Sáng kiến kinh nghiệm Kiểm tra học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm ở môn Tin học

Sáng kiến kinh nghiệm Kiểm tra học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm ở môn Tin học

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá

trình dạy học. Đó là quá trình thu nhập, phân tích và xử lý thông tin về kiến thức, kỹ

năng thái độ của học sinh theo mục tiêu của môn học.

Mục đích của việc kiểm tra đánh giá là xác nhận kết quả học tập của học sinh

tiểu học ở các môn học nói chung, môn tin học nói riêng và cung cấp những thông tin

chính xác về quá trình dạy tin học ở tiểu học cho ban giám hiệu, cho cán bộ quản lý,

giáo viên môn tin học để có những điều chỉnh tác động kịp thời tới quá trình dạy học

môn tin học nhằm nâng cao chất lượng của học sinh.

Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay mang tính

khách quan là phương pháp trắc nghiệm. Đối với bộ môn tin học nói riêng, hình thức

kiểm tra trắc nghiệm được thiết kế trên phần mềm Powerpoint sẽ giúp các em vừa có

thể kiểm tra kiến thức vừa tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, nâng cao tinh thần

đoàn kết

Qua quá trình nghiên cứu tôi đã chọn đề tài “ kiểm tra học sinh bằng câu hỏi trắc

nghiệm ở môn tin học” Nhằm giúp các em có một buổi học thật là lýthú và bổ ích.

