Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”

 III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Tính mới:

- Với đề tài: Giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” cho thấy sự thay đổi về mặt nhận thức trong cách tư duy toán học của học sinh mà còn giúp cho giáo viên lựa chọn những phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, góp phần đa dạng hoá các hình thức dạy học, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách khoa học và có chất lượng.

 - Đề tài còn giúp học học sinh nắm vững được quy trình giải một bài toán có lời văn. Nên khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy đã giúp cho các em nắm bài tốt và hứng thú hơn khi giải toán.

 

doc 15 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 11650Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lọc những thành tựu hiện đại. Đổi mới phải gắn liền với mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy họctuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh mà giáo viên phấn đấu và cố gắng cho riêng mình. Nhằm phát huy những ưu điểm, kịp thời khắc phục những hạn chế. để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ từ việc thay đổi phương pháp giảng dạy. Qua thực tế, bản thân tôi luôn trăn trở làm gì và làm thế nào để các em học tập tốt, hứng thú học tập nhất là đối với môn Toán lớp 4 nói chung hay học tốt dạng toán: “Tìm hai só khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” nói riêng. Chính vì vậy tôi đã xây dựng nghiên
cứu đề tài về: Giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” 
 2. Cơ sở thực tiễn:
 2.1. Thuận lợi: 
Đa số học sinh thích học môn toán, nhà trường trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng cho dạy học toán. Học sinh có đầy đủ phương tiện học tập. 
 2.2. Khó khăn:
 Môn toán là môn học khó khăn, học sinh dễ chán. Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều. Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Kĩ năng tính nhẩm với các phép tính và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán. Vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức. 
Vì vậy mà qua kiểm tra định kì cuối học kì 1 vào thời điểm tháng 12/2015 (năm học 2015 - 2016) kết quả như sau:
 Tổng số học sinh
Điểm
(9 10)
Điểm
(7 8)
Điểm 
(5 6)
Điểm
(Dưới 5)
34
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
14,7
8
23,5
 12
35,3
9
26,5
Qua kết quả kiểm tra định kì cho thấy kĩ năng giải các bài toán có lời văn của các em còn rất nhiều hạn chế. Chính vì thực trạng này đặt ra cho mỗi người giáo viên lớp 4 chúng tôi là dạy giải toán có lời văn như thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học. Với những lí do trên tôi đã xây dựng nghiên cứu đề tài về :Giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” 
 3. Biện pháp thực hiện:
 3.1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
Trước khi dạy bất cứ một loại toán giải nào, thì giáo viên dành thời gian xem kĩ về tất cả các bài tập của dạng toán đó, từ bài giảng đến bài luyện tập, từ bài trong sách giáo khoa đến bài trong vở bài tập để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, ngắn gọn, học sinh dễ tiếp thu. Đồng thời cũng lường trước được chỗ học sinh hay vướng mắc trong khi thực hành giải loại toán đó mà giáo viên lưu ý trong giảng dạy.
- Ví dụ: Khi dạy loại: "Bài toán tìm hai số khi biết Tổng và tỉ số của hai số đó". Học sinh được học trong 4 tiết (trong đó 1 tiết bài mới, 3 tiết luyện tập). Thì học sinh thường mắc ở dạng tỉ số là phân số nên giáo viên dạy cần lưu ý nhấn mạnh để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Từ mối quan hệ tỉ số là hai số, trong bài giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra sự biểu diễn trên sơ đồ tóm tắt bài toán. Đây là loại toán giải khó đối với học sinh lớp 4 nên giáo viên phải giúp học sinh:
+ Xác định được tổng của hai số, tỉ số của hai số đã cho.
+ Xác định được hai số phải tìm là số nào?
Từ đó hướng tới phương pháp giải chung là (phương pháp giải bài toán):
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm giá trị của một phần, ta lấy tổng của hai số chia cho tổng số phần bằng nhau của hai số, rồi dựa vào mối quan hệ giữa tỉ số của hai số để tìm ra giá trị của mỗi phần.
Tất cả sự chuẩn bị trên của giáo viên đều được thể hiện cụ thể trên bài soạn đủ các bước, đủ các yêu cầu và thể hiện được công việc của thầy và trò trong giờ giải toán.
 3.2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học toán cho phù hợp với từng tiết học như: sổ nháp, thước, viết chì, sách giáo khoa.
- Song không thể thiếu được những kiến thức về toán học có hệ thống lôgic từ bài học trước để làm cơ sở, nền tảng giúp học sinh tự tin trong hoạt động thực hành, trong việc toán.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy khi dạy học sinh làm toán giải, giáo viên phải giúp học sinh nắm đươc những vấn đề cơ bản sau:
+ Làm sáng tỏ các thuật ngữ toán học (Tỷ số - tổng số - số lớn - số bé)
 	+ Phải biết cách phân tích đề toán, tóm tắt bài toán ở dạng ngắn gọn và khoa học.
 	+ Phải có kĩ năng nhận dạng bài toán từ đó mới định hướng được cách giải.
 	+ Thực hiện được kĩ năng tính toán một cách thành thạo.
 	+ Biết cách kiểm tra lại kết quả tìm được.
Nếu như giáo viên hướng dẫn các em biết cách thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã học thì việc giải toán trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều
 3.3. Giúp học sinh nắm vững quy trình thực hiện giải một bài toán có lời văn
 Bước 1: Đọc kĩ đề toán:
	Ở bước đầu tiên này các em phải xác định cho đúng những cái đã cho,những cái phải tìm và những mối quan hệ chính trong đề toán.
 Bước 2: Phân tích và tóm tắt bài toán
 	 - Để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?)
 	- Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các sơ đồ đoạn thẳng.
 Bước 3: Xác định dạng toán và giải toán
Từ những cái đã cho, đã xem học sinh cần tìm ra được mối quan hệ và hướng giải quyết bài toán.
 Bước 4 : Thử lại : Đây là bước không thể thiếu trong giải toán, nhất là những bài toán được sáng tạo từ bài toán gốc. Công việc này giúp các em có thể kiểm tra lại chắc chắn bài làm của mình cũng như đánh giá được việc nhận dạng đề toán của bản thân.
 3.4. Hướng dẫn làm những bài toán cơ bản trong SGK
 Ví dụ 1 : Bài tập 1 trang 148 SGK tiết 2
Tìm hai số, biết tổng của chúng bằng 198 và tỉ số của hai số đó là 
 Bước 1: Cho học sinh đọc đề bài.
 Bước 2: Phân tích và tóm tắt bài toán.
 	- Bài toán cho biết gì? (Tổng hai số là 198 và tỉ số của hai số đó là ) 
 	- Bài toán hỏi gì? (tìm hai số đó) tức là tìm số thứ nhất và ố thứ hai.
 	- Bài toán thuộc dạng toán gì? (bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó).
 	Từ cách phân tích trên, học sinh sẽ biết cách vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán, thiết lập được mối quan hệ giữa cái đã cho trong bài bằng ngôn ngữ toán học ghi kí hiệu ngắn gọn bằng cách ghi tóm tắt đề toán. Đối với dạng toán này, thì học sinh chủ yếu phải minh hoạ bằng sơ đồ hình vẽ, tức là biểu thị một cách trực quan các mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán. 
?
 Ta có sơ đồ : 
198
?
 Số lớn: 	 
 Số bé :
 Bước 3: Tìm cách giải bài toán:
 Dựa vào tóm tắt bài toán học sinh tiến hành giải như sau:
 Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
 3 + 8 = 11 (phần)
 Số bé là : 198 : 11 3 = 54 
 Số lớn là : 198 – 54 = 144 
 Đáp số : Số bé: 54 ; Số lớn : 144
Hỏi: Còn có cách giải nào khác? (Tìm số lớn trước)
 Số lớn là: 198 : 11 8 144
 Số bé là : 198 – 144 = 54
 Bước 4: Thử lại
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thử lại để kiểm tra kết quả:
 Lấy số lớn + số bé tổng của hai số (144 + 54 = 198)
 * Nêu các bước thực hiện của bài toán.
 - Bước 1: Tìm tổng số phần bằng nhau.(các phần của các số cộng với nhau).
 - Bước 2: Tìm số bé. (lấy tổng chia cho tổng số phần bằng nhau rồi nhân số phần của số bé).
 - Bước 3: Tìm số lớn . (lấy tổng trừ đi số bé bằng số lớn).
 (Có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé) 
 Ví dụ 2: Bài tập 3 trang 148 SGK tiết 2
 Lớp 4A và lớp 4B trồng được 330 cây. lớp 4A có 34 học sinh, lớp 4B có 32 học sinh. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây, biết rằng mỗi học sinh đều trồng số cây 
như nhau?
 Bước1: Cho học sinh đọc đề bài
 Bước 2: Phân tích và tóm tắt bài toán. 
+ Bài toán cho em biết gì ? (Lớp 4A và 4B trồng được 330 cây, lớp 4A có 34 học sinh. Lớp 4B có 32 học sinh . Số cây mỗi HS trồng như nhau.)
+ Bài toán hỏi gì ? (Bài toán hỏi số cây mỗi lớp trồng được.)
+ Lớp 4A và lớp 4B có tất cả bao nhiêu học sinh ?(Lớp 4A và lớp 4B có :
 34 + 32 = 66 (HS)
+ Biết lớp 4A và lớp 4B trồng được tất cả 330 cây.
+ Hãy tính số cây mỗi HS trồng được. (Số cây mỗi HS trồng là : 330 : 66 = 5 (cây)
+ Biết số HS của mỗi lớp, biết mỗi HS trồng được 5 cây, hãy tính số cây của mỗi lớp và trình bày lời giải bài toán.
 Bước 3: HS trình bày bài giải.
 Bài giải :
 Số học sinh lớp 4A và lớp 4B là :
 34 + 32 = 66 (HS)
 Mỗi học sinh trồng được số cây là :
 330 : 66 = 5(cây)
 Lớp 4A trồng số cây là :
 34 5 = 170 (cây)
 Lớp 4B trồng số cây là :
 32 5 = 160 (cây)
 Đáp số : 4A : 175 cây
 4B : 165 cây
 Ví dụ 3: Bài tập 2 trang 149 SGK tiết 3
 	Một nhóm học sinh có 12 bạn, trong đó số bạn trai bằng một nửa số bạn gái. Hỏi nhóm bạn đó có mấy bạn trai, mấy bạn gái?
 Bước 1: Cho học sinh đọc đề bài.
 Bước 2: Phân tích và tóm tắt bài toán.
 	+ Bài toán cho em biết gì? (Tổng số bạn trai và gái là 12. Trai bằng một nửa gái. Tìm số bạn trai, bạn gái) “Tỷ số của bài toán chính là điều kiện của bài toán”.
+ Tổng số bạn là bao nhiêu? (12)
 + Nếu số bạn trai bằng nửa số bạn gái, vậy tỉ số của hai số đó là bao nhiêu? (Đối với dạng toán này, thì học sinh còn rất lúng túng vì chúng ta cần phải minh hoạ bằng sơ đồ hình vẽ, tức là biểu thị một cách trực quan các mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán.)
 Bước 3: HS trình bày bài giải
 Số bạn trai bằng một nửa số bạn gái, nên số bạn trai bằng số bạn gái
 Ta có sơ đồ:
?
?
12 bạn
 Số bạn trai: 	
 Số bạn gái: 	 
 Bài giải:
 Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
 1+ 2 3 (phần)
 Số bạn trai là : 12 : 3 1 = 4 (bạn)
 Số bạn gái là : 12 4 = 8 (bạn)
 Đáp số : Số bạn trai: 4
 Số bạn gái: 8
Hỏi: Còn có cách giải nào khác? (tìm số bạn gái trước)
 Số bạn gái là: 12 : 3 2 = 8 (bạn)
 Số bạn trai là: 12 – 8 = 4 (bạn)
Thử lại: Lấy số bạn trai + số bạn gái = tổng số bạn (4 + 8 = 12)
 III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Tính mới:
- Với đề tài: Giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” cho thấy sự thay đổi về mặt nhận thức trong cách tư duy toán học của học sinh mà còn giúp cho giáo viên lựa chọn những phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, góp phần đa dạng hoá các hình thức dạy học, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách khoa học và có chất lượng.
 - Đề tài còn giúp học học sinh nắm vững được quy trình giải một bài toán có lời văn. Nên khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy đã giúp cho các em nắm bài tốt và hứng thú hơn khi giải toán. 	
 2.Tính hiệu quả và khả thi:	
 Qua quá trình áp dụng, tôi đã nhận thấy sự tiến bộ trong học tập của các em. Các em học tập hứng thú hơn, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, học sinh ham học, tự tin hơn trước. các em dần dần biết cách tự phát hiện và tự tìm cách giải quyết để chiếm lĩnh kiến thức. Sự tiến bộ đó được biểu hiện qua bài làm thực hành của các em, một số học sinh giỏi có thể giải được một số bài nâng cao cùng dạng phụ huynh yên tâm hơn, tin tưởng vào việc giáo dục của nhà trường. 
 * Bảng thống kê chất lượng học của học sinh về dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” 
Thời gian
Tổng số học sinh
Điểm
(9 10)
Điểm
(7 8)
Điểm
(5 6)
Điểm 
(Dưới 5)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Chưa áp dụng SKKN
34
5
14,7
8
23,5 
 12
35,3
9
26,5
Sau khi áp dụng SKKN
34
10
29,5
15
44,1
6
17,6
3
8,8
Phạm vi áp dụng:
 Sáng kiến này không chỉ áp dụng cho việc giải toán có lời văn ở lớp 4 nói riêng mà còn áp dụng giải các bài toán có lời văn các khối lớp còn lại ở trường Tiểu học.
 IV. KẾT LUẬN
 	Đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường luôn là chủ trương hàng đầu mà tất cả những người làm công tác giáo dục xem đó là thước đo để tự kiểm chứng được năng lực cũng như phát huy kinh nghiệm của bản thân trong nghề nghiệp. Việc cải cách đổi mới phương pháp giáo dục sẽ góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới nói chung và hoàn thiện giáo dục nhận thức phát triển tư duy toán học cho học sinh tiểu học nói riêng. Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đúc kết được trong những năm giảng dạy. Đề tài chắc còn nhiều thiếu sót, rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp thêm.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người báo cáo
 ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP 
 Lê Thị Vân
Mẫu 02/BCTTSK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Thị trấn, ngày 28 tháng 10 năm 2015
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG K
 -Tên sáng kiến: Giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”
 - Tên người thực hiện: Lê Thị Vân
 - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 21/3/2015 đến ngày 20 / 5/2015
 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
- Giáo dục hiện nay đang thực hiện đổi mới toàn diện cả nội dung và phương 
pháp. Trong quá trình giảng dạy, mỗi môn học đều có một vị trí rất quan trọng. Nó góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ cũng như các môn học khác. Môn toán có một vị trí quan trọng đặt biệt đối với đời sống của trẻ. Thông qua môn toán, học sinh sẽ được làm quen, được trang bị những hiểu bíêt ban đầu về toán học, mà trong các nội dung dạy học toán ở tiểu học thì việc giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 có vị trí quan trọng và chiếm khỏang thời gian tương đối lớn trong toàn bộ chương trình toán 4. Một trong các dạng toán điển hình là: giải toán có lời văn ở lớp 4”Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” .
 - Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán ở lớp 4 và khắc phục những lỗi sai của học sinh, tôi đã mạnh dạn đưa ra : Kinh nghiệm học tốt dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”
 2. Mô tả sáng kiến:
 2.1 Cơ sở lí luận:
 Trong bộ luật giáo dục năm 2005 có nêu: “Giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Quan điểm chương trình mới cần thực hành, vận dụng kiến thức mới nhằm giúp học sinh học tập tích cực, linh hoạt sáng tạo theo năng lực của học sinh .Nhận thức của học sinh ở giai đoạn này ( lớp 4) bắt đầu chuyển dần sang nhận thức lí tính trên cơ sở quan sát, phân tích, so sánh các hiện tượng và sự kiện trong học tập và trong đời sống. Vì vậy, khi dạy học ở giai đoạn này cần giảm dần về thời lượng sử dụng và mức độ trực quan của các yếu tố trực quan. Đổi mới phương dạy học là giáo viên phải biết dạy cho học sinh cách học, cách tự học và nhu cầu tự học. Cần hướng người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, đổi mới phải có hướng kế thừa và phát huy những mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu hiện đại. Đổi mới phải gắn liền với mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy họctuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh mà giáo viên phấn đấu và cố gắng cho riêng mình. Nhằm phát huy những ưu điểm, kịp thời khắc phục những hạn chế. để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ từ việc thay đổi phương pháp giảng dạy. Qua thực tế, bản thân tôi luôn trăn trở làm gì và làm thế nào để các em học tập tốt, hứng thú học tập nhất là đối với môn Toán lớp 4 nói chung hay học tốt dạng toán: “Tìm hai só khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” nói riêng. Chính vì vậy tôi đã xây dựng nghiên
cứu đề tài về Giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” 
 2.2. Cơ sở thực tiễn:
 * Thuận lợi: Đa số học sinh thích học môn toán, nhà trường trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng cho dạy học toán. Học sinh có đầy đủ phương tiện học tập. 
 * Khó khăn: Học sinh: Môn toán là môn học khó khăn, học sinh dễ chán. Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều. Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Kĩ năng tính nhẩm với các phép tính và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán. Vì vậy việc tìm ra các dữ liệu của bài toán rất khó khăn, đặc biệt một số em nhận thức chậm khi giải quyết vấn đề.
