Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện

Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện

Thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác thƣ viện, công tác tuyên

truyền, nâng cao nhận thức

Thư viện có nhiệm vụ phục vụ tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh trong

nhà trường. Ngay từ đầu năm học giáo viên thư viện đã đề xuất với Hiệu trưởng

nhà trường thành lập tổ công tác thư viện do giáo viên thư viện phụ trách và chỉ

đạo hoạt động. Tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo về công tác thư viện phù hợp

với mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ năm học, với tình hình thực tế của nhà trường.

Quy chế công tác thư viện cùng các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện được

tôi phổ biến và truyền đạt trong hội nghị nhà trường và trong các buổi sinh hoạt

của tổ công tác thư viện. Mặt khác, công tác thư viện được phối hợp để tuyên

truyền rộng rãi trong nhà trường thông qua các hệ thống khẩu hiệu, quy định nội

quy, nhằm tác động đến nhận thức của đông đảo học sinh, phụ huynh học sinh

và nhân dân ở địa phương.

Tôi cũng đã tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ việc cho từng thành

viên trong tổ công tác thư viện. Có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho công tác thưLàm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện

Trang 8

viện trong từng tuần, từng tháng. Song song với các nhiệm vụ đó, tôi cũng luôn

luôn, đôn đốc theo dõi, chỉ đạo sát sao các hoạt động của công tác thư viện qua

mỗi việc làm, mỗi thành viên.

Bên cạnh đó tôi cũng đã chỉ đạo các đoàn thể trong nhà trường cộng tác

chặt chẽ với thư viện nhà trường, là lực lượng hỗ trợ đắc lực trong công tác

tuyên truyền hưởng ứng các yêu cầu về công tác thư viện của Ban giám hiệu,

của tổ công tác thư viện đề xuất và đặt ra.

