Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh THCS viết Báo cáo nghiên cứu khoa học

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh THCS viết Báo cáo nghiên cứu khoa học

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong phần này cần thể hiện được 3 nội dung cơ bản:

i. Bối cảnh của vấn đề: cần chú ý đến các số liệu, các phân tích về thực trạng, nhằm thể hiện được tầm quan trọng của vấn đề mà tác giả đang đề cập đến. Chú ý việc trích dẫn nguồn số liệu, thực trạng, Việc thể hiện tầm vóc của bối cảnh sẽ cho người đọc thấy được những tác động xã hội (nếu có) của vấn đề đang đề cập. Nó cũng sẽ gián tiếp chứng minh rằng nếu vấn đề này được nghiên cứu giải quyết thì nó sẽ tác động đến một bộ phận rộng lớn xã hội.

Ví dụ: Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện nhận định, trên nhiều tuyến quốc lộ vẫn tồn tại rất nhiều “điểm đen” tiềm ẩn nguy cơ cao gây TNGT. Nhiều điểm nằm ở các đoạn đường cong bán kính nhỏ, khuất tầm nhìn hoặc đường đèo dốc. Chỉ riêng quốc lộ 4B qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có đến 8 “điểm đen”; quốc lộ 1B có 9 “điểm đen” và 20 vị trí tiềm ẩn nguy cơ TNGT. Tại các vị trí này, nếu phương tiện không chủ động giảm tốc độ, chú ý quan sát, khi vào cua lấn sang phần đường bên cạnh, gặp xe đi ngược chiều thì tai nạn rất dễ xảy ra.

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1086Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh THCS viết Báo cáo nghiên cứu khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa học.
Căn cứ Hướng dẫn số 3521/BGDĐT-GDTrH ngày 17/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạovề việc hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia học sinh trung học năm 2018-2019.
Căn cứ Công văn 1227/SGDĐT-GDTrH ngày 07/9/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức cuộc thi KHKT cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm 2018-2019, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường trung học cơ sở và phổ thông dân tộc nội trú triển khai hoạt động NCKH và triển khai Cuộc thi KHKT.
Căn cứ vào hướng dẫn só 26 Số: 26/HD-PGDĐT ngày 24/09/2018 về việc hướng dẫn nghiên cứu khoa học và tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2018- 2019.
Báo cáo dự án là toàn bộ nội dung nghiên cứu của đề tài nó bao gồm từ cách đặt tên đề tài, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu/ nhiệm vụ hoặc câu hỏi nghiên cứu đặt ra, tổng quan vấn đề nghiên cứu(ai, ở đâu, đã và đang làm gì và làm như thế nào để giải quyết vấn đề mà tác giả đang đề cập đến). Các phương pháp triển khai để thực hiện các mục tiêu đề ra, các phân tích, bình luận, nhận xét và đưa ra các kết luận đối với từng kết quả thu được, các kết luận chính, tài liệu tham khảo.
II. Thực trạng vấn đề
Sau khi bộ giáo dục đưa ra cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh trung học thì bản thân là một giáo viên môn Vật lý, được nhà trường giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học tôi thấy lo ngại, nghiên cứu khoa học là gì? Nó là những điều lớn lao là những việc làm khó, học sinh Trung học đặc biệt là học sinh trung học cơ sở như trường chúng tôi thì sao có thể nghiên cứu khoa học được, tuy nhiên sau khi phát động cuộc thi chúng tôi nhận được rất nhều sự ủng hộ của các em học sinh những ý tưởng mới hay xuất hiện từ trong chính cuộc sống hằng ngày của các em.
Hướng dẫn học sinh viết báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, về mặt thực tế là không có một quy tắc tuyệt đối trong phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu khoa học. các quy tắc này có thể thay đổi tùy theo từng lĩnh vực nghiên cứu, tùy theo cấp độ nghiên cứu, tuy nhiên đối với học sinh trung học cơ sở thì việc viết được một bài báo cáo khoa học thật sự rất khó và đòi hỏi người giáo viên hướng dẫn rất nhiều ở sự quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ mới có thề hoàn thành được.