pdf 9 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1507Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kiểm tra học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm ở môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 KIỂM TRA HỌC SINH BẰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Ở MÔN 
TIN HỌC 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá 
trình dạy học. Đó là quá trình thu nhập, phân tích và xử lý thông tin về kiến thức, kỹ 
năng thái độ của học sinh theo mục tiêu của môn học. 
Mục đích của việc kiểm tra đánh giá là xác nhận kết quả học tập của học sinh 
tiểu học ở các môn học nói chung, môn tin học nói riêng và cung cấp những thông tin 
chính xác về quá trình dạy tin học ở tiểu học cho ban giám hiệu, cho cán bộ quản lý, 
giáo viên môn tin học để có những điều chỉnh tác động kịp thời tới quá trình dạy học 
môn tin học nhằm nâng cao chất lượng của học sinh. 
Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay mang tính 
khách quan là phương pháp trắc nghiệm. Đối với bộ môn tin học nói riêng, hình thức 
kiểm tra trắc nghiệm được thiết kế trên phần mềm Powerpoint sẽ giúp các em vừa có 
thể kiểm tra kiến thức vừa tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, nâng cao tinh thần 
đoàn kết 
Qua quá trình nghiên cứu tôi đã chọn đề tài “ kiểm tra học sinh bằng câu hỏi trắc 
nghiệm ở môn tin học” Nhằm giúp các em có một buổi học thật là lýthú và bổ ích. 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lý luận 
- Giáo viên là người chủ động và trực tiếp đánh giá học sinh bằng nhiều hình 
thức mà đa phần là sử dụng các bài kiểm tra dưới dạng tự luận. 
- Dạng câu hỏi tự luận học sinh có thể diễn đạt tư tưởng kiến thức và kinh 
nghiệm học tập đã có. Giáo viên có thể đo lường khả năng suy luận như sắp xếp ý 
tưởng, suy diễn, so sánh phân biệt. Khuyến khích học sinh sắp đặt và diễn đạt ý tưởng 
một cách hiệu quả. Học sinh có thể học tủ, học lệch. 
- Một bài kiểm tra tự luận giáo viên chỉ cần ra đề ít câu nên việc ra đề chiếm ít 
thời gian. Còn học sinh khi làm kiểm tra tự luận thì phải chuẩn bị giấy kiểm tra sau đó 
chép đề và phải suy nghĩ để viết câu trả lời vào giấy vì thế mất khá nhiều thời gian khi 
làm bài kiểm tra tự luận. 
- Khi đánh giá kết quả học tin học của học sinh tiểu học ở dạng các câu hỏi này 
thì phạm vi đánh giá và nội dung kiểm tra sẽ hẹp, không bao quát được toàn bộ kiến 
thức học tập môn tin học trong một chương, một kỳ, hay một năm học. Do vậy độ tin 
cậy ở kết quả không cao, các câu trả lời thường rất dài, tốn thời gian. 
- Đề thi hoặc các bài kiểm tra môn tin học của học sinh tiểu học đa số là do ban 
giám hiệu, cán bộ quản lý hoặc giáo viên môn tin học ra đề, mà người ra đề thường ít 
nhiều mang màu sắc chủ quan của bản thân. Không có sự trao đổi thấu đáo giữa người 
ra đề và giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tin học. Vì vậy nếu người dạy có tư tưởng 
đối phó với vấn đề chất lượng thì việc tìm hiểu cách thức ra đề, màu sắc chủ quan của 
người ra đề rồi dạy học sinh theo hướng đó là điều rất dễ xảy ra, chất lượng phụ thuộc 
vào kỹ năng người chấm bài. 
 2
- Các đề thi dưới dạng bài tự luận thường mất nhiều thời gian để chấm bài. Vì 
vậy việc chữa bài kiểm tra ngay cho học sinh cũng không tốn ít thời gian. 
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 
- Đánh giá kết quả học tập môn tin học của học sinh là một nhiệm vụ của giáo 
viên giảng dạy môn tin học mà trong đó học sinh có thể tham gia vào việc đánh giá, có 
thể xác định mình đạt được kết quả học tập ở mức độ nào. Vì vậy việc lựa chọn 
phương pháp đánh giá cho phù hợp và khách quan là việc cần thiết mà mỗi giáo viên 
nên làm. 
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tin học của học sinh phải đảm bảo được tính 
