Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục một số lỗi khi viết công thức hóa học, lập phương trình hóa học cho học sinh lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục một số lỗi khi viết công thức hóa học, lập phương trình hóa học cho học sinh lớp 8

 * Để có thể lập được một phương trình hóa học, học sinh cần viết đúng phương trình hóa học dạng chữ. Từ phương trình hóa học dạng chữ thay tên các chất bằng công thức hóa học được sơ đồ phản ứng, từ đó cân bằng phương trình hóa học.

 Tuy nhiên trong quá trình lập phương trình hóa học, học sinh thường vướng mắc ở một số vấn đề sau:

 - Học sinh thường không xác định được chất tham gia phản ứng (chất ban đầu) hay chất tạo thành sau phản ứng (sản phẩm) nên không viết được phương trình hóa học xảy ra.

 - Học sinh không biết bắt đầu cân bằng từ nguyên tử nguyên tố nào, làm sao để tìm được hệ số, mỗi dạng bài có cách cân bằng như thế nào.

 

doc 17 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 4649Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục một số lỗi khi viết công thức hóa học, lập phương trình hóa học cho học sinh lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a học là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu về các chất, sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng. Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy cần học tốt môn hóa học để vận dụng thành thạo các kiến thức vào thực tiễn.
 Để học tốt học sinh cần phải làm tốt các bài tập hóa học, nắm vững cách lập CTHH, viết PTHH và cân bằng PTPƯ. Đây là một số yêu cầu cơ bản mà học sinh cần phải đạt được.
 	 Tuy nhiên, vì mới tiếp xúc với môn học này, nên phần lớn học sinh lớp 8 còn chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa lĩnh hội tốt các kiến thức của bộ môn vì vậy còn mắc nhiều sai sót. Đặc biệt khi làm bài tập Hóa học học sinh còn chưa thuộc kí hiệu các nguyên tố, không xác định được CTHH của chất, không xác định được chất tham gia phản ứng, chất sản phẩm, không viết và cân bằng được PTHH
- Qua các năm dạy Hóa Học 8, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn cho học sinh viết CTHH các chất, rèn luyện kỹ năng viết và cân bằng phương trình hóa học.
- Khi cân bằng phương trình hóa học việc viết đúng công thức hóa học là rất quan trọng. Các em học sinh hay viết sai công thức hóa học dẫn đến các em cân bằng sai các phương trình hóa học. 
- Học sinh chưa quen cách lập, cân bằng phương trình hóa học nên còn mơ hồ và luôn nghĩ lập phương trình hóa học là khó. Các em chưa có kỹ năng cân bằng phương trình hóa học để áp dụng làm các dạng bài tập có liên quan.
 - Tôi tiến hành khảo sát thực tế học sinh khối 8 với bài kiểm tra sau: 
 A. Trắc nghiệm: 
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án đúng nhất: (5đ)
 1. Công thức hóa học của hợp chất có phân tử gồm 1Cu, 1S, 4O là:
	 a. CuSO4	b. CuSo4	c. CuS2O4	d. Cu2SO4
 	 2. Phương trình hóa học nào dưới đây viết đúng?
 	 a. K + O2 K2O	b. 2K + O2 K2O
 c. 4K + O2 2K2O	c. K + O2 2K2O
 	 3. Cho phản ứng sau: Fe + 2HCl à FeCl2 + H2. Chất tham gia phản ứng là:
 a. Fe, FeCl2	b. Fe, HCl	c. FeCl2, H2	d. Fe, H2
 4. Công thức hóa học nào dưới đây viết sa?
 a. FeSO4	 b. Zncl2	c. Na2O	d. H2O
 5. Cho phản ứng hóa học sau: 2Mg + O2 à a MgO. Hãy xác định hệ số a.
 a. a = 4	 b. a =3 	c. a = 2	d. a = 1
 B. Tự luận:
	 Câu 1: (2đ) Lập công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi:
 	a. Fe ( III) và Cl ( I) 	b. Ca (II) và (PO4) (III)
	 Câu 2: (3đ) Chọn hệ số thích hợp và lập PTHH cho các sơ đồ dưới đây:
	a. P + O2 --- > P2O5
	b. Na2O + HCl --- > NaCl + H2O
	c. P2O5 + H2O --- > H3PO4
	d. CuSO4 + NaOH --- > Cu(OH)2 + Na2SO4
 	e. KClO3 --- > KCl + O2 
Đáp án: 