Lần đầu tiên cô trò trường tôi đi thi cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học là năm học 2014- 2015 thật sự các em không hề biết viết báo cáo khoa học, không hề có một mẫu nào quy định sẵn tất cả chỉ là sự mò mẫm dựa vào cách viết đề tài của giáo viên hướng dẫn, và giáo viên hướng dẫn đã hướng dẫn các em cách viết báo cáo. Hơn nữa khả năng thực địa của các em học sinh trung học chưa nhiều, nguồn thông tin tài liệu chuyên ngành phục vụ cho việc nghiên cứu rất hạn chế vì một thực tế là các em đều con của các gia đình làm nông điều kiện về nhận thức và kinh tế chưa cao để đáp ứng cho một quá trình tìm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu khoa học và làm báo cáo.
Điều kiện nhà trường còn nhiều khó khăn đội ngũ giáo viên chưa có ai từng tham gia nghiên cứu và bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học nên việc lựa chọn giáo viên hướng dẫn giúp đỡ các em nghiên cứu khoa học và làm báo cáo gặp rất nhiều khó khăn, thật sự là không hề có đội ngũ chuyên gia và các nhà chuyên môn 
Saukhi hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi như nghiên cứu Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh và cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tôi rút ra được kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trung học viết báo cáo như sau: Báo cáo phải được trình bày theo một logic chặt chẽ, người hướng dẫn cần hướng dẫn học sinh báo cáo đủ các thông tin sau:
- Tên đề tài
- Mở đầu (hoặc Tóm tắt)
- Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (hoặc Vấn đề nghiên cứu)
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu 
- Nội dung chính của nghiên cứu
- Kết luận chung
- Tài liệu tham khảo
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Chuẩn bị
a. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Để thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học việc đầu tiên học sinh cần có một ý tưởng sáng tạo dự trên nền tảng kiến thức kết hợp với thực tiễn gắn với 22 lĩnh vực được quy định của cuộc thi.
Dựa trên các ý tưởng của học sinh giáo viên hướng dẫn cho học sinh xây dựng một đề cương sơ lược cho quá trình nghiên cứu gọi là kế hoạch nghiên cứu. Kế hoạch nghiên cứu khoa học cũng được coi là một cái khung, cái sườn của báo cáo, có định hình, định hướng cho học sinh xây dựng những luận điểm khoa học. Từ đó học sinh sẽ khai thác, tìm hiểu để làm nổi bật những luận điểm khoa học đó, việc khai thác các luận cứ, luận điểm khoa học phải chặt chẽ, logic giàu sức thuyết phục.
Kế hoạch nghiên cứu: Khi bắt tay vào triển khai nghiên cứu cần phác thảo một bộ khung các nội dung triển khai. Trong bản kế hoạch nghiên cứu sẽ có đầy đủ các mục lục nội dung chính như ở bài báo cáo dự án. Các nội dung này là bộ khung để biết tác giả cần làm gì để đạt các mục tiêu/nhiệm vụ mà tác giả đã đề ra, hoặc các phương cách mà tác giả định triển khai để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 
b. Nghiên cứu tài liệu
Tài liệu là nguồn thông tin để học sinh thu thập phục vụ cho công tác nghiên cứu, có thể là các nguồn khác nhau như sách báo, mạng Internet, thực tiễn cuộc sống. Tùy thuộc vào từng đề tài, các lĩnh vực khác nhau để học sinh có thể chọn tài liệu khác nhau, hình thức thu thập khác nhau ví dụ như tra cứu, ghi chép, chụp hình, phỏng vấn
Nhưng cốt yếu nhất là dữ liệu phải chính xác, có nguồn gốc rõ ràng.
