Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thực hành kiểu tệp trên Pascal dành cho học sinh Lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thực hành kiểu tệp trên Pascal dành cho học sinh Lớp 11

Trong quá trình giảng dạy môn tin học 11 tôi đã rút ra nhiều bài học kinh

nghiệm cho bản thân qua từng tiết dạy và luôn mong muốn học sinh có thể vận

dụng hiệu quả máy tính để phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức cho bản thân. Vì vậy

với điều kiện phòng máy nhà trường hiện có tôi đã luôn tạo điều kiện cho các em

học tập trực quan trên máy tính không chỉ các tiết thực hành mà còn cả đa số các

tiết lí thuyết. Tuy nhiên ở chương V. Tệp và thao tác với tệp, sẽ rất khó cho học

sinh trong việc tự mình thực hành được một bài tập về kiểu tệp nếu không có sự

hướng dẫn của giáo viên bởi sách giáo khoa chưa làm rõ nhiều vấn đề và cũng

không hướng dẫn học sinh thực hành. Bởi việc chạy được một chương trình có sử

dụng kiểu tệp phải đảm bảo nhiều yếu tố đi kèm. Không như các chương trình

không sử dụng kiểu tệp mà học sinh đã học trước đó thì chỉ cần gõ đầy đủ nội dung

một chương trình sách giáo khoa viết thì nó sẽ chạy được và thế là có thể xem kết

quả còn với kiểu tệp thì không. Để cho học sinh có thể hiểu được sâu sắc một số

vấn đề cơ bản khi làm việc với kiểu tệp và tạo hứng thú cho các em ở nội dung này

tôi đã tìm hiểu, xây dựng và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn thực hành

kiểu tệp trên Pascal dành cho học sinh lớp 11”.

