Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên áp dụng phương pháp dạy học theo dự án tại trường Mầm non CLC 20-10

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên áp dụng phương pháp dạy học theo dự án tại trường Mầm non CLC 20-10

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự

điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập

mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành,

thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.

Bên cạnh phương pháp dạy truyền thống, dạy học theo dự án là phương

pháp dạy nhằm bắt nhịp với xu thế hiện đại trong giáo dục để nâng cao năng lực

học tập của học sinh. Hiểu được nguyên lý dạy học theo dự án, giáo viên sẽ có

thêm cơ hội phát huy tính tích cực của học sinh, từ đó làm cho hoạt động dạy

học vừa phong phú vừa gắn bó với thực tiễn.

Thuật ngữ dự án được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự

thảo hay một kế hoạch. Khái niệm dự án từ lĩnh vực kinh tế đi vào lĩnh vực giáo

dục đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được

sử dụng như một phương pháp hay hình thức dạy học. Đầu thế kỷ 20, các nhà sư

phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp dự án và coi đó là một

phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy học sinh

làm trung tâm

pdf 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 2375Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên áp dụng phương pháp dạy học theo dự án tại trường Mầm non CLC 20-10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quốc Unis, các chuyên gia trong khu vực và thế giới. 
- Đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, tỉ lệ giáo viên có trình độ trên 
chuẩn, trình độ tiếng Anh, tin học cao (trên chuẩn: 100%, tiếng Anh: 83.6%, tin 
học: 95.1%), nhiều năm được thực hiện điểm Chương trình giáo dục mầm non 
cho Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hoàn Kiếm 
nên đội ngũ giáo viên nắm vững chương trình GDMN, có nhiều năm được tiếp 
cận với một số phương pháp dạy học tiên tiến nên chủ động, linh hoạt trong việc 
triển khai các hoạt động giáo dục. 
- Nhà trường luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện 
đại, học liệu để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh thực hiện các hoạt động 
học theo dự án. 
- 100% phụ huynh học sinh ủng hộ mục tiêu phát triển theo hướng hội 
nhập quốc tế của nhà trường, tích cực phối hợp với nhà trường trong các hoạt 
động chăm sóc, giáo dục trẻ. 
* Khó khăn: 
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mới được tiếp cận với phương pháp 
dạy học theo dự án nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, triển khai 
- Giáo viên còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn các vấn đề liên quan 
đến kiến thức và kỹ năng thực hiện ý tưởng để tổ chức các hoạt động cho trẻ sao 
cho phù hợp với khả năng của trẻ mầm non theo độ tuổi. 
 - Thời gian để giáo viên có cơ hội để nghiên cứu, bàn bạc, chia sẻ về 
chuyên môn, còn hạn chế. 
3. Các biện pháp đã tiến hành: 
 3.1. Tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phương pháp dạy học theo dự 
án 