2. Viết báo cáo.
Để viết một bài báo cáo khoa học có rất nhiều cách khác nhau tuy nhiên cần phải nêu đủ các nội dung sau:
a. Tên đề tài
Tên đề tài cần viết ngắn gọn trong khoảng 10-25 chữ. Tên đề tài cần chú ý trau chuốt để người đọc khi đọc qua tên đề tài có thể hình dung nội hàm mà đề tài đang muốn nói đến. 
Tên đề tài cần truyền tải được vấn đề cũng như cách tiếp cận giải quyết vấn đề đang đặt ra. 
Tên đề tài thường thể hiện rõ mục tiêu mà tác giả muốn đạt đến. Nếu đặt tên một cách mơ hồ sẽ khiến ban giám khảo hiểu sai về đề tài của mình.
Cách đặt tên đúng đắn cũng là bước đầu tiên để tránh đề tài bị loại ở vòng sơ khảo.
Ví dụ: tên đề tài “Ngôi nhà tương lai: Xanh, thông minh và an toàn” với tên đề tài này đã thể hiện rõ vấn đề mà tác giả muốn thể hiện. Khi đọc tên đề tài giám khảo sẽ phải tò mò tìm hiểu là xanh ở chỗ nào, thông minh chỗ nào và an toàn chỗ nào.
b. Mở đầu( tóm tắt)
Tóm tắt chung lại bối cảnh, vấn đề và cách mà tác giả tiếp cận để giải quyết vấn đề (câu hỏi nghiên cứu đặt ra). 
Trong phần này cũng nói vắn tắt về kết quả mà dự án đã giải quyết được.
c. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong phần này cần thể hiện được 3 nội dung cơ bản:
Bối cảnh của vấn đề: cần chú ý đến các số liệu, các phân tích về thực trạng, nhằm thể hiện được tầm quan trọng của vấn đề mà tác giả đang đề cập đến. Chú ý việc trích dẫn nguồn số liệu, thực trạng, Việc thể hiện tầm vóc của bối cảnh sẽ cho người đọc thấy được những tác động xã hội (nếu có) của vấn đề đang đề cập. Nó cũng sẽ gián tiếp chứng minh rằng nếu vấn đề này được nghiên cứu giải quyết thì nó sẽ tác động đến một bộ phận rộng lớn xã hội.
Ví dụ: Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện nhận định, trên nhiều tuyến quốc lộ vẫn tồn tại rất nhiều “điểm đen” tiềm ẩn nguy cơ cao gây TNGT. Nhiều điểm nằm ở các đoạn đường cong bán kính nhỏ, khuất tầm nhìn hoặc đường đèo dốc. Chỉ riêng quốc lộ 4B qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có đến 8 “điểm đen”; quốc lộ 1B có 9 “điểm đen” và 20 vị trí tiềm ẩn nguy cơ TNGT... Tại các vị trí này, nếu phương tiện không chủ động giảm tốc độ, chú ý quan sát, khi vào cua lấn sang phần đường bên cạnh, gặp xe đi ngược chiều thì tai nạn rất dễ xảy ra. 
 Gần đây nhất, ngày 16/6 một vụ tại nạn xảy ra tại khu vực này đã khiến 3 người chết, 19 người bị thương. Trước đó, ngày 1/3/2018, tại "điểm đen" này cũng đã xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng khi xe khách BKS 90B – 500.32 lao xuống vực sâu 100 m. Qua điều tra nguyên nhân, ngoài việc chủ xe vi phạm luật giao thông, thì việc khuất tầm nhìn, đường dốc đã khiến nhiều lái xe và phương tiện qua điểm đen này chủ quan, gây tai nạn. Hay vụ lật xe trên đèo Khánh Lê (QL27C), hướng từ Nha Trang lên Đà Lạt ngày 12/5 vừa qua khiến 3 người chết, 17 người bị thương. Khúc cua tại Km 44+720 với một bên vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu cũng là "điểm đen" cần xóa gấp. Vị trí này năm 2013 đã xảy ra 1 vụ TNGT làm 7 người chết, 22 người bị thương. Gần 30 km qua đèo Khánh Lê có tới 12 điểm mất ATGT. Mặc dù có hàng loạt biển cảnh báo đường đèo, khúc cua gấp nguy hiểm được lắp đặt, nhưng những khúc cua tay áo trên đèo luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn với lái xe...[1]
Khoảng trống của vấn đề: đây chính là cơ sở để giải thích cho người đọc hiểu vì sao vấn đề đang đề cập là vấn đề khoa học quan trọng, và vì sao cần phải nghiên cứu để giải quyết vấn đề đang đặt ra. 