pdf 44 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 780Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thực hành kiểu tệp trên Pascal dành cho học sinh Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kết thúc bởi kí tự xuống dòng hay kí tự kết thúc tệp tạo thành một dòng. 
Tất cả các dữ liệu thuộc các kiểu dữ liệu mà học sinh đã được học đều được lưu trữ 
trên bộ nhớ trong (RAM) và do đó dữ liệu sẽ bị mất khi tắt máy. Với một số bài 
toán có khối lượng dữ liệu lớn, có yêu cầu lưu trữ để xử lí nhiều lần, cần có kiểu dữ 
liệu tệp (file). Với lợi ích của kiểu tệp được đề cập ở trên thì việc sử dụng được 
kiểu tệp một cách thành thạo trong quá trình lập trình là một điểu thật sự quan trọng 
và cần thiết. 
2.1.2. Thao tác với tệp 
Qua quá trình tìm hiểu từ sách giáo khoa tin học 11, sách giáo viên tin học 
11, quyển “Phương pháp giải các bài toán trong tin học” của thạc sĩ Trần Đức 
Huyên tôi xin trình bày những kiến thức cơ bản về kiểu tệp văn bản để hỗ trợ cho 
học sinh trong quá trình giải (thực hành) các bài toán đơn giản về kiểu dữ liệu này. 
2.1.2.1. Khai báo kiểu tệp văn bản 
Khai báo biến tệp để sau đó có thể thực hiện các thao tác với tệp thông qua 
biến tệp. 
Cú pháp khai báo: var : text; 
Ví dụ: var f: text; 
 8 
2.1.2.2. Gắn tên tệp 
Trong lập trình ta không thao tác trực tiếp với tệp dữ liệu trên đĩa mà thông 
qua biến tệp. Gắn tên tệp với biến tệp thực chất là tạo một tham chiếu giữa tệp trên 
đĩa và biến tệp trong chương trình, làm cho biến tệp trở thành đại diện cho tệp. 
 Cú pháp: assign(, ); 
 VD: assign(f, „E:\kieutep.doc‟); 
Giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy rõ sự cần thiết phải gắn tên tệp. 
Trong cú pháp, tên tệp là hằng xâu kí tự hoặc giá trị của một biểu thức kiểu xâu kí 
tự (để hệ điều hành có thể xác định được tệp). Tất cả các phép toán trên biến tệp sẽ 
tác động tới tệp. Sau khi gọi thủ tục asign, sự liên kết giữa biến tệp và tệp chỉ kết 
thúc khi có lời gọi asign khác thực hiện cũng trên biến tệp này (nghĩa là lúc đó biến 
tệp được chuyển sang gắn cho một tên tệp khác). Tên tệp có thể là đường dẫn chứa 
ổ đĩa, danh sách các thư mục liên tiếp cách nhau bởi dấu đường dẫn (\), cuối cùng 
là tên tệp: 
:\\\...\\ 
Độ dài lớn nhất của tên tệp là 79 kí tự. Đặc biệt khi tên tệp là xâu rỗng (độ 
dài xâu bằng 0) thì biến tệp được gắn cho tên tệp vào/ra chuẩn. Các tệp vào ra 
chuẩn được quy định tương ứng với thiết bị nào là tùy thuộc vào sự mở rộng của 
mỗi chương trình dịch Pascal, nhưng thường quy định tệp input chuẩn là bàn phím, 
tệp output chuẩn là màn hình. 
2.1.2.3. Mở tệp để ghi 
Trước khi ghi dữ liệu vào tệp ta phải dùng thủ tục mở tệp để ghi. Thủ tục này 
được gọi sau khi đã gắn tên tệp. Cú pháp như sau: 
 rewrite(); 
 Khi thực hiện thủ tục rewrite(), nếu trên thư mục gốc của ổ đĩa 
chưa có tệp cần ghi dữ liệu thì tệp sẽ được tạo với nội dung rỗng (tên tệp đã được 
xác định trong thủ tục gắn tên tệp. Nếu đã có, thì nội dung cũ sẽ bị xóa để chuẩn bị 
ghi dữ liệu mới vào. 
 9 
 Ví dụ: assign(f,‟e:\tong2so.doc‟); 
 rewrite(f); 
 2.1.2.4. Ghi dữ liệu vào tệp 
Việc ghi dữ liệu vào tệp giống như ghi dữ liệu ra màn hình. Câu lệnh dùng 
thủ tục ghi có dạng: 
 Write(,); 
hoặc 
 Writeln(,); 
 Trong đó, danh sách kết quả gồm một hoặc nhiều phần tử. Phần tử là biến 
đơn hoặc biểu thức (số học, quan hệ hoặc lôgic) hoặc hằng xâu. Trường hợp có 
