Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một buổi tuyên truyền miệng cho công đoàn viên và học sinh của Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một buổi tuyên truyền miệng cho công đoàn viên và học sinh của Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:

1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

Công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước

trong hệ thống Công Đoàn thường được thực hiện chủ yếu bằng cách thông qua các văn bản

trong các buổi họp. Tuy nhiên, việc tổ chức một buổi tuyên truyền miệng để vận động đoàn

viên thực hiện một vấn đề nào đó thì chủ yếu là vận động riêng chứ không tổ chức thành

một buổi tuyên truyền.

Công tác tuyên truyền trong trường học cho học sinh thể hiện khá phong phú như:

lồng ghép vào tiết dạy trên lớp, đan xen vào hoạt động tháng bộ môn, treo băng rol, phát

thanh học đường Tuy nhiên, việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên (đặc biệt cho

nữ sinh) chủ yếu thông qua các tiết học trên lớp, hay tiết sinh hoạt dưới cờ; điều đó chưa tác

động sâu sắc đến từng đối tượng học sinh.

2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:

Sáng kiến này cần thiết được áp dụng để người mới làm công tác tuyên truyền có

chút hiểu biết cơ bản về cách thức tổ chức một buổi tuyên truyền cho thu hút và đạt hiệu

quả cao. Sáng kiến cũng góp chút ý tưởng để người đã từng làm tuyên truyền mạnh dạng sử

dụng đa dạng các phương pháp tuyên truyền, đổi mới hình thức, không gian tuyên truyền

làm cho buổi vận động thêm phần thuyết phục. Đồng thời sáng kiến cũng có những đóng

góp về cách tìm nguồn thông tin tuyên truyền để người nói có thể cung cấp đầy đủ thông tin

hơn cho người nghe về lĩnh vực cần được tuyên truyền.

