I.1 Lí do chọn đề tài:
Trong nhà trường phổ thông, công tác duy trì sĩ số gắn liền với chất
lượng dạy - học và hiệu quả giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng
trong việc đánh giá, nhận xét chất lượng hoạt động của mỗi giáo viên chủ
nhiệm lớp và của tập thể nhà trường. Đối với trường Trung học cơ sở, muốn
có được kết quả như vấn đề nêu trên đòi hỏi có rất nhiều yếu tố như: Trình độ,
năng lực của giáo viên trong việc thực hiện công tác cầu nối giữa Nhà trường,
Gia đình và Xã hội, năng lực, trình độ quản lý của Hiệu trưởng, sự phối hợp
của Ban đại diện Hội phụ huynh học sinh, sự phối hợp nhịp nhàng và đồng
thuận giữa Gia đình - Nhà trường và các đoàn thể xã hội, sự quan tâm giúp đỡ
về điều kiện cơ sở vật chất của chính quyền địa phương, của lãnh đạo ngành
các cấp, là tiền đề giúp cho công tác dạy và học, duy trì và phát triển sĩ số học
sinh bền vững.
Giáo viên chủ nhiệm là một trong những yếu tố góp phần vào sự nghiệp
giáo dục toàn diện cho học sinh. “ Một thầy giáo tốt, dạy học bằng cả trái tim
chứ không phải bằng trang giáo án” ( Danh ngôn hay nói về Thầy cô). Song
với việc “Dạy chữ” cho các em, chúng ta cần quan tâm hết sức đến việc “Dạy
người”. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn đảng, toàn dân, mà trong đó có
nghành sư phạm là then chốt.
Duy trì sĩ số là những khái niệm gần gũi đối với tất cả mọi người làm
nghề dạy học . Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao công tác duy trì sĩ số trong
nhà trường đạt kết quả mang tính lâu dài, bền vững đó là cơ sở quyết định để
nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo hiệu quả đào tạo giáo dục nhà
trường, góp phần phát triển dân trí ở địa phương.
Đối với người giáo viên làm công tác chủ nhiệm cần có vai trò trách
nhiệm rất quan trọng trong thực hiện công tác duy trì sĩ số, tạo ý thức ham
học, ngăn chặn hiện tượng bỏ học giữa chừng ở học sinh, bởi vì những học
sinh thất học là một mối nguy hại cho xã hội, các em dễ dính vào các tệ nạn
xã hội. Vậy làm thế nào để duy trì tốt sĩ số học sinh? Là người Giáo viên chủ
nhiệm, tôi luôn trăn trở,và lo lắng trước thực trạng học sinh bỏ học, không
ham học. Đó là lý do chủ yếu tôi chọn đề tài sáng kiến: " Giáo viên chủ nhiệm
và việc duy trì sĩ số học sinh tại trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn".
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả nhằm góp phần nâng
cao tỉ lệ huy động học sinh đến trường, đồng thời thúc đẩy công tác duy trì sĩ
số ngày một bền vững. Khẳng định các yếu tố như: Kịp thời, ổn định, bền
vững.trong công tác huy động và duy trì sĩ số học sinh ở nhà trường trong
những năm học tiếp theo; hoàn thiện với tỉ lệ cao công tác phổ cập giáo dụcTrường THCS Lê Quý Đôn GV:Nguyễn Thị Uyên
2
Sáng kiến kinh nghiệm:Giáo viên chủ nghiệm và việc duy trì sĩ số học sinh tại(Trường
THCS Lê Quý Đôn)
trung học cơ sở, tăng nhanh trình độ dân trí ở địa phương; Góp phần thực hiện
các chủ trương về phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong giai
đoạn hiện nay, mục tiêu giáo dục của Trung học cơ sở và kế hoạch của nhà
trường trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2: 2020 -
2025
a một giáo viên chủ nhiệm lớp: - Tạo sự gần gũi, diễn đạt mang tính thuyết phục giữa cô và trò. - Ứng xử tốt các tình huống xảy ra trong lớp. - Hiểu biết sâu sắc về văn hóa chung của các dân tộc, ngoài dân tộc kinh thì còn có học sinh dân tộc ( Tày và Ê đê). Nhằm khơi dậy sự hứng thú vào động cơ học tập cũng như rèn luyện đạo đức và cách suy nghĩ chín chắn hơn cho học sinh. - Có kế hoạch cụ thể về tổ chức, chỉ đạo các hoạt động trong công tác chủ nhiệm. Qua nghiên cứu tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của công tác duy trì sĩ số. Trong những năm học gần đây tôi đã tiến hành và đề ra những giải pháp để vận dụng vào công tác, và thấy thật sự có hiệu quả. Chính vì vậy mà việc duy trì sĩ số là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục đào taọ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. II.