Kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy học hóa học

Kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy học hóa học

 Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép:

 Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2.

 Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2.

 Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau.

 Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin, cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.

 

doc 17 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 14215Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy học hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cụ thể: thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành,...chính nhờ những thao tác kỹ năng thực hiện đó đã giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú. Đó chính là bản sắc riêng của từng thầy cô giáo, tựu chung lại là giúp cho học sinh nắm kiến thức nhanh nhất, sâu sắc nhất, chủ động nhất. Bộ môn hóa học là bộ môn được coi là bộ môn khó đối với học sinh, nhưng nếu tạo cho học sinh hứng thú khi học bài trên lớp ...thì việc học môn hóa học lại trở nên nhẹ nhàng bằng cách cho học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản, sát với thực tế đời sống, sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nhu cầu lao động sản xuất và tiếp tục học lên cao của học sinh. Vì vậy người giáo viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chất lượng giảng dạy nói chung, trong giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng.
 Từ khi thay sách cho đến nay các nhà nghiên cứu cùng với tất cả các thầy có giáo đang trực tiếp tham gia giảng dạy tích cực nghiên cứu tìm ra các phương pháp, các kĩ thuật dạy học mới nhằm giúp học sinh lĩnh hội được một cách tốt nhất các kiến thức trong chương trình, với mục tiêu sau khi học thì học sinh phải có kĩ năng hành dụng, chính vì vậy mà các phương pháp và kĩ thuật dạy học đóng một vai trò rất quan trọng, nó giúp khai thác kiến thức một cách triệt để, giúp người học lĩnh hội nhanh nhất và nhớ lâu nhất những những kiến thức đã học. Bên cạnh đó thì các kĩ thuật dạy học cũng giúp nâng cao hứng thú học tập cho người học. Trong suốt mấy năm qua các phương pháp dạy học và các kĩ thuật dạy học đã được triển khai rộng rãi, tuy nhiên việc áp dụng thành thạo, thành công các kĩ thuật dạy học là một việc còn nhiều hạn chế do điều kiện vùng miền, do sự chênh lệch về nhận thức của học sinh....chính vì vậy mà một số kĩ thuật dạy học sau khi triển khai thì không được các thầy cô áp dụng trong dạy học. Từ những lí do trên tôi mạnh dạn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm : " Kinh nghiệm áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép vào dạy học hóa học".
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1/ Mục đích nghiên cứu :
 Phát hiện và tìm ra những bài học có thể áp dụng các kĩ thuật dạy học để khai thác kiến thức của bài.
 Tìm cách áp dụng các kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép vào bài học một cách hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện vùng miền và mức độ nhận thức của học sinh.
2/ Nhiệm vụ nghiên cứu 
Đề tài qui định 3 nhiệm vụ lớn đối với người nghiên cứu: 
	Xác định về mặt cơ sở lí luận của vấn đề. 
	Ứng dụng cụ thể trong thực trạng nghiên cứu. 
	Đề ra giải pháp cụ thể cho vấn đề nghiên cứu.
III/ ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
 Đối tượng nghiên cứu : học sinh trường PTDTBT THCS Nậm Tha khối 8 và khối 9.
 Phạm vi nghiên cứu: chương trình hóa học khối 8 và khối 9 theo chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ giáo dục.
 Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 09 năm 2011 đến kết thúc học kì I năm học 2011 - 2012 . 
B- NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Căn cứ vào mục tiêu giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS theo chương trình chuẩn kiến thức, kĩ năng.
1. Về kiến thức.
* Học sinh có một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, ban đầu về hóa học bao gồm:
1.1 Hệ thống khái niệm hóa học cơ bản.
1.2 Các kiến thức cơ bản về một số hợp chất vô cơ, hữu cơ quan trọng.
* Học sinh có được một số kiến thức cơ bản, kỹ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, quá trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa học và bảo vệ môi trường. 