Ví dụ: Sự thương tâm của tai nạn giao thông để lại hệ lụy rất lớn cho gia đình và cho xã hội. Biết bao gia đình, biết bao cuộc đời của những đứa trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn sau những vụ tai nạn giao thông thảm khốc, biết bao con người phải chịu tật nguyền cả đời sống trong đời sống thực vật nhà tan cửa nát bởi tai nạn giao thông. 
Giải pháp của tác giả: khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của việc tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề đang đặt ra. Nói một chút về mục tiêu mà tác giả định nghiên cứu để giải quyết vấn đề đang đặt ra. 
Ví dụ: Vậy có cách nào để người lái xe có thể biết được phía trước mình đang có xe đi tới ở các khúc cua nguy hiểm để có thể điều chỉnh tốc độ và chú ý quan sát hạn chế tối đa tai nạn giao thông 
Chúng em đã nghiên cứu một giải pháp đó là: Chế tạo một hệ thống biển báo giao thông gồm tối thiểu hai biển báo liên tiếp nhau, hệ thống biển báo này có thể chủ động báo hiệu cho người điều khiển giao thông từ hai phía biết phía trước có xe đang tới khúc cua hoặc cảnh báo nguy hiểm một cách chủ động.Vì lý do trên, chúng em đã thực hiện dự án “ Nghiên cứu và chế tạo hệ thống biển báo giao thông liên hoàn ứng dụng công nghệ cao dành cho các khúc cua nguy hiểm” để góp phần đề xuất một giải pháp khả thi nhằm hạn chế tai nạn giao thông.
d. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong báo cáo tóm tắt có thể viết ngắn gọn. Nếu trong báo cáo toàn văn thì phần này chiếm khoảng 20% số lượng trang thì trong báo cáo tóm tắt có thể rút gọn nội dung viết còn khoảng 10% số trang.
Chú ý quy tắc trích dẫn. 
Phần này chủ yếu là trích dẫn lại các nghiên cứu có nói đến trong phần Tài liệu tham khảo. Nếu được có thể nêu ra một số nhận xét, bình luận của tác giả đề tài.
Chú ý rằng phần này là phần chứng minh rằng tác giả đã có sự hiểu biết nhất định về vấn đề đang nói đến.
Ví dụ: Như các trường hợp tai nạn giao thông điển hình đã trình bày ở trên, ngoài nguyên nhân chủ quan từ phía con người, một nguyên nhân chính là các khúc cua này có tầm nhìn hạn chế, chưa được trang bị gương cầu lồi hoặc có gương cầu lồi nhưng bị sương mù phủ mờ. Vì thiếu tầm nhìn quan sát nên các lái xe thường bị bất ngờ khi đột ngột xuất hiện một xe đi ngược chiều trong lúc xe mình vừa vào khúc cua, sự bất ngờ này có thể dẫn tới nguy cơ tai nạn giao thông. Để giải quyết vấn đề giao thông hiện nay tại các đoạn đường khuất tầm nhìn, Bộ giao thông vận tải cũng đã tiến hành rất nhiều giải pháp như:Sơn lại vạch phân cách đường, lắp đinh tiêu phản quang, bổ sung biển phân luồng, gờ giảm tốc, lắp bổ sung tôn sóng khu vực sâu, cua dốc, biển cảnh báo hạn chế tốc độ 50 km/giờ và đào đắp đường lánh nạn...Tại những vị trí cua tay áo, đặt các gương cầu lồi nhưng hạn chế của gương cầu lồi là chỉ khi lại gần mới nhìn thấy và những nơi có sương mù dày đặc thì không nhìn được.