nhiều phần tử thì các phần tử được ngăn cách bởi dấu phẩy. Khi hai kết quả liền 
nhau cùng là kiểu số thì thì cần xen vào giữa hai kết quả này một kết quả trung gian 
là hằng kí tự dấu cách. Ví dụ, write(f, x,„ „,y). Trong đó f là biến tệp, x và y là hai 
biểu thức số. Trước khi gọi thủ tục này, tệp tương ứng với biến tệp phải là đang 
mở. Thủ tục write sẽ ghi lần lượt các kết quả theo danh sách kết quả vào tệp kể từ 
vị trí hiện thời của con trỏ tệp. 
 2.1.2.5. Ghi thêm dữ liệu vào tệp đã có nội dung 
 Đây là một nội dung mới không được đề cập trong chương trình sách giáo 
khoa nhưng tôi nghĩ nó thật sự cần thiết trong nhiều tình huống cụ thể. 
Để ghi thêm dữ liệu vào tệp đã có nội dung ta dùng thủ tục append có cú 
pháp: 
 append(); 
 Ví dụ: append(f); 
 Sau khi gọi thủ tục append thì tệp sẽ sẵn sàng để ghi dữ liệu mới vào. 
 Lưu ý: Trong cùng một chương trình nếu muốn ghi thêm dữ liệu thì không 
thể đồng thời sử dụng thủ tục rewrite và append vì khi dùng rewite nội dung tệp sẽ 
bị xóa (nếu tệp đã có nội dung). Vì vậy mục đích ghi thêm dữ liệu mới vào sẽ 
không được thực hiện như ý muốn. 
 10 
 2.1.2.6. Mở tệp để đọc 
 Câu lệnh sử dụng thủ tục reset mở tệp văn bản đã tồn tại để đọc dữ liệu. 
 Cú pháp: reset(); 
 Ví dụ: reset(f); 
 Trong cú pháp, biến tệp phải đã được gắn với một tên tệp (dùng asign). Nếu 
tệp này không tồn tại thì thực hiện reset sẽ gặp lỗi. Nếu tệp đã mở thì nó sẽ đóng lại 
rồi sau đó mở lại. Vị trí con trỏ tệp sau lời gọi reset là đầu tệp. 
2.1.2.7. Đọc dữ liệu từ tệp 
Cú pháp đọc tệp văn bản: 
 Read(, ); 
Hoặc 
 Readln(, ); 
Ví dụ: read(f, x, y); hoặc readln(f, x, y); 
Thủ tục read ghi xong con trỏ tệp không xuống dòng tiếp theo, thủ tục readln 
ghi xong con trỏ tệp xuống đầu dòng tiếp theo. 
Danh sách biến là một hoặc nhiều tên biến đơn. Trong trường hợp nhiều biến 
thì các biến cách nhau bằng dấu phẩy.Các dữ liệu cần đọc trong tệp gán vào danh 
sách biến phải lần lượt có kiểu tương ứng với kiểu của biến trong danh sách biến. 
Nếu sai kiểu thì chương trình mắc lỗi. Lỗi này thường gặp khi biến có kiểu số, dữ 
liệu đọc được lại là kiểu xâu. 
Ví dụ: tệp docdulieu.txt chỉ có một dòng là tin hoc 11 
Xét chương trình 
Var f: text; 
 s: string[6]; 
 x: longint; 
begin 
 assign(f, ‘doc.txt’); 
 reset(f); 
 11 
 read(f, s, x); 
 writeln(s); 
 writeln(x); 
 readln 
end. 
Chương trình mắc lỗi “Invalid numberic format” vì sau khi đọc được s = „tin 
ho‟ , tiếp theo đọc dữ liệu cho x thì mắc lỗi thì mắc lỗi vì „c‟ không là dạng số. Nếu 
thay lại khai báo s:string[7] hoặc string[8] thì chương trình không mắc lỗi khi thực 
hiện đọc tệp, kết quả trên màn hình là 
Với biến kiểu xâu, thủ tục read sẽ đọc các kí tự trên một dòng vào biến (loại 
trừ các kí tự đánh dấu hết dòng hoặc hết tệp). Số kí tự đọc vào biến xâu bằng độ dài 
đã khai báo của xâu. 
Với biến kiểu nguyên hoặc thực, thủ tục read sẽ không đọc dấu cách, dấu tab 
hoặc dấu xuống dòng đứng trước xâu chữ số. Nếu xâu chữ số không phù hợp với 
kiểu của biến tương ứng thì xuất hiện lỗi vào/ra (I/O). Trong trường hợp ngược lại, 
giá trị kiểu số tương ứng của xâu chữ số sẽ được gán cho biến. Lệnh read tiếp theo 
sẽ sẽ được bắt đầu bằng dấu cách, dấu tab, hoặc kí tự hết dòng và chúng cũng lại 
được bỏ qua. Những dấu này vạch định cho các xâu chữ số. 
2.1.2.8. Đóng tệp 
Cú pháp: close(); 
Trong cú pháp, biến tệp đã được gắn với một tệp đang mở bằng reset, rewrite 
hoặc append ở thời điểm trước đó để mở tệp. Sau lệnh close, tệp gắn với biến tệp 
được hoàn thành cập nhật và sau đó được đóng lại. Chương trình trả lại quyền quản 
lí tệp cho hệ điều hành. Nếu thực hiện ghi dữ liệu vào tệp mà không đóng tệp thì 
không có dữ liệu nào được ghi hoặc chỉ ghi được một phần vào tệp, nguyên nhân 
 12 
do các dữ liệu chứa trong bộ nhớ đệm chưa chuyển kịp vào đĩa thì chương trình đã 
bị ngắt. 
2.1.2.9. Một số hàm và thủ tục chuẩn thường dùng trong thao tác tệp 
Hàm EOF: trả lại giá trị true nếu con trỏ tệp ở vị trí cuối tệp, ngược lại trả giá 
trị false. 
Hàm EOL: nếu con trỏ tệp ở vị trí cuối dòng thì trả về giá trị true, ngược lại 
trả giá trị false. 
Vì vậy nếu muốn đọc dữ liệu của cả một dòng hay của cả tệp ta sẽ cần dùng 
đến một trong hai hàm này. Việc áp dụng sẽ được trình bày trong phần đọc dữ liệu 
từ tệp trong đề tài này. 
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
 Trường THPT Ngã Năm là một ngôi trường thuộc vùng nông thôn của tỉnh 
Sóc Trăng, đa phần học sinh không có máy tính cá nhân để hỗ trợ cho việc học nên 
học sinh chủ yếu thực hành tin học tại phòng máy của nhà trường. Điều này ít 
nhiều ảnh hưởng đến khả năng tự rèn luyện cũng như kiến thức về tin học của các 
em. Bên cạnh đó đối với học sinh 11 việc học Pascal là một nỗi “nhọc nhằn” với đa 
số học sinh của trường. Trong quá trình giảng dạy tại trường qua các năm tôi nhận 
thấy chỉ có rất ít học sinh thích và học được Pascal. 
Qua khảo sát các lớp tôi đã từng dạy qua nội dung mà đề tài đang nghiên cứu 
thì có đa số học sinh không biết viết một chương trình đơn giản để ghi dữ liệu vào 
một tệp và đọc dữ liệu từ tệp đó rồi ghi kết quả đọc được ra màn hình. Các em chỉ 
biết cú pháp khai báo, gắn tên tệp, các thao tác với tệp cùng các ví dụ riêng lẻ mà 
không hệ thống lại được thành một chương trình hoàn chỉnh được. 
 Nguyên nhân là do: 
 - Thời lượng phân phối chương trình không đủ để vừa cho học sinh học lý 
thuyết và thực hành ngay sau đó; 
 13 
 - Nội dung sách giáo khoa không có bài tập thực hành cho nội dung này 
đồng thời cũng không nêu ra các yếu tố để một chương trình có sử dụng kiểu tệp 
chạy được trên máy; 
 - Phần mở rộng của các tệp ghi trong sách giáo khoa xa lạ với học sinh. Do 
đó, nếu chạy được chương trình thì không biết cách để kiểm tra kết quả; 
 - Thiếu kiến thức căn bản để viết một chương trình đơn giản; 
 - Không có niềm đam mê dành cho môn học. 
2.3. Biện pháp tiến hành 
Giáo viên giới thiệu các kiến thức cơ bản về kiểu tệp văn bản trong Pascal 
(đã được trình bày ở phần cơ sở lí luận). Vì đây là bài học có nhiều nội dung mới 
nên khó tránh khỏi việc học sinh không theo kịp bài do đó giáo viên phô tô cho mỗi 
học sinh một bản. 
Sau khi trình bày xong phần lý thuyết, giáo viên phát cho mỗi học sinh một 
phiếu bài tập thực hành kiểu tệp văn bản (phụ lục 1). Vì học sinh chưa từng thực 
hành một bài tập nào về kiểu dữ liệu này nên với từng ví dụ giáo viên nhắc lại kiến 
thức và yêu cầu học sinh xem lại lý thuyết đồng thời đặt các câu hỏi gợi mở, các 
câu hỏi yêu cầu học sinh so sánh các vấn đề mà dễ gây nhầm lẫn cho các em. Trong 
quá trình thực hành giáo viên yêu cầu học sinh ghi vào phiếu bài tập mỗi khi hoàn 
