Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn Vật lí Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn Vật lí Lớp 8

1. Lí do chọn đề tài

Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, việc cải tiến phương pháp dạy

học là một nhân tố quan trọng, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức, việc phát huy

tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì công việc giáo

dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy

phát triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường

phát triển tối ưu của giáo dục. Cũng như trong học tập các bộ môn khác, học Vật

lí lại càng cần phát triển năng lực tích cực, năng lực tư duy của học sinh để

không phải chỉ biết mà còn phải hiểu để giải thích hiện tượng Vật lí cũng như áp

dụng kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng

đồng.

Vì thế trong việc giải bài tập Vật lí mục đích cơ bản cuối cùng không phải

chỉ tìm ra đáp số, tuy điều này cũng quan trọng và cần thiết, mục đích chính của

việc giải là ở chỗ người làm bài tập hiểu được sâu sắc hơn các khái niệm, định

luật Vật lí, vận dụng chúng vào những vấn đề thực tế trong cuộc sống, trong lao

động.

Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trường THCS nói chung bộ môn Vật lí 8

nói riêng, tôi nhận thấy học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn lúng túng khi giải

các bài tập định lượng Vật lí, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy

học.

Cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học chung của ngành giáo dục,

đồng thời bản thân cũng tự kiểm tra, tổng kết tình hình dạy học Vật lí, cùng với

việc tiếp thu các chuyên đề, thấy được tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh

khi giải bài tập Vật lí. Từ đó vận dụng vào quá trình giảng dạy, tôi thấy có hiệu

quả hơn so với trước đây, chất lượng học sinh được nâng cao rõ rệt. Xuất phát

từ những lí do trên, tôi đã chọn viết sáng kiến “ Hướng dẫn học sinh phương

giải bài tập môn Vật Lí lớp 8 ” nhằm giúp học sinh nắm chắc được kiến thức

cơ bản, mở rộng và hiểu sâu kiến thức. Từ dó nâng cao được chất lượng.

 

pdf 24 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1353Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn Vật lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến thức đã học, có khi phải sử dụng 
tổng hợp các kiến thức của nhiều chương nhiều phần của chương trình. 
 1.2. Bài tập có thể là điểm khởi đầu để dẫn đến kiến thức mới. 
 Nhiều khi bài tập được sử dụng khéo léo có thể dẫn học sinh đến những 
suy nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích 
hiện tượng mới do bài tập phát hiện ra. 
 1.3.Giải bài tập vật lí rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lí thuyết vào 
thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát. 
Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 
 7
 Bài tập vật lí là một trong những phương tiện rất quý báu để rèn luyện kỹ 
năng, kỹ xảo vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến 
thức khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn đề của thực tiễn. 
 1.4. Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của 
học sinh. 
 Trong khi làm bài tập do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, 
tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà học sinh 
rút ra được nên tư duy của học sinh được phát triển năng lực làm việc tự lực 
nâng cao, tính kiên trì được phát triển. 
 1.5. Giải bài tập góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. 
 Có nhiều bài tập vật lí không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những 
kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt 
là những bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm. 
 1.6. Giải bài tập vật lí là một phương tiện để kiểm tra mức độ nắm vững 
kiến thức của học sinh. 
 Tuỳ theo cách ra bài tập ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững 
kiến thức của học sinh giúp việc đánh giá chất lượng học sinh được chính xác. 
 2. Phân loại bài tập Vật lí 
Sơ đồ phân loại bài tập vật lí 
 a, Phân loại theo phương tiện giải: 
Bài tập vật lí 
Bài tập 
đồ thị 
Bài tập thí 
nghiệm 
Bài tập 
định lượng 
Bài tập 
định tính 
Bài tập thí 
nghiệm 
Bài tập dự 
đoán hiện 
tượng 
Bài tập 
giải thích 
Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 
 8
 b, Phân loại theo mức độ: 
2.1. Bài tập vật lí định lượng hay bài tập câu hỏi lí thuyết. 
 Là bài tập mà học sinh không cần phải tính toán (Hay chỉ có các phép 
toán đơn giản) mà chỉ vận dụng các định luật, định lí, qui luật để giải tích hiện 
tượng thông qua các lâp luận có căn cứ, có lôgich. 
 2.2. Bài tập vật lí định lượng. 
 Đó là loại bài tập vật lí mà muốn giải quyết nó ta phải thực hiện một loạt 
các phép tính. Dựa vào mục đích dạy học ta có thể phân loại bài tập dạng này 
thành hai loại: 
 + Bài tập tập dượt: Là bài tập đơn giản được sử dụng ngay khi nghiên cứu một 
khái niệm hay một qui tắc vật lí nào dó để học sinh vật dụng kiến thức vừa mới 
tiếp thu. 
 + Bài tập tổng hợp: Là những bài tập phức tạp mà muốn giải nó học sinh vận 
dụng nhiều kiến thức ở nhiều phần, nhiều chương, nhiều cấp học và thuộc nhiều 
lĩnh vực. 
 Đặc biệt, khi các câu hỏi loại này được nêu dưới dạng trắc nghiệm khách quan 
thì yêu cầu học sinh phải nhớ kết quả cuối cùng đã dược chứng minh trước đó để 
giải nó một cách nhanh chóng. Vì vậy yêu cầu học sinh phải hiểu bài một cách 
sâu sắc để vận dụng kiến thức ở mức độ cao. 
 2.3. Bài tập đồ thị. 
 Đó là bài tập mà dữ kiện đề bài cho dưới dạng đồ thị hay trong quá trình giải 
nó ta phải sử dụng dồ thị. ta có thể phân loại dạng câu hỏi nay thành các loại: 
 + Đọc và khai thác đồ thị đã cho: Bài tập loại này có tác dụng rèn luyện cho 
học sinh kỹ năng đọc đồ thị, biết cách đoán nhận sự thay đổi trạng thái của vật 
Bài tập sáng tạo 
tạotạo 
Bài tập tổng hợp Bài tập tập dượt 
Bài tập vật lí 
Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 
 9
thể, hệ vật lí, của một hiện tượng hay một quá trình vật lí nào đó. Biết cách khai 
thác từ đồ thị những dữ để giải quyết một vấn đề cụ thể. 
 + Vẽ đồ thị theo những dữ liệu đã cho : Bài tập này rèn luyện cho học sinh kỹ 
năng vẽ đồ thị, nhất là biết cách chọn hệ tọa độ và tỉ lệ xích thích hợp để vẽ đồ 
thị chính xác. 
 2.4. Bài tập thí nghiệm( xây dựng phương án thực nghiệm) 
 Đây là loại bài tập yêu cầu học sinh xây dựng phương án thực nghiệm để 
xác định một đại lượng hoặc kiểm tra một quy luật, một hiện tượng hoặc một 
điều kiện vật lí nào đó. Loại bài tập này có 2 mức độ: 
 + Mức độ 1: Chỉ xây dựng phương án (tính toán lập luận trên giấy, không đo 
đạc, làm thí nghiệm thực). 
 + Mức độ 2: Tiến hành làm thí nghiệm thực theo phương án đã vạch ra. 
 2. Trình tự giải một bài tập vật lí. 
 - Phương pháp giải một bài tập Vật lí phụ thuộc nhiều yếu tố: mục đích 
yêu cầu của bài tập, nội dung bài tập, trình độ của các em, v.v... Tuy nhiên trong 
cách giải phần lớn các bài tập Vật lí cũng có những điểm chung. 
- Thông thường khi giải một bài tập vật lí cần thực hiện theo trình tự: 
 2.1.Hiểu kỹ đầu bài. 
- Đọc kỹ dầu bài: bài tập nói gì? cái gì là dữ kiện? cái gì phải tìm? 
-Tóm tắt đầu bài bằng cách dùng các kí hiệu chữ đã qui ước để viết các dữ 
kiện và ẩn số, đổi đơn vị các dữ kiện cho thống nhất (nếu cần thiết ). 
 - Vẽ hình , nếu bài tập có liên quan đến hìng vẽ hoặc nếu cần phải vẽ hình 
để diễn đạt đề bài. Cố gắng vẽ dúng tỉ lệ xích càng tốt. Trên hình vẽ cần ghi rõ 
dữ kiện và cái cần tìm. 
 2.2. Phân tích nội dung bài tập, lập kế hoạch giải. 
 - Tìm sự liên hệ giữa những cái chưa biết (ẩn) và những cái đã biết (dữ 
kiện) 
 - Nếu chưa tìm được trực tiếp các mối liên hệ ấy thì có thể phải xét một số 
 bài tập phụ để gián tiếp tìm ra mối liên hệ ấy. 
- Phải xây dựng được một dự kiến về kế hoạch giải. 
Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 
 10
 2.3. Thực hiện kế hoạch giải. 
- Tôn trọng trình tự giải để thực hiện các chi tiết của dự kiến, nhất là khi 
gặp một bài tập phức tạp. 
- Thực hiện một cách cẩn thận các phép tính số học, đại số hoặc hình học. 
Nên hướng dẫn học sinh làm quen dần với cách giải bằng chữ và chỉ thay giá trị 
bằng số của các đại lượng trong biểu thức cuối cùng. 
 - Khi tính toán bằng số, phải chú ý đảm bảo những trị số của kết quả đều 
có ý nghĩa. 
 2.4. Kiểm tra đánh giá kết quả. 
 - Kiểm tra lại trị số của kết quả: Có đúng không? Vì sao? Có phù hợp với 
thực tế không? 
 - Kiểm tra lại các phép tính: có thể dùng các phép tính nhẩm và dùng cách 
làm tròn số để tính cho nhanh nếu chỉ cần xét độ lớn của kết quả trong phép tính. 
 - Nếu có điều kiện, nên phân tích, tìm một cách giải khác, đi đến cùng 
một kết quả đó. Kiểm tra xem còn con đường nào ngắn hơn không. 
 3. Hai phương pháp suy luận để giải các bài tập vật lí. 
 Xét về tính chất thao tác của tư duy, khi giải các bài tập vật lí, người ta 
thường dùng phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. 
 2.1. Giải bài tập bằng phương pháp phân tích. 
 - Theo phương pháp này, xuất phát điểm của suy luận đại lượng cần tìm. 
Người giải phải tìm xem đại lượng chưa biết này có liên quan với những đại 
lượng Vật lí nào khác và một khi biết sự liên hệ này thì biểu diễn nó thành 
những công thức tương ứng. Nếu một vế của công thức là đại lượng cần tìm còn 
vế kia chỉ gồm những dữ liệu của bài tập thì công thức ấy cho ra đáp số của bài 
tập. Nếu trong công thức còn những đại lượng khác chưa biết thì đối với mỗi đại 
lượng đó, cần tìm một biểu thức liên hệ với nó với các đại lượng Vật lí khác; cứ 
làm như thế cho đến khi nào biểu diễn được hoàn toàn đại lượng cần tìm bằng 
những đại lượng đã biết thì bài toán đã được giải xong. 
 Như vậy cũng có thể nói theo phương pháp này, ta mới phân tích một bài 
tập phức tạp thành những bài tập đơn giản hơn rồi dựa vào những quy tắc tìm lời 
Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 
 11
giải mà lần lượt giải các bài tập đơn giản này. Từ đó tìm dần ra lời giải của các 
bài tập phức tạp nói trên. 
 * Thí dụ: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy 
thùng và lên một điểm cách đáy 0,4m. Biết dnước = 10000 N/m
3
 * Hướng dẫn giải: 
? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì? 
?Y/c hs tóm tắt đầu bài? xđ dạng 
bài toán? 
? Tính áp suất của nước tác dụng lên 
đáy thùng bằng công thức nào? 
? Tính áp suất của nước tác dụng lên 
điểm cách đáy 0,4m như thế nào? 
? Yêu cầu học sinh tính? 
- GV: Củng cố lại bài tập 
Tóm tắt 
h = 1,2m 
hA= 0,4m 
d = 10000N/m3 
p = ?, pA =? 
Giải 
- Áp suất tác dụng lên 
đáy thùng: 
p = d.h = 10000.1,2 
= 12000 (N/m2) 
Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy thùng 
0,4m: pA = d.hA = d.( h – hA) 
 = 10000.(1,2 - 0,4) = 8000 (N/m2) 
2.2 Giải bài tập bằng phương pháp tổng hợp. 
 Theo phương pháp này, suy luận không bắt đầu từ các đại lượng cần tìm 
mà bắt đầu từ các đại lượng đã biết có nêu trong bài. Dùng công thức liên hệ các 
đại lượng này với các đại lượng chưa biết, ta đi dần đến công thức cuối cùng 
trong đó chỉ có một đại lượng chưa biết là đại lượng cần tìm. 
 Nhìn chung, khi giải bất kỳ một bài toán vật lí nào ta đều phải dùng cả hai 
phương pháp: phân tích và tổng hợp. Phép giải bắt đầu bằng cách phân tích các 
điều kiện của bài tập để hiểu được đề bài. Phải có một sự tổng hợp kèm theo 
ngay để kiểm tra lại mức độ đúng đắn của sự phân tích các điều kiện ấy. Muốn 
lập được kế hoạch giải, phải đi sâu vào phân tích nội dung vật lí của bài tập. 
Tổng hợp những dữ kiện đã cho với những quy luật vật lí đã biết, ta mới xây 
dựng được lời giải và kết quả cuối cùng. 
Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 
 12
 Như vậy ta có thể nói là trong quá trình giải bài tập vật lí ta đã dùng 
phương pháp phân tích - tổng hợp. 
 Do đó khi dạy về những phần này giáo viên phải nghiêm khắc trong việc 
kiểm tra bài cũ, không để học sinh không học bài, không làm bài trước khi đến 
lớp ( nếu không có phải bổ sung ngay hôm sau ). 
Trong dạy học bất cứ một dạng bài tập nào, giáo viên cần phải lựa chọn 
một hệ thống bài tập thoả mãn các các yêu cầu sau: 
- Bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinh nắm 
được các loại bài tập điển hình. 
- Một bài tập phải là một mắc xích trong hệ thống bài tập, đóng góp một phần 
nào đó trong củng cố hoàn thiện và mở rộng kiến thức. 
Trong dạy học từng dạng bài tập cụ thể, giáo viên phải dự kiến chi tiết kế 
hoạch sử dụng hệ thống bài tập đã lựa chọn. Các bài tập đã lựa chọn có thể sử 
dụng ở các khâu khác nhau của quá trình dạy học: nêu vấn đề, hình thành kiến 
thức mới, củng cố, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng 
 Cần chú ý cá biệt hoá học sinh trong việc giải bài tập vật lí thông qua các biện 
pháp sau: 
 + Biến đổi yêu cầu của bài tập ra cho các đối tượng học sinh khác nhau. 
 + Biến đổi mức độ yêu cầu về số lượng bài tập cần giải, về mức độ tự lực 
của học sinh trong quá trình giải bài tập. 
 Trong quá trình giảng dạy bài tập vật lí, giáo viên thường sử dụng phương 
pháp chia nhóm để học sinh thảo luận và tìm ra kết quả cho câu hỏi và giáo viên 
thường kết luận đúng, sai mà không hướng dẫn gì thêm. Việc giảng dạy vật lí 
nhất là bài tập vật lí như thế sẽ không đạt được kết quả cao, vì trong lớp có các 
đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém nên khả năng tư duy của các 
em rất khác nhau, đối với học sinh yếu, kém hay trung bình không thể tư duy kịp 
và nhanh như học sinh khá, giỏi nên khi thảo luận các em chưa thể kịp hiểu ra 
vấn đề và nhất là khi thảo luận nhóm, giáo viên lại hạn chế thời gian hoặc thi 
xem nhóm nào đưa ra kết quả nhanh nhất thì thường các kết quả này là tư duy 
của các học sinh khá, giỏi trong nhóm. Vì thế nếu giáo viên không chú trọng đến 
Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 
 13
việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí thì học sinh sẽ đoán mò, 
không nắm vững được kiến thức. 
 * Thí dụ 1: Bỏ một quả cầu đồng thau khối lượng 1kg được nung nóng đến 
1000C vào trong một thùng sắt có khối lượng 500g đựng 2kg nước ở 200C. Bỏ 
qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Tìm nhiệt độ cuối cùng của nước? Biết 
nhiệt dung riêng của đồng thau, sắt, nước lần lượt là 380J/kg. K; 460J/kg.K; 
4200J/ kg. K. 
+ Tìm hiểu các yếu cầu của bài 
- Bài toán cho biết gì? Yêu cầu 
gì? 
- Dùng các kí hiệu tóm tắt đầu 
bài? 
- Đơn vị các đại lượng trong 
bài toán đã thống nhất chưa? 
- Vì sao nhiệt độ của thùng sắt 
và nước đều ở 20C? 
- Hiện tượng gì xảy ra khi thả 
đồng ở 100C vào thùng sắt 
đựng nước ở 200C? Vì sao? 
- Nhận xét gì về nhiệt độ của 
nước và nhiệt độ cuối cùng của 
hệ trong quá trình trao đổi 
nhiệt? 
- Dựa vào đâu để tính nhiệt độ 
của nước? 
- Hs tìm hướng giải, thảo luận 
=> trình bày lời giải. 
Rút ra kết luận 
Tóm tắt 
m1 = 1kg; t1 = 1000C; C1=380J/kg. K 
m2 = 500g = 0,5 kg; C2 =460J/kg.K 
m3 = 2kg, t2 =200C; C3 =4200J/ kg. K. 
m = ? Giải 
Nhiệt lượng do quả đồng thau tỏa ra để hạ từ 
1000C xuống t0C là: 
Q1 = m1. C1. (t1 – t) =1. 380.( 1000- t) 
 = 38000 – 380t. 
Nhiệt lượng do thùng sắt và nước thu vào để 
tăng từ 200C lên t0C là: 
Q2 = m2. C2. (t – t2) = 0,5.460.( t - 200) 
 = 230t - 4600 
Q3 = m3. C3. (t – t2) = 2.4200.( t - 200) 
 = 8400t - 168000 
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: 
 Q1 = Q2 + Q3 
38000– 380t =230t – 4600 +8400t - 168000 
- 380t - 8400t = -4600 – 168000 – 38000 
- 8780 = -210600; t240 
Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 
 14
* Thí dụ 2: Một vật có trọng lượng riêng là 26000N/m3. Treo vật vào một lực 
kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài 
không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 
10000 N/m3. 
 * Hướng dẫn giải: 
- Bài toán cho biết gì? Yêu cầu 
gì? 
- Dùng các kí hiệu tóm tắt đầu 
bài? 
- Đơn vị các đại lượng trong 
bài toán đã thống nhất chưa? 
- Nhúng vật chìm trong nước 
vật chịu tác dụng của những lực 
nào? 
- GV: Lực đẩy Ác si mét là hiệu 
số giữa trọng lượng của vật ở 
ngoài không khí với trọng 
lượng của vật ở trong nước. 
 - FA = ? P = ? 
- Thay vào tìm V =? Sau đó tìm 
xem vật treo ở ngoài không khí 
thì lực kế chỉ bao nhiêu? 
- Kết luận? 
Tóm tắt 
d = 26000N/m3 
Pn = 150N 
dn = 10000 N/m
3 
P = ? Giải 
FA = P - Pn . Trong đó: 
FA: Lực đẩy Ác si mét 
P: Trọng lượng của vật ngoài không khí 
Pn: Trọng lượng của vật ở trong nước 
FA = dn.V ; P = d.V 
Hay: dn.V = d.V - Pn 
 V(d - dn) = Pn  V = n
n
P
d d
Vậy ở ngoài không khí vật nặng: 
 P = V.d = n
n
P
d d
.d = 
150
.26000
26000 10000
 P = 243,75( N) 
- Nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 
243,75( N) 
 Nhìn chung, khi giải bất kỳ một bài toán vật lí nào ta đều phải dùng cả hai 
phương pháp: Phân tích và tổng hợp. Phép giải bắt đầu bằng cách phân tích các 
điều kiện của bài tập để hiểu được đề bài. Phải có một sự tổng hợp kèm theo 
ngay để kiểm tra lại mức độ đúng đắn của sự phân tích các điều kiện ấy. Muốn 
lập được kế hoạch giải, phải đi sâu vào phân tích nội dung vật lí của bài tập. 
Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 
 15
Tổng hợp những dữ kiện đã cho với những quy luật vật lí đã biết, ta mới xây 
dựng được lời giải và kết quả cuối cùng. 
 Như vậy ta có thể nói là trong quá trình giải bài tập vật lí ta đã dùng phương 
pháp phân tích - tổng hợp. 
 3. Chuẩn bị của giáo viên: 
 Để thực hiện tốt một tiết dạy bài tập vật lí, giáo viên cần chuẩn bị những yếu tố 
sau: 
 a, Xác định những kiến thức kỹ năng cần củng cố cho học sinh thông qua 
giờ bài tập đó: Thông thường giờ bài tập thường được bố trí sau từ 2 đến 3 giờ 
lý thuyết, tác dụng của giờ bài tập ở đây thường là củng cố những kiến thức kỹ 
năng đã học thông qua những giờ học lý thuyết trước đó do đó giáo viên cần 
phải xác định chính xác và cụ thể những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần củng 
cố cho học sinh để lựa chọn hệ thống bài tập thích hợp. 
 b, Lựa chọn hệ thống bài tập thích hợp: Đây là một công việc rất quan 
trọng, để lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp giáo viên cần dựa vào việc xác định 
những kiến thức kỹ năng cần củng cố cho học sinh và trình độ của học sinh. Sau 
đây là một số nguyên tắc về lựa chọn hệ thống bài tập: 
 - Loại hình bài tập phải đa dạng: nên gồm nhiều loại bài tập trong giờ dạy (cả 
bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập thí nghiệm ...) . Sử dụng kết hợp các 
loại bài tập đó một cách khéo léo, tránh chỉ sử dụng một loại bài tập duy nhất 
gây đơn điệu nhàm chán trong học sinh. 
 - Hệ thống bài tập phải phù hợp với trình độ của đa số học sinh, tránh đưa ra 
những bài tập quá dễ hoặc quá khó đối với trình độ chung của lớp. 
 - Hệ thống bài tập phải trải đều khắp phạm vi kiến thức kĩ năng muốn củng cố 
cho học sinh, tránh chỉ tập trung bài tập tập trung vào một chủ đề kiến thức rất 
hẹp nào đó. 
 4. Những hoạt động thường được tổ chức trong một giờ dạy vật lí: 
 a, Gọi học sinh lên bảng trình bày lời giải : Đây là hoạt động thường được 