toàn diện, tức là kiểm tra được hết các nội dung mà các em được học. Phải đảm bảo 
được tính chính xác, tính lượng hoá cao. Nghĩa là việc kiểm tra đánh giá phải xây 
dựng được các chỉ số đáng tin cậy, cho phép đánh giá có thể đo được, đếm được, quan 
sát được, có thể xác định được bằng con số cụ thể. 
- Việc ra đề dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ: 
+ Từ đơn giản đến phức tạp : 
+ Nhận biết, ghi nhớ tri thức ; 
+ Thông hiểu, lí giải ; 
+ Vận dụng ; 
+ Phân tích ; 
+ Tổng hợp ; 
+ Đánh giá, nhận xét. 
- Việc đánh giá phải đảm bảo tính khách quan trên hai mặt: Nội dung đánh giá 
khách quan (không dựa trên màu sắc chủ quan của người ra đề). Phải căn cứ vào 
chương trình và trình độ của các em học sinh tiểu học. Mặt khác công việc chấm điểm 
và thu nhập kết quả đánh giá phải khách quan thể hiện ở chổ: Điểm chấm của bài 
kiểm tra phải chính xác, không bị thiên kiến chủ quan của người chấm làm cho sai 
lệch. 
- Trong số các phương pháp đưa ra để đánh giá kết quả học tập môn tin học của 
học sinh như phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp kiểm tra tự 
luận thì phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan là có thể đáp ứng được những 
yêu cầu đặt ra trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
 Trắc nghiệm khách quan là cách gọi tên trắc nghiệm dựa vào thuộc tính cơ 
bản của nó là tính khách quan trong chấm điểm. Trắc nghiệm khách quan được chấm 
điểm bằng cách đếm số lần mà học sinh lựa chọn được câu trả lời đúng trên tổng số 
câu hỏi rồi quy về thang điểm 10. Như vậy kết quả chấm điểm của trắc nghiệm khách 
quan không phụ thuộc vào người đánh giá. Đó chính là tính khách quan trong chấm 
điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan. 
 Trắc nghiệm khách quan bao gồm số lượng câu hỏi nhiều. Người ra đề có thể 
ra nhiều dạng câu hỏi. Có 4 hình thức trắc nghiệm cơ bản được sử dụng: 
1/ Một câu hỏi yêu cầu xác định đúng - sai (đối với câu hỏi đúng sai). 
Ví dụ: Điền Đ vào ô vuông câu đúng nghĩa hoặc S vào ô vuông câu sai nghĩa. 
 3
A) Máy tính giúp em học làm toán, học vẽ.  
B) Máy tính giúp em liên lạc với bạn bè.  
C) Có nhiều loại máy tính khác nhau.  
D) Em không thể chơi trò chơi trên máy tính.  
2/ Một câu hỏi yêu cầu lựa chọn phương án trả lời thích hợp. 
 Trường hợp chọn phương án đúng 
Ví dụ: Trong phần mềm Paint, để tô màu ta chọn biểu tượng : 
A) B) 
C) D) 
 Trường hợp chọn phương án đúng 
Ví dụ: Em hãy chọn câu sai nghĩa 
A) Máy tính giúp em học làm toán, học vẽ. 
B) Máy tính giúp em liên lạc với bạn bè. 
C) Có nhiều loại máy tính khác nhau. 
D) Em không thể chơi trò chơi trên máy tính. 
3/ Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (ghép đôi) : Với hai nhóm đối tượng đã cho, 
phải ghép nối một đối tượng của nhóm thứ nhất với một đối tượng của nhóm thứ hai 
thỏa mãn yêu cầu của bài. 
Ví dụ: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp với nội dung: 
 A B 
4/ Hay yêu cầu học sinh lựa chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ còn thiếu 
(dạng câu hỏi điền khuyết). 
Ví dụ: Điền từ thích hợp vào chỗ trống () để được câu hoàn chỉnh. 
A) Màn hình máy tính có cấu tạo và hình dạng giống như 
B) Người ta coi.là bộ não của máy tính. 
C) Kết quả hoạt động của máy tính hiện ra trên 
D) Em điều khiển máy tính bằng... 
- Câu hỏi phải xác định rõ độ khó (dự đoán được tỷ lệ học sinh trả lời đúng để 
lựa chọn và sắp xếp thứ tự câu hỏi cho phù hợp với đối tượng học sinh). 
Biểu tượng dùng để gõ chữ vào máy tính. 
Chuột máy tính 
Màn hình 
là những hình vẽ nhỏ trên màn hình nền của 
máy tính. tính. 
giúp em điều khiển máy tính được nhanh 
chóng và thuận tiện. 
cho biết kết quả hoạt động của máy tính. Bàn phím 
 4
 Tính độ khó của câu trả lời bằng cách: 
 Số học sinh làm đúng 
 D= x 100% 
 Tổng số học sinh làm bài 
 Nếu đạt 70% 100% : câu hỏi dễ. 
 Nếu đạt 30% 70% : câu hỏi vừa. 