thành xong một bài. Cụ thể biện pháp tiến hành hướng dẫn thực hành các bài tập 
như sau: 
2.3.1. Ghi dữ liệu vào tệp 
2.3.1.1. So sánh thủ tục ghi dữ liệu ra màn hình và thủ tục ghi tệp 
Học sinh có thể dễ dàng trả lời thông qua việc so sánh cú pháp giữa 2 thủ 
tục này. Giống nhau: đều dùng tên thủ tục là write hoặc writeln, các phần tử của 
danh sách kết quả; khác nhau: thủ tục ghi tệp có thêm biến tệp. 
Tuy nhiên giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh nội dung sau: nếu muốn 
ghi dữ liệu vào tệp trên nhiều hàng thì cần dùng thủ tục writeln (ghi xong xuống 
 14 
dòng để chuẩn bị ghi tiếp dòng sau). Điều này tương tự như ghi dữ liệu ra màn 
hình. 
Để làm rõ những nội dung về gắn tên tệp, so sánh việc ghi dữ liệu ra màn 
hình và ghi tệp tôi đã đưa ra vài tập ví dụ 1 như sau: 
Ví dụ 1. Hãy viết chương trình trên Pascal tính tổng của 2 số (ghi kết quả 
ra màn hình đồng thời ghi 2 số nhập từ bàn phím và tổng của chúng vào tệp 
“e:\tong2so.doc”). 
Giáo viên yêu cầu học sinh viết một chương trình nhập 2 số từ bàn phím, 
tính tổng của chúng và xuất kết quả ra màn hình. Sau đó mới bổ sung vào các câu 
lệnh để ghi giá trị của 2 biến đã nhập, kết quả tổng của chúng. 
Sau đó, giáo viên cần mở tệp đã ghi xem nội dung cần ghi vào tệp có thực 
sự được ghi vào tệp chưa (tệp ở đây là tong2so.doc) đồng thời yêu cầu các em so 
sánh nội dung đã được ghi trên tệp này và nội dung được ghi ra màn hình. 
Chương trình trên Pascal: 
program tong2so; 
uses crt; 
var f:text; 
 x, a, b:integer; 
begin 
 clrscr; 
 write('nhap 2 so: '); 
 readln(a, b); 
 x:=a+b; 
 writeln('tong cua 2 so da nhap: ',x); 
 assign(f,'e:\tong2so.doc'); 
 rewrite(f); 
 writeln(f,'a= ',a,' b= ',b); 
 writeln(f,'tong cua 2 so da nhap: ',x); 
 15 
 close(f); 
 readln 
end. 
Kết quả sau khi thực hiện chương trình 
Nội dung được ghi vào tệp „e:\tong2so.doc‟ 
Như vậy, nếu muốn ghi nhiều dòng dữ liệu vào tệp thì cứ thêm thủ tục 
Writeln(,); 
2.3.1.2. Ghi vào tệp tất cả dữ liệu của các lần thực hiện chương trình 
GV đặt ra cho các em các vấn đề sau: 
 - Nội dung cần ghi của các lần thực hiện chương trình có lần lượt được ghi 
vào tệp không? Tại sao? 
 - Làm thế nào để có thể ghi được tất cả các dữ liệu (kết quả thực hiện 
chương trình) của các lần thực hiện chương trình? 
 Điều này trong sách giáo khoa hoàn toàn không đề cập tới nhưng nếu không 
tìm ra lời giải đáp cho HS thì không thể làm cho học sinh hiểu rõ về ghi tệp được. 
Do đó tôi nhận thấy giải quyết vấn đề này là thực sự cần thiết. 
 Câu hỏi thứ nhất học sinh có thể trả lời được như sau: tệp chỉ ghi kết quả 
của lần thực hiện chương trình sau cùng. Vì sau mỗi lần thực hiện chương trình thủ 
tục rewrite(f) lại được gọi, điều đó có nghĩa là nội dung đã ghi trên tệp sẽ được xóa 
để sẵn sàng cho việc ghi dữ liệu mới. 
 16 
 Câu hỏi thứ hai mới là một vấn đề quan trọng cần được làm rõ bởi ta dùng 
kiểu tệp để lưu lại nội dung của các lần thực hiện chương trình để có thể sử dụng về 
sau nhưng với kiến thức mà sác giáo khoa cung cấp không đủ để giải quyết vấn đề 
này nên sẽ cần sự trợ giúp của giáo viên. Để có thể ghi thêm nội dung vào tệp ta sử 
dụng thủ tục append(). Thủ tục này sẽ thay thế cho thủ tục rewrite(<biến 
tệp>) trong chương trình. Chú ý rằng thủ tục append() chỉ thay thế thủ 
tục rewrite() khi ta đã thực hiện chương trình có rewrite() ít 
nhất một lần để máy tính khởi tạo tệp cần ghi. 
