Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp 4

Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp 4

* Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và phân tích qua tranh ảnh( làm bài tập trắc nghiệm). Để hiểu và nhớ thời gian lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử.

 Các bài lịch sử lớp 4 đa số bài nào cũng có kênh hình minh họa giúp học sinh hình dung rõ hơn các sự kiện lịch sử của từng giai đoạn lịch sử. Giáo viên nắm vững kiến thức lịch sử để qua các hình ảnh giới thiệu cho học sinh. Các em bằng cặp mắt quan sát, óc phân tích của mình, các em sẽ mô tả, trình bày, nêu nội dung tranh, làm bài tâp, Từ đó giúp các em ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh của lịch sử để lại.

 Ví dụ bài: “Trịnh – Nguyễn phân tranh”. Các em quan sát lược đồ để biết được địa phận Bắc Triều – Nam Triều và Đàng Trong, Đàng ngoài, sông Gianh là nơi chia cắt đất nước ( thế kỉ XVI ).

 

doc 23 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2861Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học môn Lịch sử lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y theo sát giúp đỡ trong quá trình học nên tích cực tự giác và thể hiện sự năng động trong hoạt động học tập, kết quả cuối cùng là học sinh đã tiếp thu được nguồn tri thức mới. Bằng sự khám phá của bản thân với sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên. Tự mình khám phá ra tri thức học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú say mê và yêu mến môn học.
2.Thực trạng.
 	Thuận lợi:
- Lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục học sinh.
- Hiện nay các nguồn thông tin từ sách báo,truyền hình truyền thanh khá phong phú.
- Nội dung sách giáo khoa phù hợp với học sinh.
- Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đế việc học tập và rèn luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi. Bản thân các em đều có nhận thức, tương đối ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cô gắng vượt lên học tập.
 	Khó khăn:
- Tập thể lớp 4B với sĩ số là 18 học sinh, trong đó 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc, gia đình làm nông nghiệp, một số em hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, có em bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà, thiếu sự quan tâm thường xuyên của bố mẹ; còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học và giáo dục con em mình.
- Bên cạnh đó, một số học sinh còn có tính ham chơi, chưa xác định rõ nhiệm vụ học tập nên chưa tích cực và tự giác học bài.
- Chất lượng học sinh chưa thật sự đồng đều, có sự phân rõ giữa ba đối tượng cụ thể.
*Nguyên nhân, các yếu tố tác động.
 	Giáo viên:
 	- Trong quá trình dạy học chưa chú ý phân loại đối tượng học sinh, chưa thực quan tâm đến tâm lí học sinh, chưa đầu tư nhiều đến việc thay đổi phương pháp và hình thức dạy học phù hợp.
 	Học sinh:
- Một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn, chơi các trò chơi vô bổ của điện tử ảnh hưởng đến việc học tập.
Phụ huynh học sinh:
- Một số phụ huynh học sinh khoán trắng cho trường, chưa tạo điều kiện cho con em tham gia các phong trào sợ con em mệt vất vả.
 Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
- Trong những năm học qua, bên cạnh việc đổi mới cách thức đánh giá học sinh cũng như yêu cầu thay đổi hình thức, phương pháp dạy học phù hợp thì toàn xã hội cũng rất coi trọng việc dạy học môn lịch sử. Bởi qua việc học phân môn này sẽ góp phần thúc đẩy và khơi dậy trong các em lòng tự tôn và tự hào dân tộc.
- Giúp các em biết yêu các truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta.Từ đó xây dựng cho các em lòng yêu nước và ý thức giữ nước.
- Trong những năm học qua, với mục tiêu là tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh chưa đam mê môn Lịch sử và tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này. Học hỏi được những cái hay cũng như thay đổi nhìn nhận khách quan sát thực hơn nên tôi đã mạnh dạn đưa ra những thay đổi về cách thức và biện pháp như trong đề tài.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp.