pdf 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1550Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một buổi tuyên truyền miệng cho công đoàn viên và học sinh của Trường THPT Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 năm 2018: 
Theo đại điện của Viện Huyết học truyền máu 
Trung ương, hiện mỗi ngày trung bình có khoảng 80 
đến 100 bệnh nhân cần máu để truyền tại bệnh viện. 
Trong dịp hè, bệnh viện cần khoảng 4.000 đơn vị 
máu dành cho điều trị và cấp cứu cho các em. Vậy 
nhưng hè là thời điểm rất khó khăn, khan hiếm máu 
do số lượng người hiến máu giảm sút nghiêm trọng. 
Vì thế, hy vọng sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức tham 
gia hiến máu cho các em, để các em vẫn có thể 
được truyền máu, chiến đấu với bệnh tật, cứu lấy sự 
sống mong manh của mình. 
https://www.pti.com.vn/pti-dau-an-voi-cong-dong-
nam-2018.html 
Cần khoảng 400.000 đơn vị máu cho điều trị trong 
3 tháng đầu năm 2018 
- Hiến máu là nghĩa cửu cao đẹp: 
2. Tác dụng của việc hiến máu: 
Những lợi ích từ việc hiến máu không phải ai cũng 
biết 
https://vietnammoi.vn/nhung-loi-ich-tu-viec-hien-
mau-khong-phai-ai-cung-biet-40643.html 
Hạnh phúc khi cứu sống người khác 
* Kiểm tra sức khỏe miễn phí 
* Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư 
* Giúp giảm cân 
3. Thảo luận: 
Câu hỏi: Tại sao chúng ta không tự nguyện hiến 
máu: 
(dự đoán nguyên nhân) Trả lời 
- Lo sợ/  sv còn làm được chúng ta 
làm được 
- Hiến máu có hại cho sức khỏe  dẫn 
chứng (có giáo viên trường đã hiến máu 
08 lần) 
- Máu hiến nhân đạo nhưng vào bệnh viện 
thì máu chỉ để bán  
Trình bày 
Phương pháp 
vấn đáp 
2’ III. Phần kết luận: 
Hiến máu là một nghĩa cửu cao đẹp và không có hại 
6 
cho sức khỏe  mạnh dạn hiến máu. 
Sau khi xây dựng đề cương là phần viết thành bài tuyên truyền hoàn chỉnh. Trước 
tiên tôi thiết kế toàn bộ bài thiết trình bằng file word sau đó đưa những thông tin cần thiế t 
sang powerpoint để người nghe dễ theo dõi. 
Trong quá trình thiết kế tôi thường chú trọng việc lựa phương pháp tuyên truyền cho 
phù hợp. Có những buổi tuyên truyền chỉ cần sử dụng một biện pháp. Ví dụ, tuyên truyền 
vận động nữ đoàn viên tham gia thi đua “02 giỏi” thì chủ yếu sử dụng biện pháp nêu gương 
những nữ đoàn viên trong đơn vị để chị em phấn đấu. Khi tư vấn về sức khỏe sinh sản cho 
nữ sinh thì sử dụng biện pháp vấn đáp để học sinh tham gia thảo luận cho không khí sôi 
động vì có một số vấn đề các em đã được học. Có những chủ đề tuyên truyền thể vận dụng 
được nhiều phương pháp cùng lúc. Ví dụ, khi vận động hiến máu tôi sử dụng kết hợp 
phương pháp thuyết trình để nêu được nhu cầu cấp thiết để hiến máu cứu người và lợi ích 
của người tham gia hiến máu nhân đạo; đồng thời sử dụng phương pháp vấn đáp để cho 
đoàn viên đặt vấn đề và tôi sẽ giải trình. Có thể lồng ghép nội dung tuyên truyền vào một vở 
kịch, một tiểu phẩm để người nghe tiếp nhận vấn đề một cách tự nhiên, không miễng cưỡng. 
Ví dụ, khi xây dựng một vở kịch về chủ đề Hobbies- Sở thích- cho học sinh diễn trong Câu 
lạc bộ Tiếng Anh của trường tôi cũng ngầm đưa vào một thông điệp – Thầy cô, cha mẹ 
không nên ép con làm những điều các em không thích, hãy để con em mình theo đuổi sở 
thích và cha mẹ chỉ nên định hướng để con mình chọn được nghề nghiệp thích hợp với con. 
Bước 3. Dự trù những vấn đề có khả năng người nghe đặt câu hỏi để nghiên cứu 
trước câu trả lời. 