 Ví dụ 2. Ghi tất cả dữ liệu của các lần thực hiện chương trình ở ví dụ 1 vào 
tệp. 
program tong2sonhapthem; 
uses crt; 
var f:text; 
 x, a, b:integer; 
begin 
 clrscr; 
 write('nhap 2 so: '); 
 readln(a, b); 
 x:=a+b; 
 writeln('tong cua 2 so da nhap: ',x); 
 assign(f,'e:\tong2so.doc'); 
 append(f); 
 writeln(f,'a= ',a,' b= ',b); 
 writeln; 
 writeln(f,'tong cua 2 so da nhap: ',x); 
 close(f); 
 readln 
end. 
 17 
Kết quả thực hiện chương trình ở lần muốn ghi thêm dữ liệu: 
Kết quả ghi tệp (sau 2 lần thực hiện chương trình): 
Kể từ đây nếu muốn ghi thêm thì chỉ cần thực hiện chương trình thêm 
một lần nữa. Với kiến thức vừa nêu chúng ta có thể ghi được input, outut của các 
bài tập trước đây vào tập. Ví dụ như bài toán giải phương trình bậc nhất, bậc hai, 
2.3.1.3. Ghi thêm dữ liệu vào tệp đã được khởi tạo trước đó 
Nếu ta đã khởi tạo một tệp trên đĩa và nhập nội dung trực tiếp từ chương 
trình ứng dụng tạo tệp hoặc khởi tạo một tệp rỗng thì việc ghi thêm dữ liệu vào nó 
sẽ được thực hiện như thế nào? 
Câu trả lời là chỉ cần dùng thủ tục append sau thủ tục assign rồi dùng thủ 
tục write(, ) để ghi dữ liệu vào tệp. 
Ví dụ 3. Ghi thêm dữ liệu vào tệp, dữ liệu này độc lập với dữ liệu đã khởi 
tạo trước đó. 
Nội dung tệp đã được khởi tạo trước đó bằng cách nhập trực tiếp trên 
Notepad (hoặc khởi tạo một tệp rỗng): 
 18 
Chương trình sử dụng thủ tục ghi thêm append(): 
Program nhap_them; 
Uses crt; 
Begin 
 Clrscr; 
 Assign(f,’e:\gv.txt’); 
 append(f); 
 writeln(f); 
 writeln(f,’to Toan - Tin’); 
 close(f); 
 readln 
end. 
Nội dung tệp đã được ghi thêm: 
2.3.2. Đọc dữ liệu từ tệp 
2.3.2.1. Đọc dữ liệu kiểu xâu trên một dòng vào một biến 
 Với biến xâu thủ tục read sẽ đọc các kí tự trên một dòng vào biến (loại trừ 
các kí tự đánh dấu hết dòng hoặc hết tệp). Số kí tự đọc vào biến xâu tối đa bằng độ 
dài đã khai báo của biến xâu. 
 19 
Ví dụ 4: Đọc dữ liệu từ tệp “e:\gv.txt” ở ví dụ 3. 
Chương trình trên Pascal: 
Program vd4; 
Uses crt; 
Var f:text; 
 str:string; 
Begin 
 clrscr; 
 assign(f, ‘e:\gv.txt’); 
 reset(f); 
 readln(f,str); 
 writeln(str); 
 close(f); 
 readln 
end. 
Kết quả đọc được ghi ra màn hình: 
 Từ kết quả đọc được này ta nhận thấy chỉ đọc được dòng đầu tiên của tệp. 
 2.3.2.2. Đọc dữ liệu kiểu xâu của cả tệp 
 Ví dụ 5. Đọc toàn bộ dữ liệu của tệp “e:\gv.txt” ở ví dụ 3. 
 Chương trình trên Pascal: 
program vd5; 
uses crt; 
var f:text; {khai bao bien tep f} 
 str:string; {khai bao bien xau str co do dai toi da 255 ki tu} 
begin 
 20 
clrscr; 
 assign(f,'e:\gv.txt'); {gan ten tep} 
 reset(f); {mo tep de doc} 
 while not eof(f) do 
 begin 
 readln(f,str); {doc du lieu vao bien str} 
 writeln(str); {ghi ket qua doc duoc ra man hinh} 
 end; 
 close(f); {dong tep} 
 readln 
end. 
Kết quả đọc được và được xuất ra màn hình: 
 Ta so sánh kết quả này và nội dung đã ghi vào tệp ở ví dụ 3 là hoàn toàn phù 
hợp. Về tác dụng của câu lệnh while – do được sử dụng ở chương trình trên: trong 
khi con trỏ tệp chưa đến cuối tệp thì lần lượt từng hàng dữ liệu sẽ được đọc vào 
biến str bằng câu lệnh readln(f, str) và kết quả đọc được lần lượt được ghi ra màn 
hình từng hàng bằng câu lệnh write(str). 
 Nếu chương trình sau thay đổi theo 2 trường hợp này thì điều gì xảy ra? 
 Trường hợp 1. 
Read(f, str); {doc du lieu vao bien str} 