A. Trắc nghiệm: Mỗi từ điền đúng được 1 đ.
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
a
c
b
b
a
 B. Tự luận:
	 Câu 1: (2đ) Lập công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi:
 	a. Fe ( III) và Cl ( I) 	
	 	FexCly 	
	Theo QTHT:	 x.III = y.I	 	0,5đ
	 ó x/y = I/ III = 1/3
 	Vậy x = 1; y = 3. Công thức hợp chất: FeCl3 	0,5đ
	b. Ca (II) và (PO4) (III)
	Cax(PO4)y 
 	 Theo QTHT:	 x.II = y.III	0,5đ
	 ó x/y = III/ II = 3/2
	Vậy x = 3; y = 2. Công thức hợp chất: Ca3(PO4)2	0,5đ
 Câu 2: (3đ) Mỗi phương trình phản ứng cân bằng đúng được 0,5đ.
	a. 4P + 5O2 2P2O5
	b. Na2O + HCl à 2NaCl + H2O
	c. P2O5 + 3H2O à> 2H3PO4
	d. CuSO4 + 2NaOH à Cu(OH)2 + Na2SO4
 	e. 2KClO3 2KCl + 3O2 
	f. Fe2O3 + 3H2SO4 à Fe2(SO4)3 + 3H2O
Kết quả khảo sát thu được như sau:
Năm học
Lớp
Kĩ năng viết, lập PTHH, cân bằng PTPƯ
Loại yếu
Loại TB
Loại Khá
Loại Giỏi
2009 – 2010
Khi chưa
áp dụng SKKN
 8
 21,5%
 45%
 27%
 6,5%
 Để góp phần làm đơn giản hoá các khó khăn đó, tôi đã tìm hiểu và lựa chọn một số phương pháp giúp các em khắc phục một số lỗi thường gặp khi lập CTHH, viết PTHH, cân bằng bằng phương trình hóa học, từ đó giúp các em giải quyết các dạng bài tập dễ dàng hơn..
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 * Mục đích của việc áp dụng đề tài này là:
 - Nhằm khắc phục một số lỗi thường gặp của học sinh khi lập công thức hóa học các chất. 
 - Nhằm rèn luyện kỹ năng cân bằng phương trình hóa học, từ đó có thể vận dụng để giải nhiều dạng bài tập liên quan cho học sinh lớp 8 và các lớp trên.
 - Tác động đến sự say mê, hứng thú trong học tập của học sinh.
2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
2.1. Khắc phục lỗi khi lập công thức hóa học:
 * Khi lập công thức hóa học học sinh thường mắc một số lỗi sau: 
 - Ghi chỉ số, hệ số chưa đúng vị trí, khoảng cách. 
Vd: H2O; 2HO; H 2O (đúng là H2O)
 - Nhóm nguyên tử ghi chỉ số sai. Vd: Fe(OH)3 thì ghi FeOH3 
 - Viết công thức sai. Vd: phân tử cl2; Cl ( đúng là Cl2)
 - Học sinh chưa học thuộc kí hiệu các nguyên tố nên còn nhầm lẫn.
 Vd: Cu với Ca; Al với Ag; F với Fe, Na với N
 - Ghi không đúng chiều cao, khoảng cách. 
 Vd: Cl ( đúng Cl); Al ( đúng là Al); Zn ( đúng là Zn); cl ( đúng là Cl).
 * Để học sinh hạn chế mắc một số lỗi đã nêu trên, giáo viên cần chú ý:
 - Yêu cầu học sinh học thuộc bảng trang 42 sgk Hóa 8.
 - Nắm vững được các nguyên tắc khi viết kí hiệu nguyên tử các nguyên tố:
 + Chữ cái đầu viết hoa; chữ cái tiếp theo viết thường; hai kí hiệu viết liền nhau.