Đây là một khâu khá khó khăn vì thường người nghe có thể không dám đặt câu hỏi 
khiến cho buổi thảo luận thiếu sinh động, mất nhiều thời gian chết. Do đó, bằng kinh 
nghiệm cá nhân và hội ý với những người có liên quan, bản thân tôi thường chuẩn bị trước 
một số câu hỏi để khi người nghe không hỏi thì mình tự đưa ra để giải trình. Ví dụ, khi soạn 
bài tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo tôi soạn ra 3 câu hỏi và nếu không ai hỏi thì 
tôi nói “Qua quá trình vận động “hành lang” tôi đã nghe những ý kiến này.”; sau đó nêu 
7 
từng ý kiến và trả lời. (xem Trích phần Thảo luận trong bài tuyên truyền vận động công 
đoàn viên tham gia hiến máu nhân đạo- Phụ Lục 1) 
THÁO LUẬN: 
Câu hỏi: Tại sao thầy cô mình chưa mạnh dạn tham gia hiến máu nhân đạo? 
(Thường thì chỉ một vài thầy cô nói có bệnh không cho máu được còn lại là im lặng. Tuy 
nhiên trước buổi họp tôi đã có đi vận động “hành lang” và nắm được một số nguyên nhân. 
Do vậy tôi sẽ khéo léo nói một vài thầy cô trao đổi với tôi một số nguyên nhân sau: ) 
-Thầy cô thấy Lo sợ (về mặt tâm lý) 
- Thầy cô nghĩ Hiến máu có hại cho sức khỏe  dẫn chứng (có giáo viên trường đã hiến 
máu 08 lần) 
- Có một người tâm sự tế nhị “chị ơi máu hiến nhân đạo nhưng vào bệnh viện thì người 
được truyền máu vẫn phải trả tiền là sao? 
Bước 4. Thực hành thuyết trình thử và rút kinh nghiệm. 
Đây là khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Người tuyên truyền trong 
trường học thường không phải là báo cáo viên chuyên nghiệp nên việc thực hành trước là 
rất quan trọng. Luyên tập để thuộc nội dung và canh chỉnh lượng thời gian cho phù hợp. nếu 
có luyện tập trước thì khi xuất hiện trước công chúng sẽ ít bị run, nói lắp hay quên bài. Nói 
như Bác Hồ dạy là “Thao trường đổ mồ hôi thì chiến trường bớt đỗ máu”. 
3.1.2. Vận dụng các nguyên tắc tuyên truyền: 
Trong quá trình tuyên truyền vần vận dụng các nguyên tắc sau để làm cho buổi nói 
chuyện thêm phần thu hút và đạt hiệu quả cao: 
Nguyên tắc 1. Tổng hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp trong một bài 
thuyết trình. 
Như đã nói ở phần 3.1.1 (Bước 2), có những bài tuyên truyền chỉ cần sử dụng một 
phương pháp, nhưng cũng có bài cần vận dụng nhiều phương pháp. Do đó, người làm công 
8 
tác tuyên truyền biết lựa chọn phương pháp thích hợp sẽ góp phần lớn vào thành công của 
buổi tuyên truyền. 
Nguyên tắc 2. Làm cho thông tin mình đưa ra có độ tin cậy cao. 
Đây là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng vì nếu thông tin mình đưa ra không rõ 
nguồn gốc thì người nghe khó mà tin được. Vì vậy khi nói cần đưa ra nguồn gốc thông tin 
đó như lấy trên tờ báo, tạp chí nào, số mấy, phát hành ngày tháng năm nào; hoặc khi dẫn 
một ý kiến, kết luận nào quan trọng thì nên nói theo chuyên gia nào thì người nghe mới tin 
tưởng. Ví dụ khi nói về lợi ích của việc hiến máu, bản thân tôi không đủ kiến thức về y học 
nên tôi dẫn lời 1 tờ báo, vừa đầy đủ thông tin, vừa thuyết phục người nghe (xem phần trích 
của bài tuyên truyền- Phụ Lục 1). 
Hay khi phải trả lời câu hỏi nhạy cảm của đoàn viên “mình đi hiến máu nhân đạo mà 
khi bệnh nhân được vô máu phải trả tiền mua máu là sao?”, tôi phải liên hệ người trong 
ngành y để hỏi khéo. Khi trả lời câu hỏi này tôi phải nói đã hỏi anh chồng mình đang là bác 
sĩ ở bệnh viện 121. Tất nhiên những đoàn viên trong đơn vị đều biết anh chồng tôi làm bác 
9 