pdf 23 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 6126Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ sung sách cho thư viện là một việc quan trọng và hết sức cần 
thiết bởi vì sách là nguồn tài liệu chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu đọc sách của giáo 
viên và học sinh. Đảm bảo đủ số lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách 
tham khảo theo danh mục do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định và Sở Giáo dục 
và Đào tạo hướng dẫn; Đảm bảo bổ sung hợp lý cả số lượng và chất lượng sách 
báo trong thư viện, ưu tiên đầu tư các loại sách phục vụ đổi mới chương trình và 
sách giáo khoa. Chú ý đặt mua các loại báo, tạp chí phù hợp với yêu cầu của cấp 
học, của giáo viên và học sinh. 
Lập tủ sách pháp luật: Thư viện trường học cần thiết phải lập riêng 
một tủ sách pháp luật để mọi người trong trường có điều kiện tìm hiểu pháp luật, 
để từ đó sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật được tốt hơn. 
1. Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên thư viện: 
Thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Năng động, sáng tạo và 
thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, bảo quản tài sản. Đây cũng là 
 Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện 
Trang 7 
việc hết sức quan trọng của cán bộ, giáo viên thư viện. Cán bộ, giáo viên thư 
viện tự học và tham gia các lớp tập huấn về công tác thư viện để thông qua đó 
nắm chắc nghiệp vụ thư viện thực hiện công tác một cách khoa học và có bài 
bản. Có như vậy thì việc đến thư viện để đọc sách nghiên cứu, học tập của giáo 
viên và học sinh mới được thuận lợi, giúp chất lượng hoạt động thư viiện được 
nâng cao. 
2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện: 
Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì việc ứng dụng 
công nghệ tin học vào công tác thư viện cũng là một việc rất cần thiết từng bước 
tiến hành đưa trang thiết bị hiện đại, trang bị phòng máy, nối mạng Inte net, 
phần mềm tin học phục vụ công tác thư viện và phục vụ nhu cầu nghiên cứu, 
học tập của cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường. 
IV/.CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác thƣ viện, công tác tuyên 
truyền, nâng cao nhận thức 
Thư viện có nhiệm vụ phục vụ tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh trong 
nhà trường. Ngay từ đầu năm học giáo viên thư viện đã đề xuất với Hiệu trưởng 
nhà trường thành lập tổ công tác thư viện do giáo viên thư viện phụ trách và chỉ 
đạo hoạt động. Tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo về công tác thư viện phù hợp 
với mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ năm học, với tình hình thực tế của nhà trường. 
Quy chế công tác thư viện cùng các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện được 
tôi phổ biến và truyền đạt trong hội nghị nhà trường và trong các buổi sinh hoạt 
của tổ công tác thư viện. Mặt khác, công tác thư viện được phối hợp để tuyên 
truyền rộng rãi trong nhà trường thông qua các hệ thống khẩu hiệu, quy định nội 
quy, nhằm tác động đến nhận thức của đông đảo học sinh, phụ huynh học sinh 
và nhân dân ở địa phương. 
Tôi cũng đã tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ việc cho từng thành 
viên trong tổ công tác thư viện. Có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho công tác thư 
 Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện 
Trang 8 
viện trong từng tuần, từng tháng. Song song với các nhiệm vụ đó, tôi cũng luôn 
luôn, đôn đốc theo dõi, chỉ đạo sát sao các hoạt động của công tác thư viện qua 
mỗi việc làm, mỗi thành viên. 
Bên cạnh đó tôi cũng đã chỉ đạo các đoàn thể trong nhà trường cộng tác 
chặt chẽ với thư viện nhà trường, là lực lượng hỗ trợ đắc lực trong công tác 
tuyên truyền hưởng ứng các yêu cầu về công tác thư viện của Ban giám hiệu, 
của tổ công tác thư viện đề xuất và đặt ra. 
Các khối trưởng cũng có trách nhiệm chính để tuyên truyền cho giáo viên 
và học sinh đọc sách và hoạt động thư viện. Ngoài ra còn tham mưu cho giáo 
viên thư viện thực hiện công tác thư viện bám sát với yêu cầu chương trình của 
chuyên môn. 
Qua thời gian đầu khi tổ công tác thư viện được thành lập và đi vào hoạt 