2. Về kỹ năng.
* Học sinh có được một số kỹ năng phổ thông, cơ bản, thói quen làm việc khoa học đó là:
2.1 Kỹ năng cơ bản, tối thiểu làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm.
2.2 Biết cách làm việc khoa học, biết tổ chức hoạt động để chiếm lĩnh khoa học, kỹ thuật.
2.3 Có kỹ năng giải các bài tập định tính, định lượng.
2.4 Biết vận dụng kiến thức.
 3. Về thái độ, tình cảm.
 3.1 Giáo dục học sinh lòng say mê bộ môn hóa học.
3.2 Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi vật chất, đả phá sự mê tín dị đoan, thấy được sức mạnh của tri thức con người, đó chính là sức mạnh tiềm tàng của con người.
3.3 Học sinh có ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ khoa học trong đời sống hàng ngày.
3.4 Học sinh có những phẩm chất, thái độ cần thiết trong cuộc sống.
Trên cơ sở mục tiêu cụ thể của bộ môn hóa học cấp THCS đã xác định ở trên, kết hợp tình hình thực tế giảng dạy bộ môn hóa học cấp THCS trong giai đoạn cải cách chương trình và thay sách giaó khoa, cùng với thực tế giảng dạy ở cơ sở trường học, các điều kiện thiết yếu phục vụ công tác giảng dạy (Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học,...) và trình độ dân trí của địa phương trường đóng, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy phải linh hoạt, sáng tạo, chủ động, kết hợp hài hòa giữa các nhóm phương pháp giảng dạy để hoàn thành bài giảng một cách hiệu quả nhất.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 1. Thực trạng : 
 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tại Văn Bàn nhiều năm tôi nhận thấy chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, các phương pháp dạy học, các kĩ thuật day học được áp dụng khá rỗng rãi. Tuy nhiên có một số kĩ thuật dạy học chưa được các thầy cô giáo thường xuyên sử dụng do gặp khó khăn về vùng miền, về mức độ nhận thức của học sinh, đặc biệt là kĩ thuật khăn trải bàn và kĩ thuật các mảnh ghép trong dạy học hóa học. 
 Trong các giờ học hóa học ở bậc THCS các thầy cô giáo đã tích cực hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu tìm tòi các kiến thức mới qua các phương pháp hoạt động nhóm, làm thí nghiệm....Tuy nhiên việc kết hợp các phương pháp dạy học với các kĩ thuật dạy học thường chưa nhuần nhuyễn và hiệu quả chưa đạt ở mức cao nhất, dẫn tới thời gian để củng cố lí thuyết cho học sinh qua việc làm bài tập còn ít do mất nhiều thời gian cho phần lí thuyết.
CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP
 Trước hết giáo viên phải hiểu sâu một số vấn đề : 
 Kĩ thuật khăn trải bàn được tiến hành như thế nào? Kĩ thuật các mảnh ghép được tiến hành như thế nào? Những bài học nào có thế áp dụng các kĩ thuật trên để có hiệu quả? 
1. Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn”
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.
Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề
 1
Viết ý kiến cá nhân
 4
Viết ý kiến cá nhân
 2
Viết ý kiến cá nhân
 3
Viết ý kiến cá nhân
a. Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”
• Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm).
• Mỗi người ngồi vào vị trí như vẽ trên tấm khăn phủ bàn trên đây.
• Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,).
• Viết vào ô đánh số của bạn những điều bạn thích về câu hỏi (chủ đề) và những điều bạn không thích. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.
• Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời.
• Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn.
• Cả nhóm quyết định lựa chọn một câu hỏi/chủ đề nghiên cứu.
b. Các nhiệm vụ trong nhóm
* Người quản gia:
• Bạn sẽ tìm hiểu xem nhóm cần những tài liệu gì và bạn có thể tìm những tài liệu đó ở đâu.
• Bạn cần thu thập các tài liệu một cách nhanh chóng để nhóm có thể làm việc
• Trong quá trình nhóm làm việc, nếu cần tham khảo hoặc sử dụng thêm tài liệu nào, bạn là người duy nhất được phép đi lấy nó.
• Khi nhiệm vụ của nhóm đã hoàn thành, bạn sẽ nộp bài tập nhóm cho giáo viên và trả các tài liệu đã lấy vào đúng chỗ ban đầu.