sĩ là thật, là người thân chắc anh này không lừa mình nên lời giải trình của tôi rất thuyết 
phục. Nói chung, những tình huống khó thì có thể lấy ý kiến chuyên gia, người nổi tiếng 
hay người thân của mình trong lĩnh vực đó là thuyết phục được người nghe. 
Nguyên tắc 3. Chọn đúng không gian và thời gian, tuyên truyền. 
Khi làm công tác tuyên truyền ở đơn vị tôi luôn linh hoạt lồng ghép vào một buổi 
họp, một buổi tọa đàm để đoàn viên không phải đi thêm nhiều buổi. Đối với học sinh tôi 
cũng lựa chọn tuyên truyền sau giờ sinh hoạt lớp, sau sinh hoạt dưới cờ để các em có mặt 
đông đủ. Về không gian tuyên truyền cũng cần lựa chọn kỹ. Ví dụ, những chủ trương, chính 
sách hay ôn lại truyền thống thì có thể nói dưới cờ hay trong một buổi họp có cả nam và nữ 
nhưng khi sinh hoạt về giới tính, sức khỏe sinh sản cho nữ sinh thì tập họp riêng nữ sinh lại 
nói chuyện trong hội trường đủ để cô trò nghe thì hợp lý hơn là dạy chung trong lớp hay 
sinh hoạt dưới cờ. 
Nguyên tắc 4. Sử dụng linh hoạt thời lượng của một bài thuyết trình. 
Điều này phụ thuộc nhiều vào tài năng uyển chuyển của người nói. Tốt nhất khi đã 
dự tính được lượng thời gian thì cố gắng nói trong thời gian quy định. Không nên ngẫu 
hứng thêm thắt thông tin làm cho buổi nói chuyện kéo dài sẽ gây nhàm chán. Nói vừa đủ 
hoặc ít hơn dung lượng thời gian cho phép người nghe sẽ thấy thoải mái và họ có thể hỏi 
thêm những vấn đề cần thiết thì bài buổi tuyên truyền sẽ sinh động hơn. 
3.1.3. Các tố chất cần thiết của người làm công tác tuyên truyền: 
Chú ý lựa chọn người làm công tác tuyên truyền hội đủ các tố chất sau: 
Tố chất 1. có năng lực soạn bài thuyết trình 
Tố chất 2. có kỹ năng nói trước đám đông 
Tố chất 3. có kiến thức xã hội rộng về phim, nhạc, kịch 
Tố chất 4. có khiếu hài hước 
3.2. Thời gian thực hiện: trong 3 năm học (2016-2017; 2017- 2018; 2018- 2019) 
10 
Thông thường mỗi năm học tôi thực hiện chỉ 01 hoặc 02 buổi tuyên truyền cho 
những vấn đề quan trọng nhất. 
3.3. Biện pháp tổ chức: 
 Để tổ chức một buổi tuyên truyền miệng đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi rất nhiều công 
sức cho sự chuẩn bị. Do đó, mỗi năm bản thân tôi nghiên cứu kỹ vấn đề nào mà đơn vị còn 
gặp khó khăn, vướng mắc nhiều nhất để tiến hành làm công tác tuyên truyền vận động. Ví 
dụ năm 2016 Công đoàn gặp khó khăn lớn trong công tác vận động đoàn viên hiến máu 
nhân đạo, tôi đã làm công tác vận động hiến máu. Năm 2017 nhận thấy phong trào thi đua 
“nữ 02 giỏi” trong đơn vị tôi còn hạn chế về thành tích cũng đã tổ chức 1 buổi tọa đàm về 
vấn đề này. Năm 2018 nhận thấy số lượng nữ sinh của trường khá đông 420/ 823 học sinh 
tôi quyết định làm buổi tuyên truyền về Sức khỏe sinh sản vị thành niên để giáo dục giới 
tính, nhân phẩm cho nữ sinh của trường. 
Để tổ chức tuyên truyền tôi chuẩn bị những công việc sau: 
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và xin ý kiến của người quản lý bộ phận đó. 
- Họp nhóm làm công tác tuyên truyền để phân công nhiệm vụ 
- Xây dựng nội dung bài tuyên truyền (do người tuyên truyền chính đảm nhận) 
- Hội ý nhóm thảo luận, đóng góp ý kiến cho bài tuyên truyền 
- Người tuyên truyền báo cáo thử để nhóm góp ý, rút kinh nghiệm 
- Nhóm đặt ra những câu hỏi hay những vấn đề dự đoán là người nghe sẽ hỏi ban 
tuyên truyền. 
- Cá nhân người tuyên truyền hoặc nhóm tuyên truyền nghiên cứu trả lời những câu 
hỏi dự đoán gặp phải. 
