Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ học Ngữ văn lớp 6 và lớp 7 theo hướng đối thoại

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ học Ngữ văn lớp 6 và lớp 7 theo hướng đối thoại

1. Lý do chọn đề tài

Xuất phát từ bản chất của tác phẩm văn học: tác phẩm văn chương là

một kết cấu mở, một hệ thống động đòi hỏi sự tri âm, tri kỉ, cảm nhận, khám

phá của mỗi bạn đọc. Tác phẩm văn chương trong nhà trườngvừa là một môn

nghệ thuật ngôn từ lại vừa là một môn học. một tác phẩm đến với học sinh

qua vai trò dẫn dắt của người giáo viên mang bản chất đối thoại, bao gồm

trong nó nhiều cuộc đối thoại đa diện, đa chiều: nhà văn đối thoại với cuộc

sống để viết nên tác phẩm, học sinh đối thoại với nhà văn qua tác phẩm, học

sinh đối thoại với chính mình, học sinh đối thoại với giáo viên. Đi từ bản chất

để đề ra phương pháp thích hợp chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao trong quá

trình dạy học.

Xuất phát từ đặc điểm tâm lí thanh thiếu niên ngày nay: học sinh trung

học cơ sở là một lứa tuổi năng động, thích khám phá tìm tòi, các em đang tích

cực học tập, tiếp thu hệ thống tri thức cho mình để vào đời. trong bối cảnh của

xã hội ngày nay các em ngày càng được làm quen với kiểu tư duy hiện đại,

sắc bén luôn phát triển óc sáng tạo. Các em luôn hoài nghi đặt câu hỏi nghi

vấn đối với những sự vật, hiện tượng, tri thức trong thế giới bao la rộng lớn

này. Vì thế một phương pháp dạy học tích cực nhất là phải phù hợp với năng

lực, hứng thú của học sinh.

Xuất phát từ thực trạng của việc dạy học văn trong nhà trường hiện

nay: học sinh còn thụ động trong giờ học, nhiều học sinh chưa tích cực tham

gia vào việc tiếp thu kiến thức của bài học. nhiều khi giờ học rơi vào mệt mỏi,

uể oải

Xuất phát từ thực trạng đó tôi luôn trăn trở làm sao để việc dạy hcọ

ngày càng nâng cao chất lượng, phát huy được tính tích cực, chủ động tiếp thu

kiến thức trong giờ học văn của học sinh. Và tôi nhận thấy phương pháp dạy

học theo hướng đối thoại có tác dụng rất lớn. chính vì thế trong sáng kiến2

kinh nghiệm này tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp “kinh nghiệm

trong việc tổ chức giờ học ngữ văn lớp 6 và lớp 7 theo hướng đối thoại”