* Người cổ vũ:
• Bạn sẽ động viên tinh thần của nhóm trước khi bắt đầu làm việc. Ví dụ “Nào các bạn, chúng ta bắt đầu nhé!”
• Khi một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, bạn sẽ khuyến khích họ, ví dụ như “Hãy cố gắng lên, tôi biết bạn có thể làm được”. 
• Khi cả nhóm đều gặp bế tắc, bạn có thể động viên tinh thần nhóm bằng những câu nói khích lệ “ Chúng ta có thể làm được, hãy cùng nhau suy nghĩ để tìm ra cách làm”
* Người giữ trật tự:
• Bạn sẽ đảm bảo sao cho các thành viên trong nhóm không thảo luận quá to.
• Nếu các thành viên trong nhóm tranh luận gay gắt, bạn có thể yêu cầu họ nói một cách nhẹ nhàng hơn.
• Nếu nhóm của bạn bị các nhóm khác làm ảnh hưởng, bạn có thể là đại diện yêu cầu nhóm đó bình tĩnh và trật tự hơn.
* Người giám sát về thời gian:
• Bạn sẽ phụ trách việc theo dõi đồng hồ để biết thời gian làm việc của nhóm.
• Ngay từ khi bắt đầu làm việc, bạn sẽ thông báo với các thành viên thời gian cho phép.
• Khi nhóm dành quá nhiều thời gian cho một bài tập, bạn cần thông báo với các thành viên trong nhóm, ví dụ như “Chúng ta phải chuyển sang câu hỏi khác thôi, nếu không toàn bộ bài tập sẽ không thể hoàn thành được”.
• Trong quá trình thảo luận, bạn có thể thông báo về thời gian còn lại.
• Khi thời gian cho phép gần hết, bạn cần thông báo với nhóm để hoàn thành bài tập.
* Thư ký:
• Bạn sẽ chuẩn bị bút và giấy trong quá trình làm việc.
• Ghi lại những câu trả lời đã được thống nhất trong nhóm một cách cẩn thận và rõ ràng.
* Người phụ trách chung:
• Bạn cần theo dõi để các thành viên đều ở tập trung làm việc trong nhóm.
• Khi có thành viên nào trong nhóm thảo luận sang vấn đề không có trong bài tập, bạn phải yêu cầu họ quay trở lại nội dung làm việc.
• Bạn cũng cần đảm bảo rằng khi một người trong nhóm trình bày thì các thành viên còn lại chú ý lắng nghe.
• Bạn tạo điều kiện cho tất cả thành viên trong nhóm đều được trình bày và tham gia.
• Khi nhóm mất đi sự tập trung, bạn cần động viên họ tiếp tục
 c. Một số bài học có thể áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn:
c1: Hóa học 8: - Bài 22: Tính theo phương trình hóa học
- Bài 42 ; nồng độ dung dịch.
- Bài 24: Tính chất của oxi
- Bài 31: Tính chất, ứng dụng của hidro.
- Bài 36: Nước.............
c2: Hóa học 9: - Bài 1: Tính chất hóa học của oxit
- Bài 3 : Tính chất hóa học của axit. 
- Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ.
- Bài 9 : Tính chất hóa học của muối.
- Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại......
 2. Kĩ thuật dạy học " Các mảnh ghép"
Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
 Cách tiến hành:	
 Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A 
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
 Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3), gọi là nhóm mảnh ghép. 
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả. 
 Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép: 
Ø      Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2.
Ø      Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2.
Ø      Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau. 
Ø      Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.
 Nhằm nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, tạo ra đội ngũ giáo viên trong tương lai độc lập, sáng tạo. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải năng động hơn và biết kết hợp nhiều phương pháp:
Ø      Trước khi lên lớp giảng viên phải giới thiệu trước cho sinh viên một số tài liệu có liên quan đến học phần mình giảng dạy để sinh viên có thời gian tìm kiếm và tự nghiên cứu.
Ø      Khoảng thời gian trên lớp giáo viên giao cho từng nhóm sinh viên một chủ đề nào đó để nghiên cứu kỹ. Mỗi nhóm các sinh viên sẽ thảo luận tìm ra nội dung theo yêu cầu của giảng viên. Phương pháp này giúp sinh viên rèn luyện cho sinh viên tính tự học, tự nghiên cứu và tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông.