* Lưu ý: Nếu cá nhân phụ trách thì không thực hiện các buổi họp nhóm. 
- Những đơn vị tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THPT Nguyễn Chí 
Thanh (từ năm 2016 đến năm 2018) và lớp tập huấn Báo cáo viên tuyên truyền miệng do 
huyện ủy Phú Tân tổ chức năm 2018. 
11 
- Mức độ khả thi: ở tất cả các trường học đều có thể áp dụng giải pháp này; đặc biệt 
ở trường THPT nơi có màn hình, máy chiếu, tivi thì càng thuận lợi hơn cho việc làm công 
tác tuyên truyền miệng. 
IV. Hiệu quả đạt được: 
Sáng kiến đã được áp dụng trên từng lĩnh vực khác nhau và thu được hiệu quả khả 
quan hơn so với trước khi áp dụng sáng kiến. 
Một chủ đề mà tôi đã vận động rất thành công khi áp dụng những sáng kiến này 
trong bài tuyên truyền là việc vận động hiến máu đối với công đoàn viên trong trường. 
Từ năm 2015 khi còn làm chủ tịch công đoàn việc vận động đoàn viên tham gia hiến 
máu tình nguyện là cực kỳ khó khăn. Mỗi khi cấp trên giao chỉ tiêu xuống thì trường cũng 
giao chỉ tiêu về các bộ phận. Ví dụ có 05 chỉ tiêu thì Ban chi ủy 01 người, Ban chấp hành 
công đoàn 01 người, chi đoàn giáo viên 01, đoàn viên công đoàn 02. Thời điểm này các 
đồng chí rất sợ việc hiến máu. Thấy được khó khăn này năm 2016 tôi đã thực hiện một buổi 
tuyên truyền vận động hiến máu sau khi đã tìm hiểu tất cả lý do tai sao đoàn viên mình ngại 
tham gia hiến máu nhân đạo. Đây là bài tuyên truyền tôi tâm đắc nhất vì có sử dụng hình 
ảnh dùng hình ảnh sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, thị 
xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long và hình ảnh 1000 sinh viên hiến máu đã khơi gợi được lòng 
nhân đạo của con người, nêu được giá trị nhân văn của việc hiến máu. (xem Phụ Lục 1) 
12 
13 
Thành công thứ hai trong bài tuyên truyền là sử dụng được thông tin đáng tin cậy 
trên báo để nêu lên lợi ích của người tham gia hiến máu; chỉ ra được những đồng chí trong 
đơn vị tham gia hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn rất tốt. 
14 
Thành công thứ ba trong buổi nói chuyện này là đánh tan được nỗi lo sợ và kể cả sự 
hoài nghi của một vài đồng chí không dám hoặc không muốn tham gia hiến máu khi sử 
dụng phương pháp thảo luận: 
THÁO LUẬN: 
Câu hỏi: Tại sao thầy cô mình chưa mạnh dạn tham gia hiến máu nhân đạo? 
(Thường thì chỉ một vài thầy cô nói có bệnh không cho máu được còn lại là im lặng. Tuy 
nhiên trước buổi họp tôi đã có đi vận động “hành lang” và nắm được một số nguyên nhân. 
Do vậy tôi sẽ khéo léo nói một vài thầy cô trao đổi với tôi một số nguyên nhân sau: 
1. Thầy cô thấy Lo sợ (về mặt tâm lý) 
2. Thầy cô nghĩ Hiến máu có hại cho sức khỏe  dẫn chứng (có giáo viên trường đã hiến 
máu 08 lần) 
3. Có một người tâm sự tế nhị “chị ơi máu hiến nhân đạo nhưng vào bệnh viện thì người 
được truyền máu vẫn phải trả tiền là sao? 
Giải đáp: 
1. Thầy cô thấy Lo sợ (về mặt tâm lý)  thầy cô thấy các em sinh viên còn làm được không 
lẻ chúng ta làm được. Tôi cũng đã tham gia hiến máu rồi, cũng không có gì đáng sợ. Vì vậy, 
thầy cô hãy thử sức một lần để vượt qua bản thân xem sao! 
2. Thầy cô nghĩ Hiến máu có hại cho sức khỏe  Điều đó hoàn toàn vô lý như tôi đã dẫn 
lời bài báo cho thấy lợi ích của việc hiến máu rồi. Hơn nữa ngay tại trường mình có đồng 
chí Hiếu Hạnh đã hiến máu 8 lần vẫn khỏe mạnh. Hơn nữa các đồng chí hiến máu 3 lần trở 
lên khi bệnh cần truyền máu sẽ được miễn phí mà tôi hay nói vui là “Nợ máu phải trả bằng 
máu” 
