinh ra 
và nuôi dưỡng ta khôn lớn. Giai điệu ngọt ngào mà chúng ta vừa nghe đã thể 
hiện tình yêu quê hương của các nhà văn, nhà thơ đối với quê hương mình. Còn 
đối với chúng ta, quê hương có thể là người thân, làng xóm, là những kỉ niệm 
thân thương thời thơ ấu. Quê hương của một bạn nhỏ được thể hiện như thế nào 
chúng ta cùng đi tìm hiểu qua tiết tập đọc ngày hôm nay nhé ! 
 b) Sử dụng âm nhạc để củng cố, khắc sâu và liên hệ thực tế. 
 Khi thích nghe và hiểu nội dung các bài hát, học sinh sẽ rất dễ liên tưởng đến 
bài học. Vận dụng đặc điểm nhận thức này của các em, tôi thường sử dụng các 
bài hát để giúp học sinh củng cố, nhớ lâu về bài học của mình. 
 VD: Bài “Người liên lạc nhỏ” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 112) 
Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 
 6/15 
 + GV dẫn dắt: Qua bài tập đọc, chúng ta đã thấy được sự nhanh trí, dũng cảm 
khi Kim Đồng làm nhiệm vụ dẫn đường, bảo về cách mạng. Để cảm nhận rõ hơn 
điều đó, chúng ta hãy cùng lắng nghe lời bát hát sâu lắng, thể hiện rõ sự anh dũng, 
quật cường của người thiếu niên trẻ tuổi đã hi sinh thân mình cho Tổ quốc. 
 + Bật cho học sinh nghe bài hát “Kim Đồng”- Nhạc và lời: Phong Nhã 
 + Giờ đây, được sống trong cảnh đất nước thanh bình, tươi đẹp và đổi mới, 
em có suy nghĩ gì và phải làm gì để noi gương anh Kim Đồng ? 
 + Một số học sinh nêu ý kiến liên hệ => GV nhận xét giờ học. 
 c) Sử dụng âm nhạc để trau dồi khả năng cảm thụ văn học 
 Nếu được nghe giáo viên hoặc nghe bạn đọc đúng, đọc hay các bài tập đọc, 
học sinh có thể hiểu nội dung diễn đạt của bài và cảm nhận được phần nào đó 
cái đẹp, cái hay trong tác phẩm. Đặc biệt những bài thơ đã được phổ nhạc thành 
bài hát, việc học sinh được nghe ca khúc có tác động trực tiếp đến cảm nhận của 
các em. Khi các em đã cảm nhận được giai điệu, nội dung bài, cảm xúc của tác 
giả từ bài hát đó có nghĩa là các em đã cảm thụ được những giá trị nội dung 
cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. 
 VD: Bài “ Bài hát trồng cây” (Tiếng Việt 3,tập 2, trang 109) 
 + GV dẫn dắt: Các em ạ! Bài thơ “ Bài hát trồng cây” của nhà thơ Bế Kiến 
Quốc viết trong một cuộc vận động sáng tác lời bài hát cho thiếu nhi. Do đó, 
hình thức của bài thơ rất gần với bài hát. Có rất nhiều nhạc sĩ đã phổ nhạc bài 
thơ này. Các em hãy cùng lắng nghe để cảm nhận rõ hơn về giai điệu, tiết tấu, 
nội dung bài. 
 + Bật cho học sinh nghe ca khúc Bài hát trồng cây 
 + Học sinh lắng nghe, nêu ý kiến cảm nhận của bản thân. 
 ( Bài hát cất lên với nhịp điệu thật lạ; nó giống như nhịp của bài đồng dao; tiết tấu 
độc đáo ( 3/5); từ công việc trồng cây lấm lem đất cát, tương lai chợt mở rộng dần. ) 
 d) Sử dụng trong hoạt động hướng dẫn học thuộc lòng 
 Với những bài thuộc lòng, giáo viên có thể thay đổi hình thức trong các tiết 
Tập đọc để học sinh không cảm thấy nhàm chán.Việc sử dụng bài hát đã được 
phổ nhạc từ văn bản trong sách giáo khoa, học sinh được học thuộc kèm theo âm 
nhạc sẽ làm các em cảm thấy hứng thú hơn, nhanh thuộc hơn. 