 Nếu dưới 30% : câu hỏi khó. 
 - Cần nắm được độ khó để điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với từng loại đối 
tượng học sinh. 
 - Câu hỏi phải có khả năng phân loại được trình độ của học sinh theo nhóm 
giỏi - khá - kém. 
 Với những nhận thức và phương pháp trắc nghiệm khách quan trong đánh giá 
môn tin học đối với học sinh tiểu học như vậy. Bản thân tôi đã lựa chọn phương pháp 
trắc nghiệm khách quan áp dụng vào tiết học Ôn tập chương I môn tin học lớp 3. 
TIẾT HỌC MINH HỌA 
Tuần: 6 
ÔN TẬP CHƯƠNG I 
I. MỤC TIÊU: 
 HS nắm vững kiến thức đã được học ở những bài trước. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, phòng máy. 
- Học sinh: Sách giáo khoa. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
I. Ổn định lớp (1’) 
II. Bài mới 
1. Giới thiệu bài mới (1’) 
Bài : Ôn tập chương I - Tiết 11 
2. Phát triển bài (25 – 30’) 
Hoạt động 1: Ôn tập những kiến thức đã học (20’) 
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học: 
- Nêu các bộ phận chính của máy tính để bàn. Bộ 
phận nào quan trọng nhất. 
- Máy tính hoạt động được là nhờ có bộ phận gì? 
Bộ phận đó nằm ở đâu? 
- Kể tên ba dạng thông tin thường gặp. 
- Kể tên các hàng phím trên khu vực chính của 
bàn phím. 
- Nêu các thao tác sử dụng chuột. 
- Mạng máy tính là gì? Các máy tính trong mạng 
có thể trao đổi thông tin với nhau được không? 
GV: Nhận xét 
Hoạt động 2: Kiểm tra những kiến thức đã học (10’) 
Lớp trưởng báo cáo sĩ số 
HS khác lắng nghe 
HS: Trả lời. 
HS khác lắng nghe 
 5
GV: Sử dụng các câu hỏi sau đưa vào trò chơi 
“Chiếc nón kì diệu” 
Câu 1: Bộ phận chính của máy tính để bàn gồm có: 
A. Thân máy tính, chuột 
B. Thân máy tính, bàn phím, chuột 
C. Màn hình, bàn phím, chuột 
D. Màn hình, thân máy tính, bàn phím, chuột. 
Câu 2: Bộ phận nào giúp em điều khiển máy tính 
được nhanh chóng và thuận tiện? 
A. Màn hình 
B. Chuột 
C. Thân máy tính 
D. Bàn phím 
Câu 3: Máy tính giúp em làm được những gì? 
A. Giúp em làm toán, học vẽ 
B. Giúp em liên lạc với bạn bè 
C. Giúp em chơi trò chơi, nghe nhạc giải trí 
D. Tất cả ý trên đều đúng. 
Câu 4: Kết quả hoạt động của máy tính hiện ra ở 
đâu? 
A. Màn hình 
B. Thân máy tính 
C. Chuột 
D. Bàn phím 
Câu 5: Khi xem truyện tranh em nhận được thông tin 
dạng gì? 
B. Văn bản và âm thanh 
C. Hình ảnh và âm thanh 
D. Văn bản và hình ảnh 
E. Hình ảnh 
Câu 6: Hai phím có gai trên bàn phím có tên là gì? 
A. I, J 
B. F, J 
C. E, J 
D. I, E 
Câu 7: Tên của hàng phím dưới đây là gì? 
A. Hàng phím cơ sở 
B. Hàng phím trên 
C. Hàng phím dưới 
D. Hàng phím chứa dấu cách 
Câu 8: Khi xem phim hoạt hình em nhận được thông 
tin dạng gì? 
A. Văn bản và âm thanh 
B. Hình ảnh và âm thanh 
 6
C. Văn bản và hình ảnh 
D. Hình ảnh 
Câu 9: Các phím Q W E R T Y nằm trên hàng phím 
nào của bàn phím? 
A. Hàng phím cơ sở 
B. Hàng phím trên 
C. Hàng phím dưới 
D. Hàng phím chứa dấu cách 
Câu 10: Nếu thường nhìn gần màn hình, em dễ bị 
mắc bệnh gì? 
A. Ho 
B. Sổ mũi 
C. Cận thị 
D. Nhức đầu 
GV: Điều khiển trò chơi “Chiếc nón kì diệu” 
 Hình thức tổ chức trò chơi: 
 Giáo viên: là người điều khiển toàn bộ 
trò chơi. 
- Mỗi câu hỏi là một lượt chơi. 
- Nếu ai trả lời sai đáp án thì sẽ bị mất lượt chơi 
tiếp theo. 
- Trả lời đúng thì sẽ được chơi tiếp lượt mới. 
Chơi cho tới hết các câu hỏi trong trò chơi. Những ai 
còn lại sau khi trả lời đúng câu hỏi cuối cùng của 
lượt chơi cuối thì sẽ là những người chiến thắng. 
GV: Tuyên dương những HS trả lời đúng tất cả các 
câu hỏi khi tham gia trò chơi. 
III. Củng cố - dặn dò (3’) 
GV: Về nhà ôn lại những kiến thức đã học để chuẩn 
bị tiết sau kiểm tra chương I. 
GV: Nhận xét tiết học. 
 Học sinh: là người 
tham gia trò chơi. 
- Học sinh trả lời câu hỏi 
bằng cách ghi phương án 
trả lời lên bảng con từ khi 
trò chơi tính thời gian 
trong vòng 10 giây. Khi 
