5. Mô tả bản chất sáng kiến:
5.1.Tính mới của sáng kiến
Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, là thế
hệ sẽ duy trì sự trường tồn và xây dựng đất nước phát triển sánh vai cùng các
cường quốc năm châu. Vì vậy việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ không chỉ
là trách nhiệm của riêng ai mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Giáo dục trẻ
từ lứa tuổi Mầm Non là vấn đề không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc2
dân, vì đó chính là tiền đề cho sự phát triển lâu dài.
Bác Hồ kính yêu đã nói:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lời ích trăm năm trồng người”
Cán bộ quản lý cũng như giáo viên mầm non hãy hướng tới phương pháp
Giáo dục hiện nay là những hoạt động lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ hoạt
động một cách tích cực. Trong những năm gần đây, giáo dục luôn không ngừng
đổi mới về hình thức lẫn nội dung và phương pháp giáo dục. Nhìn chung kết quả
giáo dục đã có sự phát triển rõ rệt, nhưng thông qua hoạt động giáo dục chúng ta
thấy: Để học sinh hứng thú học tập và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo
dục thì việc việc tạo ra những đồ chơi mới lạ, đồ dùng dạy học vừa thuận tiện cho
cô và gây hứng thú cho trẻ trong quá trình học và chơi là vô cùng quan trọng. Để
đạt được điều này thì người quản lý, giáo viên không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng
tạo ra đồ chơi và đồ dùng dạy học mới lạ, phù hợp với chương trình giáo dục mầm
non. Nhằm giúp trẻ hứng thú, tiếp thu bài tốt, cảm nhận được nội dung giá trị của
việc “Học mà chơi, chơi mà học” qua đồ chơi và đồ dùng dạy học. Vì vậy càng
nhiều đồ chơi và đồ dùng dạy học bao nhiêu thì càng kích thích trẻ hứng thú học
hỏi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới
xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã quan sát tại đơn vị, việc
thiết kế đồ chơi và đồ dùng dạy học không phải để cho trẻ chơi mà còn giúp trẻ
phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và
tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau.
Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi và học của trẻ
ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi lựa chọn đề tài: “
“Hướng dẫn cách làm và sử dụng bảng xếp xoay tròn”.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành giáo dục thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp 1 HỒ THỊ LỆ HẰNG 02/01/1982 Trường MN Thanh Lương P.hiệu trưởng Đại học sư phạm mầm non 100% 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Hướng dẫn cách làm và sử dụng Bảng xếp xoay tròn”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời cũng là chủ đầu tư sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 25/9/2020. 5. Mô tả bản chất sáng kiến: 5.1.Tính mới của sáng kiến Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, là thế hệ sẽ duy trì sự trường tồn và xây dựng đất nước phát triển sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Vì vậy việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Giáo dục trẻ từ lứa tuổi Mầm Non là vấn đề không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc 2 dân, vì đó chính là tiền đề cho sự phát triển lâu dài. Bác Hồ kính yêu đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lời ích trăm năm trồng người” Cán bộ quản lý cũng như giáo viên mầm non hãy hướng tới phương pháp Giáo dục hiện nay là những hoạt động lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ hoạt động một cách tích cực. Trong những năm gần đây, giáo dục luôn không ngừng đổi mới về hình thức lẫn nội dung và phương pháp giáo dục. Nhìn chung kết quả giáo dục đã có sự phát triển rõ rệt, nhưng thông qua hoạt động giáo dục chúng ta thấy: Để học sinh hứng thú học tập và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục thì việc việc tạo ra những đồ chơi mới lạ, đồ dùng dạy học vừa thuận tiện cho cô và gây hứng