 + Công thức hợp chất gồm 2 nguyên tố trở lên thì kí hiệu hóa học các nguyên tố phải viết cao ngang bằng với nhau.
 - Dạy đến bài 9 (công thức hóa học) ở sgk trang 32, 33 cần chú ý kỹ cho học sinh viết công thức: 
	 a, Công thức của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của nguyên tố tạo nên đơn chất đó.	 - Với đơn chất kim loại: CTHH của đơn chất kim loại là kí hiệu hóa học của nguyên tố tạo nên kim loại đó.
Vd: Công thức hóa học của đồng, kẽm, than, lưu huỳnh. Cu, Zn, C, S 
- Với đơn chất phi kim: 
 + Một số phi kim ở thể rắn: công thức hóa học cũng là kí hiệu hóa học của nguyên tố tạo nên phi kim đó. 
 Vd: Công thức hóa học của cacbon là C; của lưu huỳnh là S
 + Phi kim ở thể khí hoặc thể lỏng: công thức hóa học gồm hai nguyên tử phi kim tạo thành nên phải thêm chỉ số 2 ở chân kí hiệu. ( trừ khí ozon là O3 )
 Vd: Công thức hóa học của khí hidro là: H2; khí clo là: Cl2; dung dịch brom là Br2...
 b, Công thức của hợp chất: gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân. 
	Công thức dạng chung AxByCz
Trong đó: A, B, C là kí hiệu hóa học
 x, y, z là chỉ số và nếu chỉ số là 1 thì không ghi.
Ví dụ: Công thức hóa học của hợp chất nước là H2O, kaliclorua là KCl, axit sunfuric là H2SO4.
- Công thức hóa học của chất tạo bởi 2 nguyên tố hóa học: 
 + Ghi kí hiệu hóa học của 2 nguyên tố kèm theo hóa trị đặt bên trên mỗi nguyên tố tương ứng.
	. Hai hóa trị bằng nhau ( a = b) à chỉ số x = y = 1.
	. Hai hóa trị khác nhau: a ≠ b nếu:
	Tỉ lệ a : b đã tối giản thì x = b; y = a.
	 Vd: à Al2O3
	Tỉ lệ a : b chưa tối giản thì đơn giản a : b = a’ : b’ => x = b’; y = a’
 Vd: à ( không phải là S2O6)
 - Công thức hóa học của chất tạo bởi một nguyên tố kết hợp với một nhóm nguyên tử.
 + Khi một nhóm nguyên tử mang chỉ số phải khác 1 để trong dấu ( ).
 * Lưu ý: nguyên tắc khi viết công thức hóa học: ghi hệ số đứng liền ngay trước công thức và cao bằng kí hiệu; chỉ số ghi liền sau kí hiệu và thấp ngang chân của kí hiệu. 
 2.2. Khắc phục lỗi khi lập phương trình hóa học:
 * Để có thể lập được một phương trình hóa học, học sinh cần viết đúng phương trình hóa học dạng chữ. Từ phương trình hóa học dạng chữ thay tên các chất bằng công thức hóa học được sơ đồ phản ứng, từ đó cân bằng phương trình hóa học.
	Tuy nhiên trong quá trình lập phương trình hóa học, học sinh thường vướng mắc ở một số vấn đề sau:
 - Học sinh thường không xác định được chất tham gia phản ứng (chất ban đầu) hay chất tạo thành sau phản ứng (sản phẩm) nên không viết được phương trình hóa học xảy ra. 
 - Học sinh không biết bắt đầu cân bằng từ nguyên tử nguyên tố nào, làm sao để tìm được hệ số, mỗi dạng bài có cách cân bằng như thế nào.
 - Hoặc sau khi cân bằng được số nguyên tử một nguyên tố thì không cân bằng tiếp các nguyên tử nguyên tố còn lại.
=> Do đó muốn lập một phương trình phản ứng hóa học đầy đủ, chính xác thì:
 1, Học sinh phải nắm vững ba bước lập phương trình hoá học ở SGK lớp 8 là:
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế bằng nhau.