- Dạy học môn lịch sử lớp 4 cũng như việc tiếp thu một cách tích cực của học sinh khi học môn lịch sử là một nhiệm vụ có vai trò quan trọng trong việc giúp các em hoàn thành tốt môn học, nắm được các nội dung bài học phân môn, yêu thích môn học. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 4.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
*Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng đọc và phân tích tư liệu:
	Phân môn lịch sử lớp 4 được chia làm 8 giai đoạn, gồm 33 bài, trong đó có 27 bài kiến thức mới, 5 bài ôn tập và 1 bài tổng kết. Ngoài việc dạy học theo chương trình môn lịch sử tôi đã lồng ghép những kiến thức đã học vào các môn học để từ đó các em ghi nhớ kiến thức cũ và tích hợp nội dung mới giúp các em ghi nhớ một cách có hệ thống. Học sinh muốn tiếp thu tri thức mới cần có sự hướng dẫn của giáo viên bằng một hệ thống câu hỏi phù hợp. Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học nhằm chuyển giao ý đồ sư phạm của thầy thành nhiệm vụ học tập của trò. Hướng cho kiến thức lịch sử đến với các em bằng nhiều kênh thông tin khác nhau để học sinh am hiểu và nắm bắt kiến thức một cách vững chắc hơn chứ không phải là những bài giảng nhàm chán thiếu hấp dẫn.
	Phương pháp dạy và học bây giờ là hạn chế tối đa việc học thuộc lòng. Để học sinh dễ hiểu, dễ nắm được những sự kiện, thời gian lịch sử, cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc và phân tích tư liệu.
	Ví dụ: Các kênh chữ nhỏ trong bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm, phân tích, giúp các em hiểu những thông tin do kênh chữ nhỏ cung cấp sau khi đi vào tìm hiểu những sự kiện qua kênh chữ lớn. Giáo viên dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa ở giữa và cuối bài chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức giúp các em phát huy khả năng nói.
	Ví dụ ở bài: “ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)”.
	Các em muốn biết nguyên nhân nào có trận Bạch Đằng, thì các em phải đọc thầm kênh chữ nhỏ và nắm được thông tin ở đầu bài
	Hoặc bài: “ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”.
	Để biết được tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất, các em đọc thầm kênh chữ nhỏ nắm chắc nội dung kênh chữ sau đó trả lời câu hỏi:
	Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào? (Sau khi Ngô Quyền mất triều đình lục đục, tranh nhau ngai vàng).
	Hay bài: “ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng( năm 40)”. Giúp học sinh ghi nhớ nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu thơ:
	“ Giận thay Tô Định bạo tàn.
Nay ta dấy nghĩa diệt loài sói lang!
Một xin rửa sạch nước thù.
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.
Ba kẻo oan ức lòng chồng.
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này”.
Và bài: “ Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII”.
	Để các em mô tả đúng ba thành thị lớn của nước ta thế kỉ XVI – XVII. Tôi đưa ra bài tập như sau:
 Đặc điểm
Thành thị
Dân cư
Quy mô thành thị
Hoạt động
buôn bán
 Thăng Long
Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu Á
Lớn bằng thành thị ở một số nước châu Á
Những ngày chợ phiên, dân các vùng lân cận ghánh hàng hóa đến đông không thể tưởng tượng được
Buôn bán nhiều mặt hàng như áo, tơ lụa,
Phố Hiến
Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp.
Có hơn 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở.
Là nơi buôn bán tấp nập.
Hội An
Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản.
Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong
Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
Tôi tiến hành theo các bước sau: 
- Bước 1 : Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK hoàn thành bảng thống kê 
( như trên).
- Bước 2 : Yêu cầu mỗi nhóm mô tả về một thành thị.
- Bước 3 : Nhận xét, tuyên dương nhóm mô tả đúng.
Cách học này các em mô tả đúng về thành thị và ghi nhớ kiến thức đã học.
	*Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và kể lại, trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến qua bản đồ, lược đồ,
	Qua 3 bài đầu của môn Lịch sử - Địa lí đã hướng dẫn cho cho các em kĩ năng quan sát, chỉ, mô tả, kể những sự kiện lịch sử trên bản đồ, lươc đồ. Vì vậy, một số bài có bản đồ, lược đồ, giáo viên cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, dễ cho học sinh quan sát. Phóng to để hấp dẫn, thu hút sự chú ý, giúp các em có ấn tượng sâu sắc và không bị lãng quên khi học xong.
	Giáo viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, giúp các em phát huy kĩ năng nói, khả năng diễn đạt khi kể hoặc trình bày, diễn biến theo bản đồ hoặc lược đồ.
	Ví dụ bài: “ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất 
( năm 981)”. Để học sinh trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến, tôi xây dựng câu hỏi như sau:
1. Quân Tống xâm lược nước ta vào thời gian nào?
2. Chúng tiến quân vào nước ta theo mấy đường, là những đường nào?
3. Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đánh giặc?
4. Kể lại trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống?
5. Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
	Các bước tiến hành:
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, quan sát lược đồ, thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi.
- Bước 2: Yêu cầu trình bày các câu hỏi: 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, vừa trình bày vừa chỉ lược đồ, nhóm khác nhận xét.
Hình 2: Lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống ( năm 981).
	- Bước 3: Gọi một số em trình bày toàn bộ diễn biến cuộc kháng chiến.
- Bước 4: Nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đúng.
Biện pháp này giúp các em hứng thú trong học tập, ghi nhận các mốc thời gian, sự kiện lịch sử chính xác và nhớ lâu.
 	Hoặc bài: “ Chiến thắng Chi Lăng”.
Giúp học sinh trình bày tóm tắt được diễn biến trân Chi Lăng, tôi xây dựng nội dung như sau: Hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự thích hợp về diễn biến trận Chi Lăng. 
a. Kị binh ta nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử quân kị binh của địch vào ải.
b. Liễu Thăng bị chết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công.
c. Đạo quân của địch do Liễu Thăng cầm đầu đến cửa ải Chi Lăng.
d. Khi quân địch vào ải, từ hai bên sườn núi quân ta bắn tên và phóng lao vào kẻ thù.
e. Hàng vạn quân Minh bị chết, số còn lại rút chạy.
Tôi tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK quan sát lược đồ, thảo luận nhóm đôi, sắp xếp các câu trên theo thứ tự thích hợp diễn biến trận Chi Lăng. 
Hình 1: Lược đồ trận Chi Lăng.
- Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý theo thứ tự diễn biến trận Chi Lăng ( dựa vào nội dung các câu): 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, nhóm khác nhận xét.
 	- Bước 3: Gọi 1 số em trình bày tóm tắt lại diễn biến cuộc khánh chiến. 
- Bước 4: Nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đúng.
Vừa trình bày vừa chỉ lược đồ, giúp các em hứng thú trong học tập. 
* Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và phân tích qua tranh ảnh( làm bài tập trắc nghiệm). Để hiểu và nhớ thời gian lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử.
 Các bài lịch sử lớp 4 đa số bài nào cũng có kênh hình minh họa giúp học sinh hình dung rõ hơn các sự kiện lịch sử của từng giai đoạn lịch sử. Giáo viên nắm vững kiến thức lịch sử để qua các hình ảnh giới thiệu cho học sinh. Các em bằng cặp mắt quan sát, óc phân tích của mình, các em sẽ mô tả, trình bày, nêu nội dung tranh, làm bài tâp, Từ đó giúp các em ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh của lịch sử để lại.
	Ví dụ bài: “Trịnh – Nguyễn phân tranh”. Các em quan sát lược đồ để biết được địa phận Bắc Triều – Nam Triều và Đàng Trong, Đàng ngoài, sông Gianh là nơi chia cắt đất nước ( thế kỉ XVI ).
Lược đồ địa phận Bắc triều – Nam triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài.
Bài : “ Quang Trung đại phá quân Thanh ( năm 1789 )”. Yêu cầu dựa vào lược hình 1 hãy kể lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa.
	Hay bài: “ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40 )”. Các em quan sát lược đồ hình 1 và nêu nội dung tranh ( Vẽ cảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận ).
	Khi dạy bài: “ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo( năm 938)”. Sau khi học xong bài này, nhớ đến Ngô Quyền là nhớ ngay chiến thắng Bạch Đằng vang dội 938.
Hình 1: Trận Bạch Đằng năm 938 ( tranh trưng bày bảo tàng lịch sử ).
Ví dụ: Khi dạy bài: “ Ôn tập” : Để ôn lại kiến thức đã học giúp các em nhớ lâu sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, cho học sinh làm bài sau:
Nối mỗi sự kiện ở cột A với tên 1 nhận vật lịch sử ở cột B sao cho đúng:
A
B
a. Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).
1. Đinh Bộ Lĩnh.
b. Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.
2. Lý Thường Kiệt.
c. Dời đô ra Thăng Long.
3. Ngô Quyền.
d. Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
4. Lý Thái Tổ.
	Tôi tến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học, thảo luận nhóm đôi, nối mỗi sự kiện ở cột A với tên một nhân vật lịch sử ở cột B. 
- Bước 2: Yêu cầu các nhóm trình bày từng ý, nhóm khác nhận xét.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương chung. 
	Với cách làm này giúp học sinh nhớ lâu những sự kiện lịch sử nối liền với những nhân vật lịch sử tiêu biểu.
	* Phát huy tính tích cực hóa của học sinh qua các hình thức tự học tập và đánh giá.
