Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh chọn phép tính đúng khi giải toán có lời văn

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh chọn phép tính đúng khi giải toán có lời văn

Bài 4/102 Toán 2: Mỗi can đựng được 5l dầu. Hỏi 10 can như thế đựng được bao nhiêu lít dầu?

Bài 2/118 Toán 2: Có 32 học sinh xếp thành 4 hàng đều nhau. Hỏi mỗi hàng có mấy học sinh?

Bài 3/118 Toán 2: Có 32 học sinh xếp thành các hàng, mỗi hàng có 4 học sinh. Hỏi xếp được mấy hàng?

 

ppt 14 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 497Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh chọn phép tính đúng khi giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THÁI BÌNH 
CHUYÊN ĐỀ 
Giúp HS chọn phép tính đúng khi giải toán có lời văn 
Quận 12, ngày 10/12/2015 
NỘI DUNG LÀM VIỆC 
Hoạt động 1: Nêu ý nghĩa của chuyên đề 
Hoạt động 2: Tiến hành chia sẻ những khó khăn và cách giải quyết khi dạy giải toán có lời văn. 
Hoạt động 3: BCV nêu bài tập, GV nêu cách hướng dẫn HS chọn phép tính đúng thông qua “từ khóa”. 
 BCV giới thiệu cơ sở để lựa chọn các phép tính phù hợp khi giải toán có lời văn. 
Hoạt động 4: Kết luận chung của buổi chuyên đề. 
Hoạt động 1: 
Mục đích của chuyên đề: 
	- Giúp giáo viên có thêm một số kỹ năng trong dạy giải toán có lời văn ở phần hướng dẫn HS phân tích đề bài, từ đó giúp HS chọn phép tính đúng khi làm bài. 
 - Giúp GV có thêm kỹ năng giải quyết tình huống toán học qua quá trình giảng dạy (hạn chế những sai lầm trong quá trình giảng dạy môn toán). 
Hoạt đông 2: 
 Tiến hành chia sẻ những khó khăn và cách giải quyết khi dạy giải toán có lời văn. 
Thầy cô thảo luận trong thời gian là 30 phút. 
Hoạt động 3: 
- BCV nêu bài tập, GV nêu cách hướng dẫn HS chọn phép tính đúng thông qua “từ khóa”. 
- BCV giới thiệu cơ sở để lựa chọn các phép tính phù hợp khi giải toán có lời văn. 
 Hướng dẫn học sinh lớp 1 chọn phép tính đúng: 
Bài 3/131 Toán 1 : An có 30 cái kẹo, chị cho An thêm 10 cái nữa. Hỏi An có tất cả bao nhiêu cái kẹo? 
Bài 3/130 Toán 1: Lan hái được 20 bông hoa, Mai hái được 10 bông hoa. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa? 
Bài 1/151 Toán 1 : Lan gấp được 14 cái thuyền, Lan cho bạn 4 cái thuyền. Hỏi Lan còn bao nhiêu cái thuyền? 
Bài 2/151 Toán 1 : Tổ em có 9 bạn, trong đó có 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có mấy bạn nam? 
Bài 4/173 Toán 1: Vừa gà vừa vịt có tất cả 10 con, trong đó có 3 con gà. Hỏi có mấy con vịt? 
Các cấu trúc: 
Bài toán cộng: 1. Thêm: Có , thêm . Hỏi có tất cả? 2. Gộp vào: Có  và có . Hỏi cả hai có ? 
 Bài toán trừ: 1. Bớt: Có , bớt . Hỏi còn lại ? 2. Tìm bộ phận: Có tất cả , trong đó có . Hỏi có ? 
PHÉP TÍNH 
BIỂU TƯỢNG 
 Ý NGHĨA 
PHÉP TÍNH 
TỪ KHOÁ 
CỘNG 
Hợp của 
hai tập hợp khác rỗng không giao nhau 
Thêm vào 
Gộp vào 
THÊM, VÀ, CẢ HAI, TẤT CẢ (Lớp 1) 
• Mua thêm, trồng thêm (cây), đặt thêm (gạch), 
treo thêm (tranh),.. 
• Bay tới, đi tới, chạy tới, bơi tới, 
NHIỀU HƠN (Lớp 2) 
• Hơn, cao hơn, dài hơn, nặng hơn, xa hơn, 
TĂNG (Lớp 3) 
TRỪ 
Phần bù 
của tập 
con của 
một 
tập hợp 
Bớt đi, 