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
 2, Khi học sinh viết phương trình phản ứng giáo viên cần lưu ý, hướng dẫn học sinh xác định chất tham gia, sản phẩm để lập sơ đồ phản ứng hóa học.
 Ví dụ 1: Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra sắt(II)sunfua.
- Chất tham gia: lưu huỳnh và sắt.
- Chất sản phẩm: săt(II)sunfua.
 Phương trình hóa học dạng chữ: Lưu huỳnh + sắt "sắt(II)sunfua
Sơ đồ phản ứng hóa học:	 S + Fe ---> FeS
 Ví dụ 2: Kẽm tác dụng với axit clohiđric tạo ra kẽm clorua và giải phóng khí hiđrô.
- Chất tham gia: kẽm và axit clohidric.
- Sản phẩm: kẽm clorua và khí hidro.
 Phương trình hóa học dạng chữ: Kẽm + axit clohiđric " kẽm clorua + khí hiđrô
Sơ đồ phản ứng hóa học:	Zn + HCl ---> ZnCl2 + H2
 3, Sau khi lập sơ đồ phản ứng thì giáo viên hướng dẫn học sinh cách cân bằng phương trình hóa học và hoàn thành phương trình hóa học đó.
Tuy nhiên để cân bằng nhanh và chính xác hệ số các em có thể thực hiện một trong các cách sau: 
 Cách 1: Cân bằng theo phương pháp “Hệ số thập phân”. 
 Để cân bằng phản ứng theo phương pháp này ta cần thực hiện các Bước sau.
 	Bước 1: Đưa các hệ số là số nguyên hay phân số vào trước các công thức hoá học sao cho số nguyên tử hai vế bằng nhau.
 	 Bước 2: Quy đồng mẫu số rồi khử mẫu để được PTHH hoàn chỉnh.
 Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng sau.
	P + O2 	P2O5
 Ở phương trình này ta thấy ở vế phải có 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O còn ở vế trái có một nguyên tử P và 2 nguyên tử O vậy.
 Cách làm: Đưa hệ số 2 vào trước P hệ số vào trước O2 để cân bằng số nguyên tử.
t0
	2P + O2 --- P2O5
 Tiếp đó ta quy đồng mẫu số chung là 2 ta được.
t0
	2. O2 --- P2O5
 Khử mẫu ta được phương trình hóa học hoàn chỉnh.
	4P + 5O2 2P2O5
Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng sau.
	C2H2 + O2 CO2 + H2O
Ở phương trình này ta thấy ở vế phải có 1 nguyên tử C, ở bên trái có 2 nguyên tử C.
Cách làm: Đặt hệ số 2 vào trước CO2
	C2H2 + O2 2CO2 + H2 O
Lúc này ta thấy ở vế trái có 2 nguyên tử O còn ở vế bên phải có 5 nguyên tử O vậy ta thêm hệ số vào O2
	C2H2 + O2 2CO2 + H2O
Tương tự quy đồng rồi khử mẫu số ta được phương trình hóa học.
	2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
Ví dụ 3: Al2O3 Al + O2
Tương tự ta đặt 2 vào trước Al và vào trước O2
	Al2O3 2Al + O2
Quy đồng mẫu số với 2 rồi khử mẫu ta được phương trình hoá học.
	2Al2O3 4Al + 3O2
* Ưu điểm: Phương pháp này áp dụng đặc biệt có hiệu quả với các phương trình có một hoặc nhiều chất là đơn chất, tổng số chất trong phản ứng từ 3 đến 4 (như các phản ứng giữa kim loại, phi kim với các chất khác hay các phản ứng phân huỷ tạo ra đơn chất).
* Nhược điểm: Phương pháp này không áp dụng được cho những phương trình khó, số chất trong phản ứng nhiều như: Cu + HNO3 --- > Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
Cách 2 : Cân bằng các phương trình hoá học theo phương pháp “chẵn-lẻ”.