 Để nắm được thực trạng dạy và học dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” ở lớp 4 năm học 2014-2015. Qua kiểm tra tôi đã thu được kết quả như sau:
Ví dụ: Bài toán: (bài 2 trang 148 toán 4)
 Hai kho chứa 125 tấn thóc, trong đó số thóc ở kho thứ nhất bằng số thóc ở kho thứ hai. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn thóc ? 
 Qua kiểm tra dạng toán Tìm hai số khi biết t ổng và tỉ số hai số đó cho thấy kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Điểm giỏi
(9 10)
Điểm khá
(7 8)
Điểm Trung bình (5 6)
Điểm yếu
(Dưới 5)
34
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
14,7
8
23,5 
 12 
35,3
9
26,5
Biện pháp thực hiện:	
 2.3.1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
 Trước khi dạy bất cứ một loại toán giải nào, thì giáo viên dành thời gian xem kĩ về tất cả các bài tập của dạng toán đó, từ bài giảng đến bài luyện tập, từ bài trong sách giáo khoa đến bài trong vở bài tập để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, ngắn gọn, học sinh dễ tiếp thu. Đồng thời cũng lường trước được chỗ học sinh hay vướng mắc trong khi thực hành giải loại toán đó mà giáo viên lưu ý trong giảng dạy.
- Ví dụ: Khi dạy loại: "Bài toán tìm hai số khi biết Tổng và tỉ số của hai số đó". Học sinh được học trong 4 tiết (trong đó 1 tiết bài mới, 3 tiết luyện tập). Thì học sinh thường mắc ở dạng tỉ số là phân số nên giáo viên dạy cần lưu ý nhấn mạnh để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Từ mối quan hệ tỉ số là hai số, trong bài giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra sự biểu diễn trên sơ đồ tóm tắt bài toán. Đây là loại toán giải khó đối với học sinh lớp 4 nên giáo viên phải giúp học sinh:
+ Xác định được tổng của hai số, tỉ số của hai số đã cho.
+ Xác định được hai số phải tìm là số nào?
Từ đó hướng tới phương pháp giải chung là (phương pháp giải bài toán):
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm giá trị của một phần, ta lấy tổng của hai số chia cho tổng số phần bằng nhau của hai số, rồi dựa vào mối quan hệ giữa tỉ số của hai số để tìm ra giá trị của mỗi phần.
Tất cả sự chuẩn bị trên của giáo viên đều được thể hiện cụ thể trên bài soạn đủ các bước, đủ các yêu cầu và thể hiện được công việc của thầy và trò trong giờ giải toán.
 2.3.2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học toán cho phù hợp với từng tiết học như: sổ nháp, thước, viết chì, sách giáo khoa.
- Song không thể thiếu được những kiến thức về toán học có hệ thống logic từ bài học trước để làm cơ sở, nền tảng giúp học sinh tự tin trong hoạt động thực hành, trong việc toán.
 * Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy khi dạy học sinh làm toán giải, giáo viên phải giúp học sinh nắm đươc những vấn đề cơ bản sau:
 + Làm sáng tỏ các thuật ngữ toán học (Tỷ số - tổng số - số lớn - số bé)
 + Phải biết cách phân tích đề toán, tóm tắt bài toán ở dạng ngắn gọn và khoa học.
 + Phải có kĩ năng nhận dạng bài toán từ đó mới định hướng được cách giải.
 + Thực hiện được kĩ năng tính toán một cách thành thạo.
 + Biết cách kiểm tra lại kết quả tìm được.
Nếu như giáo viên hướng dẫn các em biết cách thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã học thì việc giải toán trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
 2.3.3. Giúp học sinh nắm vững quy trình thực hiện giải một bài toán có lời văn
Bước 1: Đọc kĩ đề toán:
Ở bước đầu tiên này các em phải xác định cho đúng những cái đã cho,những cái phải tìm và những mối quan hệ chính trong đề toán.
Bước 2: Tóm tắt bài toán
 Sau khi đã phân tích đề, tôi hướng dẫn các em tóm tắt đề toán.
 Từ những cái đã có và những thứ phải tìm, tôi hướng dẫn các em dùng sơ đồ, hình vẽ hay kí hiệu, lời văn ngắn gọn biểu diễn lại mối quan hệ này, sao cho trực quan, sinh động.
Bước 3: Xác định dạng toán và giải toán
Từ những cái đã đọc, đã xem học sinh cần tìm ra được mối quan hệ và 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien.doc