 Để có đủ năng lực quản lý và chỉ đạo giáo viên áp dụng phương pháp dạy 
học theo dự án vào triển khai chương trình giáo dục thì đầu tiên người quản lý 
phải hiểu rõ ý nghĩ, vai trò của phương pháp dạy học theo dự án đối với chất 
lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ đồng thời nắm chắc các nguyên tắc, cách 
thức triển khai phương pháp dạy học theo sự án sao cho phù hợp với điều kiện 
thực tiễn, khả năng của giáo viên và năng lực của học sinh. 
 Để có đủ kiến thức, kỹ năng quản lý, triển khai phườn pháp dạy học theo 
dự án thì bản thân tôi đã tập trung nghiên cứu thật sâu Chương trình Giáo dục 
mầm non để xem xét thật kỹ lưỡng những vấn đề gì có thể điều chỉnh, cải tiến 
7 
theo cách tiếp cận mới. Phân tích mục tiêu, nội dung để trên cở sở đó lựa chọn 
nội dung, có thể áp dụng phương pháp dạy học theo dự án sao cho đáp ứng 
những yêu cầu đòi hỏi của Chương trình 
 Tôi đã tập trung nghiên cứu các tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy học 
theo dự án của các chuyên gia đến từ trường Unis, các chuyên gia Astrailia, Mỹ 
mà tôi đã được bồi dưỡng; Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi tọa đàm về lý 
thuyết và đặc biệt là các hoạt động thực hành. Tích cực đặt các câu hỏi về cách 
xây dựng kế hoạch, cách khai thác các vấn đề nảy sinh từ suy nghĩ của trẻ, các 
vấn đề, nội dung có thể xây dựng thành các dự án để dạy trẻ để các giảng viên 
giải thích, hướng dẫn đề từ đó tích lũy vốn hiều biết cho bản thân. 
 Tích cực tìm kiếm thông tin, tài liệu về phương pháp dạy học theo dự án 
trên hệ thống Internet. Tham khảo tài liệu các vận dụng phương pháp dạy học 
theo dự án vào thiết kế các hoạt động giáo dục của trường quốc tế Liên hợp quốc 
Unis. Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên, điều phối viên trường Unis đề có 
thêm kinh nghiệm triển khai trong chương trình giáo dục một cách phù hợp, hiệu 
quả. 
 Tham khảo các hình ảnh, các cách xây dựng môi trường hoạt động của 
các nước trên mạng xã hội; phân tích những nội dung xây dựng môi trường phù 
hợp với điều kiện thực tế của trưởng mình. Tải về thành một bộ tư liệu để tích 
lũy cho bản thân đồng thời làm nguồn tư liệu minh họa cho giáo viên tham khảo 
trong quá trình bồi dưỡng, triển khai cho đội ngũ giáo viên. 
 Với ý thức tích cực nghiên cứu, học hỏi như vậy, bản thân tôi nhận thấy 
đã tích lũy được một số kiến thức, kỹ năng nhất định để có thể chỉ đạo giáo viên 
tiến hành triển khai phương pháp dạy học theo dự án 
 3.2. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phương pháp dạy học theo dự án 
cho đội ngũ giáo viên 
Với mong muốn việc đổi mới đạt hiệu quả ngay từ khi thực hiện và duy 
trì tốt trong suốt quá trình triển khai và thực hiện, tôi đã đề xuất với Ban giám 
hiệu nhà trường nghiên cứu, lựa chọn cử các giáo viên tham gia học tập, tiếp cận 
phương pháp dạy học theo dự án tại trường quốc tế Liên hợp quốc Unis. Cân đối 
nguồn kinh phí, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tiếp cận với phương pháp 
dạy học theo dự án từ các chuyên gia nước ngoài hàng đầu về GDMN như: Tiến 
sĩ Maria chuyên gia giáo dục mầm non Australia, Tiến sĩ La Thị Thu Thủy, 