thú cho trẻ trong quá trình học và chơi là vô cùng quan trọng. Để đạt được điều này thì người quản lý, giáo viên không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo ra đồ chơi và đồ dùng dạy học mới lạ, phù hợp với chương trình giáo dục mầm non. Nhằm giúp trẻ hứng thú, tiếp thu bài tốt, cảm nhận được nội dung giá trị của việc “Học mà chơi, chơi mà học” qua đồ chơi và đồ dùng dạy học. Vì vậy càng nhiều đồ chơi và đồ dùng dạy học bao nhiêu thì càng kích thích trẻ hứng thú học hỏi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã quan sát tại đơn vị, việc thiết kế đồ chơi và đồ dùng dạy học không phải để cho trẻ chơi mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau. Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi và học của trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi lựa chọn đề tài: “ “Hướng dẫn cách làm và sử dụng bảng xếp xoay tròn”. 5.2 Nội dung sáng kiến Để có được những đồ chơi và đồ dùng dạy học, mang tính sáng tạo thì ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác xây dựng kế 3 hoạch phối kết hợp với cha mẹ học sinh. Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm giáo viên đưa ra ý kiến xin cha mẹ học sinh hỗ trợ các vật liệu như: đề can các màu, keo Fixo112, ốc nhôm, thanh nhôm, thùng caton tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Hướng dẫn cách làm bảng xếp xoay tròn Chuẩn bị: 08 thanh nhôm dài 88cm(12x15),11 thanh nhôm vụn dài 36cm(12x25),14 thanh nhôm vụn dài 36cm loại U7x12, 12 thanh nhôm vụn dài 44cm loại U7x12, 6 tấm mica vụn 44x36cm dày 5 ly, 01Tấm mica 88 x 36cm dày 5ly, 24 con ốc nhôm dài, 14 chốt ri V dài 2cm, 0.5 m đề can đỏ, 0.2m đề can xanh, 0.2 m đề can màu gỗ, keo bắn Fixo112 Cách làm: Bước1: Lấy 08 thanh nhôm dài 88 cm ghép thành 4 khung, có bản lề ghép sẳn và 11 thanh dài 36cm làm đố ngang của khung, vít ốc vào khung để lắp bản lề. Hình ảnh 144cm 88 c m 4 Bước 2: Ghép 14 thanh nhôm loại U17x12 và 12 thanh nhôm loại U17x12 thành những khung nhỏ và lớn như sau. Hình ảnh + 06 khung kích thước 44 x 36 cm + 1 khung kích thước 88 x 36 cm Bước 3 Dán những tấm mica nhựa vào các khung, dùng keo dán Fixo112 và bắn lỗ để chốt ri V vào từng khung tạo thành bảng xếp. Mái nhà dùng giấy cattong thùng tủ lạnh đo độ dài1.5m dán hai mặt, một mặt màu đỏ làm nhà ngói, một mặt đề can gỗ làm thành tường gỗ, chia làm 3 để di chuyển và có được thao tác lắp ghép gây sự chú ý cho trẻ. Sau đó cắt đề can màu xanh- đỏ thành dán đường diềm chạy dài theo từng khung cho hấp dẫn và đẹp mắt như vậy đã hoàn thành bảng bếp xoay tròn. 88 cm 36cm 36cm 5 Hình ảnh Sử dụng nhôm dày 12x25 dài 20cm làm chân đứng cho bảng xếp, làm thành 5 chân. 8 8 cm 25cm 5 cm 6 Bảng đã được mở ra đầy đủ. Hình ảnh Bảng đã được thu gọn Hình ảnh Cách sử dụng bảng xếp xoay tròn. 7 Như vậy đã hoàn thành bảng xếp xoay tròn đưa vào sử dụng trong việc dạy hoạt động học giáo dục như sau: * Hoạt động:Làm quen văn học: + Đọc thơ, kể chuyện theo tranh: Giáo viên gắn tranh lên bảng theo trình tự. Cô vừa đọc thơ hoặc kể chuyện và vừa xoay tranh minh hoạ theo nội dung bài thơ hoặc câu chuyện đến hết. Qua đó kích sự hào hứng, tò mò, khả năng chú ý cao của trẻ. 8 + Kể chuyện dùng rối. Giáo viên cũng tiến hành trang trí bảng xoay đúng với nội dung câu chuyện. Với hình thức dùng rối rời kể chuyện thì giáo viên kể đến đâu gắn nhân vật lên bảng đến đó. Kết thúc câu chuyện khi đó tất cả các nhân vật có trong câu chuyện đều xuất hiện trên bảng, lúc này giáo viên tích hợp cho trẻ đếm xem có bao nhiêu nhân vật trong câu chuyện các con vừa nghe cô kể. Với bảng xoay này giáo viên tiến hành để kể chuyện bằng rối tay Hình ảnh minh hoạ + Đóng kịch: Ví dụ đóng kịch câu chuyện Gà đi học chủ đề Trường mầm non, Chủ đề gia đình câu chuyện Ba cô gái, Tích chu, Ai dáng khen nhiều hơn, Giáo viên kéo bảng xếp ra và ráp mái nhà, sau đó trang trí theo nội dung câu chuyện như hình