động. Thư viện đã có sự khởi sắc mới, vai trò của thư viện cũng được nâng lên. 
2. Tìm nguồn ngân sách để bổ sung thêm nguồn sách thƣờng xuyên 
cho thƣ viện 
Để bạn đọc đến thư viện thường xuyên, cuốn hút nhiều giáo viên và học sinh 
đến đọc sách, học tâp, nghiên cứu, đòi hỏi nguồn sách trong thư viện cũng 
phải thực sự phong phú và đa dạng. Cách sắp xếp, bài trí phải khoa học. Trong 
năm học 2012- 2013 ngoài nguồn sách hiện có của thư viện với số lượng hạn 
chế đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của thư viện. Chính vì vậy, tôi luôn 
nghĩ làm thế nào để luôn đủ số lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham 
khảo theo danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và Sở Giáo Dục và 
Đào tạo hướng dẫn; Đảm bảo bổ sung hợp lý cả số lượng và chất lượng sách báo 
trong thư viện, ưu tiên hàng đầu các loại sách phục vụ đổi mới chương trình và 
sách giáo khoa để đáp ứng với hoạt động của thư viện trong năm học. 
 Từ những yêu cầu và suy nghĩ đó tôi đã mạnh dạn đề nghị với Hiệu 
trưởng nhà trường đầu tư, tổ chức phát động các phong trào để tăng thêm nguồn 
sách báo, tài liệu cho Thư viện như: 
 Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện 
Trang 9 
 - Trích một phần kinh phí từ các quỹ thư viện, hội phụ huynh để mua và 
trang bị thêm nguồn sách phục vụ cho công tác thư viện. 
 - Tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể trong nhà trường làm tăng số lượng 
sách. Ví dụ như: kết hợp với đội thiếu niên tiền phong và nhất là giáo viên chủ 
nhiệm để xây dựng phong trào “Góp một cuốn sách để được đọc trăm cuốn 
sách.” 
 - Pháp động học sinh góp sách, tiến hành phân loại sách do học sinh góp, 
đưa những sách tốt phục vụ cho học sinh, loại trừ những sách có nội dung xấu. 
 - Đặt mua các loại báo, tạp chí phù hợp với yêu cầu của cấp học, của giáo 
viên và học sinh. 
 Qua các phong trào trên đã tạo nên được một kết quả đáng mừng đối với 
hoạt động của công tác thư viện đó là: Nguồn sách thư viện đã ngày dần được bổ 
sung và tăng lên, bạn đọc đến với thư viện ngày một nhiều hơn, giáo viên thư 
viện qua đó cũng có thêm được nhiều kinh nghiệm phục vụ cho công tác thư 
viện. 
3. Tổ chức hoạt động thƣ viện 
Trong tổ chức hoạt động thư viện tôi luôn theo dõi và cùng với tổ công 
tác thư viện lên kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch hoạt động của thư viện đáp 
ứng với điều kiện thực tế của nhà trường,nhu cầu của giáo viên và học sinh. 
-Thư viện mở cửa thường xuyên vào các ngày trong tuần. Giáo viên thư 
viện lên kế hoạch cụ thể từng tuần, lên lịch đọc sách cụ thể cho các lớp để giữ 
cho thư viện được yên lặng, tránh tình trạng học sinh dồn lên thư viện áo ào vào 
các giờ ra chơi. 
 Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện 
Trang 10 
 Giới thiệu các loại sách đến giáo viên và học sinh bằng nhiều hình thức: 
 Đối với giáo viên: Giới thiệu trong các buổi họp hội đồng, sinh hoạt 
chuyên môn các loại sách mới nhất, cần thiết đưa đến tận tay người đọc, giới 
thiệu cho nhiều người cùng đọc. 
 Giới thiệu trên bảng thông báo của thư viện, phòng giáo viên để giáo viên 
biết và tìm mượn. 
 Điểm sách theo nội dung và trang bìa của sách dán ở thư viện, phòng giáo 
viên để giáo viên tham khảo. Hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin 
nên việc giới thiệu sách cũng dễ dàng hơn. 
 Đối với học sinh: Phòng thư viện giới thiệu sách trên bảng tin của thư 
viện, của nhà trường, giới thiệu với giáo viên chủ nhiệm mang về lớp cho học 
sinh đọc. 
 Giới thiệu trong các buổi chào cờ, sinh hoạt tập thể toàn trường. 
Học sinh đọc sách ở phòng đọc 
 Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện 
Trang 11 
* Tổ chức đọc sách cho học sinh các lớp , giáo viên thư viện thường áp dụng 
phương pháp như: 
- Các loại sách Kim Đồng hay, đẹp, quý thư viện cho giáo viên chủ nhiệm 
mượn về lớp, giáo dục học sinh có ý thức bảo quản sách, bao bọc cẩn thận trước 
khi đọc. 
- Bằng hình thức cho mượn về lớp đọc tập thể trong giờ sinh hoạt hoặc 
phát về tổ cho học sinh đọc, công tác bạn đọc cũng được nhân rộng ra rất nhiều 
bởi vì thì giờ lên thư viện, phòng đọc của các em rất hạn chế. Nếu lớp có 35 em, 