chuyên gia GDMN Hoa Kỳ bồi dưỡng, tập huấn cho 60 giáo viên (100% giáo 
viên) về phương pháp dạy học theo dự án. Từ đó giúp cho giáo viên mở rộng 
thêm kiến thức, kỹ năng sử dụng phương pháo dạy học theo dự án trong triển 
khai hoạt động giáo dục theo các độ tuổi. Tận dụng những kiến thức, hình ảnh 
8 
về dạy học theo dự án của các trường mầm non Singapore, trường Unis mà bản 
thân tôi được tận mắt chứng kiến và học hỏi để trao đổi, phân tích, chia sẻ với 
đội ngũ giáo viên cùng nhau thảo luận, đề xuất các phương án, cách thức có thể 
áp dụng theo điện kiện thực tế của từng lớp một cách phù hợp. 
Trong các buổi điều phối viên trường Unis về làm việc tại trường, tôi đã 
khuyến khích giáo viên tập trung học hỏi phương pháp dạy học theo dự án về 
cách tiếp cận trẻ nhằm phát huy năng lực cá nhân, cách tận dụng các vấn đề trẻ 
quan tâm để xây dựng các dự án. Lắng nghe những ý kiến góp ý, chia sẻ của 
giáo viên trường Unis sau mỗi lần về trường khảo sát để có thêm kinh nghiệm tổ 
chức, triển khai. 
Lựa chọn một số giáo viên đã được bồi dưỡng phương pháp dạy học theo 
dự án tại trường Unis, có khả năng nổi trội về nhận thức, kĩ năng, năng lực sư 
phạm vững vàng để thực hiện điểm. Ban giám hiệu và giáo viên chủ động bàn 
bạc, thống nhất ý tưởng xây dựng các dự án, hoạt động phù hợp với độ tuổi để 
triển khai thử nghiệm. Tổ chức cho giáo viên 100% các lớp thăm quan, kiến tập; 
tổ chức phân tích, rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn, từ đó thống nhất quan 
điểm và chủ động triển khai nhân rộng theo ý tưởng và nhu cầu hoạt động của 
từng lớp, phù hợp với mục tiêu giáo dục và yêu cầu của độ tuổi. Từ những kiến 
thức, kỹ năng được bồi dưỡng, giáo viên đã có kiến thức về phương pháo dạy 
học theo dự án, bước đầu có kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục theo dự án 
phù hợp với độ tuổi. Giáo viên đã có kỹ năng vận dụng, tích hợp các lĩnh vực 
khoa học, toán, công nghệ, chế tạo vào các hoạt động giáo dục một cách nhẹ 
nhàng. Lựa chọn những vấn đề gần gũi với trẻ mầm non để trẻ tìm hiểu, khám 
phá và sử dụng các vật liệu đơn giản để chế tạo ra những sản phẩm nhằm đáp 
ứng các ý tưởng sáng tạo của trẻ như: Dự án: Trường MN 20-10 trong tương lai, 
cái bàn, Robot, Con thỏ, Quả bí ngô, Ngôi nhà mơ ước, Gara ô tô, Hệ mặt trời 
 3.3. Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học theo dự 
án phù hợp độ tuổi. 
 Để có thể triển khai phương pháp dạy học theo dự án một cách phù hợp 
hiệu quả thì việc xây dựng kế hoạch thực hiện là một khâu hết sức quan trọng. 
Vậy làm thế nào để có kế hoạch thực hiện phù hợp, hiệu quả? Với câu hỏi đặt ra 
như vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên ở các khối, lớp tập trung 
nghiên cứu mục tiêu cần đạt ở các độ tuổi một cách kỹ lưỡng, khảo sát nhu cầu 
của trẻ. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ xây dựng nội dung khai thác các chủ đề, các 
dự án nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục hoặc các dự án xuất phát từ nhu cầu của 
trẻ hoặc các sự kiện ấn tượng đối với trẻ. 
9 
 Dựa trên tổng thời gian thực hiện chương trình theo qui định của Bộ Giáo 
dục đó là 35 tuần thực hiện, tôi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch thực 