giáo viên áp dụng nhiều nhất trong các giờ bài tập. Ở hoạt động này giáo viên sẽ 
nêu bài tập (đã đưa ra cho học sinh về làm ở nhà), gọi học sinh lên bảng tóm tắt 
Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 
 16
và trình bày lời giải, gọi học sinh khác nhận xét lời giải, giáo viên tổng kết bài 
giải và kết luận. 
 Hoạt động này có những ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau: 
 * Ưu điểm: 
 - Kiểm tra và biết được khả năng hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh lên 
bảng chữa bài. 
 - Có thể phân tích và chỉ ra lỗi của học sinh một cách trực tiếp. 
 - Có thể rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày bài tập. 
 * Nhược điểm: 
 - Trong một giờ bài tập chỉ kiểm tra được một số ít học sinh của lớp. 
 - Học sinh ở dưới lớp dễ mất trật tự nếu giáo viên không bao quát tốt. 
 Để hoạt động này được tiến hành một cách có hiệu quả giáo viên cần lưu ý 
những nội dung sau: 
 - Giao bài tập phù hợp với trình độ của học sinh: Đối với một lớp thông 
thường có nhiều đối tượng học sinh với các mức độ học lực khác nhau nên khi 
giao bài tập giáo viên phải giao đúng đối tượng, bài tập đơn giản, dễ dành cho 
học sinh yếu và TB, bài tập phức tạp, nâng cao dành cho học sinh khá giỏi. 
 - Bao quát lớp, tổ chức các hoạt động khác trong khi học sinh đang chữa 
bài trên bảng: Trong khi học sinh đang chữa bài trên bảng giáo viên có thể kiểm 
tra bài tập về nhà của học sinh dưới lớp, đặt câu hỏi định tính, hoặc ra bài tập bổ 
sung cho học sinh.. 
 - Phân tích kĩ những chỗ lỗi của học sinh: Qua việc phân tích chỗ lỗi trong 
bài tập của học sinh để rèn cho cả lớp những kĩ năng còn yếu. 
 - Tổng kết bài tập và chốt lại phương pháp giải cho cả lớp. 
 b, Hướng dẫn cả lớp giải chung một bài tập: Đây là một hoạt động cũng khả 
phổ biến trong các giờ bài tập. Ở hoạt động này giáo viên hướng dẫn học sinh cả 
lớp cùng giải chung một bài tập thông qua hệ thống câu hỏi. Hoạt động này 
thường được tiến hành khi có những bài tập phức tạp, phải giải qua nhiều bước, 
ở trong lớp chỉ có một số ít học sinh giải được. Chúng ta cùng phân tích đặc 
điểm của hoạt động này: 
Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập môn vật lí lớp 8 
 17
* Ưu điểm: 
 - Nhiều học sinh trong lớp cùng tham gia vào quá trình giải bài. 
 - Học sinh hiểu các bước suy luận giải bài toán thông qua các câu hỏi của giáo 
viên. 
 - Giáo viên dễ bao quát lớp. 
 * Nhược điểm: 
 - Không phát hiện được những lỗi và những chỗ vướng mắc của học sinh khi 
giải bài tập. 
 Để hoạt động này được tiến hành một cách có hiệu quả giáo viên cần lưu ý 
những nội dung sau: 
 - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý dẫn dắt hợp lí: Đối với một bài tập giáo 
viên phải dự đoán được những chỗ khó mà học sinh hay mắc khi giải bài tập để 
từ đó lựa chọn câu hỏi, gợi ý dẫn dắt hợp lí. Sau đây là một ví dụ về hệ thống 
câu hỏi dẫn dắt chung: 
 + Đọc, tóm tắt đề bài, đổi đơn vị, vẽ hình 
 + Mô tả và tưởng tượng về hiện tượng nêu trong bài toán. 
 + Hiện tượng nêu trong bài toán có liên quan đến công thức đã học? 
 + Viết ra các công thức và phương trình có liên quan? 
 + Với các phương trình trên ta có xác định được cái cần tìm không? 
 + Cụm từ "............." trong bài có nghĩa như thế nào? Với cụm từ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_phuong_phap_giai_ba.pdf