Mục tiêu và Nhiệm vụ của nghiên cứu (hoặc Mục tiêu và Nhiệm vụ của đề tài):
Trong phần này cần liệt kê các mục tiêu mà tác giả mong muốn đạt được. Hoặc đặt ra các câu hỏi mà tác giả mong muốn tìm kiếm câu trả lời.
Ví dụ: Dự án có các mục tiêu cụ thể như sau:
	Thứ nhất: Nghiên cứu các trường hợp tai nạn giao thông tại khúc cua tay áo, cua gấp hoặc khuất tầm nhìn. Từ đó tìm hiểu được nguyên nhân khách quan của các tai nạn này và đưa ra biện pháp sử dụng hệ thống biển báo liên hoàn để khắc phục nguyên nhân này. 
	Thứ hai: Thiết kế một hệ thống gồm hai biển báo nguy hiểm, hai biển báo này có chức năng nhận biết có xe đang tới khúc cua, cảnh báo cho người điều khiển xe ở chiều ngược lại biết có xe đang tới để người điều khiển chủ động giảm tốc độ và chú ý quan sát hơn. Hệ thống biển báo phải hoạt động tốt trong nhiều điều kiện thời tiết, có kích thước phù hợp, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
	Thứ ba: Thử nghiệm, đánh giá sản phẩm ở các địa điểm và điều kiện khác nhau, cải tiến hoàn thiện sản phẩm.
e. Nội dung chính của vấn đề nghiên cứu
Trong phần này cần liệt kê các nội dung mà tác giả triển khai nhằm giải quyết các mục tiêu (nhiệm vụ) mà tác giả đã đặt ra bên trên.(Làm gì?Làm như thế nào?)
Mô tả các thiết kế, phương pháp, công cụ, các thí nghiệm, .mà tác giả đã làm để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. 
Ví dụ: trong báo cáo “Nghiên cứu và chế tạo hệ thống biển báo giao thông liên hoàn ứng dụng công nghệ cao dành cho các khúc cua nguy hiểm” cần:
- Thiết kế hệ thống biển báo giao thông liên hoàn
- Thiết kế cột biển báo và đèn Led
- Thiết kế mạch điện
- Chế tạo hệ thống năng lượng mặt trời và nguồn điện
STT
Tên dụng cụ
Thông số kỹ thuật
1
Ác quy
12V- 6Ah
2
Đèn báo
12V
3
Bảng đèn led
12VDC
4
Pin mặt trời
6V
5
Sắt
Đường kính 30mm
6
Mạch điện tử
Nếu được, cần mô tả và giải thích về lí do và cách mà tác giả đã làm như vậy. Các đánh giá về mức độ rủi ro và an toàn (nếu có).
Trong mỗi nội dung triển khai cần có các bảng kết quả thu được là số liệu, dữ liệu, các biểu đồ phân tích sự thay đổi/phụ thuộc giữa các thông số, các bước lặp lại nghiên cứu, các thử nghiệm, kiểm thử, đánh giá hiệu quả, các sản phẩm/mô hình thu được,  Sau đó sẽ là các phân tích, bình luận về các kết quả/sản phẩm thu được. Các kết quả này sẽ là câu trả lời cho các mục tiêu hoặc các câu hỏi nghiên cứu mà tác giả đã đặt ra từ đầu.[2]
Thử nghiệm và đánh giá
Tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm tại hai vị trí thường xuyên gặp tai nạn giao thống nhất ở địa phương nơi em sinh sống.