giáo viên thư viện cho giáo vên chủ nhiệm mượn về 35 cuốn, em nào cũng được 
đọc và trao đổi cho nhau đọc, thì số lượt bạn đọc được tăng lên rất nhiều và 
vòng quay của sách đạt yêu cầu tối đa. 
- Trong các giờ ra chơi hằng ngày giáo viên thư viện thường xuyên tổ 
chức cho học sinh mượn và đọc sách. Tổ chức cho học sinh đọc sách trong các 
giờ ra chơi hàng ngày là những loại truyện tranh mỏng phù hợp với lứa tuổi, phù 
hợp với giờ giấc của các em, nội dung ngắn gọn dễ tiếp thu, màu sắc tranh ảnh 
đẹp mắt phù hợp với tuổi thơ, Giáo viên thư viện qua đó kết hợp hướng dẫn học 
sinh xem tranh ảnh trong sách và hướng dẫn bảo quản sách. 
- Ngoài ra để vận động học sinh đọc được nhiều sách, tập cho học sinh 
tìm kiếm tư liệu qua sách báo, làm quen với kho tàng kiến thức của nhân loại và 
từng bước tham gia tốt các phong trào thi đua của nhà trường. Tổ cộng tác thư 
viện đã thường xuyên phối hợp với các đoàn thể trong trường tổ chức thi kể 
chuyện vào các ngày lễ lớn trong năm như 20/11, 22/12, 8/3, 26/3 cũng từ đó 
phát động các phong trào thi đua đọc sách, kể chuyện theo sách đến đông đảo 
học sinh toàn trường. Qua đó các em cũng đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu sách 
báo ở thư viện ngày một nhiều hơn. 
- Giáo viên thư viện có phương thức quản lý và phục vụ phù hợp để tăng 
cường số lượng bạn đọc. 
 Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện 
Trang 12 
- Đọc to nghe chung: đây là hình thức đơn giản nhất dễ làm, thực hiện ở 
đâu cũng được. Đối tượng nghe chủ yếu là học sinh, nhằm tuyên truyền các tác 
phẩm văn học giúp các em tiếp thu tốt hơn. Nội dung là truyện cổ tích , truyện 
ngắn hay, có thể trích truyện dài để giới thiệu và trước khi đọc người đọc phải 
lựa chọn tài liệu và đọc trước. Công việc này không phải chỉ do giáo viên thư 
viện đọc mà có thể do cộng tác viên tích cực của thư viện thực hiện. 
- Kể chuyện sách: kể chuyện sách là thuật lại những điều đã ghi trong 
sách cho người khác nghe. Muốn làm được điều này thì người kể phải tiếp thu 
nhuần nhuyễn nội dung của sách và trước khi kể phải biết chọn nội dung, chọn 
đề tài cho phù hợp với trình độ, lứa tuổi của học sinh. 
- Điểm sách: Là một cuộc nói chuyện ngắn gọn, giới thiệu một hay nhiều 
quyển sách đã viết sẵn theo một dàn bài định trước. Giới thiệu sách một cách 
ngắn gọn, chủ đề được tập trung, gồm những phần sau đây: Giới thiệu hình thức 
cuốn sách, tên tác giả, tên sách , nhà xuất bản, nội dung chủ yếu của cuốn sách, 
đối tượng của cuốn sách. Bằng phương pháp này có thể giới thiệu được nhiều 
sách và có nội dung tập trung. 
- Tổ chức cho học sinh “Thảo luận sách ”. Đây là một phương pháp mà 
trong năm học vừa qua giáo viên thư viện đã tổ chức cho học sinh. Qua đó đã 
kích thích , cuốn hút được nhiều học sinh tham gia đọc và thảo luận sách, tạo 
thói quen tự nghiên cứu, nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết cho học sinh. 
 Ngoài những hình thức tuyên truyền và tổ chức đọc sách cơ bản nói trên 
thì tùy từng điều kiện, từng thời điểm giáo viên thư viện tổ chức cho học sinh 
theo các hình thức khác như: thi vui đọc sách, thi đố vui, vui cùng sách, vui 
cùng thư viện. Nhằm mục đích giúp học sinh vui chơi đọc sách vào những 
ngày đầu năm học nhằm nâng cao hiệu quả học tập toàn diện của học sinh. 
1. Xây dựng mạng lƣới thƣ viện học sinh 
Mạng lưới thư viện học sinh đóng vai trò rất lớn trong hoạt động của thư 
 Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện 
Trang 13 
viện trường học. Mạng lưới thư viện học sinh là những bạn đọc tích cực, có tinh 
thần trách nhiệm với công tác thư viện. Nhưng không coi các em là những người 
thực hiện các công việc của thư viện một cách bị động mà phải hướng dẫn, giúp 
đỡ các em thực hiện tốt công tác một cách tích cực và chủ động. 
Để có một đội ngũ học sinh- mạng lướ tốt hỗ trợ cho giáo viên thư viện 
trong hoạt động của thư viện, giáo viên thư viện đã lựa chọn các em thích đọc 
sách, tích cực nhanh nhẹn, năng nổ dạn dĩ khi xuất hiện trước đám đông và các 
em có năng khiếu như: biết kể chuyện, có giọng đọc hay, có năng khiếu ca hát, 
múa viết chữ đẹp, khéo tay. Số lượng học sinh mạng lưới này giáo viên thư 