- Để cân bằng theo phương pháp này ta làm như sau:
	Xét các chất trước và sau phản ứng. Nếu số nguyên tử của cùng một nguyên tố trong một số công thức hoá học là số chẵn còn ở công thức khác lại là số lẻ thì đặt hệ số 2 trước công thức có số nguyên tử là lẻ, sau đó tìm các hệ số còn lại.
Ví dụ 1: Cân bằng phương trình hoá học sau.
	FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
Cách làm:
Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 và SO2 là chẵn còn trong Fe2O3 là lẻ vậy cần đặt hệ số 2 trước công thức Fe2O3
	FeS2 + O2 2Fe2O3 + SO2
	Tiếp theo ta lần lượt cân bằng sắt và lưu huỳnh.
	4FeS2 + O2 2Fe2O3 + SO2
	4FeS2 + O2 2Fe2O3 +8SO2
Cuối cùng ta cân bằng oxi ta thấy ở vế phải có tổng cộng 22 oxi , phải thêm hệ số 11 vào trước công thức O2 ta được phương trình hoá học.
	4FeS2 + 11 O2 2Fe2O3 + 8SO2
Ví dụ 2: Cân bằng phương trình hoá học sau.
	Al + CuCl2 ---AlCl3 + Cu
Cách làm: Ta thấy clo trong công thức CuCl2 là chẵn còn trong AlCl3 lẻ vậy. 
	Thêm 2 trước công thức AlCl3
	Al + CuCl2 ---2AlCl3 + Cu
	Tiếp theo ta cân bằng Clo .
	2Al + 3 CuCl2 ---2AlCl3 + Cu
	Cuối cùng ta cân bằng đồng ta được phương trình hoá học.
	2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu
Ví dụ 3	 Al + O2 Al2O3
 Cách làm: Cả nguyên tố nhôm và nguyên tử oxi trong 1 công thức là chẵn 1 công thức là lẻ nhưng oxi có số lẻ cao hơn nên cân bằng oxi trước.
	Al + O2 2Al2O3
	Al + 3 O2 2Al2O3	
	4Al + 3 O2 2Al2O3
	Nếu cân bằng nhôm trước hệ số tiếp theo thường lẻ phải quy đồng khử mẫu:
	 2Al + O2 Al2O3
	2Al + O2 Al2O3
	Nhân các hệ số với 2 rồi khử mẫu .
	4 Al + 3O2 2Al2O3
	Cuối cùng ta cân bằng ta được phương trình hoá học.
	4 Al + 3O2 2Al2O3
* Ưu điểm: Trong các trường hợp cụ thể có thể các PTHH có nhiều nguyên tố mà ở một số là chẵn ở một số bên là lẻ do đó ta nên chọn nguyên tố có số lẻ cao hơn để cân bằng.
* Nhược điểm: Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những phương trình đơn giản. 
Cách 3: Tìm bội số chung nhỏ nhất:
	Với PTHH có tất cả 3 chất trong đó có 2 chất là đơn chất thì sau khi chọn được nguyên tố thích hợp để cân bằng ta có thể tìm bội số chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tố đó trong công thức hoá học để tìm 2 hệ số cùng lúc.
Ví dụ 1: 	Al + Cl2 AlCl3
Cách làm: Ta chọn nguyên tố clo để cân bằng bội số chung nhỏ nhất của 2 chỉ số 2, 3 là 6. Ta lấy 6 : 3 = 2 điền 2 trước AlCl3. Lấy 6 : 2 = 3 điền 3 trước Cl2 ta được.
	Al +3Cl2 2AlCl3
	Cân bằng nhôm:
	2Al + 3Cl2 2AlCl3
	Cuối cùng cân bằng ta được phương trình hoá học.
	2Al + 3Cl2 2AlCl3
Ví dụ 2: 	P + O2 P2O5
	Cách làm: Ta chọn oxi để cân bằng. Bội số chung nhỏ nhất của 2 và 5 là 10. lấy bội số chung trên chia cho chỉ số của nguyên tố oxi trong từng công thức hoá học để tìm hệ số.
	10 : 2 = 5 điền 5 vào trước O2; 10 : 5 = 2 điền 2 vào trước P2O5 ta được:
	P + 5O2 2P2O5
	Sau đó cân bằng phốt pho bằng cách thêm 4 vào trước P ta được PTHH.