Khi sinh viên đã chuẩn bị tốt tâm thế học tập như tài liệu và nội dung bài học thì việc sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép là khâu cuối cùng để các sinh viên có cơ hội nêu ý kiến của mình và ai cũng được tham gia vào nội dung của bài học hay một vấn đề mà giảng viên nêu ra. Về phía giảng viên thì trong quá trình sử dụng các mảnh ghép phải dành thời gian theo dõi sinh viên thảo luận nhóm và trình bày kết quả, có như vậy thì người học có điều kiện trao đổi trực tiếp với giáo viên và ý thức rằng mình làm việc một cách nghiêm túc.
* Một số bài học có thể áp dụng kĩ thuật các mảnh ghép.
- Các bài về tính chất của các chất cụ thể
- Bài 9: Tính chất hóa học cảu muối.
- Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
GIÁO ÁN MINH HOẠ
Tiết 23 .BÀI 17: DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI
Ngày soạn : 06/11/2011 Ngày giảng :10/11/2011 
I/. Mục tiêu
1/. Kiến thức
- HS viết được dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- Hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
2/. Kỹ năng
- Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hoa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dd axit, với nước và với dd muối.
3/. Thái độ
- Cẩn thận, tiết kiệm.
II/. Đồ dùng dạy học
1/. GV: + Dụng cụ : ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh.
+ Hoá chất: dd CuSO4, FeSO4, AgNO3, HCl, H2O
 Đinh sắt, dây đồng, lá đồng, Na.
2/. HS : Ôn tập tính chất hoá học của kim loại
III/. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp làm thí nghiệm.
- Phương pháp vấn đáp.
- Kĩ thuật các mảnh ghép.
IV/. Tổ chức dạy học
1/. ổn định tổ chức
2/. Kiểm tra ( 2 điểm) : ? Trình bày các tính chất vật lí của kim loại? Viết PTHH minh hoạ?
3/. Bài mới:
- Giới thiệu bài ( 1 phút): SGK – tr.52
Hoạt động 1(28 phút)
TÌM HIỂU DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI
- Mục tiêu: HS hiểu được nguyên tắc của dãy hoạt động hóa học của kim loại. Trình bày được dãy hoạt động hóa học của kim loại.
GV
HS
Ghi bảng
- GV chia lớp làm 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm tiến hành một thí nghiệm:
+ Nhóm 1: thực hiện phản ứng giữa Fe và CuSO4.
+ Nhóm 2: thực hiện phản ứng giữa Cu và AgNO3
+Nhóm 3: thực hiện phản ứng giữa Fe và Cu với H2.
+ Nhóm 4: thực hiện phản ứng giữa Na và Fe với nước.
- GV cho từng thành viên của mỗi nhóm ghép lại với nhau -> các thành viên trong nhóm mới trao đổi kết quả thí nghiệm nhóm mình vừa thu được với các thành viên mới trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm xây dựng một dãy hoạt động hoá học của kim loại với những kim loại vừa làm thí nghiệm.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
? Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng theo nguyên tắc nào?
? Căn cứ vào dãy hãy so sánh mức động hoạt động của Al và Zn, Pb và Cu, Ag và Au?
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 – tr.54.
- Các nhóm nhận dụng cụ, hoá chất, tiến hành thí nghiệm.
- Trong mỗi nhóm cử người ghi lại hiện tượng, trao đổi trong nhóm giải thích và viết PTHH minh hoạ.
- Thành viên các nhóm tách nhau và ghép với các thành viên của các nhóm khác tạo thành nhóm mới.
- Các thành viên trong nhóm mới trao đổi với nhau về kết quả thu được qua việc làm thí nghiệm.
- Thống nhất, xây dựng được một dãy hoạt động hoá học của kim loại .
--> Đại diện 1 - 2 nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài tập 1: chọn dãy c
I/. Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dụng như thế nào?
- Dãy hoạt động hoá học được xây dụng theo chiều
 giảm dần mức độ hoạt động hoá học của kim loại.