minh hoạ. Giáo viên rút tiếp một tấm bảng để làm cửa ra vào như thế đã tạo thành ngôi nhà dựng bất cứ nơi nào. Ở phía sau trẻ đã được hoá trang sau đó trình tự từng nhân vật bước từ trong nhà ra ngoài và trẻ tiếp tục vai diễn. Hình ảnh minh họa 9 *Hoạt động giáo dục âm nhạc: Giáo viên cũng kéo bảng xếp ra thành tấm phông, giáo viên trang trí theo hình thức biểu diễn văn nghệ, đằng sau tấm phông là góc thay trang phục và hoá trang. Sau khi hoá trang xong cô rút tấm bảng làm cửa để trẻ bước ra biểu diễn từ phía sau sân khấu. Với cách tổ chức như trên luôn thu hút trẻ tham gia hoạt động âm nhạc, trẻ mạnh dạn, tự tin trước tập thể, trẻ thích xung phong. *Với hoạt động làm quen chữ cái:: Giáo viên gắn tranh lên có kèm từ dưới tranh cho cháu lên tìm chữ cái đã học và đọc ở hoạt động chiều, chơi ở góc, chơi ngoài trời. *Hoạt động chơi ở các góc: Giáo viên sử dụng cả hai mặt của bảng xoay để cho trẻ chơi. Giáo viên làm thêm các móc treo để trao các bảng của các trò chơi như chơi ghép tranh, ghép từ dưới tranh, tranh bù chỗ thiếu, đô mi nô (góc học tập), còn với góc nghệ thuật sau khi trẻ hoàn thành sản phẩm trẻ treo sản phẩm lên bảng. *Với bảng xoay này giáo viên sử dụng vào hoạt động chiều để trẻ tập đóng kịch, tập kể lại các câu chuyện theo tranh trẻ đã được học ở các tiết học 10 chính. Qua đó trẻ thể hiện được năng khiếu kể chuyện, rèn tính tự tin, mạnh dạn cho trẻ. Ngoài những cách sử dụng trên, giáo viên còn sử dụng Bảng xếp xoay tròn để giới thiệu bài gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Với sáng kiến này chúng ta có thể áp dụng cho giáo viên sử dụng trong trong toàn Trường Mầm Non. 6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Con người ( Giáo viên, học sinh tất cả các khối trong trường, cha mẹ học sinh) - Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu cần thiết để tạo ra đồ chơi và đồ dùng dạy. - Cán bộ quản lý, giáo viên sáng tạo ra đồ chơi và đồ dùng dạy. - Sự hợp tác của cha mẹ học sinh. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua một thời gian ngắn áp dụng sáng kiến trên, sự góp ý của giáo viên trong trường qua các buổi dự giờ. Tôi thấy việc áp dụng sáng kiến trên không những đạt hiệu quả cao, học sinh hào hướng tham gia không gây ra sự nhàm chán cho trẻ, mà còn đáp ứng với không gian lớp học. Bảng xếp xoay tròn+- có thể di chuyển dễ dàng, tháo lắp đơn giản, sử dụng được nhiều hoạt động học, chơi. Mặc dù thời gian thực nghiệm chưa lâu tôi đã thu hoạch được những kết quả rất khả thi và đáng khích lệ như sau: *Đối với giáo viên: + Luôn làm tốt công tác phối kết hợp với cha mẹ học sinh. + Có thêm kinh nghiệm trong việc thiết kế đồ chơi và đồ dùng dạy học. 11 + Nâng cao tay nghề trong việc làm và sử dụng đồ chơi, đồ dùng dạy học mang tính khoa học, tính khả thi cao. *Đối với trẻ: - Qua một thời gian áp dụng sáng kiến trên tôi nhận thấy trẻ ở các lớp có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, tự tin thể hiện năng khiếu bản thân. - Trẻ luôn hào hứng, vui vẻ, thích thú, biết thể hiện năng lực bản thân thể tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cô, thích chơi cùng bạn. - Giúp trẻ hoạt động và làm việc nhiều mà không nhàm chán hay mệt mỏi. - Trẻ chơi, hoạt động với Bảng xếp xoay tròn ở mọi lúc mọi nơi phù hợp với nhiều lứa tuổi. *Đối với cha mẹ học sinh: Cha mẹ học sinh nhiệt tình, có nhận thức về việc học tập của con mình, sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng thêm phong phú và đa dạng. Trên đây là sáng kiến tôi đã và đang áp dụng có hiệu quả tại Trường mầm non Thanh Lương. Kính mong sự góp ý của hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã Bình Long, giúp cho bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xác nhận của hội đồng sáng kiến nhà trường 12 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Lương, ngày tháng năm Người nộp đơn Hồ Thị Lệ Hằng
Tài liệu đính kèm: