Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học cho học sinh ở thường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học cho học sinh ở thường THCS

Trước hết tôi cho học sinh biết đặc điểm của câu hỏi điền khuyết:

- Cấu tạo của câu hỏi điền khuyết gồm 3 phần: Phần yêu cầu, phần nội dung và phần cung cấp thông tin.

Phần yêu cầu là phần bắt buộc phải có, thường viết dưới dạng mệnh lệnh thức.

Ví dụ: Hãy điền từ, cụm từ (công thức ) thích hợp vào chỗ trống trong đoạn câu sau đây.

Phần nội dung là phần bắt buộc phải có, thường là định nghĩa, mô tả tính chất của chất , trong đó có một số chỗ trống ( )

Phần cung cấp thông tin: Đó là nội dung (cụm từ ) cho trước, trong đó số cụm từ (từ) cho nhiều hơn số chỗ trống cần điền.

Trong câu điền khuyết, đôi khi không có phần cung cấp thông tin mà học sinh tự lựa chọn thông tin trong nội dung bài học.

- Yêu cầu trả lời: Học sinh cần lựa chọn nội dung thích hợp đã cho hoặc trong bài học điền vào chỗ trống (ô trống, khoảng vv )

 

docx 14 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2686Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học cho học sinh ở thường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a.
- Đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học.
- Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm một số đồng nghiệp.
- Áp dụng đề tài vào chương trình giảng dạy đối với học sinh lớp 8A, 9A đại trà và ôn thi HSG.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận năng lực nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm đến học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, Bộ Giáo Dục đã có chủ trương thay đổi phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều ” sang cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Tuy nhiên, Để đạt được mục tiêu trên, nhất thiết học sinh phải có kiến thức, kĩ năng. Vì kiến thức, kĩ năng là cơ sở để hình thành năng lực. Không thể có kĩ năng giải bài tập hóa học khi không có kiến thức và được thực hành, luyện tập trong những dạng bài tập khác nhau. Vì vậy, hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài tập là vấn đề hết sức cần thiết.
2. Thực trạng:
Khi chuẩn bị thực hiện đề tài, năng lực giải các bài toán hóa học của học sinh trong trường tôi còn rất yếu. Mặc dù đa số các em đều có sách tham khảo thậm chí một số em có rất nhiều sách tham khảo nhưng các em lại chưa biết lựa chọn mua các loại sách phù hợp, chủ yếu là sử dụng các sách “Học tốt hoặc bài tập nâng cao”. Việc giáo viên mở rộng kiến thức cho học sinh đặc biệt là kiến thức khó trong các giờ học còn hạn chế. Học sinh thường rất lúng túng khi gặp phải các bài tập phức tạp như: Các dạng có dữ kiện không cơ bản (tổng quát), hoặc các bài tập quá nhiều phản ứng, hoặc các bài tập dữ kiện đề cho không rõ
Nguyên nhân của thực trạng trên là do nhiều học sinh chưa có kĩ năng giải bài tập hóa học. Một số học sinh còn nặng hình thức học tập theo mẫu, nhiều em còn lười suy nghĩ chỉ trông chờ vào bài làm mẫu của giáo viên để làm những bài tập tương tự mang tính chất thay số hoặc là ngồi chờ để chép bài giải sẵn của các bạn trên lớp hoặc mượn vở bài tập của bạn để chép lạiBên cạnh đó, một số giáo viên còn chưa xem trọng về vấn đề hình thành và phát triển kĩ năng cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng giải bài tập hóa học. Chính vì thế đã dẫn đến kết quả là nhiều học sinh không có kĩ năng giải bài tập hóa học, lười học, chán học hóa học.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 3.1 Phương pháp hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học định lượng
 3.1.1 Các bước giải bài tập hóa học định lượng
Việc hình thành kĩ năng giải bài tập được dựa trên các kĩ năng cơ bản nhất, đó là:
- Kĩ năng chuyển đổi giữa các đại lượng m, n, d, D, mol và các tính toán hóa học.
- Kĩ năng tính theo công thức hóa học.
- Kĩ năng tính theo phương trình hóa học.
- Kĩ năng giải bài tập về dung dịch.
- Kĩ năng giải bài tập tổng hợp.
Do đó, để hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học định lượng, cần hình thành kĩ năng cơ bản thông qua hệ thống bài tập định lượng từ đơn giản đến ngày càng phức tạp hơn.
Khi hình thành kĩ năng giả bài tập hóa học cho học sinh, tôi đã thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Biết và hiểu một số khái niệm có liên quan.
Ví dụ: Khái niệm nguyên tố hóa học, chất, phân tử, mol, thể tích mil của chấ khí, công thức hóa học và ý nghĩa của công thức hóa học. Phương trình hóa học và ý nghĩa của phương trình hóa học, dung dịch và nồng độ dung dịch (nồng độ phần trăm, nồng độ mol), tính chất hóa học của các chất vô cơ và hữu cơ
Bước 2: Hình thành kĩ năng cơ bản nhất
Ví dụ: Tính phân tử khối, tính khối lượng mol, tỉ lệ số nguyên tử và phân tử, tỉ lệ khối lượng, tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích trong phương trình phản ứng cụ thể, nồng độ mol theo công thức
Bước 3: Hình thành kĩ năng cơ bản
Ví dụ: Kĩ năng tính nồng độ phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất, kĩ năng lập công thức hóa học khi biết hóa trị hoặc thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố, kĩ năng tính khối lượng của chất phản ứng hoặc sản phẩm với giả thuyết hiệu suất đạt 100%, kĩ năng tính thể tích khí tham gia hoặc tạo thành ở KĐTC, kĩ năng tính nồng độ dung dịch của chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng hóa học khi biết các đại lượng có liên quan
Bước 4: Hình thành kĩ năng giải bài tập phức tạp và tổng hợp:
Ví dụ: Kĩ năng tính phần trăm khối lượng hoặc thể tích chất trong hỗn hợp chất tham gia phản ứng, hoặc thể tích của hỗn hợp chất tham gia phản ứng,hoặc hỗn hợp sản phẩm, xác định chất tham gia phản ứng khi biết số liệu thực nghiệm thực nghiệm, xác định chất cò dư, thiết lập công thức của hợp chất hữu cơ theo số liệu thực nghiệm
 3.1.2 Phương pháp hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học định lượng:
* Cùng với việc hình thành các khái niệm hóa học thì việc hình thành kĩ năng giải bài tập cũng vô cùng quan trọng. Muốn vậy, giáo viên cần cho học sinh thực hiện giải một hệ thống bài tập theo sơ đồ định hướng sau:
Nghiên cứu đầu bài, xác định những số liệu về mặt hóa học đã cho và yêu cầu hóa học cần xác định.
Xác định hướng giải.
Trình bày lời giải.
Kiểm tra lời giải.
Việc giải bài tập hóa học theo sơ đồ định hướng là rất quan trọng, giúp học sinh giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nếu giáo viên không biết hướng dẫn học sinh giải bài tập theo sơ đồ định hướng đối với từng dạng bài tập thì sẽ làm cho học trình bày lời giải một cách tự do, sắp xếp ý thường lộn xộn, thiếu khoa học và không có kĩ năng giải bài tập.
* Việc lựa chọn và xây dựng những bài tập hóa học nội dung có nhiều cách giải, có cách giải ngắn gọn, thông minh đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học định lượng. Đặc biệt, các bài tập yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn hóa học.
Ví dụ:
Có NaOH rắn và nước cất, hãy nêu cách làm để pha chế 50 ml dung dịch NaOH 1M.
Có 3 lọ đựng 3 dung dịch không màu, không có nhãn là: NaOH, FeCl3, HCl. Không dùng hóa chất nào khác hãy phân biệt mỗi lọ đựng chất nào.
Có 20 ml dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn một lượng nhỏ tạp chất là CuSO4 và CuCl2. Hãy nêu cách làm để loại bỏ tạp chất trên. Viết các phương trình hóa học và tính khối lượng các chất đã dùng. Giả thiết các dung dịch đã dùng đều có nồng độ 1M. Các dụng cụ và hóa chất coi như đủ.
Có 1 lọ đựng dung dịch NaOH không có nồng độ. Hãy nêu cách xác định nồng độ mol của dung dịch đó. Các dụng cụ và hóa chất coi như đủ.
3.2 Hình thành kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học:
Bài tập trắc nghiệm khách quan môn hóa học gồm 4 loại. Mỗi loại có những đặc điểm riêng. Để hình thành kĩ năng giải mỗi loại bài tập,tôi thường cho học sinh nắm được đặc điểm, yêu cầu trả lời để trả lời nhanh, chính xác trong thời gian rất ngắn.
 3.2.1.Hình thành kĩ năng trả lời câu hỏi điền khuyết.
Trước hết tôi cho học sinh biết đặc điểm của câu hỏi điền khuyết:
Cấu tạo của câu hỏi điền khuyết gồm 3 phần: Phần yêu cầu, phần nội dung và phần cung cấp thông tin.
Phần yêu cầu là phần bắt buộc phải có, thường viết dưới dạng mệnh lệnh thức.
Ví dụ: Hãy điền từ, cụm từ (công thức) thích hợp vào chỗ trống trong đoạn câu sau đây.
Phần nội dung là phần bắt buộc phải có, thường là định nghĩa, mô tả tính chất của chất, trong đó có một số chỗ trống ()
Phần cung cấp thông tin: Đó là nội dung (cụm từ) cho trước, trong đó số cụm từ (từ) cho nhiều hơn số chỗ trống cần điền.
Trong câu điền khuyết, đôi khi không có phần cung cấp thông tin mà học sinh tự lựa chọn thông tin trong nội dung bài học.
Yêu cầu trả lời: Học sinh cần lựa chọn nội dung thích hợp đã cho hoặc trong bài học điền vào chỗ trống (ô trống, khoảngvv)
Ví dụ: Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ  có đánh số trong các câu chưa hoàn chỉnh sau đây:
Sắt là nguyên tố(1)  còn lưu huỳnh là nguyên tố (2)  Khi nung nóng, sắt đã (3) với lưu huỳnh tạo thành (4) sắt sunfua. Phản ứng giữa sắt và lưu huỳnh được gọi là phản ứng(5).
Các cụm từ: Đơn chất, kim loại, hợp chất, hóa hợp, phân hủy, phi kim, phản ứng.
Hướng dẫn: Xem xét các cụm từ đã cho và nội dung của đoạn câu chưa đầy đủ trên, xác định các từ thích hợp cần điền là: (1): Kim loại, (2): Phi kim,
(3): Phản ứng, (4): Hợp chất, (5): Hóa hợp.
Chú ý: Học sinh có thể điền từ hoặc cụm từ trực tiếp vào chỗ trống và đáp án chỉ là một đáp án duy nhất để có nội dung đúng.
Hoặc với nội dung trên, để yêu cầu cao hơn thì giáo viên có thể không cho trước các cụm từ mà để học sinh tự tìm từ để điền vào chỗ 
Tôi thường yêu cầu học sinh trả lời câu điền khuyết với nhiều dạng khác nhau giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập loại này.
Ví dụ: Hãy điền từ, công thức, số thích hợp vào đoạn câu có dấu () trong các câu sau:
Trong công thức SO2 lưu huỳnh có hóa trị ..
Lưu huỳnh cháy trong ôxi có ngọn lửa màu ..
Sắt cháy trong oxi tạo thành những hạt.... màu...
0,5 mol khí oxi có thể tích bằng .. mol khí hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn.
 3.2.2.Hình thành kĩ năng giải bài tập có nhiều lựa chọn:
Trước hết, Tôi cho học sinh biết đặc điểm của loại bài tập này là:
Cấu tạo của câu gồm:
Phần câu viết chưa đầy đủ.
Ví dụ: Nhóm các chất sau gồm các oxit, phản ứng sau là phản ứng hóa hợp
Phần chọn: gồm 4 – 5 phương án, trong đó có 1 phương án đáp ứng được yêu cầu đề ra, thường là phương án đúng. Các phương án khác thường được gọi là nhiễu.
Phần yêu cầu: Nêu ngắn gọn yêu cầu đặt ra.
Ví dụ: Hãy chọn phương án đúng, hãy chỉ ra câu sai
Yêu cầu trả lời: Chọn một phương án phù hợp để có câu trả lời đầy đủ
(đúng hoặc sai) trong số 4 – 5 phương án.
Ví dụ:
 Cho biết nhôm có hóa trị III, oxi có hóa trị II. Công thức hóa học của nhôm oxit là:
a. Al2O3 c. AlO3
b. Al3O2 d. AlO2
Hãy chọn phương án đúng.
Hướng dẫn: Sau khi xem xét các trường hợp chỉ có a đúng. Ghi kết quả ra giấy thi: a đúng
Với dạng bài tập này yêu cầu học sinh giả trong thời gian rất ngắn, thường là 1,5 phút cho mỗi câu vì vậy cần hình thành kĩ năng trả lời chính xác câu hỏi bằng cách chỉ ghi đáp án đúng ra giấy thi mà không phải trả lời dài dòng, thêm từ, thêm câu.
Ví dụ: Với câu hỏi như trên thì học sinh chỉ cần ghi ra giấy thi: a đúng. Các em không nên trả lời theo kiểu “ em chọn đáp án a” hoặc là “ đáp án a là đáp án đúng”
 Dãy chất sau đây gồm các oxit:
MgO, Ca(OH)2, BaSO4, H3PO4
MgO, CaO, BaO, Fe3O4
MgO, Ba(OH)2, , H3PO4, Fe3O4
CaO, HNO3, MgSO4, BaO
SO2, NO2, Fe(OH)2, CaSO4.
Hãy khoanh tròn chữ a, b hoặc c, d trước dãy các công thức chọn đúng.
Lưu ý:
Trong các phương án chọn có thể có 2 – 3 câu trả lời gần đúng (mặc dù chưa đủ).
Ví dụ: Cho khí hiđrô phản ứng với đồng (II) oxit nung nóng, hiện tượng quan sát đúng là:
Chỉ có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.
Chỉ có chất rắn màu đỏ tạo thành.
Không có hiện tượng gì xảy ra.
Cả a và b đều đúng.
Nên chọn: “ Hiện tượng quan sát đúng và đầy đủ nhất”, Vì chỉ a vẫn chưa đúng và chỉ b cũng chưa đúng, d là đúng và đầy đủ nhất.
Có thể yêu cầu chọn đúng hoặc yêu cầu chọn sai để tránh nhầm lẫn.
Ví dụ: Hãy chọn công thức sai trong các trường hợp sau đây:
Các hợp chất sau đây đều thuộc loại oxit:
a. Fe3O4 c. Na2SO4
b. CaO d. K2O
Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập tôi luôn tạo điều kiện để học sinh trả lời nhiều loại câu hỏi có nhiều lựa chọn có nội dung hóa học khác nhau để hình thành cho học sinh kĩ năng trả lời loại câu hỏi này.
Ví dụ: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 1M cho đến dư vào dung dịch NaOH có thêm vài giọt phenolphtalein. Màu của dung dịch sẽ biến đổi:
Màu đỏ nhạt dần thành màu đỏ nhạt
Màu đỏ không thay đổi.
Màu đỏ nhạt dần rồi trở thành không màu.
Màu đỏ biến thành màu xanh.
Ví dụ: Trường hợp nào sau đây tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa xanh?
Rót 1 ml dung dịch HCl 1M vào ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch NaOH 1M.
Rót 1 ml dung dịch H2SO4 1M vào ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch Ca(OH)2 1M.
Rót 1 ml dung dịch HCl 0,1M vào ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch Ca(OH)2 1M.
Rót 1 ml dung dịch HCl 0,5M vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch NaOH 0,1M.
 3.2.3. Hình thành kĩ năng giải bài tập chọn đúng, sai hoặc có, không
Tương tự như các loại bài tập trên,tôi cũng cho học sinh biết đặc điểm và cách trả lời câu hỏi đúng, sai hoặc có, không.
Câu chọn đúng, sai:
- Cấu tạo câu gồm 2 phần chính: Phần yêu cầu và phần để chọn
Phần yêu cầu: Thông thường là chọn nội dung (Câu, mệnh đề) đúng (Đ) hoặc sai (S)
Phần chọn: Gồm 4 – 5 câu hoặc mệnh đề (Khái niệm, tính chất các chất, hiện tượng hóa học), mỗi câu có nội dung đúng hoặc sai.
Tuy nhiên số lượng câu đúng sai nên lệch nhau để trường hợp học sinh không suy nghĩ mà vẫn được điểm.
Yêu cầu trả lời: Để trả lời câu hỏi này, tôi cho học sinh chỉ rõ câu nào đúng, câu nào sai trong số các câu được đưa ra bằng cách khoanh tròn Đ, S hoặc điền Đ hoặc S vào ô trống, hoặc ghi Đ hoặc S.
Ví dụ: Hãy cho biết trong các câu sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S):
Loại phản ứng của oxi với một đơn chất khác tạo thành oxit đều thuộc loại phản ứng hóa hợp vì:
Có sự tao thành chất mới.
Tạo thành một hợp chất.
Từ hai chất ban đầu tạo thành chỉ một chất mới.
Các chất mới được tạo thành từ hai chất ban đầu.
Đáp án là: a: S b: S c: Đ d: S
Khi sử dụng bài tập loại này tôi thường lưu ý một số điểm sau:
Số câu đúng và số câu sai thường lệch nhau.
Dấu hiệu chọn đúng, sai phải cơ bản rõ.
Giáo viên chọn hoặc xây dựng những loại câu đa dạng giúp rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
Ví dụ: Hãy ghi chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống cho phù hợp:
Phản ứng sau là phản ứng hóa hợp:
Phản ứng
Đ
S
 2Cu + O2 2CuO
 CuO + H2 Cu + H2O
 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
 CaO + H2O Ca(OH)2
 H2 + O2 H2O
Ví dụ: Hãy điền C (có) hoặc K (không) vào ô trống cho phù hợp: 
 Các cặp chất nào sau đây có thể phản ứng với nhau từng đôi một?
H2
O2
H2O
HCl
NaOH
H2SO4
CuO
C
K
SO2
 3.2.4.. Hình thành kĩ năng giải bài tập có câu cặp đôi:
 Với loại câu hỏi này, tôi luôn hướng dẫn cho học sinh nắm được đặc điểm và cách trả lời câu hỏi này là:
 - Câu cặp đôi cấu rạo thường gồm 2 cột (Nhóm) tương ứng. Mỗi cột biểu diễn một số nội dung chưa đầy đủ có lien wuan với nhau.
 - Nội dung ở cột 1 cần ghép với nội dung phù hợp ở cột 2 thì tạo nên một nội dung đầy đủ.
 - Số lượng nội dung ở cột 1 và cột 2 nên lệch nhau để học sinh không thể dùng phép loại trừ.
 - Yêu cầu trả lời: Học sinh cần ghép nội dung ở cột 1 và cột 2 để tạo nên một nội dung đầy đủ.
Ví dụ: Hãy dùng gạch ( –) nối ghép hai cột sau đây cho phù hợp:
 Cột I
 Cột II
Oxit 
Axit 
Bazơ 
Muối 
HCl, H2SO4
NaCl, CaO3
ZnO, SO3
Ca(OH)2, Al(OH)3
 ZnO, NaNO3
 Ví dụ: Hãy ghép các chữ A, B, C, D chỉ hiện tượng tương ứng 1, 2, 3, 4 thành cặp để có nội dung phù hợp.
Thí nghiệm
Hiện tượng
A
Sắt cháy trong oxi
1
Tạo ra khói trắng tan trong nước thành dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ.
B
Photpho cháy trong oxi
2
Cháy sáng chói, tạo thành chất rắn màu nâu đen.
C
Hiđrô khử đồng (II) oxit
3
Tạo thành chất rắn màu đỏ.
D
Natri tác dụng với nước
4
Chất khí màu nâu thoát ra, chất rắn tan dần.
5
Vo thành giọt tròn, nổi, chạy thành vòng tròn trên mặt nước, tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa xanh.
 A - . B - . C - . D - ..
Trong 2 ví dụ trên học sinh đều phải lựa chọn để ghép nối 4 cặp nội dung phù hợp, tuy nhiên ở cột 2 có tất cả 5 sự lựa chọn.Vì vậy, học sinh phải suy nghĩ mới có thể nối chính xác các nội dung phù hợp mà không thể “ ăn may ” ở cặp nối thứ 4 được. Vì nếu ở cột 2 có tất cả 4 sự lựa chọn thì học sinh không cần phải suy nghĩ mà vẫn nối được cặp thứ 4 do các em dùng phương pháp loại trừ. Do đó hạn chế tư duy và phát triển kĩ năng làm bài của các em.
Để hình thành tốt cho học sinh kĩ năng giải bài tập dạng này, giáo viên cần cho học sinh trả lời nhiều câu cặp đôi có nội dung hóa học đa dạng để hình thành kĩ năng giải bài tập loại này.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
 Sau khi áp dụng đề tài này từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016, qua những lần kiểm tra định kì và thi học sinh giỏi cấp huyện tôi thấy chất lượng của học sinh có nhiều chuyển biến tích cực.
4.1. Đối với học sinh đại trà
Kết quả kiểm tra lần 1: (Chưa áp dụng đề tài)
Lớp
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
34
3
8,8
7
20,59
14
41,2
10
29,4
8A
33
4
12,12
6
18,18
14
42.43
9
27,27
Kết quả kiểm tra lần 2: (khi áp dụng đề tài)
Lớp
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
34
8
23,53
9
26,47
13
44,12
2
5,88
8A
33
7
21,21
12
36,36
15
39,43
1
3
 Nhận xét: 
- Học sinh có kĩ năng giải bài tập nhanh hơn, chính xác và khoa học hơn. Vì vậy chất lượng dạy học được đánh giá cao hơn thông qua các lần kiểm tra định kì. Cụ thể lá số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên. Số học sinh yếu giảm đáng kể.
- Sau khi áp dụng đề tài tôi thấy học sinh học tập tích cực hơn, học sinh làm chủ được phương pháp giải bài tập của mình của mình, hơn nữa kĩ năng làm bài của học sinh tiến bộ rõ rệt. Rất cẩn thận trong khi giải bài tập.
4.2. Đối với học sinh giỏi:
 Năm học 2015 – 2016 đội tuyển HSG hóa 9 có 1 giải nhì, 1 giải KK cấp huyện, 1 em đậu vào vòng 2 cấp tỉnh.
IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong dạy học nói chung và trong dạy học môn hóa học nói riêng, việc hình thành kĩ năng cho học sinh là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là kĩ năng giải bài tập, vì vậy khi giảng dạy giáo viên phải thường xuyên trau rồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho các em. Bởi nó vừa là cơ sở để đánh giá chất lượng d

Tài liệu đính kèm:

  • docxSKKN.docx