hết thời gian, học sinh sẽ 
giơ bảng lên cho giáo 
viên kiểm tra kết quả và 
đối chiếu với phương án 
xuất hiện. 
- HS giải thích. 
HS: Lắng nghe. 
 Ghi nhận sau tiết học 
.................................................................................................................................. 
.................................................................................................................................. 
.................................................................................................................................. 
.................................................................................................................................. 
- Giáo viên bám sát các dạng bài tập trong sách giáo khoa nên học sinh 
nắm vững bài học. 
- Giáo viên ghi nhận điểm. 
 7
 Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan được thiết kế thành trò chơi với âm thanh 
và hình ảnh sống động từ phần mềm Powerpoint trong Microsoft Office. 
1 
Click chuột để sang Slide 2 
2 
Chọn Play để vào chương trình 
3 
Chọn Start để bắt đầu xoay nón xuất 
hiện số ngẫu nhiên 
4 
Ví dụ trúng số 8 thì ta nhấp vào ô số 8 
5 
Câu hỏi số 8 xuất hiện, nhấp vào ô số 8 
lần thứ 2 
6 
Phần lựa chọn các phương án xuất 
hiện 
 8
7 
Nhấp vào ô thời gian để bắt đầu tính 
thời gian trả lời. Thời gian bắt đầu từ 0 
đến 10 giây 
8 
Sau 10 giây sẽ thông báo hết giờ 
9 
Nhấp vào ô số 8 lần 3 thì xuất hiện đáp 
án 
10 
Nhấp vào ô số 8 lần 4 đáp án biến mất 
11 
Nhấp vào ô số 8 lần 5 thì cả câu hỏi và 
phương án trả lời biến mất 
12 
Để chơi lượt mới thì nhấp vào Start 
bắt đầu xoay nón xuất hiện số ngẫu 
nhiên tiếp theo 
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
 9
- Kiểm tra, khảo sát được số lượng lớn học sinh. 
- Kiểm tra kiến thức của học sinh ở cấp độ nhớ, hiểu một cách hữu hiệu. 
- Kiểm tra đánh giá được phạm vi kiến thức tương đối lớn, lượng câu hỏi lớn, 
bao quát khắp nội dung chương trình sẽ làm tăng độ tin cậy của kết quả đánh giá. 
- Ngăn ngừa học sinh học tủ. 
- Học sinh hứng thú tham gia vào tiết học, tiết ôn tập. Tạo không khí học tập sôi 
nổi, tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết Các tiết kiểm tra không còn nặng nề. 
 Bảng tổng hợp chất lượng môn tin học 
Phân loại học 
sinh 
Trước khi thực 
hiện đề tài 
Sau khi thực 
hiện đề tài 
Nhận xét 
Giỏi 18% 32% Tăng 14% 
Khá 40% 56% Tăng 16% 
Trung bình 32% 12% Giảm 20% 
Yếu 10% 0% Giảm 10% 
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
 Khuyến nghị áp dụng 
- Nếu giáo viên sử dụng thường xuyên phương pháp này sẽ khuyến khích học 
sinh học bao quát cả chương trình, tích nhiều kiến thức, tránh học tủ, học lệch. 
- Ngoài ra giáo viên có thể áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm vào nhiều 
thời điểm khác nhau hoặc trong nhiều hoạt động khác nhau như là kiểm tra miệng, 
kiểm tra kiến thức từng hoạt động, củng cố bài học, mà lại tốn ít thời gian. 
- Công việc chấm điểm sẽ nhanh chóng, tính chính xác cao và mang tính công 
bằng. Không chỉ mình giáo viên chấm điểm mà tự các em cũng chấm được theo đáp 
án giáo viên đưa ra hoặc chấm chéo theo nhóm 
 Những đề xuất 
- Tăng cường trang thiết bị dạy học: Đủ số lượng trong đó có cả dự phòng để 
thay thế, đảm bảo chất lượng, hiện đại hoá. Sửa chữa, bổ sung kịp thời những thiết 
bị bị hỏng. 
- Đầu tư thêm trang thiết bị công nghệ thông tin. 
- Quan tâm hơn đến tâm lý học lứa tuổi, giới tính từ đó có những điều chỉnh 
phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học. 
- Giáo viên cần tích cực nghiên cứu, biết khai thác và ứng dụng công nghệ 
thông tin có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy. 
- Bồi dưỡng thêm kiến thức tin học và ngoại ngữ. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_kiem_tra_hoc_sinh_bang_cau_hoi_trac_ng.pdf