viện theo điều kiện cụ thể của hoạt động để chọn. 
Phân công học sinh mạng lưới: giáo viên thư viện phân công học sinh 
theo khả năng của mình, hướng dẫn từng phần việc được giao cho các em để các 
em hiểu và thực hiện tốt công việc của mình. 
Có thể chia học sinh thành các mạng lưới thư viện theo từng nhóm như 
sau: 
- Nhóm phục vụ bạn đọc: các em hướng dẫn các bạn chọn sách, cất sách, 
quan sát, giữ gìn trật tự  trong lúc các bạn đọc sách trong giờ ra chơi. Ngoài ra 
các em có thể giúp giáo viên thư viện cho các bạn mượn sách và nhận trả sách, 
nhắc nhở các bạn mượn sách quá hạn. 
- Nhóm tuyên truyền giới thiệu sách: các em cần đọc thêm nhiều sách để 
có thể giới thiệu , điểm sách, đọc to nghe chung các em cũng là nòng cốt và là 
những cộng sự đắc lực của giáo viên thư viện như kể chuyện sách, thì vui đọc 
sách, trưng bày sách 
Để có một đội ngũ học sinh mạng lưới thực hiện hết khả năng của mình, 
hỗ trợ tốt trong các hoạt động của thư viện là hướng dẫn, rèn luyện và giúp đỡ 
các em trong từng nhóm nắm được một số vấn đề về nghiệp vụ thư viện, nắm 
được phương pháp và kĩ năng đọc sách, cũng như những biện pháp tuyên truyền 
 Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện 
Trang 14 
sách báo. Giáo viên thư viện thường quán xuyến được hết phần việc của mình, 
có kế hoạch, biết phân công học sinh mạng lưới vào những việc hướng dẫn các 
em một cách bền bỉ kiên trì, tham mưu tốt với ban giám hiệu để được sự hỗ trợ, 
động viên khen thưởng các em. Vai trò của ban giám hiệu rất quan trọng, giúp 
cho đội ngũ học sinh mạng lưới duy trì xuyên suốt năm học. Kết quả thực hiện 
công tác này cho thấy hoạt động của học sinh mạng lưới khởi sắc hơn. Giữa các 
em với các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên thư viện luôn có sự phối hợp tốt 
trong công tác thư viện, trong dạy và học đồng thời đem lại hiệu quả tốt cho 
công tác thư viện. 
2. Từng bƣớc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác thƣ viện 
Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thư viện: 
Từ điều kiện thực tế trong hoạt động quản lý thư viện và hiệu quả của quá 
trình khai thác và sử dụng thư viện. Nhận thấy vai trò, tác dụng quan trọng của 
công nghệ thông tin cho nên Hiệu trưởng nhà trường trang bị cho thư viện nhà 
trường một bộ máy vi tính để để thuận lợi hơn trong công tác quản lý thư viện. 
Đồng thời quyết định và chỉ đạo cho tổ cộng tác viên thư viện triển khai và đưa 
vào sử dụng phần mềm quản lý thư viện. 
 Bộ máy vi tính phục vụ công tác thư viện Phần mềm Quản lý thư viện 
 Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện 
Trang 15 
Nối mạng Internet phòng máy vi tính giúp cho học sinh cũng như giáo 
viên có thể vào mạng tìm kiếm, khai thác thông tin. Từ khi phòng máy đi vào 
hoạt động các cán bộ giáo viên nhà trường đã giành nhiều thời gian cho hoạt 
động tự học, tự nghiên cứu bằng cách tranh thủ thêm thời gian để đến phòng 
máy(kể cả những giờ trống) tìm kiếm, tham khảo tài liệu, bài giảng để phục vụ 
cho công tác giảng dạy. 
Đối với học sinh nhà trường, các em cũng đã tích cực tìm hiểu, học tập 
đặc biệt là các em ngoài việc đọc truyện, đọc báo và các thông tin phù hợp với 
lứa tuổi của mình thì nhiều em đã biết khai thác và sử dụng phòng máy nối 
mạng để học tập và tham gia giải toán trên mạng. 
 Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện 
Trang 16 
6. Thƣờng xuyên bồi dƣỡng nghiệp vụ cho giáo viên thƣ viện: 
Từ thực trạng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm 
còn hạn chế của giáo viên thư viện. Cho nên năm học 2012- 2013 song song với 
nhiệm vụ công tác của mình, tôi đã luôn làm tốt công tác tham mưu với hiệu 
trưởng nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên thư viện tham gia 
các lớp học bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ. 
 Mặt khác yêu cầu giáo viên thư viện phải nắm được kế hoạch giảng dạy 
của nhà trường theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm để từ đó có kế 
hoạch tổ chức các hoạt động của thư viện theo từng giai đoạn cho phù hợp với 
hoạt động chung của nhà trường. Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy về chuyên 
môn nghiệp vụ do nhà trường đề ra như: hồ sơ chuyên môn, kế hoạch hoạt động 