	4P + 5O2 2P2O5
 Ví dụ 3:	 N2 + H2 NH3
	 Cách làm: Ta chọn Hidrô. Bội số chung gần nhất của 2 chỉ số, của nguyên tố Hiđrô là 6 lấy bội số chung vừa tìm được lần lượt chia cho chỉ số của các chỉ số trong từng công thức, ta tìm được các hệ số tương ứng là: 
	 N2 + 3H2 2NH3
	Cuối cùng ta được phương trình hoá học: N2 + 3H2 2NH3 	
* Ưu điểm: Phương pháp này với những phản ứng có 3 chất trong đó có 2 chất là đơn chất.
* Nhược điểm: Chỉ áp dụng cho những phương trình đơn giản, khó áp dụng cho các phương trình khó, phức tạp.
Cách 4 : Cân bằng phản ứng theo phương pháp “ Đại số”. Để cân bằng phương trình hoá học theo phương pháp này ta cần thực hiện các Bước sau:
	Bước 1: Đưa các hệ số a, b , c, d, e lần lượt vào trước công thức hoá học ở 2 vế của PTHH.
	Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng 1 hệ phương trình đại số bậc nhất chứa các ẩn a, b, c, d, e(lưu ý để lập được các phương trình cần nắm vững tổng số nguyên tử của 1 nguyên tố ở vế trái luôn bằng tổng số nguyên tử, nguyên tố đó ở vế phải. Như vậy với 1 PTHH bất kì nếu có tổng số chất là n thì ta luôn lập được (n – 1) phương trình).
	Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số a, b, c, d, e (lưu ý vì hệ phương trình có n ẩn nhưng chỉ có (n-1) PTHH nên ta chọn 1 giá trị bất kì cho 1 ẩn số nào đó sao cho dễ tìm được các hệ số còn lại theo giá trị đó, giải tìm các hệ số còn lại).
	Bước 4: Đưa các giá trị (a, b, c, d, e) vừa tìm được vào PTHH (nếu hệ số tìm được là phân số ta quy đồng rồi khử mẫu).
	Ví dụ : Lập phương trình hoá học.
Cu + HNO3 ---- Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
	Bước 1: Đặt các hệ số hợp thức vào PTHH.
	a Cu + b HNO3 ----c Cu(NO3)2 + d NO2 + e H2O
	Bước 2: Thiết lập hệ phương trình dựa vào mối liên hệ tổng số nguyên tử của 1 nguyên tố phải bằng tổng số nguyên tử của nguyên tố đó ở bên phải: Ta lập được các PTHH (5 chất nên lập được 4 phương trình đại số).
Xét số nguyên tử Cu : a = c	(1)
	Xét số nguyên tử H : b = 2.e	(2)
	Xét số nguyên tử N : b = 2 . c + d	(3)
	Xét số nguyên tử O : 3b = 3.2.c + 2d + e 3b = 6c + 2d + e 	(4)
	Bước 3: Giải hệ phương trình đại số trên bằng cách: chọn hệ số c = 1 (có thể chọn 1 hệ số khác và 1 giá trị khác tuy vậy việc tính có thể gặp khó khăn hơn) từ (1)
 a = c = 1
 khác ta có: b = 2e e = . Thay các giá trị trên vào(3) và(4) ta được.
 	 b = 2 + d
 	 3b = 6 + 2d + 5b = 12 + 4d 
	Giải hệ phương trình trên ta được: d = 2; b = 4
b = 4 thay vào phương trình (2) ta được:
	4 = 2. e e = 2
Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm được vào PTHH ta được phương trình hoàn chỉnh: 
 Cu + 4HNO3 à Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
* Ưu điểm: Với bất kì phương trình hoá học nào, đặc biệt là với các phương trình khó nếu áp dụng đúng ta luôn tìm được các hệ số thích hợp. 
* Nhược điểm: Phương pháp này dài, giải có thể ra nghiệm là phân số việc tính toán dễ nhầm lẫn do đó mất thời gian. Nếu chỉ áp dụng phương pháp này thì khi cân bằng các phương trình khó và không giới hạn về thời gian.
