Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 7 viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 7 viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy

của con người .

Là một môn học thuộc nhóm khoa học và xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan

trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời

cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ

với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học

khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn.

Môn Ngữ văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn : Văn học,

Tiếng Việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn Tập làm văn là phân

môn được coi là khó nhất.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho

học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ,

chính xác làm nổi bật điều mình muốn nói” (Dạy văn là một quá trình rèn luyện

toàn diện, nghiên cứu giáo dục số 28, 11/ 1973)

Trong những năm học vừa qua, tôi được phân công dạy môn Ngữ văn 7, trong

chương trình kì 1 , các em được làm quen với văn biểu cảm nhưng tôi nhận thấy

mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học

sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “ khơi gợi lòng đồng cảm nơi

người đọc’’. Khi hành văn các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rạch ròi giữa văn

biểu cảm với các thể loại văn khác.Khi viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học,

các em còn chưa phân biệt được biểu cảm tác phẩm văn học và phân tích tác phẩm

văn học nên kết quả đạt được chưa cao vì vậy tội đưa ra đề tài sáng kiến kinh

nghiệm : “ Hướng dẫn học sinh lớp 7 viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”

pdf 23 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 769Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh lớp 7 viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề tâm hồn con người số phận nhân vật trong tác phẩm 
+ Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ trong tác phẩm 
+ Cảm xúc về tư tưởng trong tác phẩm 
Cảm nghĩ về tác phẩm thường gắn liền với thao tác phân tích, giải thích, 
chứng minh trong văn nghị luận .Trong điều kiện học sinh chưa học văn nghị luận 
(kì I lớp 7) thì có thể dựa vào việc tự sự, miêu tả, liên tưởng, tưởng tượng suy ngẫm 
về nội dung , liên hệ với các tác phẩm văn học đã học , học sinh có thể dựa vào 
phần hướng dẫn của giáo viên trong phần đọc hiểu văn bản đã học ở trên lớp để 
làm cơ sở cho việc bộc lộ cảm xúc về tác phẩm . 
 Điều cốt yếu là đối với việc phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là học 
sinh phải ấn tượng về tổng thể về tác phẩm, về nhân vật chính hoặc về phong cảnh 
,tình huống để nói lên ấn tượng ấy, cảm xúc và suy nghĩ trên cơ sở ấn tượng ấy. 
1.3. Lập ý trong bài văn biểu cảm tác phẩm văn học : 
Những cách lập ý thông thường vẫn được sử dụng nhưng có sự vận dụng 
phù hợp, như: 
a. Liên hệ hiện tại với tương lai: Là hình thức dùng trí tưởng tượng để liên tưởng tới 
tương lai, mượn hình ảnh tương lai để khơi gợi cảm xúc về đối tượng biểu cảm 
trong hiện tại.--> Cách này dùng để đánh giá tương lai tác phẩm.. 
b. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại: là hình thức liên tưởng tới những kí 