3. Để trả lời cho câu hỏi thứ 3 này tôi đã liên hệ với anh chồng tôi hiện là bác sĩ ở 
Bệnh viên Quân Y 121 và anh giải thích “Vì để có 1 bịch máu truyền cho bệnh nhân thì 
phải mất rất nhiều chi phí: chi phí thuê người đi lấy, chi phí test – test viêm gan B, test 
HIV; chi phí mua bịt máu, kim tiêm và chi phí lưu trữ máu là rất tốn kém. Do đó số tiền 
15 
bệnh nhân phải trả khi truyền máu là bù vào những chi phí đó chứ nếu mua máu thì chi phí 
sẽ cao hơn rất nhiều. 
(Xem toàn bộ bài tuyên truyền ở Phụ Lục 1). 
Nhìn chung bài tuyên truyền đã sử dụng được phương pháp thuyết trình và giải trình 
câu hỏi theo hình thức vấn đáp, thông tin đáng tin cậy nên sau đó nhiều công đoàn viên đã 
tự nguyện tham gia hiến máu nhân đạo (xem Bảng 1.) 
Bảng 1. Thống kê chỉ tiêu và số lượng tự nguyện đăng ký Hiến máu. 
Năm 2015 2016 2017 2018 
Chỉ tiêu 05 05 05 05 
Tự nguyện 
đăng ký 
01 05 06 08 
Qua Bảng 1 ta có thể thấy được sau khi thực hiện tuyên truyền (năm 2016) thì số 
lượng đoàn viên tự nguyện hiến máu đã vượt so với chỉ tiêu đề ra. Sau khi tuyên truyền thì 
công đoàn viên cũng tự nguyện đăng ký đủ số lượng (trong đó có bản thân tôi). Về sau chắc 
có lẽ thấy bản thân tôi và các đoàn viên khác tham gia hiến máu vẫn khỏe mạnh đảm bảo 
công tác giảng dạy nên số lượng người tự nguyện càng tăng. Từ đó tôi rút ra một kinh 
nghiệm nữa là người làm công tác vận động phải là người gương mẫu thực hiện vấn đề đó 
thì sẽ thuyết phục người nghe tốt hơn. 
16 
Bài tuyên truyền này tôi cũng đã chọn làm bài thi thực hành khi tham gia khóa tập 
huấn Báo cáo viên tuyên truyền miệng do Huyện Ủy Phú Tân tổ chức năm 2018 và được 
đánh giá là bài tuyên truyền có sức thuyết phục nhất và được Ban giám khảo xếp loại 
XUẤT SẮC. 
Sản phẩm thứ 2 mà tôi áp dụng sáng kiến này là khi nói về gương những người phụ 
nữ tiêu biểu trong phong trào thi đua “02 giỏi” của nhà trường (năm học 2016 -2017). Tuy 
chỉ là một buổi tọa đàm ôn lại truyền thống nữ đoàn viên trong đơn vị nhân kỷ niệm ngày 
Quốc tế phụ nữ (8/3/2017) nhưng đó thật sự là 1 buổi tuyên truyền vận động nữ đoàn viên 
phát huy hơn nữa vai trò của mình trong phong trào thi đua “02 giỏi”. Bài nói chuyện này 
chủ yếu sử dụng phương pháp nêu gương – nêu những tấm gương của chị em trong trường 
17 
đạt nhiều thành tích trong công tác lãnh đạo, đoàn thể và dạy học (Xem Phụ Lục 2). Kết quả 
là phong trào thi đua “02 giỏi” đối với nữ đoàn viên trong đơn vị đã có nhiều khởi sắc. Số 
lượng nữ trong đơn vị đạt LĐTT, CSTĐ CS, HTXSNV ngày càng tăng và có 01 nữ đoàn 
viên đạt CSTĐ cấp tỉnh trong năm 2018. Đây là năm đầu tiên trường có được 02 CSTĐ cấp 
tỉnh và phụ nữ chiếm 50% trong số đó. 
Bảng 02. Thành tích thi đua của nữ đoàn viên trường THPT Nguyễn Chí Thanh 
Năm học 2016-2017 2017- 2018 
LĐTT 18/ 22 (82%) 21/21 (100%) 
CSTĐCS 3/7 (42,8%) 3/8 (37,5%) 
HTXSNV 03/22 (13, 6%) 
5/21 (23,8%) 
CSTĐ cấp tỉnh 00 01 
Sản phẩm thứ 3 mà tôi áp dụng những giải pháp này để làm công tác tuyên truyền 
cũng khá thành công đó là tổ chức nhóm tuyên truyền sức khỏe sinh sản vị thành niên và tư 
vấn tâm lý tình cảm cho nữ sinh của trường (thực hiện năm 2018). Hình thức hoạt động của 
nhóm là tuyên truyền cho học sinh hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên, tư vấn cho nữ 
sinh những vấn đề cần lưu ý đối với nữ sinh trong nhà trường và khi ra ngoài xã hội. Sau đó 
nhóm sẽ cho học sinh địa chỉ Facebook hoặc Zalo của các cô trong tổ tư vấn để khi các em 