Học sinh lớp 8 chưa học giải hệ phương trình nên chỉ hướng dẫn cho học sinh khá giỏi.
Cách 5: Phương pháp hóa trị tác dụng: 
- Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH.
* Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:
+ Xác định hóa trị tác dụng:
II – I     III – II            II-II       III – I
BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> BaSO4 + FeCl3
Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:
II – I – III – II – II – II – III – I
+ Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:
BSCNN(1, 2, 3) = 6
+ Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:
6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6
Thay vào phản ứng:
3BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> 3BaSO4 + 2FeCl3
* Ưu điểm: Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp.
* Nhược điểm: Học sinh không xác định đúng hóa trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tử thì dẫn đến cân bằng sai phương trình.
=> Qua các ví dụ trên ta thấy một phương trình hóa học có thể có nhiều cách cân bằng khác nhau. Với mỗi loại phương trình phản ứng thì lại có những cách cân bằng phù hợp tương ứng.
 	Trong các phương pháp trên thì phương pháp hệ số thập phân, phương pháp chẵn lẻ và tìm bội số chung nhỏ nhất là thường xuyên sử dụng đối với học sinh lớp 8. Các phương pháp còn lại các em có thể tham khảo thêm để tự rèn luyện kĩ năng lập phương trình hóa học cho bản thân.
 Cuối cùng: Muốn cân bằng nhanh và chính xác đòi hỏi các em phải tự giác vận dụng thường xuyên và linh hoạt các cách cân bằng vào các phương trình hóa học cụ thể để thuần thục hoàn chỉnh kỹ năng cân bằng của mình.
3. KẾT QUẢ:
Đề tài này được tôi áp dụng với học sinh lớp 8 trong năm học 2010 – 2011 và học kì I năm 2011 – 2012 tại trường THCS Thanh An, tôi thu được một số kết quả như sau:
Số lượng học sinh hiểu bài, thành thạo việc lập công thức hóa học của chất, viết và cân bằng PTHH ngay tại lớp chiếm tỷ lệ cao.
Giáo viên tiết kiệm được thời gian, học sinh tự giác, độc lập làm bài. Phát huy được tính tích cực của học sinh.
* Kết quả cụ thể:
Năm học
Lớp
Kĩ năng viết, lập PTHH, cân bằng PTPƯ 
Loại yếu
Loại TB
Loại Khá
Loại Giỏi
2010 - 2011
Khi đã áp dụng SKKN
8
6,5%
45,5%
34%
14%
Học kì I (2011 – 2012)
Khi đã
áp dụng SKKN
8
4%
40%
38%
18%
PHẦN III. KẾT LUẬN:
Để thực hiện thành công đề tài “ Khắc phục một số lỗi của HS khi lập CTHH, viết và cân bằng PTPƯ cho học sinh lớp 8.”, giáo viên cần:
Nhấn mạnh những lỗi mà học sinh thường mắc phải khi dạy các nội dung liên quan.
Hướng dẫn học sinh nắm vững các kí hiệu hóa học của các nguyên tố, cách lập CTHH, cân bằng phương trình hóa học.
Cho bài tập ví dụ phù hợp với các dạng cân bằng từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao.
Cho học sinh làm nhiều bài tập ở lớp và về nhà nhằm khắc sâu kiến thức và mở rộng nội dung bài học.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi rút ra trong quá trình giảng dạy. Sáng kiến này vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp của anh, chị đồng nghiệp và các bậc đàn anh, đàn chị để nó được hoàn chỉnh hơn. Và bản thân tôi có thể đúc rút được những kinh nghiệm bổ ích góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn.
 Người thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Linh
Nhận xét, đánh giá của tổ chuyên môn:
 Tổ trưởng
 Trần Thị Nhung
Nhận xét và đánh giá của Hội đồng khoa học trường THCS Thanh An
 Chủ tịch hội đồng 
 Đỗ Xuân Cảnh
Nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa họ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_luyen_ky_nang_noi_cho_hs_lop_67_8815.doc