hiện chương trình trên thời gian từ 32-33 tuần (tùy theo độ tuổi), sử dụng số tuần 
còn lại từ 2-3 tuần để tổ chức các dự án phát sinh theo sự kiện hoặc nhu cầu của 
trẻ. Với cách sử dụng thời gian trong xây dựng kế hoạch như vậy đã tạo điều 
kiện cho giáo viên có thể dễ dàng khai thác và triển khai các dự án như: 
 + Độ tuổi MG bé: Sau khi thực hiện chủ đề động vật, tìm hiểu về con thỏ. 
Trẻ có nhu cầu tìm hiểu “Ngôi nhà của thỏ như thế nào”? Giáo viên đã triển khai 
01 tuần dự án STEAM về làm nhà cho thỏ. Với dự án này giáo viên đã cho trẻ 
cơ hội khám phá khoa học về đặc điểm, kết cấu của một cái chuồng thỏ, tích hợp 
toán trong hình dạng của mái chuồng, vách chuồng, thiết kế mẫu chuồng, tìm 
vật liệu để chế tạo ra các kiểu chuồng bằng các vật liệu khác nhau, trang trí cho 
chuồng của thỏ... 
 + Độ tuổi MG nhỡ: Chủ đề chất liệu – Dự án: cái bàn, tầu thủy; Chủ đề 
thực vật – Dự án Quản bí ngô 
 + Độ tuổi MG lớn: Chủ đề môi trường – chế tạo Robot thu dọn rác thải; 
dự án Trường mầm non 20-10 trong tương lai, – sự kiện sinh nhật trường; Chủ 
đề Hiện trượng tự nhiên – dự án: Hệ mặt trời 
 Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch tổng thể trong một năm, tôi đã chỉ đạo 
và hướng dẫn giáo viên dự kiến một số dự án đưa vào kế hoạch giáo dục thông 
qua việc xây dựng kế hoạch. Từ việc giáo viên hiểu rõ cách dạy học theo dự án 
đã giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc lựa chọn các dự án dựa trên nhu cầu 
của trẻ hoặc một số sự kiện trẻ quan tâm một cách phù hợp với từng độ tuổi, phù 
hợp thời điểm trong khung thời gian thực hiện chương trình.. 
 Ví dụ: Dự kiến kế hoạch các chủ đề - Lứa tuổi MG nhỡ 
TT MG nhỡ 
CĐ/SK TGTH Nội dung khai thác 
1 Bản 
thân 
5 tuần - Bản thân bé (các giác quan) 
- Bạn bè của bé và cách ứng xử với bạn bè 
- Quyền và trách nhiệm của bé 
- Sự an toàn của bé ở nhà, ở trường 
- Các thành viên trong gia đình bé (tình cảm, công việc, 
nghề nghiệp) 
- SK: Tết Trung Thu 
2 Sự 
chuyển 
động 
4 tuần - Thế nào là sự chuyển động 
- Những gì có thể chuyển động 
- Làm thế nào để tạo ra sự chuyển động 
10 
- Các cách và các điều kiện khác nhau sẽ tạo ra sự 
chuyển động khác nhau 
- SK: Sinh nhật trƣờng 
3 Động 
vật 
4 tuần - Vòng đời của con vật 
- Điều kiện cần cho sự phát triển của con vật, mối liên 
hệ của chúng với môi trường sống 
- Vai trò của động vật đối với con người 
SK: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 
4 Chất 
liệu 
5 tuần - Tính chất của một số chất liệu 
- Chất liệu liên quan đến sản phẩm của một số nghề. 
- Sự thay đổi của các chất liệu 
- SK: Đón Noel – Chào năm mới 
5 Thực 
vật 
5 tuần - Vòng đời phát triển của cây 
- Sự nảy mầm của cây từ hạt 
- Vai trò của cây đối với đời sống con người 
- SK: Tết Nguyên Đán 
- SK: Ngày 8/3 
6 Nƣớc 
và 
HTTN 
4 tuần - Nước sạch, nước bẩn, nước ô nhiễm 
- Bảo vệ nguồn nước 
- Vòng tuần hoàn của nước 
- Ảnh hưởng của nước đối với cuộc sống (ích lợi, thiên 
tai) 
7 Những 
chuyến 
đi 
5 tuần - Những chuyến đi của bé (tên, địa danh) 
- Mục đích của những chuyến đi 
- Chuẩn bị cho những chuyến đi. 
- PTGT phù hợp với mỗi chuyến đi. 