cho đi, 
làm mất đi, 
tìm một 
bộ phận 
BỚT, CÒN LẠI 
• Bay đi, cho đi, nhảy đi, chạy đi, chạy lên (bờ); 
lấy đi, thả đi, ăn hết, lấy ra, rơi xuống, (Lớp 1) 
• Cắt đi, cắt ra, phát cho, đã bán, (Lớp 2) 
ÍT HƠN (Lớp 2) 
 Kém, thấp hơn, ngắn hơn, nhẹ hơn, gần hơn, 
Bài 4/102 Toán 2 : Mỗi can đựng được 5 l dầu. Hỏi 10 can như thế đựng được bao nhiêu lít dầu? 
Bài 2/118 Toán 2: Có 32 học sinh xếp thành 4 hàng đều nhau. Hỏi mỗi hàng có mấy học sinh? 
Bài 3/118 Toán 2 : Có 32 học sinh xếp thành các hàng, mỗi hàng có 4 học sinh. Hỏi xếp được mấy hàng? 
Hướng dẫn học sinh lớp 2 chọn phép tính đúng: 
PHÉP TÍNH 
BIỂU TƯỢNG 
 Ý NGHĨA 
PHÉP TÍNH 
TỪ KHOÁ 
NHÂN 
Các tập hợp 
có số phần tử giống nhau, 
được lấy 
nhiều lần 
- Tổng các số bằng nhau 
- Gấp lên 
nhiều lần 
 CÁI GÌ ĐƯỢC LẤY MẤY LẦN (Lớp 2) 
- GẤP (gấp một số lên nhiều lần) (Lớp 3) 
CHIA 
Thao tác 
chia cụ thể trên ĐDDH 
- Chia thành 
các phần 
bằng nhau 
- Chia theo 
nhóm 
CHIA ĐỀU (Lớp 2) 
• Chia thành, xếp thành, rót đều, cắm đều (hoa), đựng đều, 
Lớp 3: GIẢM (giảm một số đi một số lần) 
 GẤP (số lớn gấp mấy lần số bé) 
 MỘT PHẦN : + Một phần mấy của một số 
 + Số bé bằng một phần mấy số lớn . 
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN 
+ Xác định phương án giải : 
	- Mối quan hệ giữa các dữ kiện liên quan đến câu hỏi bài toán như thế nào. 
 - Xác định các phương án giải, tìm phương án giải thích hợp. 
Trình bày bài giải : 
 + Câu lời giải 
 + Phép tính giải 
 + Đáp số 
Cách diễn đạt: 
 Bằng chữ, bằng lời 
Kết luận chung của chuyên đề: 
- Mục tiêu của giải toán có lời văn là phát triển năng lực diễn đạt lời giải, làm tính của học sinh. 
- Trong toán giải, tóm tắt là: 
	 + phương tiện để giải toán (không bắt buộc có trong bài giải) 
 + bộ phận của bài giải (dạng toán tổng - tỉ; hiệu - tỉ) (bắt buộc có trong bài giải) 
 GV nên tập cho học sinh tóm tắt, giúp học sinh hiểu đề, hiểu bài và tự làm bài. 
- Lời giải phù hợp với phép tính là được. Không quá khắc khe khi chấm chữa, nhận xét HS. GV cần linh hoạt, thoáng nhưng phải đảm bảo đúng kiến thức. HS có thể trình bày cách khác, không chấm theo cảm tính, tư duy của GV. GV chấm chữa vì sự tiến bộ của học sinh (châm chước được thì châm chước). 
- GV cần nắm chắc kiến thức toán học, chú ý nội dung của mảng kiến thức. 
- Khi dạy HS giải toán có lời văn, GV cần chú ý đến những “ từ khóa” và phạm vi bài học mà bài tập đó được nêu ra (Ví dụ: bài mới hay bài luyện tập, luyện tập chung) nhằm giúp GV định hướng để HS có cơ sở tự chọn phép tính thích hợp . “Từ khóa”ở đây không nhằm mục đích giúp HS ghi nhớ máy móc như “ nhiều hơn là chọn phép cộng” hoặc “ ít hơn là chọn phép trừ”, 
- Tránh máy móc, rập khuôn. Cần phát huy tính sáng tạo của học sinh. 
- Chú ý phát huy năng lực học toán của học sinh trong việc giải quyết vấn đề trong cuộc sống, không cản trở sự sáng tạo của học sinh trong việc học. 
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN 
SỰ THAM GIA 
CỦA QUÝ THẦY CÔ 

Tài liệu đính kèm:

  • pptsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_chon_phep_tinh_dung_khi.ppt