ức trong quá khứ, gợi sống dậy những kỉ niệm để từ đó suy nghĩ về hiện tại . Đây 
cũng là hình thức lấy quá khứ soi cho hiện tại khiến cho cảm xúc của con người trở 
nên sâu lắng hơn. Cách biểu cảm này sẽ tạo nên mối liên hệ gắn kết rất tự nhiên và 
nhuần nhuyễn giữa hiện tại và quá khứ.--> cách biểu cảm này gợi những kỉ niệm có 
liên quan đến tác phẩm, tác giả. 
c. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: Là hình thức liên tưởng phong 
phú, từ những hình ảnh thực đang hiện hữu để đặt ra các tình huống và gửi gắm vào 
đó những suy nghĩ và cảm xúc về đối tượng biểu cảm cũng như những ước mơ hi 
vọng. Cách biểu cảm này đòi hỏi người viết văn biểu cảm phải có trí tưởng tượng 
Trang 7/ 23 
phong phú.--> tưởng tượng,tái hiện lại những chi tiết có trong tác phẩm từ đó bộc 
lộ cảm xúc 
d. Quan sát, suy ngẫm: Là hình thức liên tưởng dựa trên sự quan sát những hình 
ảnh đang hiện hữu trước mắt để có những suy ngẫm về đối tượng biểu cảm . Cách 
lập ý thường tạo nên những cảm xúc chân thực, sâu sắc.--> thể hiện ở việc nêu phát 
biểu cảm 
1.4. Giúp học sinh nắm được cách biểu cảm về tác phẩm văn học: 
Tác phẩm văn học có thể là một bài ca dao, một bài thơ, một bài văn. Các 
bước làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học như: 
Bước 1 – Chuẩn bị: 
Bước 2 - Những lưu ý đối với các dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học. 
Bước 3 - Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 
Bước 4 - Thao tác cơ bản 
Với chi tiết như sau: 
❖ Bước 1: Phần chuẩn bị: 
- Đọc bài văn, bài thơ một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu. Đọc lần nữa để 
để phát hiện ra giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ 
nghệ thuật mà tác giả đã diễn tả rất hay, gây cho mình nhiều ấn tượng.Suy ngẫm 
về những chi tiết trong tác phẩm để cảm nhận được cái hay cái đẹp về ngôn từ, hình 
ảnh từ đó bộc lộ cảm xúc của mình đối với tác phẩm. 
- Gạch chân, đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ, câu 
văn hay nhất mà mình yêu thích nhất. 
- Làm dàn bài, dựng đoạn. 
- Viết bài và chỉnh sửa. 
❖ Bước 2: Những lưu ý đối với các dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học : 
- Biểu cảm về một bài thơ người viết có thể trình bày cảm xúc ấn tượng đối 
với nhân vật trữ tình, đối với tình cảm được bộc lộ qua hình ảnh , qua câu chữ, tiết 
tấu nhịp điệu bài thơ. Chẳng hạn khi viết bài thơ Qua Đèo Ngang có thể ấn tượng 
và cảm xúc chung đối với bài thơ, ấn tượng cảm nghĩ vể cảnh Đèo Ngang hoang 
Trang 8/ 23 
sơ, cảm xúc của người viết đối với thời gian buổi chiều tà, bóng xế; cảm nghĩ về 
tiếng chim quốc quốc, gia gia gợi đến hai chữ “nước nhà” ;cảm xúc về sự nhỏ bé, 
thưa thớt của con người qua hình ảnh vài chú tiều lom khom chìm lút trong bóng 
núi, vài ngôi nhà lác đác, thưa thớt ven sông, cảm nghĩ về sự cô đơn của tác giả 
trước cái bát ngát, xa rộng, của thiên nhiên ( trời, non , nước) khi đối diện với chính 
mình.Cũng có thể tưởng tượng ra cảnh Bà Huyện Thanh Quan dừng chân ở Đèo 
Ngang để bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, của người viết. 
- Biểu cảm về một tác phẩm truyện cần bày tỏ tình cảm ấn tượng chung về câu 
chuyện về vấn đề đặt ra trong tác phẩm, về vấn đề trong tác phẩm .Sau đó trình bày 
ấn tượng cảm xúc khâm phục , kính trọng yêu mến hay khinh ghét , ác cảm căm thù 
đối với nhân vật, đối với hành động ứng xử của nhân vật. Cũng có thể nêu bật cảm 
xúc của mình đối với một chi tiết trong truyện. Vận dụng những kinh nghiệm sống, 
kỉ niệm của mình ,liên hệ với những hiểu biết trong tác phẩm văn học khác để 
đánh giá hay nêu suy nghĩ đối với chi tiết. Chẳng hạn đối với nhân vật Thánh 
Gióng và chi tiết vươn vai thành một người dũng sĩ. Bỗng nhiên thành dũng sĩ thì 
không có gì lạ đối với các nhân vật truyền thuyết .Nhưng lí thú ở chỗ là chú bé ăn 
cơm gạo do nhân dân làng một nắng hai sương gom góp, chú là người con được 
sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng.Hay đối với chi tiết Thánh Gióng từ 
từ bay lên trời. Sao Thánh Gióng không bay vút đi , sao Thánh Gióng không bỏ nốt 
con ngựa lại ?... Trước khi bay lên trời Thánh Gióng chào quê hương, phải nói lời 
từ biệt với những con người đã sinh ra ,nuôi dưỡng mình ,liệu Thánh Gióng đã nói 
gì ? 
- Người viết hoàn toàn có thể tưởng tượng ra những điều đó, thông qua đó mà 
bày tỏ tình cảm, đánh giá nhân vật. 
- Việc biểu cảm không tách rời với việc phân tích các chi tiết liên quan đến 
nhân vật nhưng rõ ràng mục đích của người viết không hướng vào chi tiết mà chỉ 
thông qua chi tiết đề bày tỏ tình cảm mình thấy gì ,mình có ý nghĩ gì,mình yêu cái 
gì, mình ghét cái gì. Ví dụ khi Nguyên Hồng trích dẫn câu ca dao : “Đá mòn nhưng 
dạ chẳng mòn-Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ” thì mục đích của Nguyên Hồng 
không phải phân tích cảm thụ mà chính là qua đó để bày tỏ: “Ôi, Tào Khê !Nước 
Tào Khê làm đá mòn đấy !Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là 
lòng chung thuỷ của ta” ( Ngữ Văn 7- Tập một) 
❖ Bước3: Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: 
Trang 9/ 23 
- Phần mở đầu: Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm; hoàn cảnh tiếp xúc 
tác phẩm, nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất, khái quát nhất của mình khi đọc, khi xem 
tác phẩm ấy. Mở bài hay nhất được hai yêu cầu: Tính khái quát và tính định hướng. 
- Phần thân bài: lần lượt nêu lên những cảm nghĩ của riêng mình về những 
khía cạnh của tác phẩm. Không lan man dàn đều mà nên xoáy sâu vào các trọng 
tâm, trọng điểm. 
- Trình bày thành các đoạn văn, các đoạn văn lần lượt từ ý a đến b, c.. giữa các 
đoạn phải có sự liên kết giữa các ý. 
- Phần kết bài: Nêu lên cảm nghĩ chung, có liên tưởng mở rộng. Tránh dài 
dòng, trùng lặp và đơn điệu. 
❖ Bước 4: Thao tác cơ bản: 
- Để viết một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học trước tiên phải tìm hiểu kĩ 
về tác phẩm . Thứ nhất là hoàn cảnh xuất xứ tác phẩm, bao gồm thời gian ra đời tác 
phẩm, gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử, hay bối cảnh xã hội của tác phẩm đó 
như thế nào .có hiểu được những vấn đề đó mới hiểu được cảm xúc của nhân vật 
trữ tình trong tác phẩm từ đó bộc lộ cảm xúc về tác phẩm. Thứ hai là nắm được thể 
loại của tác phẩm , đặc sắc vể thể loại. Thứ ba là tìm hiểu tác phẩm đó viết với đề 
tài gì, hay chủ đề tư tưởng mà tác giả đặt ra trong tác phẩm . 
- Thứ tư mới là biểu cảm về một tác phẩm văn học, biểu cảm ở đây không thể 
là nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra được yêu thích, thú vị ở chỗ nào. 
Nghĩa là phải phân tích và trích dẫn, phân tích trích dẫn là thao tác quan trọng nhất 
trong bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học . 
- Có lúc phải khen, chê. Khen, chê chính là phải viết lời bình. Khen, chê trên 
cơ sở yếu tố nghệ thuật chứ không phải tùy tiện. Giáo viên qua các bài giảng cụ 
thể, qua việc hướng dẫn đọc sách sẽ giúp các em biết bình văn, biến thành kĩ 
năng, kĩ xảo. Lúc nào viết được lời bình hay, sâu sắc thì bài phát biểu cảm nghĩ 
mới thực sự mang vẻ đẹp trí tuệ. 
- Bên cạnh việc phân tích trích dẫn nghệ thuật ngôn từ của tác phẩm, một thao 
tác rất quan trọng trong bài văn biểu cảm về văn học đó là sự tưởng tượng, học sinh 
có thể tưởng tượng mình ở vị trí của nhân vật trữ tình, trong bối cảnh của tác phẩm 
từ đó bộc lộ những suy nghĩ cảm xúc của mình về nhân vật về nội dung, ý nghĩa 
của tác phẩm hoặc đồng cảm chia sẻ tâm tư tình cảm của người viết. 
Trang 10/ 23 
- Trong bài viết phải biết liên tưởng, so sánh. Từ hiện tượng này mà nghĩ, mà 
nhớ đến hiện tượng văn học khác.Học sinh có thể dựa trên vốn sống, vốn hiểu biết 
của mình về các tác phẩm văn học có chung tư tưởng tình cảm với tác phẩm văn 
học là đối tượng của bài văn biểu cảm để từ đó có sự liện tưởng và so sánh. Ví dụ 
có thể liên tưởng, so sánh về hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, sử dụng từ, biện pháp tu 
từ, hình tượng nhân vật trong cùng một tác giả hoặc giữa các tác giả có mối liên 
hệ với nhau. Khi học sinh phát biểu cảm nghĩ về cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “ 
Qua Đèo Ngang” ( Bà huyện Thanh Quan” thì có thể so sánh tới cụm từ “ ta với ta” 
trong tác phẩm “ Bạn đến chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến ). Hoặc khi phát biểu cảm 
nghĩ về âm thanh tiếng suối trong bài thơ “ Cảnh khuya” ( Hồ Chí Minh) thì nên so 
sánh với âm thanh tiếng suối của bài thơ “ Bài ca Côn Sơn” ( Nguyễn Trãi). Hoặc 
khi phân tích câu thơ ba bốn ta có thể liên hệ tới những bài thơ nói về những đêm 
không ngủ của Bác ví dụ như bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ) hay 
bài thơ Không ngủ được ( Hồ Chí Minh) Từ việc so sánh này để người đọc thấy 
được cái hay của mỗi tác phẩm. 
- Viết lời bình, liên tưởng, tưởng tượng so sánh là những cách lập ý cơ bản khi 
viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Qua những thao tác ấy cảm xúc của 
người viết sẽ bộc lộ rõ nét, tình cảm chân thật của người viết về tác phẩm sẽ tác 
động được đến trái tim, tâm hồn của người đọc, người nghe khiến họ rung cảm yêu 
mến tác phẩm văn học đó hơn. 
1.5. Các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm : 
- Trong bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học yếu tố tự sự dùng để nêu dẫn 
chứng gián tiếp, để tóm tắt các tác phẩm , văn liệu hoặc kể kỉ niệm có liên quan đến 
tác phẩm 
- Yếu tố miêu tả dùng khi hình dung liên tưởng , tưởng tượng cảnh trong tác 
phẩm hoặc miêu tả cảm xúc của người đọc.,, 
2. Luyện tập về văn biểu cảm tác phẩm văn học: 
- Để nắm vững và củng cố tri thức, kĩ năng về văn biểu cảm, không phải chỉ 
biết, hiểu, học thuộc lòng mà quan trọng hơn là phải biết làm – biết thực hành – 
biết sáng tạo. 
Trang 11/ 23 
- Mặt khác chúng ta đều biết Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp – 
thực hành. Việc thực hành cũng cần theo qui trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến 
tổng hợp; từ việc làm dàn bài, viết ngắn đến viết dài – thành văn hoàn chỉnh. 
- Việc thực hành- luyện tập phải được thường xuyên, liên tục; phải được kiểm 
tra đánh giá, rút kinh nghiệm; phải có yêu cầu, nghiêm túc song cũng cần phải động 
viên, khích lệ. 
 Sau đây là một số bài tập thực hành mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua: 
2.1. Bài tập cảm thụ ca dao, thơ 
Bài tập 1: Hãy trình bày cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước và nhân 
dân qua bài ca dao sau: 
“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát. 
 Đứng bên tê đồng , ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông. 
Thân em như chẽn lúa đòng đòng. 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. 
a) Tìm hiểu để và lập ý : 
- Hình ảnh cánh đồng đẹp mênh mông, bát ngát. 
- Hình ảnh cô gái. 
- Biện pháp so sánh: thân em như chẽn lúa đòng đòng 
b) Luyện viết: 
* Gợi ý: Cái hay của bài ca dao là miêu tả được 2 cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng 
lúa và cái đẹp của cô gái thăm đồng mà không thấy ở bất kì một bài ca dao nào 
khác. 
- Dù đứng ở vị trí nào,“đứng bên ni” hay “đứng bên tê”để ngó cánh đồng quê 
nhà, vẫn cảm thấy “mênh mông bát ngát . .. bát ngát mênh mông”. 
- Hình ảnh cô gái thăm đồng xuất hiện giữa khung cảnh mênh mông bát ngát 
của cánh đồng lúa và hình ảnh ấy hiện lên với tất cả dáng điệu trẻ trung, xinh tươi, 
rạo rực, tràn đầy sức sống. Một con người năng nổ, tích cực muốn thâu tóm, nắm 
bắt cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của cánh đồng lúa quê 
hương . 
Trang 12/ 23 
- Hai câu đầu cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng để chiêm 
ngưỡng cái mênh mông bát ngát của nó thì hai câu cuối cô gái lại tập trung ngắm 
nhìn quan sát và đặc tả riêng một chẽn lúa đòng đòng và liên hệ với bản thân một 
cách hồn nhiên. Hình ảnh chẽn lúa đòng đòng đang phất phơ trong gió nhẹ dưới 
nắng hồng buổi mai mới đẹp làm sao! 
- Hình ảnh ấy tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình 
ảnh ngọn nắng thật độc đáo. Có người cho rằng đã có ngọn nắng thì cũng phải có 
gốc nắng và gốc nắng là mặt trời vậy. 
- Bài ca dao quả là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa. 
c) Viết bài 
Bài tập 2 Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao : 
“ Công cha như núi ngất trời 
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển khơi 
Núi cao biển rộng mênh mông 
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” 
a) Tìm hiểu đề và lập ý 
b) Lập dàn ý 
Mở bài : giới thiệu về bài ca dao 
Thân bài : 
- Hai câu ca dao đầu : 
 + Hình ảnh so sánh “ công chanúi ngất trời”, “nghĩa mẹ ngoài biển đông” 
→Tác dụng hình ảnh so sánh : hình ảnh cụ thể, vừa kì vĩ hoá, hình tượng hoá hình 
ảnh vừa ca ngợi công lao cha mẹ với con cái 
Nghệ thuật : hình ảnh so sánh , tiếng thơ nhỏ nhẹ, để nhắc nhở người con luôn ghi 
nhớ công lao trời bể của cha mẹ. 
- Hai câu ca dao sau : 
 +Cụm từ Hán Việt “ cù lao chín chữ” như để nhắc nhở con cái phải nhớ công 
lao của cha mẹ từ bú mớm cho đến nuôi dưỡng sinh thành , giáo dục đều một công 