pdf 49 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 811Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ học Ngữ văn lớp 6 và lớp 7 theo hướng đối thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết nghệ thuật của tác phẩm, đi chệch nội 
 16 
dung khách quan của tác phẩm và tư tưởng tình cảm của tác giả. Thoát ly hình 
tượng, nhận thức trái ngược với nội đung tư tưởng từ đó tạo ra một khoảng 
cách thẩm mỹ lớn giữa học sinh và nhà văn. 
Sự tiếp nhận của học sinh còn chịu sự thuyết phục thông qua ý đồ của nhà 
văn. Hầu hết trong giờ văn giáo viên cố thuyết trình, phân tích hay tổ chức 
cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm bằng việc hướng vào tìm tòi phát hiện quan 
điểm, thái độ tác giả theo một kết quả có sẵn. Khuynh hướng này được thực 
hiện với một quan niệm là giảng dạy tác phẩm văn học nhất thiết phải tạo 
được sự đồng nhất trong tiếp nhận từ đó học sinh chưa phát huy cái tôi, cái cá 
nhân, tầm đón nhận chưa được mở rộng. Nguyễn Thanh Hùng đã có sự thay 
đổi quan điểm rất đúng “Phải vận dụng tầm đón nhận ở độc giả mới có thể đối 
thoại với văn bản. Không những để độc giả nói mà cũng phải nghe họ nói... 
Tính đa thanh đa nghĩa chẳng những của tác phẩm mà còn ở sự đa dạng của 
cách giải thích, cắt nghĩa và đánh giá tác phẩm. Nó phủ nhận khả năng đạt 
được sự hiểu biết về tác phẩm chỉ có một kết quả duy nhất và mặt khác nó 
cũng hoài nghi về khả năng vô hạn của con người khi phản ánh cuộc sống”. 
Có những yếu tố nhà văn chưa nhận thức được, chưa nghĩ ra khi sáng tác 
nhưng sau đó được bổ sung thêm bởi người đọc. Khoảng cách thẩm mỹ giữa 
nhà văn và học sinh là một hiện tượng tất yếu. Giáo viên cố thu hẹp khoảng 
cách ấy bằng cách gò ép học sinh cảm hiểu theo tác giả. Tất nhiên thu hẹp 
khoảng cách sẽ giúp tránh những độ chênh, hiểu sai ý đồ của tác giả nhưng 
cũng rất cần có điều kiện thuận lợi để học sinh đưa vào sự tiếp nhận kiến giải 
của mình, những chủ kiến và thái độ mang màu sắc chủ quan, cá tính của bản 
thân. Tức là học sinh có thể tìm thấy tiếng nói đồng tình với tác giả nhưng 
cũng có thể tìm cho mình một thái độ mộí tiếng nói riêng độc đáo. 
Khi tiếp nhận có trường hợp không xem tác phẩm là hiện thân của chủ thể; 
quan hệ giữa học sinh và tác giả, tác phẩm không được xem là quan hệ giữa 
các chủ thể cùng ý thức tham gia đối thoại mà tác phẩm được xem như một 
văn bản phi ý thức, phi chủ thể, phi cá tính sáng tạo. Từ đó thiếu vắng sự bộc 
 17 
lộ tình cảm, cảm xúc bản thân, chưa bày tỏ thái độ nhận thức và đánh giá 
riêng của mình. Bakhtin đã từng nói tiếp nhận tác phẩm là “hiểu một ý thức 
khác, hiểu một chủ thể khác”. Quá trình dạy học tác phẩm văn chương trong 
nhà trường thực chất là quá trình tổ chức cho học sinh tiếp nhận văn học, tổ 
chức cho học sinh giao tiếp với tác giả thông qua tác phẩm. Tuy nhiên, trong 
thực tế lối dạy học áp đặt kiến thức được truyền tải một chiều từ phía giáo 
viên đến học sinh vẫn còn rất phổ biến, học sinh tiếp nhận tác phẩm qua bước 
trung gian là giáo viên, học sinh không giữ vai trò chủ thể nhận thức, mà chỉ 
là “bình chứa” những thông tin đã được giáo viên tiếp thu và truyền đạt theo 
sự cảm thụ có phần chủ quan của mình. Do đó học sinh không có hoạt động 
sáng tạo, những thắc mắc, hoài nghi, sự bức xúc của học sinh về tác phẩm 
không được bộc lộ. Học sinh không tìm được sự hứng thú trong giờ học văn. 
Môn văn càng trở nên xa lạ với học sinh vì các em không tìm thấy tiếng nói 