thư viện hàng năm 
 Thái độ phục vụ giáo viên, học sinh phải luôn vui vẻ hòa nhã, nhiệt tình, 
có phong cách phục vụ tốt, nhanh gọn, tích cực phát huy vai trò của giáo viên 
thư viện trong trường học, thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh. 
Hình ảnh hoạt động 
của giáo viên và học sinh khai thác thông tin phòng máy 
 Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện 
Trang 17 
V/. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
 Qua những biện pháp và việc cụ thể trên, tuy thời gian chưa nhiều. Song 
hiệu quả của công tác thư viện đã có những khởi sách và chuyển biến tích cực so 
với thời gian trước đó. Từ chỗ hoạt động công tác thư viện với các công việc chỉ 
lặp lại một cách đơn giản, không có sự đổi mới sáng tạo. Số lượng đầu sách, tài 
liệu phục vụ ít, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu dẫn đến hoạt động chưa 
hiệu quả, phần nào làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của nhà trường. Đến 
nay thư viện nhà trường đã được đầu tư cơ bản đáp ứng được nhu cầu của giáo 
viên và học sinh đến với thư viện nghiên cứu, học tập.Số lượng đầu sách 
trong thư viện đã tăng lên 1348 cuốn. Thư viện được trang bị máy vi tính và đưa 
phần mềm quản lý thư viện vào hoạt động, phòng học tin học được nối mạng 
Internet để cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường có thêm nguồn thông tin 
phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học. Hoạt động thư viện dần ổn định. Giáo 
viên và học sinh đến thư viện để nghiên cứu và học tập ngày một nhiều hơn và 
trở nên thường xuyên. 
 Chất lượng học tập của học sinh cũng dược nâng lên. Điều đó được thể 
hiện rõ ở các bài thi định kì đặc biệt là ở chất lượng của các bài thi môn Tiếng 
việt, ở khả năng đọc, sự hiểu biết về cuộc sống, về thế giới xung quanh mình của 
học sinh các khối lớp ngày một tốt hơn, phong phú hơn. 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
I./ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Qua thời gian được phân công phụ trách quản lý công tác thư viện, thời 
gian chưa nhiều. Với phạm vi, khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này, những vấn 
đề mà tôi đưa ra mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu. Nhưng tôi thấy rằng, để 
công tác thư viện hoạt động một cách chất lượng và thực sự hiệu quả thì: 
 Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện 
Trang 18 
 Thứ nhất: cần có sự quan tâm của Ban giám hiệu và sự đồng tình ủng hộ 
của các tổ chức trong nhà trường xây dựng kế hoạch đầu tư điều kiện cơ sở vật 
chất, tài liệu, sách báo. Tuyên truyền cho sự cần thiết cập nhật thông tin bổ sung 
kiến thức thực tế vào công việc giảng dạy và học tập hàng ngày của giáo viên, 
học sinh. 
 Thứ hai: Hoạt động thư viện phải được coi trọng là một hoạt động thường 
xuyên và mang tính tự giác. Giáo viên thư viện thật sự nắm được nghiệp vụ 
chuyên môn, say mê đọc nghiên cứu để tuyên truyền giới thiệu và tham mưu cho 
ban giám hiệu thực hiện kế hoạch đó đề ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo 
viên, học sinh được đọc sách. 
 *Thứ ba: Đối với giáo viên thư viện trong giai đoạn hiện nay cần có trình 
độ tin học để cùng giáo viên nghiên cứu thực thiện ý đồ nội dung bài dạy khi áp 
dụng công nghệ thông tin. Phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý thư viện. 
Thứ tư: Phải gắn hoạt động thư viện với các hoạt động sinh hoạt chuyên 
đề ở tổ chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy và khả năng 
tự bồi dưỡng của mỗi thành viên trong tổ. 
II/. Ý KIẾN ĐÈ XUẤT: 
Phòng Giáo dục nên tổ chức cho cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện 
được tham dự các lớp tập huấn về công tác thư viện, tham quan, học hỏi các thư 
viện chuẩn (có chất lượng), để có nhiều kinh nghiệm nhằm hoàn thành tốt 
nhiệm vụ chuyên môn của mình. 
Với nhà trường cần tiếp tục tạo điều kiện, khuyến khích, động viên các 
giáo viên làm công tác thư viện thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng đẻ nâng cao 
hơn nữa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để phục vụ tốt hơn trong công tác 
của mình

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_day_manh_hoat_dong_thu.pdf