Writeln(str); {ghi ket qua ra man hinh} 
 Trường hợp 2. 
Read(f,str); {doc du lieu vao bien str} 
 21 
Write(str); {ghi ket qua doc duoc ra man hinh} 
GV cần yêu cầu học sinh lưu lại chương trình và sau đó thử sửa chương trình 
theo 2 trường hợp trên, quan sát kết thực hiện và cho nhận xét. 
 Ở trường hợp 1. Máy đọc được dữ liệu nhưng không ghi được kết quả ra màn 
hình. Ở trường hợp 2. Máy đọc được dữ liệu và ghi kết quả đọc được trên cùng một 
hàng. Vì vậy để kết quả đọc được xuất hiện trên màn hình giống như hình thức 
được ghi trong tệp thì cần viết câu lệnh như chương trình đã viết ban đầu (tức có 
thêm kí tự ln). 
2.3.2.3. Đọc dữ liệu kiểu số 
 Với biến kiểu nguyên hoặc thực, thủ tục read sẽ không đọc dấu cách, dấu tab 
hoặc dấu xuống dòng đứng trước xâu chữ số. Nếu xâu chữ số không phù hợp với 
kiểu của biến thì sẽ xuất hiện lỗi vào/ra (I/O). Trong trường hợp ngược lại, giá trị 
kiểu số tương ứng của xâu chữ số sẽ được gán cho biến. Lệnh read tiếp theo sẽ 
được bắt đầu bằng dấu cách, dấu tab hoặc kí tự hết dòng và chúng cũng lại được bỏ 
qua. Những dấu này vạch định cho các xâu chữ số. Ví dụ sau sẽ làm rõ vấn đề này. 
 Ví dụ 6. Đọc xâu chữ số từ tệp vd6.txt có nội dung sau và ghi kết quả đọc 
được ra màn hình: 
Những cách có thể thực hiện: 
Cách 1. 
program vd6_1; 
uses crt; 
var f:text; {khai bao bien tep f} 
 x,y,z,t,v:integer; 
 22 
begin 
 clrscr; 
 assign(f,'e:\vd6.txt'); {gan ten tep} 
 reset(f); {mo tep de doc} 
 read(f, x,y,z,t,v); {lan luot doc du lieu vao cac bien} 
 write(x,y,z,t,v); {xuat ket qua doc duoc ra man hinh} 
 close(f); {dong tep} 
 readln 
end. 
Cách 2. 
program vd6_2; 
uses crt; 
var f:text; {khai bao bien tep f} 
 x:integer; {khai bao bien x co kieu nguyen} 
begin 
 clrscr; 
 assign(f,'e:\vd6.txt'); {gan ten tep} 
 reset(f); {mo tep de doc} 
 while not eof(f) do {trong khi con tro tep chua tro toi 
 cuoi tep thi lam cong viec sau} 
 begin 
 read(f,x); {doc du lieu vao bien x} 
 write(x); {ghi ket qua doc duoc ra man hinh} 
 end; 
 close(f); {dong tep} 
 readln 
end. 
Cách 3. 
 23 
program vd6_3; 
uses crt; 
var f:text; {khai bao bien tep f} 
 A:array[1..10] of integer;{khai bao bien A co kieu mang} 
begin 
 clrscr; 
 assign(f,'e:\vd6.txt'); {gan ten tep} 
 reset(f); {mo tep de doc} 
 while not eof(f) do {trong khi con tro tep chua tro toi 
 cuoi tep thi lam cong viec sau} 
 begin 
 read(f,A[i]); {doc du lieu vao phan tu A[i]} 
 write(A[i]); {ghi ket qua doc duoc ra man hinh} 
 end; 
 close(f); {dong tep} 
 readln 
end. 
Cả 3 cách đều cho kết quả sau: 
- So sánh tính khả thi của từng cách? 
- Làm thế nào để xuất ra màn hình các chữ số cách nhau khoảng 1 kí tự? 
Giải quyết vấn đề: 
- So sánh: 
+ Cách 1: Đơn giản, dễ hiểu nhưng nếu muốn đọc nhiều giá trị thì phải khai 
báo nhiều biến. 
 24 
+ Cách 2: phức tạp hơn nếu chưa hiểu về hoạt động của câu lệnh while – 
do. Tuy nhiên cách viết này giúp ta tránh được việc dùng và khai báo nhiều biến. 
Ngoài ra còn có thể tránh được việc xác định số lượng biến cần đọc dữ liệu vào. 
+ Cách 3: tương tự cách 2 chỉ khác là sử dụng giá trị đọc được ghi vào 
mảng một chiều A. 
 - Muốn các chữ số khi xuất ra màn hình cách nhau một khoảng (một kí tự 
dấu cách) ta thực hiện như sau: 
+ Ở cách 1: write(x, „ „, y, „ „,z, „ „, t, „ „,v); 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_thuc_hanh_kieu_tep_tren_pasc.pdf