cha mẹ nuôi dưỡng. 
Trang 13/ 23 
 +Hai tiếng “ con ơi” tiếng gọi nhẹ nhàng thấm thía , vần thơ sâu lắng, là lời 
nhắn nhủ đạo làm con phải biết ghi lòng “tạc dạ” công lao của cha mẹ . 
Kết bài : cảm nhận chung về bài ca dao 
Bài tập 4 Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya của chủ tịch Hồ Chí Minh:â 
a.Lập dàn ý 
Mở bài : Giới thiệu khái quát về bài thơ, tác giả 
Thân bài : 
- Cảm nhận về âm thanh tiếng suối trong đêm rừng Việt Bắc, nghe như tiếng 
hát của con người từ xa vọng lại - ấm lòng người.Có sự liên hệ với cách so sánh 
tiếng suối trong bài Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi 
- Hình ảnh lung linh của cảnh rừng Việt Bắc dưới ánh trăng đẹp.Trăng chiếu 
trên cây cổ thụ , lồng vào các cành lá cổ thụ , in xuống mặt đất, như dát hoa trên 
mặt đất. 
- Thi sĩ Hồ Chí Minh như thốt lên rung động “Cảnh khuya như vẽ”. Làm sao 
mà thi nhân ngủ được , bởi lòng người đang rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng 
trong rừng . 
- Điệp từ “ chưa ngủ” như bản lề mở ra hai phía tâm trạng của nhà thơ : tâm 
trạng của một thi sĩ say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng, tâm trạng của một chiến sĩ 
đang trên con đường giải phóng dân tộc gian nan. → Cảm động trước lí giải bất 
ngờ của Người: “ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” 
Kết bài : Ấn tượng cảm xúc chung của e về bài thơ 
b.Luyện viết : ( Một số đoạn văn tiêu biểu ) 
- “ Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt mang phong vị của Đường thi, ngắn gọn mà hàm 
súc bài thơ đã miêu tả vẻ đẹp của rừng đại ngàn chiến khu Việt Bắc trong đêm 
trăng vàng, đồng thời bộc lộ tâm trạng lo lắng của tác giả .Đọc hai câu thơ đầu : 
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
 Trăng lồng cổ thụ, bong lồng hoa” 
Trang 14/ 23 
Bằng cách sử dụng ngôn từ đặc sắc, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên 
thật sinh động : có tiếng suối, có trăng, có cây cổ thụ,có bóng và có hoa . 
 Câu thơ đầu hiện lên : “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Trong đêm 
khuya thanh vắng tiếng suối sao trong trẻo đến lạ kì. Nó gợi cho chúng ta nhớ đến 
hai câu thơ của Nguyễn Trãi : 
Côn Sơn suối chảy rì rầm 
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai 
 Thi sĩ Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn một âm thanh du dương, 
trầm bổng, một hình ảnh hay và đẹp . Nhưng ở đây tác giả so sánh tiếng suối với 
tiếng hát xa , một hình ảnh so sánh thật hay và sáng tạo. Tiếng suối đó trở nên ngân 
nga thánh thót, rất đỗi gần gũi với con người. Nó như xua tan đi cái giá lạnh, hiu 
quạnh vắng vẻ của nơi núi rừng Việt Bắc.” 
 ( Bài làm của em Nguyễn Minh Phương ) 
- Bài thơ đã khiến em xúc động sâu sắc bởi những câu thơ miêu tả cảnh đẹp 
đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc : 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa 
Câu thơ khiến em hình dung ra bức tranh núi rừng không chỉ đẹp mà còn rất sinh 
động.Đọc câu thơ khiến em như thấy mình đứng trước núi rừng Việt Bắc để lắng 
nghe âm thanh tiếng suối trong trẻo ngân nga từ xa vọng lại và từ trên cao ánh trăng 
toả xuống tràn ngập không gian thấm đẫm trên từng vòm lá cổ thụ ,trên hoa lá cỏ 
cây.Toàn bộ cảnh vật như được tưới đẫm ánh trăng ,cùng với tiếng suối ngọt ngào 