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.
Hoạt động 2 (10 phút)
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI.
- Mục tiêu: HS hiểu được các ý nghĩa của dãy họat động hóa học của kim loại.
GV
HS
Ghi bảng
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK – tr. 54.
? Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại?
- HS nêu được 4 ý nghĩa theo nội dung mục II – tr.54.
II/. Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
- Mức hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ tráu qua phải.
- Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng hiddro.
- Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit giải phóng H2.
- Từ Mg trở đi, kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
4/. Tổng kết, kiểm tra, đánh giá ( 3 phút)
HS hoàn thành bài tập 2,4 – tr54
HD: bt2 : Chọn ý b : Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu¯
	bt4 : a/ Màu xanh mất dần, xuất hiện chất rắn màu đỏ
 b/ Màu xanh xuất hiện, có kết tủa trắng tạo ra.
 c/ Không có hiện tượng gì.
 d/ như phần a.
5/. HD về nhà ( 1 phút)
HD bài tập 5: Chỉ có Zn phản ứng với axit, Cu không phản ứng.
 Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2­
	 65g 22,4l
 xg 22,4l
	Số gam kẽm trong hỗn hợp là : x = 6,5 g
 Khối lượng đồng còn lại là : 10,5 – 6,5 = 4 g
CHƯƠNG IV: HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
 Qua thực hiện một thời gian tôi nhận thấy có những hiệu quả cụ thể như sau : 
 Phần lớn kiến thức trong bài học được khai thác một cách triệt để, học sinh tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
 Các giờ học hóa học trở nên gần gũi hơn với các em, đa số học sinh không còn e ngại trong học tập, đặc biệt là các em học sinh còn yếu cũng tích cực hơn.
 Phần lớn các lớp khối 8 và khối 9 đã hình thành được kĩ năng thảo luận, kĩ năng di chuyển, báo kết quả khi tham gia thực hiện học tập theo các kĩ thuật dạy học.
 Chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt thể hiện qua các bài khảo sát, tỉ lệ bài đạt từ trung bình trở lên tăng từ 10% đến 15% so với bài khảo sát cho cùng một bài học của năm trước.
Kết quả khảo sát cụ thể như sau : 
KHỐI LỚP
Tổng số bài khảo sát
Số lượng bài đạt trung bình trở lên
%
8
42
35
83%
9
61
52
85%
C/ KẾT LUẬN
 Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng các kĩ thuật dạy học hóa học ở bậc trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, đòi hỏi người giáo viên trước hết phải nắm vững các kién thức cơ bản, phổ thông, các kiến thức về đổi mới về chương trình, về phương pháp, về các kĩ thuật dạy học đồng thời cần có kỹ năng sử dụng dụng cụ đồ dùng dạy học một cách hiệu quả nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực tìm lĩnh hội các kiến thức của học sinh nhằm phát huy khả năng tư duy khả năng độc lập sáng tạo trong mọi hành động. Bên cạnh đó giáo viên cần khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các phương tiện giảng dạy hiện có, thường xuyên tiến hành đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học thông qua việc khai thác triệt để bộ dụng cụ thiết bị dạy học để học sinh thông qua thực hiện các thí nghiệm trong từng bài học để tạo hứng thú học tập.
Để dạy và học bộ môn hóa học đạt hiệu quả trước hết cần có đầy đủ trang thiết bị cho dạy và học như : Phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn, cán bộ chuyên trách phòng thiết bị được đào tạo bài bản ( không kiêm nhiệm), các trang thiết bị hiện đại ( máy chiếu đa năng, máy vi tính ),...
Các dụng cụ hóa chất đầy đủ, chất lượng tốt.
Giáo viên có tâm huyết với nghề, với bộ môn, không ngại khó ngại khổ, khắc phục khó khăn để thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu tối thiểu, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, các thao tác thành thạo thông qua việc làm thử, dạy thử, các thao tác của giáo viên thực hiện đảm bảo chuẩn xác, sư phạm, mẫu mực đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Giáo viên cần xây dựng các n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cac_ki_thuat_day_hoc.doc