	Muốn học sinh nhớ lâu và không bị sai lệch thời gian, nhân vật, sự kiện lịch sử thì giáo viên phải tổ chức nhiều hình thức học tập, các hình thức vừa mang tính khoa học, mềm dẻo, vừa mang tính thực tế sâu sắc. Phối hợp các hình thức khác nhau để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Phát huy tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng hăng hái và biết bảo vệ ý kiến của mình đồng thời biết lắng nghe ý kiến của người khác, chia sẻ, hợp tác công việc với bạn.
	Ví dụ bài: “ Nước ta cuối thời Trần”.
	Câu hỏi giữa bài: Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào?
	Giáo viên cho học sinh làm bài tập: Viết tiếp vào chỗ chấm trong các câu sau đây cho đủ ý về tình hình nước ta cuối thời Trần: 
	- Vua quan ..( 1).
	- Những kẻ có quyền thế.( 2) của dân để làm giàu.
	- Đời sống nhân dân (3).
	( Từ cần điền : Ngang nhiên vơ vét; vô cùng cực khổ; ăn chơi sa đọa).
	Tôi tiến hành các bước sau: 
 	- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ tìm từ thích hợp để điền vào chỗ
 - Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.
 - Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng.
	Cách học này giúp các em nhớ lâu, nhớ chính xác sự kiện lịch sử đã diễn ra. Tạo cho các em học tập tích cực.
	Hay bài: “ Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ( năm 1786)”
Câu hỏi: Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc khi nào? Ai là người chỉ huy? 
Mục đích của cuộc tiến quân là gì?
	Giáo viên chuẩn bị nội dung bài tập vào bảng phụ như sau:
Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1771. Do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để tiêu diệt chúa Trịnh, thống nhất giang sơn.
Nghĩa quân Tây sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786 do Nguyễn Nhạc tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh. 
Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786 do Nguyễn Huệ tổng 
chỉ huy lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
	Tôi tiến hành các bước sau:
	- Bước 1: Yêu câu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ chọn ý trả lời đúng và viết chữ cái a ( b, c) vào bảng con.
	- Bước 2: Yêu cầu giơ bảng, nhận xét bài làm.
	- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng.
	Cách học này khuyến khích các em giải thích lí do tại sao chưa đúng, giúp học sinh tự tìm ra kiến thức, ghi nhớ kiến thức đã học.
	Khi dạy bài: “ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”.
Câu hỏi ở giữa bài: Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô về thành Đại La.
 Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi như sau:
	Điền từ thích hợp ( dân cư không khổ; ở trung tâm đất nước; cuộc sống ấm no; từ miền núi chật hẹp) vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn nói về suy nghĩ của vua Lý Thái Tổ khi quyết định dời đô về thành Đại La.
	Vua thấy đây là vùng đất(1) đất rộng lại bằng phẳng(2) vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được(3) thì phải dời đô.(4) Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này.
 Các bước tiến hành:
	- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, thảo luận nhóm đôi suy nghĩ tìm từ thích hợp điền vào chỗsao cho phù hợp.
	- Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.
	- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng.
	Cách học này tạo ra cho các em ý thức học tập tích cực.
	Hoặc bài: “ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”.
 Để học sinh trả lời đúng cấu hỏi giữa bài và ghi nhớ những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được. Tôi xây dựng câu hỏi như sau:
	- Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là:
Thống nhất giang sơn lên ngồi Hoàng Đế.
Chấm dứt thời kì đô hộ phong kiến phương Bắc, mở đầu cho thời kì độc lập dân tộc lâu dài của đất nước ta.
Đánh tan xâm lược Nam Hán.
Đặt tên nước là Đại Cổ Việt.
	Tôi tiến hành các bước sau:
	- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, thảo luận nhóm đôi suy nghĩ tìm ý đúng.
	- Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.
	- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng.
	Cách làm này kích thích trí óc tìm kiếm suy luận, tư duy tưởng tượng của học sinh giúp các em nhớ lại, nhớ lâu, nhớ chính xác các sự kiện lịch sử đã diễn ra. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
 	Và còn vận dụng nhiều phương pháp khác nữa, nó đem lại cho các em lòng say mê ham thích tìm hiểu môn lịch sử. Điều quan trọng đối với học sinh là gợi cho các em các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan gần gũi với cuộc sống của các em. Vì vậy, cần thường xuyên gắn nội dung lịch sử với tên đường phố, tên quê hương, tên liên đội thiếu niên, chi đội, hiểu được vì sao lại kỉ niệm các ngày lễ lớn.