- Ấn tượng về những chuyến đi (suy nghĩ và cảm xúc) 
- Một số loại hình nghệ thuật dân gian gần gũi của VN 
và các nước trong khu vực 
SK: Mừng SN Bác 
 Phát 
sinh 
3 tuần Thực hiện dự án phát sinh dựa trên nhu cầu của trẻ 
 Với cách xây dựng kế hoạch như vậy, giáo viên đã chủ động trong lựa 
chọn dự án, xác định mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, thiết kế các hoạt 
động đảm bảo phù hợp hợp với mục tiêu giáo dục, chủ động trong chuẩn bị 
nguồn tư liệu, học liệu nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ 
11 
và tạo cơ hội để trẻ có thể thỏa sức sáng tạo theo khả năng và nhu cầu của bản 
thân. 
 3.4. Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng và khai thác hiệu quả môi 
trường dạy học theo dự án 
 Việc bố trí, sắp xếp môi trường cho trẻ hoạt động theo dự án sao cho phù 
hợp với điều kiện diện tích của lớp là việc làm đầu tiên giáo viên cần phải quan 
tâm khi xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ. Bởi vì môi trường hoạt động 
của trẻ chỉ thực sự tốt khi trẻ có những không gian hoạt động phù hợp. Chính vì 
vậy, muốn bố trí được các góc hoạt động theo dự án phù hợp cho trẻ giáo viên 
cần phải quan sát đặc điểm, địa hình lớp học, dự kiến trước vị trí của góc để có 
cách bố trí các giá, kệ đặt vào vị trí các góc phù hợp. Khi đã có dự kiến vị trí các 
góc hoạt động giáo viên sẽ lựa chọn các giá để đồ dùng hoặc vách ngăn để tạo 
không gian riêng cho góc. Với đặc thù các lớp học của trường tôi có diện tích 
rộng, không gian thoáng cách tạo góc cần phải phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động 
vừa giúp trẻ có thể hoạt động độc lập song vẫn có thể dễ dàng mở rộng hoặc 
liên kết với các góc khác khi trẻ có nhu cầu mở rộng nội dung hoạt động giữa 
góc hoạt động này với các góc hoạt động khác. Với cách tạo góc như vậy sẽ 
giúp giáo viên có thể thay đổi vị trí góc hoạt động cho trẻ một cách dễ dàng hoặc 
kết nối các góc hoạt động với nhau một cách linh hoạt tùy thuộc theo nội dung 
hoạt động của nhóm nhỏ, nhóm lớn hoặc liên kết giữa các nhóm hoạt động. 
 Với các hoạt động học theo dự án luôn đòi hỏi một số thiết bị giúp trẻ có 
thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, kiến thức mà trẻ muốn thực hiện nên trong việc 
thiết kế góc cần quan tâm đến góc khám phá với một số thiết bị hiện bị như: 
Máy tính, bảng tương tác điện tử, loa, đài, máy ảnh, kính lúp, đèn chiếu, sách 
khoa học...song bên cạnh đó để trẻ có cơ hội tạo ra các sản phẩm dựa trên ý 
tưởng, kết quả trẻ tìm hiẻu được thì những thiết bị, nguyên vật liệu không thể 
thiếu được chính là các đa dạng các vật liệu thiên nhiên, vật liệu phế thải đảm 
bảo vệ sinh, an toàn. Từng loại đồ dùng, vật liệu được để riêng trên giá, được 
ghi ký hiệu bằng chữ và hình ảnh minh họa đồ dùng tương ứng trên mặt giá đảm 
bảo dễ thấy, dễ nhận ra. Trong quá trình hoạt động khi cần đến loại đồ dùng nào 
trẻ có thể tự ra giá để đồ dùng đó để dễ dàng tìm được đồ dùng mình cần sử 
dụng. Với cách sắp xếp như vậy dần hình thành cho trẻ thói quen chủ động lấy 
cất đồ dùng đúng nơi qui định, ý thức gọn gàng ngăn nắp và đặc biệt là thuận 
tiện khi trẻ có nhu cầu sử dụng. 