 VD: Bài“ Bài hát trồng cây” (Tiếng Việt 3,tập 2, trang 109) 
 + GV bật ca khúc “Bài hát trồng cây”, yêu cầu học sinh nhẩm hát theo 
( Vì đây là tác phẩm được phổ nhạc vẫn giữ nguyên nội dung văn bản). 
 + Sau một khoảng thời gian, học sinh rất nhanh thuộc và có thể tự tin trình 
bày trước lớp. 
 2. Biện pháp 2: Thiết kế và sử dụng hình ảnh, video, clip trong dạy học 
Tập đọc lớp 3 (Có sử dụng cả âm thanh và hình ảnh) 
 2.1. Mục đích sử dụng 
 Biện pháp này giúp giáo viên nắm chắc cách thiết kế, cách khai thác tranh, 
hình ảnh; video trong các hoạt động của bài dạy. Giáo viên có thể tự làm hoặc 
sưu tầm trên Internet, sử dụng thường xuyên, hiệu quả để cung cấp thông tin một 
cách đầy đủ hơn, giảm tính trừu tượng của kiến thức. Sử dụng biện pháp này học 
sinh sẽ rất hào hứng, tập trung chú ý và dễ tiếp thu hơn trong quá trình nhận thức. 
 2.2.Cách thức tiến hành 
Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 
 7/15 
 Bước 1: Tìm kiếm và sử dụng 
 - Sau khi đã thống kê được những bài Tập đọc cần sử dụng hình ảnh; clip, 
giáo viên cần tiến hành sưu tầm trong thư viện nhà trường, tự sưu tầm trên các 
trang Internet hoặc tự chụp; cài đặt theo qui trình vào giáo án điện tử để thực hiện. 
 - Căn cứ vào nội dung và yêu cầu khai thác của từng bài học, phần dặn dò 
của tiết học trước, giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh để chuẩn 
bị cho tiết Tập đọc sau. 
 Bước 2: Cách khai thác 
 Việc sử dụng tranh ảnh; clip cần lựa chọn các thời điểm cũng như thời lượng 
sao cho phù hợp tránh lạm dụng sẽ không có hiệu quả và bị kéo dài thời gian. Tùy 
theo nội dung cần khai thác, cũng như yêu cầu của từng bài Tập đọc mà tôi sử dụng 
tranh minh họa cũng như video, clip ở các hoạt động từng bài khác nhau. 
 a. Giới thiệu bài: 
 Giáo viên sử dụng tranh để giới thiệu các chủ điểm. Sau đó, giáo viên tổ 
chức cùng học sinh dẫn dắt vào bài mới. Giáo viên cũng có thể cho học sinh 
quan sát hình ảnh minh họa, xem clip trả lời câu hỏi khai thác để tìm hiểu vào 
bài mới. Tuy nhiên ở phần giới thiệu bài, khi cho học sinh xem clip, giáo viên 
cần lưu ý đảm bảo thời gian cho hợp lý. 
 VD1: Bài “Cậu bé thông minh” (Tiếng việt 3, tập 1, trang 4), giáo viên có thể 
hướng dẫn học sinh quan sát tranh: 
.Bức tranh vẽ gì ? 
.Tìm hiểu xem nhà vua và cậu bé đang làm gì? 
.Thái độ của nhà vua và mọi người như thế nào? 
 Sau đó, dẫn dắt vào bài. 
Tranh minh họa bài “Cậu bé thông minh” 
 VD2: Bài “ Nhớ Việt Bắc ” (Tiếng việt 3, tập 1, trang 115) 
 GV cho HS xem clip về cảnh đẹp Việt Bắc (khoảng 2’) rồi nêu câu hỏi: 
 Trong clip vừa rồi có nhắc đến tên những địa danh nào của nước ta ? 
GV giới thiệu về Việt Bắc kết hợp chỉ trên bản đồ. Giới thiệu bài Nhớ Việt Bắc. 
Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 
 8/15 
Clip về cảnh đẹp Việt Bắc Bản đồ Việt Bắc 
 b. Tìm hiểu nội dung bài: 
 Khi giảng từ khó, có thể dùng ngay những chi tiết trong tranh, hình ảnh làm 
trực quan thay cho lời giảng giải. 