 	Ví dụ: Trường hiện tại thầy trò tôi đang giảng dạy mang tên người anh hùng Lê Lợi. Thị trấn Buôn Trấp cũng có con đường mang tên Lê Lợi
 	Cần phải cho học sinh tìm hiểu về người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam, một người con của quê hương Thanh Hóa với chiến thắng lẫy lừng đó là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chiến tranh giải phóng chống quân Minh(1418-1427).
 	Từ đó càng hiểu rõ về lịch sử và càng có trách nhiệm, lòng yêu quê hương đất nước.
 	Khi dạy các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi kể cho các em nghe về nữ anh hùng Phan Thị Ràng( Chị Sứ); các bà mẹ Việt Nam anh hùng của quê hương Hòn Đất, và nếu có điều kiện tổ chức cho các em tham quan, được chứng kiến tận mắt các di tích lịch sử Hòn Đất, hang huyện ủy, mộ chị Sứ, đền thờ Nguyễn Trung Trực, Có thể tổ chức cho các em kể chuyện về Bác Hồ hoặc một nhân vật lịch sử mà em biết hoặc thuật lại một sự kiện lịch sử mà em thích nhất trong chương trình lịch sử lớp 4 đã học.
 Vào các ngày lễ lớn khi thông báo cho các em nghỉ học, giáo viên tổ chức cho các em trao đổi về ý nghĩa ngày lễ đó giúp các em hiểu được: Đó là ngày gì? Có ý nghĩa như thế nào? Các em cần tỏ thái độ như thế nào? Phải làm gì để xứng đáng với những công hiến của người đi trước?
 	 Ví dụ: Ngày 2 tháng 9 hàng năm là ngày Quốc khánh: Kỉ niệm ngày mà Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945). Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu thơ:
 “ Hôm nay sáng mồng 2 tháng 9.
	 Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình.”
 	Hoặc ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương ( nhân dân tổ chức hội đền Hùng ở Huy Chương, Lâm Thao, Phú Thọ). Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu thơ:
	“ Dù ai đi ngược về xuôi.
	Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
	Dù ai buôn bán gần xa.
	Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười”.
	Hay: Ngày 30 tháng 4 hàng năm ( ngày này của năm về trước ngày 30 /4/1975 ) đất nước ta đánh tan quân xâm lược đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc cho nhân dânTừ đó giúp các em phát huy cao ý thức vai trò trách nhiệm của mình, tăng cường vốn kiến thức lịch sử, khả năng ghi nhớ lâu dài và chính xác khi nhắc đến các nhân vật hay sự kiện lịch sử bất kì tình huống nào. Phát huy tính tích cực hóa, tự học tập tăng cường kiến thức về lịch sử trong học tập, sao cho xứng đáng với những gì Bác Hồ đã nói: “ Dân ta phải biết sử ta”.
 	c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
	Trong đề tài này, giữa biện pháp và giải pháp có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau để đem lại hiệu quả thiết thực.
Hình thức phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau như: Đội TNTP, Thư viện, Văn thư; Giáo viên bộ môn và gia đình học sinh. 
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và 
hiệu quả ứng dụng.
	* Điểm kiểm tra môn lịch sử năm học 2015 – 2016 theo diễn biến thời gian như sau:
TSHS
(9 - 10)
(7- 8)
(5 - 6)
(dưới 5)
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Đầu năm
18
0
0
0
0
8
44,4
10
55,5
Cuối học kì I
18
2
11,1
3
16,6
10
55,5
3
16,6
Cuối năm học
18
4
22,2
5
27,7
9
50
0
0
	Sau khi nghiên cứu thực hiện đề tài và áp dụng vào thực tế giảng dạy tại lớp 4B trường tiểu học Lê Lợi năm học 2016-2017 tôi nhận thấy có một sự chuyển biến rõ rệt về ý thức thái độ, tình cảm của các em đối với lịch sử nước nhà. Các em có tình yêu quê hương đất nước và đặc biệt là lòng say mê học tập, lòng tự hào dân tộc.
 	III.Phần kết luận, kiến nghị.
 	1.Kết luận:
 	Bậc Tiểu học là bậc quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, trên cơ sở cung cấp tri thức ban đầu về tự nhiên, xã hội trong cuộc sống thông qua các môn học. Thầy và trò chúng ta là những lớp hậu sinh trong lịch sử. Người thầy phải khơi dậy và truyền lửa cho học sinh đảm bảo sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc và làm nổi bật được những đặc trưng riêng của phân môn lịch sử mà những môn học khác không có được.	Để có được những lớp thanh niên trưởng thành đầy đủ nhân 

Tài liệu đính kèm:

  • docth_5_3012_2021876.doc