 Để có nhiều cơ hội cho trẻ tiếp cận học theo dự án tôi đã chỉ đạo giáo viên 
không chỉ khai thác môi trường trong lớp mà còn cần khai thác hiệu quả môi 
trường ngoài lớp để trẻ có thể có nhiều cơ hội trải nghiệm, sáng tạo như: thông 
12 
qua quan sát các hoạt động ở ngoài trời, giáo viên có thể cho trẻ phát hiện những 
vấn đề cần giải quyết trong thực tế. Ví dụ với dự án hệ mặt trời– MG lớn, khi trẻ 
ra noài trời quan sát ánh sáng mặt trời chiếu lên các vật, sự di chuyển của ánh 
sáng mặt trời... hay dự án Con thỏ - MG bé, trẻ được quan sát tìm hiểu ngay tại 
khu vực nuôi thỏ của nhà trường, tại đay trẻ được quan sát, khám phá kỹ đặc 
điểm, vận động, thức ăn của con thỏ, trải nghiệm cho thỏ ăn, quan sát chuồng 
thỏ và dưới sự gợi ý của giáo viên trẻ có thể có ý tưởng làm chuồng cho 
thỏ...Với ý tưởng đó giáo viên đã cho trẻ khám phá, trải nghiệm, thử nghiệm 
ngay tại sân trường khién cho hoạt động tìm hiểu của trẻ trở nên thú vị hơn, thực 
tế và gần gũi với cuộc sống xug quanh trẻ. Hay giáo viên đã tận dụng môi 
trường ở Không gian sáng tạo để kết nối giữa dự án ở trên lớp với chủ đề ở 
Không gian sáng tạo để trẻ được mở rộng cơ hội được tiếp cận với các kiến thức 
khoa học, các kỹ thuật chế tạo, các dụng cụ thiết bị đa dạng, hiện đại hơn và đặc 
biệt là một không gian sáng tạo mang tính chuyên nghiệp. Từ đó tạo cho trẻ 
hứng thú, niềm say mê với những ý tưởng sáng tạo không ngừng. 
 3.5. Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên triển khai dạy học theo dự án trong 
các hoạt động giáo dục. 
 Để có thể triển khai hiệu quả hoạt động dạy học theo dự án trong quá trình 
thực hiện chương trình giáo dục tôi đã cùng các đồng chí cán bộ tổ, giáo viên 
thực hiện bàn bạc để phân tích các giai đoạn thực hiện dự án từ bước gợi mở để 
nắm bắt nhu cầu, khả năng của trẻ thông qua hệ thống câu hỏi nhằm kích thích 
tư duy của trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ kinh nghiệm của bản thân. Gợi ý, giao 
nhiệm vụ để trẻ thu thập những thông tin để giải quyết những vấn đề cần tìm 
hiểu khám khá. Phân loại và mở rộng những thông tin phát sinh mà trẻ có nhu 
cầu tìm hiểu và cuối cùng tạo cơ hội để trẻ biến những vấn đề tìm hiểu được 
thành hành động và suy nghĩ của bản thân một cách tích cực. Để tạo cơ hội cho 
trẻ thực hiện tốt các giai đoạn của dự án thì giáo viên cần phải chủ động tìm 
kiếm các kiến thức, thông tin liên quan đến dự án phù hợp để tổ chức các hoạt 
động cho trẻ. Chuẩn bị đầy đủ, đa dạng học liệu, nguyên vật liệu để trẻ có thể 
lựa chọn trong quá trình chế tạo. 
 Quá trình tổ chức các hoạt động của dự án được giáo viên quan tâm, chú 
trọng đó là phương pháp khơi gợi để trẻ phát hiện hoặc nảy ra những vấn đề cần 
giải quyết hoặc mong muốn thay đổi, sáng tạo. Để làm được điều đó giáo viên 
cần chuẩn bị những hệ thống câu hỏi khác nhau dựa trên qui trình xây dựng một 
dự án 
Tập trung vào những câu hỏi khơi gợi ý tưởng của trẻ: Con biết gì về Hệ 
mặt trời? Có cách nào để biết về nó? Có cách nào để có một thiết bị thay thế 
13 
con người thu dọn được nhiều rác thải? Làm thế nào để có thể tưới được nhiều 
cây cùng một lúc? Có cách nào để tạo ra được con thuyền có thể nổi được trên 
mặt nước?... 
Khi cô và trẻ đã có những ý tưởng nảy sinh cần giải quyết thì giáo viên 
cần phải nghiên cứu kĩ những yếu tố khoa học cần cho trẻ tìm hiểu và khám 
phá để giúp trẻ tìm hiểu nguyên lý khoa học của vấn đề như: sự chuyển động 
của nước (chảy từ trên cao xuống); một ngôi nhà có thể đứng vững được cần có 
các cột trụ, các vách, và phải cân bằngTừ đó giáo viên tổ chức cho trẻ tham 
gia các hoạt động quan sát, trao đổi trải nghiệm, thử nghiệm, thí nghiệm để 
khám phá các yếu tố khoa học mà trẻ cần tìm hiểu. 
Từ những kiến thức trẻ có về nội dung dự án, giáo viên có thể cho tất cả 
trẻ cùng tìm hiểu và giải quyết song cũng có thể chia trẻ thành từng nhóm 
“nghiên cứu” tìm hiều về những nội dung nhỏ trong dự án Từ đó giúo trẻ có kỹ 
năng tìm hiểu khám phá độc lập những nội dung trẻ quan tâm. Trên kết quả của 
từng nhóm, giáo viên có thể sử dụng kết quả tìm hiểu của từng nhóm đẻ giúo 
trẻ có kiến thức, kỹ năng tổng thể về vấn đề chung cần quan tâm về dự án 
chung của lớp. Đây là phương thức giúp trẻ hình thành kỹ năng tư duy độc lập, 
kỹ năng tự học, tự tìm kiếm thống tin, kỹ năng hợp tác và tổng hợp kiến thức 
thông qua kiến thức, sản phẩm của tập thể. Trong quá trình thực hiện dự án, 
giáo viên sẽ tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ tạo ra những sản phẩm tái hiện lại kết 
quả của quá trình tìm hiểu bằng các cách khác nhau dựa trên khả năng và hiểu 
biết của trẻ. Gợi ý cho trẻ thử nghiệm bằng các cách và các vật liệu khác nhau, 
gợi ý trẻ so sánh những kết quả, sản phẩm làm ra với những dự đoán, suy luận, 
thử nghiệm ban đầu của trẻ. Để tự trẻ đánh giá chất lượng sản phẩm mình tạo 
ra, giới thiệu với bạn và cô giáo cách thức tạo ra sản phẩm hoặc nguyên nhân 
nếu sản phẩm không đạt được yêu cầu và mục đích ban đầu của trẻ. Giáo viên 
khuyến khích trẻ điều chỉnh két quả của mình để có thể tạo nên một sản phẩm 
hoàn chỉnh theo ý định của trẻ. Với các tổ chức như vậy, giáo viên đã tạo cơ 
hội cho trẻ tự học, tự tìm kiếm kiến thức, hình thành một số kỹ năng tư duy, 
khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết những vấn đề nảy sinh xung quanh trẻ 
và quyết tâm thực hiện mục đích đến cùng. Đây cũng là những tố chất vô cùng 
quan trọng mà trẻ cần có được trong quá trình học tập ở những bậc học tiếp 
theo. 
Trong mỗi hoạt động dạy học theo dự án giáo viên không nên khống chế 
thời gian thực hiện và hoàn thành sản phẩm, không quá đề ra áp lực kết quả cần 
đạt đối với trẻ, mà có thể tiếp tục tạo cơ hội cho trẻ hoạt động ở những hoạt 
động tiếp theo tùy theo khả năng, nhu cầu hứng thú của trẻ từ đó giúp trẻ có thể 
14 
thể chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện song vẫn đem lại hiệu quả đối với 
trẻ. 
 3.6. Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh học 
sinh. 
 Chất lượng các hoạt động học theo dự án chỉ thực sự đạt kết quả tốt khi có 
sự tác động một cách đồng bộ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh. Chính vì vậy, 
tôi chỉ đạo giáo viên tăng cường công tác tuyên truyền về đổi mới trong 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_ap_dung.pdf