 + Ví dụ như từ “ắc - sê” (Bài Tiếng đàn, Tiếng việt 3, tập 2 trang 55), học 
sinh ở vùng nông thôn chúng ta khó hình dung được nếu như chúng ta giảng 
bằng lời nói, thay vì đó chúng ta sử dụng hình ảnh sưu tầm để làm trực quan 
thay cho lời giảng giải 
 Đàn vi-ô-lông 
 c. Mở rộng kiến thức: 
 Bên cạnh việc sử dụng tranh ảnh sách giáo khoa, tôi còn sưu tầm được rất 
nhiều tranh liên quan đến bài học nhằm hỗ trợ cho trí tưởng tượng của học sinh, 
bù đắp những thiếu hụt về kinh nghiệm sống của trẻ. Qua các tranh vẽ hay ảnh 
chụp, học sinh có thể hình dung được phần nào những nhân vật, đồ vật, cây cối, 
con vật hoặc cảnh vật mà có thể các em chưa thấy bao giờ như chú bé liên lạc, 
sông Mã, sông Hồng, lưỡi tầm sét, nhà rông, một số địa danh ,... 
 VD1: Khi dạy bài: Cảnh đẹp non sông (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 99), sau khi 
tìm hiểu xong nội dung bài học, giáo viên có thể mở rộng cho học sinh biết đến 
những thắng cảnh đặc trưng của mỗi vùng miền bằng phương tiện ngôn từ giàu 
giá trị tạo hình, biểu cảm cộng với hình ảnh chân thực. Khi nói về cảnh đẹp ở 
Lạng Sơn, kết hợp với lời giới thiệu tôi sẽ cho các em quan sát hình ảnh về thị 
trấn Đồng Đăng, phố Kì Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh. Tôi sẽ cho các em 
quan sát tranh về đền Trấn Vũ, chiều Tây Hồ để các em phát hiện ra đó là cảnh 
đẹp ở Hà Nội. Tương tự như thế các em sẽ được tận mắt nhìn thấy rất nhiều 
Ắc - sê 
Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 
 9/15 
cảnh đẹp của đất nước như đèo Hải Vân, hòn Hồng, vịnh Hàn, v.v... Qua đó, 
giáo dục các em lòng tự hào và tình yêu quê hương, đất nước, khơi dậy ở trẻ 
mong muốn học giỏi để sau này xây dựng Tổ quốc giàu đẹp hơn. 
 Chùa Tam Thanh Đèo Hải Vân 
 Đền Trấn Vũ Chiều Hồ Tây 
 d. Củng cố: 
 Ở phần củng cố, thông thường giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung ý 
nghĩa bài tập đọc. Thay vì lời diễn giảng tổng kết bài của giáo viên, có thể cho 
học sinh quan sát tranh để phát biểu về kết quả của sự việc, về chủ đề bài đọc 
cần ghi nhớ, kênh hình trong bài đọc cũng là chỗ dựa gợi ý thêm cho học sinh 
đặt tên khác cho bài. 
 + Chẳng hạn như ở bài tập đọc “Các em nhỏ và cụ già” (Tiếng việt 3, tập 1 
trang 62), học sinh có thể quan sát tranh và đặt thêm các tên khác cho truyện. 
 Tranh minh họa bài “Các em nhỏ và cụ già” 
Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 
 10/15 
*VD cụ thể cách khai thác hình ảnh trong các hoạt động của một bài tập đọc. 
 Ví dụ: Bài “Cửa Tùng” – Tiếng Việt 3- tập 1 (trang 109-110) 
 Đây là một bài Tập đọc thuộc chủ điểm Bắc – Trung – Nam, ngợi ca vẻ đẹp 
kì diệu của Cửa Tùng – một bãi biển đẹp thuộc miền Trung nước ta. Tôi đã sử 
dụng hình ảnh thực tế trình chiếu cho học sinh quan sát để giới thiệu về bãi biển 
Cửa Tùng - một trong những bãi biển đẹp nhất nước ta. 
 Để giúp các em hiểu được: Bến Hải là sông chảy qua tỉnh nào? Tôi đã đưa ra 
hình ảnh lược đồ sông Bến Hải chảy qua tỉnh Quảng Trị, yêu cầu các em quan 
sát để đưa ra ý kiến và tự kết luận: Bến Hải là sông chảy qua tỉnh Quảng Trị. 
 Để giúp học sinh hiểu: cầu Hiền Lương là cầu bắc qua sông Bến Hải. Tôi đã 
cung cấp hình ảnh cầu Hiền Lương, trình chiếu để các em có cái nhìn trực quan, 
sinh động hơn về cầu Hiền Lương xưa và nay. 