của mình trong đó. Học sinh ngày càng trở nên lạnh nhạt, thờ ơ với những bài 
văn, bài thơ hay hoặc dửng dưng với những mảnh đời số phận của các nhân 
vật trong tác phẩm. Tiếp nhận văn chương là tự nguyện, là hứng thú, là lựa 
chọn, là tự do, nhưng tiếp nhận văn học trong giờ giảng văn ở nhà trường có 
những quy luật, nguyên lý riêng của nó. Một cách xử lý không thích hợp sẽ 
thủ tiêu tính cá nhân và hứng thú văn học trong nhà trường hoặc ngược lại sẽ 
loại bỏ tính định hướng sư phạm, tính mục đích của việc dạy văn. 
Với cách hiểu như trên sẽ giúp ta tìm được những biện pháp hữu hiệu 
nhằm nâng cao hiệu quả của một giờ giảng văn trong sự hài hòa cân bằng 
giữa yêu cầu tôn trọng sự cảm thụ cá nhân của học sinh và yêu cầu định 
hướng sư phạm. Cũng xuất phát từ cơ sở trên trong lý luận dạy văn hiện đại 
một số nhà sư phạm đã nêu kiểu giờ học đối thoại - một trong những con 
đường giải quyết nghịch lý trong giảng văn. 
 Sự có mặt của hoạt động đối thoại trong quá trình giảng dạy tác phẩm 
văn chương. 
 18 
Trong xu hướng đổi mới giờ học hiện đại, vấn đề dạy học đối thoại trong 
giảng văn đã được đề cập đến nhưng ứng dụng như thế nào lại là là một vấn 
đề cần được nghiên cứu và thể nghiệm dần. Nhìn vào thực tiễn lý luận và 
giảng dạy, kiểu giờ học đối thoại không phải là hoàn toàn mới lạ. Trong hệ 
thống phương pháp hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tác phẩm văn chương đã ít 
nhiều có hàm chứa tính chất đối thoại trong đó. Ví dụ như: 
- Đọc văn sẽ xác lập được không khí giao hòa, giao cảm giữa người nghe 
và tác giả. Người nghe dường như đang đối thoại cùng tác giả: Tiếp nhận tác 
phẩm văn chương là hoạt động được đến gần và làm quen với những sự kiện 
và ý nghĩa mới lạ trong tác phẩm “đây là một hành động mà qua đó đòi hỏi 
người đọc phải có cái nhìn vượt qua và phá hủy thế giới nhìn thấy được để 
gợi nên trong tưởng tượng một cái nhìn về thế giới nghệ thuật”. Tác phẩm văn 
chương luôn mở ra chân trời mới lạ trước mắt người đọc. Muốn đến với chân 
trời mới lạ ấy phải bắt đầu bằng việc đọc. Đây là hoạt động đầu tiên đi vào tác 
phẩm, đây là một hình thức hoạt động có tính chất đặc thù của tiếp nhận văn 
học. Khi đọc tác phẩm người đọc cảm thấy mình đang hòa nhập, được sống 
cùng với nhân vật, yêu thương, cảm thông với những số phận nhân vật, căm 
ghét bất bình với những xấu xa tội lỗi. Khi đọc những hình tượng nghệ thuật 
hiện ra trước mắt người đọc. Những hình tượng nghệ thuật ấy sẽ không tác 
động đến người đọc mạnh mẽ và lâu bền nếu như người đọc không cảm nhập 
với nó, đối thoại cùng với nó. Lưu Hiệp trong “Văn tâm điêu long” viết 
“Những người khảng khái thấy âm thanh hùng tráng thì liền vỗ tay, những 
người hàm súc thấy lời chặt chẽ tinh tế thì khoái trá, những người trí tuệ nông 
thấy câu văn đẹp thì sướng mê”. 
Trong giảng dạy, bằng sức mạnh riêng của đọc đặc biệt là đọc diễn cảm 
giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào thế giới tác phẩm một cách dễ dàng. Đọc tác 
phẩm là một hoạt động giao tiếp - giao tiếp văn học, giao tiếp thẩm mỹ - xã 
hội giữa người đọc và tác giả thông qua tác phẩm. Đọc tác phẩm là một hình 
thức hoạt động đặc thù của nhận thức về văn học nhằm tạo nên một sự hòa 
 19 
đồng giữa tác giả và người đọc, làm cho khoảng cách về không gian, khoảng 
cách về tình cảm giữa người đọc và tác giả được xích lại gần nhau hơn. 
- Phân tích nêu vấn đề giúp học sinh khám phá những điều chưa biết, lôi 
cuốn học sinh vào quá trình tư duy đối thoại cùng tác phẩm: “Tác phẩm văn 
học nào cũng có vấn đề”. Các vấn đề đặt ra trong tác phẩm chính là nội dung 
giao tiếp cơ bản giữa học sinh và nhà văn trong giờ dạy học tác phẩm văn 
chương. Học sinh phải đối thoại với nhà văn để giải quyết các vấn đề đó. Các 
vấn đề trong tác phẩm văn chương rất phong phú đa dạng, xuất hiện trong tất 
cả các bình diện nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật. Trong dạy học tác 
phẩm văn chương các giáo viên đã xây dựng những tình huống có vấn đề, xây 
dựng hệ thống câu hỏi có vấn đề để khơi gợi, kích thích nhu cầu của học sinh 
tham gia suy nghĩ, phán đoán tranh luận, để giải quyết vấn đề. Phân tích nêu 
vấn đề trong dạy học tác phẩm văn chương đã tác động đến học sinh tạo ra 
được tư duy khoa học, tư duy sáng tạo. 
- Việc sử dụng con đường đàm thoại gợi mở cũng đã tạo được cho lớp 
học không khí tư do tư tưởng, tự đo bộc lộ, trao đổi trực tiếp những nhận thức 
của mình. Trong quá trình phân tích tác phẩm văn chương giáo viên thường 
sử dụng phương pháp gợi mở - phương pháp này được thực hiện chủ yếu 
bằng đàm thoại, đàm thoại tạo được cho giờ văn không khí tâm tình trao đổi 
thân mật về vấn đề của tác phẩm. 
- Bình văn thơ cũng tạo ra một sự đối thoại trong giờ học, một sự đối 
thoại ngầm: Giảng bình là một phương pháp có tính đặc thù của cảm thụ và 
truyền thụ văn thơ. Người giáo viên thông qua sự hiểu biết và rung cảm về bài 
thơ có nhiệm vụ làm cho học sinh cũng hiểu biết, rung cảm một cách đúng 
đắn và sâu sắc. Cái tài của người bình tác phẩm trong quá trình tiếp nhận văn 
học là chọn đúng và trúng những cái hay trong sáng tạo nghệ thuật bằng sự 
hiểu biết của mình, bằng năng lực diễn đạt riêng của mình “bình là lấy hồn tôi 
để hiểu hồn người”; “Bình thơ cũng giống như đánh đàn đệm cho người hát, 
lên dây chùng một tí hay căng một tí cũng lạc điệu. Bình thơ mà nói chưa đến 
 20 
thì không đạt. Nói quá đi là tán. Nói nhiều cũng không nên, phải biết dừng lại 
đúng chỗ, đúng lúc để cho người đọc suy nghĩ, mở rộng...”. Giáo sư Lê Trí 
Viễn cho rằng “Bình là rung động lại sự rung động của nhà văn”; Theo 
Nguyễn Thanh Hùng “Một trong những cái hấp dẫn làm say lòng người đã tạo 
ra đặc trưng bản chất của bình giá văn thơ là làm văn trên văn bản”. Giờ giảng 
văn có giảng bình để nâng chất văn, hồn văn trong giáo viên và học sinh, Trái 
tim con người có thể rung động trước cái hay cái đẹp của tác phẩm văn 
chương. Giảng bình làm bộc lộ cái mới lạ, độc đáo, đầy cảm xúc sáng tạo 
thẩm mỹ của người nghệ sĩ gửi gấm trong hình tượng văn học. Lời bình của 
giáo viên mang xúc cảm, sự thưởng thức đánh giá riêng. Người nghe - học 
sinh say mê tự mình bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình trong bầu 
không khí văn chương. Như vậy bình văn thơ cũng tạo ra được sự đối thoại 
trong giờ học. 
Tóm lại: Đối thoại là một hoạt động không hoàn toàn xa lạ trong phương 
pháp giảng dạy văn từ trước đến nay. Với sự phát triển của quá trình đổi mới 
về phương pháp, với quan niệm lấy học sinh làm trung tâm, với cơ chế dạy 
văn mới, trong giờ dạy văn giáo viên cũng đã tạo điều kiện cho học sinh trao 
đổi ý kiến. Tuy nhiên cần xây dựng giờ học một cách công phu hơn, khoa học 
hơn. Làm được điều đó là ta đã trả được tác phẩm văn chương về với bản chất 
đích 
2. Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài 
Năm học này tôi được phân công giảng dạy văn hai lớp 6D và 7C. Đây 
là hai lớp đại trà, chất lượng học tập và nhận thức của các em không đồng đều 
nhau. Ngay từ đầu năm học sau một vài tiết day tôi nhận thấy có rất nhiều em 
học sinh nhận thức tôt nhưng lại thờ ơ với giờ học, không tập trung vào việc 
xây dựng bài. Các em chưa phát huy được hết khả năng học tập. Trong bài 
kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, kết quả thu được không cao. Cụ thể 
như sau. 
 21 
Lớp 7C 
Điểm 9- 10 7-8 5-6 3-4 0-2 
Số bài 0 2 28 7 3 
Tỉ lệ % 0 5 70 17,5 7,5 
Lớp 6D 
Điểm 9-10 7-8 5-6 3-4 0-2 
Số bài 2 9 20 20 2 
Tỉ lệ % 3,8 17 37,7 37,7 3,8 
Điều đáng buồn là không phải các em không nhận thức được mà là các 
em không thích học, chưa hứng thú say mê với môn học. 
Không khí giờ học còn căng thẳng. Học sinh chưa thực sự tham gia vào 
đối thoại với giáo viên và các bạn. Giáo viên vẫn chưa tạo được không khí 
thoải mái, dân chủ, nhiều biện pháp sư phạm còn mang tính công thức, bắt 
buộc. 
Chỉ có một số em tham gia tích cực vào bài học. Và cuộc đối thoại của 
giáo viên vô tình trở thành đối thoại với một vài cá nhân trong lớp. Cuộc giao 
lưu giữa học sinh với nhà văn và tác phẩm, học sinh với giáo viên, học sinh 
với học sinh chưa thu được kết quả như mong muốn. 
3. Các biện pháp đã tiến hành 
Đứng trước thực trạng đó tôi đã tăng cường vận dụng việc dạy học đối 
thoại trong giờ học văn với rất nhiều biện pháp. 
Khi vận dụng các biện pháp này người giáo viên phải đặc biệt coi trọng 
đến con đường chiếm lĩnh tác phẩm văn chương của học sinh, lấy học sinh 
làm trung tâm. Phải làm thế nào để điều khiển giờ học thành cuộc đối thoại đa 
chiều, để học sinh tự vận động, tự phát triển, tự nhận thức về đặc điểm của tác 
phẩm và đặc trưng của quy luật tiếp nhận văn chương. 
 22 
3.1. Hình thức hoạt động tái hiện hình tượng 
Hoạt động này phù hợp với giai đoạn bước đầu của cảm thụ tác phẩm 
từ vỏ âm thanh đến lớp hình. Đây là hoạt động giúp học sinh bước vào thế 
giới nghệ thuật. Qua hoạt động này tác phẩm được tái hiện trong tưởng tượng 
của học sinh không còn là tổng hợp kí hiệu chết, phi vật chất nữa mà là những 
tác phẩm đích thực đâng tồn tại trong trí tưởng tượng của học sinh. Nếu 
không có bước này học sinh không thâm nhập được vào tác phẩm. Stanilapski 
nói phải làm cho người học nhìn bên trong tác phẩm. nói như Gorki là thấy 
được nhân vật đi đứng, nói năng, khóc cười, cuộc sống đang chuyển động, 
vận động trước mắt người đọc. người giáo viên làm tốt bước này là phải khiến 
học sinh hòa cùng tác phẩm, sống cùng tác phẩm. Từ đó đối thoại với từng 
nhân vật, từng khía cạnh mà tác giả tái hiện. 
Có nhiều phương pháp và biện pháp để dùng cho hoạt động này. Người 
giáo viên có thể vận dụng một trong các hoạt động sau để tạo tính đối thoại 
phát huy tính tích cực tư duy của học sinh: 
Đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc to 
Đọc phân vai 
Sáng tạo lời nói, ý nghĩ nhân vật thay cho tác giả 
Miêu tả tâm trạng nhân vật 
Minh họa bằng những tác phẩm nghệ thuật khác 
Sử dụng dạng câu hỏi yêu cầu học sinhliệt kê, ghi chú những từ ngữ chi 
tiết , hình ảnh nhằm nhận diện một nhân vật, một phong cách, một bức 
tranh các công việc này đều nhằm mục đích tái hiện hình tượng, khắc họa 
nhân vật, nắm bắt tình tiết khiến cho văn bản là thế giới những kí hiệu được 
sống dậy như một sinh mệnh nghệ thuật đích thực. yêu cầu cao nhất của hoạt 