Kiểm nghiệm tại khu vực ngã tư nơi có hai tuyến đường giao thông đồng cấp thuộc khu vực thị trấn và 1 địa điểm đèo dốc có nhiều khúc cua liên tiếp là đèo buôn Krông.
Sử dụng chính những phương tiện giao thông trên đường để làm kiểm nghiệm.
Đặt 2 cột biển báo giao thông tại hai vị trí khúc cua bị khuất tầm quan sát và tiến hành thực nghiệm khi phương tiện giao thông đi qua.
Kiểm tra thời gian báo của đèn, còi sau khi có phương tiện đi qua.
Bảng tỉ lệ đèn báo khi xe đi qua
Kết quả
Nhiệt độ
Còi báo
Còi không báo
Buổi sáng/160C đến 300C
100%
0%
Buổi chiều/240C đến 330C
100%
0%
Buổi tối/140C đến 200C
100%
0%
Thiết bị nhận và báo thông tin rất tốt. Chúng em đã tiến hành thực nghiệm trong một thời gian dài nhưng không hề có lỗi, mọi điều kiện thời tiết chưa thấy ảnh hưởng đến mạch.
Cần có một kết luận, nhận xét ngắn gọn về các kết quả thu được sau mỗi nội dung nghiên cứu.
Ví dụ:
Đã thực nghiệm tại hai vị trí:
- Ngã tư nơi có nhiều phương tiện qua lại thuộc làn đường đồng cấp: ngã tư Nguyễn Trãi- Y Jút. Thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana,tỉnh ĐăkLăk
Khi có xe đi qua khu vực ngã tư sẽ đi ngang qua biển báo, biển báo nhận tín hiệu phát cho biển báo bên này lập tức đèn báo có phương tiện đang đi tới để xử lý giao thông hiệu quả.
Thực nghiệm tại đèo buôn Krông, xã Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đak Lak là nơi có 1 bên là đồi 1 bên là vách núi, tại khúc cua tầm nhìn của người tài xế bị khuất rất nguy hiểm cho người điều khiển.
Kết quả thu được
Đã thiết kế hệ thống biển báo giao thông.
Đã vận dụng được toàn bộ hệ thống điều khiển vào mục đích báo hiệu cho tài xe giao thông biết được có phương tiện giao thông đang đi tới để người tài xế có thể né tránh hoặc đi chậm để việc xử lý tình huống giao thông được hiệu quả nhất. 
Khoảng cách xe- xe
Còi báo
Tỷ lệ( %)
25m
30 lượt
30%
35m
40 lượt
40%
40m
30 lượt
30%
Các trường hợp khoảng cách 2 xe quá gần thì thiết bị đang báo sẽ không báo lại mà vẫn tiếp tục báo cho đến khi báo xong.
Tùy vào tốc độ cuả 2 xe mà khoảng cách này thay đổi liên tục.
Vì nơi thực nghiệm là nơi đoạn đường đèo dốc và khu vực ngã tư đông dân cư nên tốc độ các xe nhỏ nên khoảng cách các xe tương đối gần.
Khoảng cách xe với cảm biến
Còi báo (%)
Còi không báo (%)
Chú ý
40cm
100%
0%
60cm
100%
0%
1m
100%
0%
1,5m
100%
0%
2m
72%
28%
Đã tiến hành khảo sát sản phẩm tại hai địa điểm đó là địa điểm ngã tư và đoạn đường đèo buôn Krông thuộc địa phận xã Dur Kmăn và cho được kết quả như sau
Lần kiểm tra
Ngã tư Nguyễn Trãi- Y Jút
Đoạn đèo buôn Krông
Kết quả
1
100 phương tiện đi
100 phương tiện đi
Đèn và còi báo tốt.
2
2 phương tiện gặp nhau có xe ô tô, xe tải 
2 phương tiện gặp nhau có xe ô tô, xe tải
Đèn và còi báo tốt.
3
3 phương tiện gặp nhau 
3 phương tiện gặp đều là xe máy
Đèn và còi báo tốt.