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: *. Đặc điểm tình hình: Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn đóng trên địa bàn Thị trấn Krông Năng Số lượng học sinh: 806 em với 19 lớp, trong đó có 78 học sinh dân tộc ( chiếm tỉ lệ 9,7% ) Thông qua kế hoạch công tác chủ nhiệm đầu năm và báo cáo của Ban giám hiệu, về tình hình huy động học sinh ra vào lớp đầu năm và học sinh bỏ học cuối năm. Hầu hết học sinh bỏ học rơi vào diện học sinh nghèo, học sinh dân tộc tại chỗ bố mẹ ly dị hoặc đi làm ăn xa phải ở với ông bà. Vì vậy còn thiếu sự quan tâm của các bậc phụ huynh. *. Thuận lợi: - Được sự tin tưởng của Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm từ năm 2000 cho đến nay. Bản thân tôi mỗi năm có thêm kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh, duy trì sĩ số đạt kết quả cao. - Điều kiện kinh tế gia đình học sinh ngày một khá hơn do đó sự quan tâm của gia đình ngày càng cao. -Đa số học sinh ngoan lễ phép có ý thức kỷ luật chấp hành tốt, tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đoàn Đội trường lớp đề ra. - Điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức dạy và học tương đối đầy đủ. Đội ngũ giáo viên chuyên môm vững kết hợp với giáo viên chủ nhiệm về công tác quản lí học sinh trong tiết dạy chặt chẽ. Trường THCS Lê Quý Đôn GV:Nguyễn Thị Uyên 6 Sáng kiến kinh nghiệm:Giáo viên chủ nghiệm và việc duy trì sĩ số học sinh tại(Trường THCS Lê Quý Đôn) - Ban đại diện hội cha mẹ học sinh phối kết hợp với ban đại diện chi hội của các lớp, cùng giáo viên chủ nhiệm duy trì về tỉ lệ đảm bảo chuyên cần của học sinh. * Khó khăn: - Bên cạnh những thuận lợi trên, việc nghiên cứu đề tài còn gặp nhiều khó khăn: Ea Hồ là một xã vùng 3 của huyện, đời sống kinh tế một số gia đình khó khăn, đặc biệt là học sinh dân tộc Êđê buôn Ngoan (dân tộc tại chỗ) việc đầu tư học tập cho các em còn nhiều hạn chế, tình trạng tảo hôn sớm vẫn còn. Bố mẹ ly dị nhau dẫn đến chán nản - Một số đối tượng học sinh cá biệt thiếu sự quan tâm, đôn đốc của gia đình, sự tác động của các thành phần xấu trong xã hội, sự hiểu biết của các em con non nớt. (Hình ảnh gd khó khăn của học sinh lớp 8A tại buôn Ngoan) *. Phân tích, đánh giá các nội dung, vấn đề mà thực trạng đề ra: Với trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm, tôi cũng giống như bất cứ người giáo viên nào mong muốn lớp mình phụ trách đạt yêu cầu về mặt chất lượng học tập và đảm bảo duy trì sĩ số từ đầu năm đến cuối năm. Vấn đề duy trì sĩ số là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục của các em. Do vậy bản thân tôi luôn đặt ra hàng đầu về vấn đề này trước khi nhận lớp chủ nhiệm ngay từ đầu năm học. + Số lượng học sinh trường THCS Lê Quý Đôn qua các năm học: Trường THCS Lê Quý Đôn GV:Nguyễn Thị Uyên 7 Sáng kiến kinh nghiệm:Giáo viên chủ nghiệm và việc duy trì sĩ số học sinh tại(Trường THCS Lê Quý Đôn) Qua số liệu về học sinh bỏ học của các năm gần đây đã có sự giảm xuống rõ rệt. Đây là một kết quả đáng mừng cho sự phấn đấu kiên trì không mệt mỏi của tập thể giáo viên chủ nhiệm nói riêng và Hội đồng sư phạm nhà trường THCS Lê Quý Đôn nói chung trong công tác duy trì số lượng. Số liệu tỉ lệ học sinh bỏ học từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2018 - 2019 đến năm học 2019- 2020 của trường : Năm học 2017-2018 2018-2019 2019 -2020 Tỉ lệ h/s bỏ học 0,1% <0,1% 0 % - Vì vậy là giáo viên trong nhà trường đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiêm lớp. Tôi nhận thấy cần phải có biện pháp và hành động cụ thể để góp phần trong công tác duy trì sĩ số - không còn học sinh bỏ học. II. 3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP: a. Mục tiêu của giải pháp: -Tìm hiểu nghiêng cứu giáo dục học sinh không bỏ học giữa chừng mà tiếp