động này là thực sự thâm nhập được vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. 
Chẳng hạn dạy học bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của tác giả Nguyễn 
Khuyến trong chương trình ngữ văn 7 tập một giáo viên có thể áp dụng một 
số bước sau: 
 23 
Trước hết giáo viên phải giới thiệu bài tạo tâm thế tiếp nhận dẫn học 
sinh vào tác phẩm. Đây là một khâu quan trọng mà người giáo viên cần đặc 
biệt chú ý. Có rất nhiều cách giới thiệu bài. Đôi khi lời vào bài không cần cầu 
kì, hoa mĩ mà chỉ cần giản dị, mộc mạc để học sinh có định hướng tiếp nhận. 
với cách vào bài này nếu giáo viên sử dụng đúng và chuẩn sẽ tạo được ưu thế 
và sức mạnh riêng. 
“Tình bạn vốn là một chủ đề muôn thuở của thơ ca nghệ thuật. Đã có 
biết bao bài thơ hay ca ngợi tình bạn. Nhưng có lẽ “ Bạn đến chơi nhà” của 
Nguyễn Khuyến là tiêu biểu hơn cả, ca ngợi một tình bạn đậm đà, thắm thiết 
vượt lên trên mọi của cải vật chất tầm thường” 
“Nguyễn Khuyến từng được mệnh danh là nhà thơ của quê hương làng 
cảnh Việt Nam. Bên cạnh đó thơ Nguyễn Khuyến còn viết về những tình cảm 
bình dị, mộc mạc chân thành như tình bạn, tình yêu thiên nhiên, đất nước. “ 
Bạn đến chơi nhà” là bài thơ được viết trong thời gian tác giả đã cáo quan về 
ở ẩn sống ở Yên Đổ cho chúng ta cảm nhận được một tình bạn đậm đà, thắm 
thiết” 
Giáo viên cũng có thể giới thiệu theo cách tạo ra tình huống đối thoại. “ 
các em có biết những bài thơ, câu chuyện nào viết về tình bạn”.Em có biết bài 
thơ nào của Nguyễn Khuyến cũng viết về tình bạn ( Khóc Dương Khuê). Em 
có thể đọc thuộc một vài câu được không. Trong giờ học hôm nay cô sẽ giới 
thiệu với các con một bài thơ khác cũng viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến- 
“ Bạn đến chơi nhà” 
Giáo viên cho HS đọc diễn cảm bài thơ. Yêu cầu về giọng đọc như sau: 
Đọc đúng nhịp thơ bởi cách ngắt nhịp cũng góp phần làm nổi bật tâm trạng 
nhân vật. Với bài thơ này học sinh đọc ngắt nhịp 4/3. 
Giáo viên minh họa bằng những tác phẩm nghệ thuật khác như cho học 
sinh nghe băng giọng đọc diễn cảm bài “ Bạn đến chơi nhà” 
Cung cấp thêm một số bài thơ viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến để 
học sinh thấy được vẻ đẹp, nét đặc sắc của bài thơ này. 
 24 
 Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh kể lại bằng lời câu chuyện bạn 
đến chơi nhà và sự tiếp đón của tác giả. 
Tóm lại việc sử dụng các hình thức, biện pháp trên cần có sự chọn lọc, 
kết hợp hài hòa để học sinh thực sự nhập hồn mình vào tác phẩm. 
3.2. Hình thức hoạt động tìm tòi, phát hiện. 
Nguyên tắc, yêu cầu: tác phẩm văn chương là một tổ chức tinh vi, là 
một cấu trúc phức tạp nhiều tầng, là sự kết hợp hữu cơ giữa khách quan được 
phản ánh với chủ quan biểu hiện của tác giả. Nếu chỉ tái hiện được lớp cấu tạo 
âm thanh , lớp vỏ vật chất, lớp hình vẫn chưa nắm được tác phẩm và không 
nắm được lớp nghĩa, lớp ý của tác phẩm vốn là yếu tố cấu tạo vô hình. Sự 
cảm thụ tác phẩm văn chương là một quá trình đi từ nhận thức cảm tính cụ 
thể, từ cảm nhận trực tiếp lớp hình đến sự phân tích và khái quát được nghĩa 
của lớp hình, của các yếu tố nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. bước này 
không chỉ đòi hỏi tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, tưởng tượng mà còn cần biết 
phân tích, cắt nghĩa, so sánh, tổng hợp, khái quát để đối thoại toàn diện với 
tác giả, tác phẩm, nhân vật nhằm nắm bắt được chỉnh thể nghệ thuật. 