Rút kinh nghiệm: Tại những khu vực ngã ba, ngã tư đa số có đông người dân qua lại nên ta có thể bỏ còi báo mà chỉ để đèn và bảng báo hiệu bằng chữ là được rồi để tránh gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
f. Kết luận chung
Phần này cần liệt kê ngắn gọn các kết quả quan trọng nhất mà tác giả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu.
Chỉ lựa chọn các kết luận quan trọng nhất
Các kết luận cần bám sát mục tiêu/nhiệm vụ hoặc câu hỏi nghiên cứu mà tác giả đặt ra từ đầu.
Trong phần kết luận cần sử dụng các cụm từ như: Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, Chứng tỏ rằng, Chỉ ra rằng, Cho thấy rằng, Khẳng định rằng,
Nếu được cần nói một chút về ý nghĩa của các kết luận có được. Có nghĩa là các kết quả nghiên cứu đạt được sẽ giúp ích cho những việc gì.
Ví dụ: Kết luận
Đã nghiên cứu thành công việc ứng dụng mạch cảm biến vào cột biển báo giao thông nhằm báo hiệu cho phương tiện đang lưu thông trên đoạn đường có tầm nhìn bị che khuất hoặc những khu vực đèo núi sương mù biết có phương tiện đi đối diện.
Đã tiến hành thực nghiệm và chứng minh được sản phẩm mang lại ý nghĩa to lớn đối với người lái xe.
	Sản phẩm mang tính thực tế rất cao phù hợp với nhu cầu giải quyết tình trạng giao thông hiện nay
g. Tài liệu tham khảo
Liệt kê tối thiểu từ 5-10 bài báo khoa học, luận án, nguồn dữ liệu mà tác giả đã sử dụng, trích dẫn trong phần (4) Tổng quan vấn đề nghiên cứu hoặc phần 3) Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Cần chú ý về cách viết trích dẫn theo quy tắc. Tham khảo cách viết trong một bài báo khoa học trên tạp chí khoa học.
Tránh sử dụng các website không có tính học thuật.
Tránh liệt kê tài liệu tham khảo một cách chung chung. Nên nhớ các tài liệu liệt kê ở đây cần phải được trích dẫn đầy đủ trong nội dung Báo cáo (chủ yếu là trích dẫn ở phần tổng quan vấn đề nghiên cứuhoặc phần tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu).
Ví dụ: Tài liệu tham khảo
[1] https://laodong.vn/xa-hoi/vu-lat-xe-khach-o-deo-lo-xo-diem-danh-nhung-vu-lat-xe-khach-lao-xuong-vuc-613457.ldo
[2]https://vietnammoi.vn/nhung-diem-den-chet-nguoi-tren-deo-khanh-le-106145.html
[3] Bộ Giao thông Vận tải (2009), Luật giao thông đường bộ, NXB Giao thông Vận tải.
[4] Ngạc Văn An (2006), Giáo Trình vô tuyến điện tử, NXB Giáo Dục.
Hoàn thiện báo cáo
Hoàn thiện báo cáo là khâu cuối cùng của làm báo cáo và đây chính là khâu quan trọng để tạo nên thành công của dự án.
Đối với phần hoàn thiện báo cáo giáo viên hướng dẫn cần hướng dẫn học sinh trau chuốt câu từ để có một bài báo cáo khoa học hoàn chỉnh.
Dựa trên các luận cứ, luận điểm khoa học thì trên bài báo cáo cần thể hiện rõ một cách khoa học, logic để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của dự án.
IV. Tính mới của giải pháp
Đối với học sinh trung học thì việc viết bài báo cáo nghiên cứu khoa học là một việc làm khó tuy nhiên dựa trên cách viết theo giải pháp này học sinh sẽ viết báo cáo khoa học dễ dàng hơn.
Giải pháp được đức rút trong quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, với cách viết báo cáo 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 2019.doc