Cửa Tùng 
TỈNH QUẢNG TRỊ 
Sông Bến Hải 
Cầu Hiền Lương 
Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 
 11/15 
 Cầu Hiền Lương xưa 
 Cầu Hiền Lương nay 
 Khi giúp học sinh hiểu nghĩa từ “đồi mồi” - chính là một loại rùa biển, mai có 
vân đẹp – tôi cho cả lớp quan sát để cùng đưa ra ý chung nhất từ một hình ảnh 
cụ thể, sinh động và rất đẹp về loài vật này. 
 Còn khi giải nghĩa từ “bạch kim” là kim loại quý, màu trắng sáng; nghĩa 
trong bài: màu trắng sáng. Tôi đã sử dụng hình ảnh những sản phẩm làm từ 
bạch kim cho các em quan sát từ đó có những nhận xét cụ thể hơn về kim loại 
hiếm này. 
Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 
 12/15 
 Để giúp học sinh hiểu rõ hơn: Vì sao bãi biển Cửa Tùng được gọi là “Bà 
chúa của các bãi tắm”, tôi cho học sinh quan sát cảnh đẹp của bãi biển Cửa 
Tùng ở các góc nhìn. Từ đó, học sinh có cảm nhận sâu sắc hơn về “Cửa Tùng là 
bà chúa của các bãi tắm”. Qua đó học sinh hình thành được tình yêu thiên nhiên, 
yêu cảnh đẹp non sông, gấm vóc Việt Nam. 
Bãi biển Cửa Tùng ở các góc nhìn và thời điểm khác nhau 
 Muốn hiểu được: Màu sắc nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt ? 
( có ba màu nước biển trong một ngày). Học sinh lớp tôi được quan sát hình ảnh 
ba màu nước biển phù hợp với không gian, thời gian của buổi sáng, buổi trưa, 
buổi chiều. Từ đó, các em có thể hiểu được vì sao bình minh - nước biển nhuộm 
màu hồng nhạt; buổi trưa - nước biển xanh lơ và buổi chiều - nước biển đổi sang 
màu xanh lục hình dung và nắm bắt một cách chính xác sắc màu đặc biệt và sự 
kì diệu của biển Cửa Tùng. 
 Bình minh 
 Buổi trưa 
 Chiều tà 
Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 
 13/15 
 Dạy học Tập đọc lớp 3 đòi hỏi giáo viên phải có ngôn ngữ truyền cảm, cử 
chỉ nhẹ nhàng để học sinh có cảm giác thân thiện, gần gũi. Đồng thời những câu 
hỏi đưa ra cũng cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; những lời chuyển ý phải tạo sự 
gắn kết, thân thiện. Phần mở rộng kiến thức hay liên hệ thực tế cũng cần gần 
gũi, tạo hứng thú cho học sinh, không quá xa lạ nhưng lại không thể mất đi sự 
mới mẻ, cuốn hút. 
 Phần liên hệ thực tế: Tôi đưa ra câu hỏi: Nước ta có bãi biển nào đẹp ? 
 Thay vì gọi học sinh trả lời chay, tôi đã sử dụng máy đa vật thể chiếu tất cả 
tranh ảnh các bãi biển mà học sinh sưu tầm được kết hợp với trình chiếu hình 
ảnh thực tế của cô cho học sinh quan sát để giúp các em thấy được sự giàu đẹp 
của đất nước ta. 
 Bãi biển Sầm Sơn Bãi biển Nha Trang 
 Bãi biển Cửa Lò Bãi biển Vũng Tàu 
 Như vậy, với cách khai thác hình ảnh trong dạy bài “Cửa Tùng”, tôi thấy học 
sinh rất hứng thú và tích cực học tập. Cứ mỗi lần cô giáo đưa ra hình ảnh, nhiều 
học sinh ồ lên ngạc nhiên vì thực tế nhiều em chưa được đặt chân đến địa danh 
này. Được quan sát tranh, được sử dụng tranh do mình sưu tầm, các em đã hiểu 
nghĩa từ rõ ràng hơn, liên hệ thực tế tốt hơn từ đó tìm hiểu và nhớ nội dung bài 
rất tốt. Các em tập trung theo dõi và hào hứng đọc bài tốt hơn nhiều so với các 
tiết dạy “chay”. Điều đặc biệt là các em đều cảm thấy tự tin khi phát biểu, có 
Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 
 14/15 
nhiều hứng thú hơn và thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_am_thanh_va_hinh_anh_trong_d.pdf