Tác dụng: hình thức hoạt động này giúp học sinh tái tạo được nhân vật 
trong tác phẩm và tái tạo thế giới khách quan trong tác phẩm. 
Hình thức: giáo viên dùng biện pháp gợi mở, dẫn dắt, tìm tòi, khám phá, 
đưa ra hệ thống câu hỏi thích hợp để dẫn dắt học sinh vào cuộc đối thoại. Câu 
hỏi cần có tính chất sáng tạo nhằm dẫn dắt học sinh tự khám phá chiếm lĩnh 
giá trị tác phẩm. phạm vi câu hỏi đưa ra có thể hẹp thuộc một từ, một câu, một 
hình ảnh, một biện pháp nghệ thuật tu từ nhưng vẫn đòi hỏi sự suy nghĩ, sự 
hoạt động nhận thức sáng tạo. Dù câu hỏi đưa ra có phong phú đến đâu người 
giáo viên cũng cần phải đạt được các yêu cầu sau: 
- Câu hỏi phải gợi mở, yêu cầu học sinh tìm tòi vấn đề 
- Câu hỏi đòi hỏi học sinh phải hoạt động phân tích, tổng hợp, khái quát 
mới trả lời được. 
- Câu hỏi phải hướng vào vấn đề trọng tâm 
 25 
- Câu hỏi tái hiện có dùng cũng chỉ để dẫn đến câu hỏi sáng tạo. 
Hình thức khác nhau của hoạt động tìm tòi rất đa dạng, linh hoạt, tùy sáng 
kiến và dẫn dắt của giáo viên. Có khi là câu hỏi so sánh một biện pháp nghệ 
thuật để sáng tỏ ý đồ của tác giả. Có khi là câu hỏi buộc học sinh phải tổng 
hợp được nhiều tri thức cụ thể trong chỉnh thể tác phẩm mới trả lời được. Có 
khi đó là câu hỏi yêu cầu học sinh phải biết huy động những kiến thức ngoài 
tác phẩm mới hiểu được một điểm nào đó trong bài văn. Điều mang tính 
nguyên lí cho mọi câu hỏi là làm cho học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi, tổng 
hợp, khái quát, tự học sinh tìm ra được câu trả lời. 
Ở đây người viết xin nêu ra một số hệ thông câu hỏi giành cho một số bài 
trong chương trình để người đọc có thể tham khảo: 
Chẳng hạn khi giảng bài “cuộc chia tay của những con búp bê”- Khánh 
Hoài trong chương trình ngữ văn 7 tập một: 
- Từ nhan đề của truyện em hãy suy nghĩ xem nó có liên quan gì đến ý 
nghĩa của truyện hay không? 
- Tìm chi tiết biểu hiện tâm trạng của hai an hem khi chia đồ chơi. Từ đó 
em hãy nhận xét tâm trạng của Thành và Thủy? 
- Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ 
và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? theo em có cách nào giải quyết 
được mâu thuẫn ấy không? 
- Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thủy ra khỏi trườngtâm trạng cảu 
thành lại kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn 
vàng ươm trùm lên cảnh vật 
- Kết thúc truyện Thủy đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào? Cách 
giải quyết gợi lên trong lòng em tình cảm và suy nghĩ gì? 
- Truyện muốn nhắn gửi đến người đọc điều gì? 
Bài “Cảnh khuya”- Hồ Chí Minh 
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy gợi cho em 
suy nghĩ gì 
 26 
- Bài thơ viết về đề tài gì? Nhận xét của em về đề tài này? 
- Cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc được khắc họa qua những hình 
ảnh nào? Câu thơ của Bác gợi em liên tưởng đến câu thơ của tác giả 
nào đã học? 
- Hình ảnh so sánh “tiếng suối trong như tiếng hát xa” gợi cho em suy 
nghĩ và liên tưởng gì? 
- Hai câu thơ cuối biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai 
câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào 
đối với việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ? 
- Qua bài thơ em hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp tâm hồn Bác 
Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh 
- văn bản nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_trong_viec_to_chuc_gio_hoc.pdf