cần trao đổi thì inbox (nhắn tin) để trao đổi. 
Về việc tổ chức một buổi tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên đối với nữ 
sinh toàn trường (426 học sinh) tôi cũng đã áp dụng một số kinh nghiệm trong sáng kiến 
này. Bài tuyên truyền này có nội dung được lấy từ Sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo 
dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn sinh học 11”của cô Võ 
18 
Hồng Trinh – giáo viên dạy môn sinh của trường (xem Phụ lục 3). Tôi thiết kế bài tuyên 
truyền này chủ yếu theo phương pháp vấn đáp vì tôi biết có một số vấn đề các em đã được 
học trên lớp. Dưới đây là những câu hỏi được đặt ra trong buổi tuyên truyền: 
Câu 1. TUỔI VỊ THÀNH NIÊN là gì ? 
Câu 2: TÌNH YÊU là gì? 
Câu 3. Tình yêu và tình dục có đồng nghĩa với nhau không? Em biết gì về TÌNH 
DỤC VÀ TÌNH DỤC AN TOÀN? 
Câu 4: Các em có biết mang thai ở tuổi vị thành niên có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe 
sinh sản như thế nào không? 
Câu 5. Như vậy các bạn có nên quan hệ tình dục trước hôn nhân không? (đa số các 
em đều cho là không tại sao?) 
Câu 6. Vậy nếu bạn nào không kiềm chế được thì các em đã biết có những biện pháp 
nào để tránh thai chưa?(cái này đa số các em đều biết 1 ít nhưng ngại không nói, giáo viên 
nói): 
Với cách đặt câu hỏi cho học sinh trả lời trước rồi người tuyên truyền dần dần giải 
thích thêm rất thu hút sự chú ý của học sinh. 
Hình ảnh học sinh chăm chú nghe tuyên truyền. 
19 
Đặc biệt thành công của bài tuyên truyền là nhờ lựa chọn đúng không gian tuyên 
truyền - trong hội trường - và chỉ có nữ sinh để dễ tâm tình với các em. Mặc dù nhóm tuyên 
truyền của chúng tôi (3 người – tôi, 01 giáo viên sinh học và 01 nhân viên y tế) phải mất 08 
buổi để tuyên truyền cho 08 nhóm nữ sinh vì hội trường khá hẹp nhưng kết quả thu được rất 
khả quan. 
Sau khi tuyên truyền tôi đã phát phiếu khảo sát ngẫu nhiên cho 350 học sinh và thu 
hồi được 308 phiếu (một số em bỏ mất hoặc quên mang theo). Khi được hỏi “Sau khi được 
tham gia tư vấn Sức khỏe sinh sản vị thành niên ở trường THPT Nguyễn Chí Thanh em cảm 
thấy những thông tin đó như thế nào?” (Câu 3 trong Phiếu thăm dò ý kiến – Phụ Lục 4), kết 
quả thu được như sau (xem Biểu 1): 
Biểu 1. Sự cần thiết của những thông tin được cung cấp. 
Qua Biểu 1 ta thấy có 193/308 (62,6%) học sinh cho rằng những thông tin này là rất 
cần thiết, 113/308 (36,6%) học sinh đồng ý rằng những thông tin đó là cần thiết, chỉ có 
2/308 (0.6%) học sinh cho rằng những thông tin này là không cần thiết . 
Bên cạnh đó khi được hỏi “Em có hài lòng với cách thức mà nhà trường mình đã tổ 
chức tuyên truyền không?” (Câu 4. trong Phiếu thăm dò ý kiến – Phụ Lục 4) các em đã trả 
lời như sau: 
20 
Biểu 2. Sự hài lòng với cách thức mà nhà trường đã tổ chức tuyên truyền. 
Qua Biểu 2 ta thấy có 91/308 (29,5%) học sinh cảm thấy rất hài lòng; 214/308 
(69,4%) học sinh cảm thấy hài lòng; chỉ có 3/308 (0.9%) học sinh cảm thấy không hài lòng. 
Nhìn chung qua phần trả lời của học sinh cho câu hỏi số 3 và 4 có thể chứng minh 
rằng buổi tuyên truyền đã đạt hiệu quả cao về nội dung với hơn 99,4 % học sinh cảm thấy 
những thông tin này là cần thiết và rất cần thiết. Bên cạnh đó hình thức nói chuyện riêng với 
từng nhóm nữ sinh trong hội trường được học sinh ủng hộ cao với tỉ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_to_chuc_mot_buoi_tuyen_tru.pdf