lắng đọng càng làm cho khung cảnh thiên nhiên thêm huyền ảo trữ tình .Em như 
chìm đắm vào bức tranh ấy để thưởng thức cảnh vật chỉ còn văng vẳng đâu đây lời 
giảng của thầy cô về các nghĩa,các ý của bài thơ. 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
“Tiếng suối” được diễn tả sinh động qua lối so sánh đặc sắc : xưa trong thơ Nguyễn 
Trãi ,tiếng suối được ví như tiếng đàn cầm: “ Côn Sơn suối chảy rì rầm/Ta nghe 
như tiếng đàn cầm bên tai”,thì nay trong thơ Hồ Chí Minh tiếng suối được ví với 
“tiếng hát xa”.Em như thấy mình như nghe rất rõ tiếng suối vang vọng lại thật gần 
gũi, không hề hoang vắng lạnh lẽo cho dù đêm đã rất khuya . 
 ( Trích bài làm học sinh Trần Thu Ngân) 
Trang 15/ 23 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà 
Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn và tấm lòng của Bác.Trong đêm khuya ,em thấy 
bóng dáng một thi sĩ vẫn thao thức trần trọc lặng lẽ ngắm nhìn cảnh vật thiên 
nhiên.Cảnh khuya như vẽ ánh mắt đăm chiêu ,khuôn mặt trầm ngâm suy 
nghĩ.Trong đêm trăng đẹp như vậy mà người còn băn khoăn suy tư phải chăng là 
còn lí do khác? Câu thơ thứ tư lí giải lí do thực sự khiến người thi sĩ trằn trọc 
không ngủ được : “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”, vận mệnh đất nước, con đường 
tương lai của cuộc kháng chiến của dân tộc mới là lý do thực sự khiến Người 
không ngủ được ..Điệp ngữ “chưa ngủ”như một tấm bản lề mở ra hai phía tâm 
trạng thống nhất trong con người Hồ Chí Minh : Một nhà thơ say mê vẻ đẹp của 
thiên nhiên ,một người chiến sĩ lo lắng cho vận mệnh của đất nước của dân tộc .Ở 
Hồ Chí Minh tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ như hoà làm một .Em vô cùng khâm phục 
phong thái ung dung lạc quan của Bác khi biết bài thơ được sáng tác trong những 
năm cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra vô cùng gian khổ ác liệt  
 ( Trích bài làm học sinh Nguyễn Mai Quyên ) 
Bài tập 3 Phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ qua bài thơ Bánh 
trôi nước của Hồ Xuân Hương 
a.Lập dàn ý : 
Mở bài: 
- Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ 
XIX. Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức 
tạp của xã hội phong kiến. Bài thơ Bánh trôi nước là loại thơ vịnh vật, kín đáo 
phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữa. 
Thân bài: 
- Câu 1 & 2: Hình ảnh bánh trôi nước và ý nghĩa ẩn dụ của nó: 
+ Bánh trôi là thứ bánh hình tròn làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ, lụôc 
trong nước sôi, chìm nổi vài ba lần là chín. 
+ Mượn những đặc điểm đó, Hồ Xuân Hương ám chỉ thân phận lênh đênh chìm 
nổi của người phụ nữ. Họ bị lễ giáo phong kiến ràng buộc, bị tước quyền làm 
chủ bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. 
- Câu 3 & 4: Phẩm giá trong sách, cao quý của người phụ nữ: 
Trang 16/ 23 
+ Tiếp tục vẫn là một hình ảnh có nghĩa ẩn dụ: Rắn nạt mặc dầu tay kẻ nặn/Mà 
em vẫn giữ tấm lòng son. 
+ Ngầm khẳng định: Cuộc đời dù có ba chìm bảy nổi, đầy gian nan, thử thách, 
người phụ nữ vẫn giữ trọn phẩm chất cao quý (tấm lòng son) của mình. 
+ Cách nói khiêm nhường nhưng cứng cỏi như một lời thách thức với các thế

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_7_viet_bai_van.pdf