tục học tập để là hành trang vững chắc cho bản thân gia đình và xã hội. Sau ngày nhận lớp tập trung học sinh, tôi cho học sinh làm lý lịch ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, cha mẹ, hoàn cảnh sinh sống của gia đình, công việc thường ngày ở nhà và là con thứ mấy trong gia đình, thống kê bao nhiêu em có hoàn cảnh khó khăn, bao nhiêu em có sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo... Ngoài ra tôi còn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp năm trước để nắm rõ hơn về hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Sau đó tôi tập hợp thành một danh sách theo dõi và phân loại đối tượng học sinh, đăc biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh yếu có nguy cơ bỏ học. b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: _* . Nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia đình từng học sinh Sau ngày nhận lớp tập trung học sinh, tôi cho học sinh làm lý lịch ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, cha mẹ, hoàn cảnh sinh sống của gia đình, công việc thường ngày ở nhà và là con thứ mấy trong gia đình, thống kê bao nhiêu em có hoàn cảnh khó khăn, bao nhiêu em có sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo... Ngoài ra tôi còn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp năm trước để nắm rõ hơn về hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Sau đó tôi tập hợp thành một danh sách theo dõi và phân loại đối tượng học sinh, đăc biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh yếu có nguy cơ bỏ học. *. Nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm năm trước Trường THCS Lê Quý Đôn GV:Nguyễn Thị Uyên 8 Sáng kiến kinh nghiệm:Giáo viên chủ nghiệm và việc duy trì sĩ số học sinh tại(Trường THCS Lê Quý Đôn) Mục tiêu là thông qua chất lượng học tập năm trước để biết được tình hình học tập của các em, việc làm này giúp tôi lựa chọn biện pháp phân học sinh học khá hơn theo dõi giúp đỡ, uốn nắn phù hợp, không để các em chán nản bỏ học vì sức học yếu. *. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và Ban chấp hành Hội Cha mẹ học sinh của lớp Ở lần họp phụ huynh học sinh đầu năm, phụ huynh học sinh lớp đã bầu ra Ban chấp hành Hội Cha mẹ học sinh của lớp, đây là cánh tay đắc lực, là sự cộng tác chặt chẽ hỗ trợ cho tôi trong công tác chủ nhiệm. Với phụ huynh học sinh, tôi lập danh bạ để liên lạc thường xuyên giúp chủ nhiệm nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu của học sinh cũng như các thói quen, sở thích và tính cách của học sinh. Một khi hiểu rõ học sinh của mình hơn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải pháp để giúp học sinh của mình chuyên cần hơn trong học tập cũng như duy trì tính chuyên cần của các em. Hiện nay trong môi trường giáo dục có không ít những trường hợp học sinh thường xuyên vì các đam mê đã bỏ học, nhất là các trò chơi trên Internet, dẫn tới thường xuyên nghỉ học, tình hình học tập sa sút, chán nản. Trong quá trình chủ nhiệm những năm học vừa qua, tôi cũng đã gặp một số trường hợp học sinh vì sự lôi cuốn của các trò chơi Game đã thu hút dẫn đến nghỉ học nhiều ngày. Với những trường hợp trên tôi đã thường xuyên liên lạc với gia đình và tìm hiểu cụ thể nguyên nhân để từ đó phối hợp với phụ huynh đề ra các biện pháp ngăn chặn các hành vi biểu hiện tiêu cực. Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để trao đổi thông tin hai chiều. Năm học 2017- 2018 có em Võ Thị Thảo (lớp 7C) không có bố, mẹ bị câm điếc nên lúc gặp và trao đổi với phụ huynh cũng có phần khó khăn hơn, nhưng vẫn còn may mắn là phụ huynh em biết chữ nên cùng trao đổi bằng chữ viết. Tôi phân tích cho em những tác hại của các trò chơi điện tử, từ đó em đã nhận thức được đúng sai và từ đã có sự thay đổi, cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức. Hay trường hợp của em Quyền 8E năm học 2018-2019 nhiều lần em nghỉ học không có lí do. Tôi liên lạc với phụ huynh tìm hiểu ra mới biết bố mẹ em đã ly dị nhau (gia đình ở tận Ea Tân) gửi em ra học cùng ông bà hàng xóm. Lúc đó em đang tụ tập lang thang cùng đám bạn chơi bài ở một quán cafe. Sau nhiều lần phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh, các trường hợp trên đã được ngăn chặn, kìm chế sự tác động tiêu cực đến học sinh, để các em đi học thường xuyên hơn, góp phần duy trì sĩ số lớp. Trong những trường hợp khó vận động, như em H Nham mà tôi chủ nhiệm lớp 8A năm học 2019 – 2020, em thường xuyên đi học muộn, và nghỉ học phụ công việc gia đình. Tìm hiểu về hoàn cảnh của em tôi được biết gia Trường THCS Lê Quý Đôn GV:Nguyễn Thị Uyên 9 Sáng kiến kinh nghiệm:Giáo viên chủ nghiệm và việc duy trì sĩ số học sinh tại(Trường THCS Lê Quý Đôn) đình em khó khăn ông bị tai biến đang điều trị, mẹ phải chăm ông, một mình bố đi làm, khi trao đổi với phụ huynh thì bố em bảo người dân tộc chúng tôi học xong kiếm việc cũng khó nên cho nghỉ học sớm để giúp gia đình. Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh của lớp hỗ trợ cho tôi, cùng tôi tìm đến nhà và vận động em đi học trở lại. *. Kết hợp với giáo viên bộ môn và công tác Đội Thông thường giáo viên chủ nhiệm chỉ có một vài tiết trong tuần dạy ở lớp mình chủ nhiệm, cho nên với ít buổi đó thì giáo viên sẽ khó khăn để nắm bắt được tình hình của lớp mình, vì vậy việc phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng, nhằm theo dõi sĩ số học sinh, qua đó có kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên các em đến lớp chuyên cần. Tổ chức Đoàn, Đội là một tổ chức thường xuyên theo dõi về rèn luyện nề nếp và đạo đức cho học sinh. Hàng ngày Đội cờ đỏ chấm điểm vệ sinh, nề nếp và số học sinh nghỉ học của các lớp, thông qua đó giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được tình hình của lớp mình, phối hợp với Tổng phụ trách để có biện pháp thích hợp với những em học sinh vắng học không có lí do bỏ học. Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, hoặc gia đình ít quan tâm nên có nhiều em nghỉ học mà gia đình vẫn không biết, khi gặp và trao đổi thì phụ huynh mới vỡ lẽ ra là hàng ngày con mình vẫn mang cặp đến trường nhưng không vào lớp học, mà vào quán chơi game và tụ tập đi chơi với bạn...Vì vậy có thể nói Tổng phụ trách và công tác Đội ở Trường luôn sát cánh cùng giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động của Chi đội và đóng vai trò quan trọng trong công tác giám sát, theo dõi việc duy trì sĩ số của lớp. Nắm bắt tình hình học tập và tham gia các hoạt động để có sự theo dõi và kịp thời chấn chỉnh tình trạng học sinh hay vắng trễ hoặc có tình trạng trốn tiết, bỏ buổi học. *. Phát huy vai trò Ban cán sự lớp và các mối quan hệ bạn bè của học sinh:( Thành lập đôi bạn cùng tiến - tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp hàng tuần) Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là những em có năng lực, có uy tín và gương mẫu do chính các em bầu ra vào đầu mỗi năm học. Để theo dõi và nắm bắt tình hình của lớp, bản thân thường xuyên trao đổi với Ban cán sự lớp thông tin trao đổi trực tiếp hoặc liên lạc qua điện thoại để nắm bắt thông tin kịp thời cũng như những thay đổi của lớp mình để đề ra biện pháp và xử lý kịp thời vấn đề bỏ học. Trong quá trình vận động học sinh đi học chuyên cần, tôi luôn quan tâm đến mối quan hệ bạn bè của học sinh đó để có thể từ bạn bè động viên, quan tâm giúp đỡ các em sớm trở lại trường. Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp nghe báo cáo của các tổ trưởng, lớp phó học tập lớp trưởng để nắm bắt tình hình của lớp trong tuần và thực hiện. Thỉnh Trường THCS Lê Quý Đôn GV:Nguyễn Thị Uyên 10 Sáng kiến kinh nghiệm:Giáo viên chủ nghiệm và việc duy trì sĩ số học sinh tại(Trường THCS Lê Quý Đôn) thoảng giáo viên chủ nhiệm đưa ra chủ đề cán sự lớp điều khiển tiết sinh hoạt, làm cho tiết sinh hoạt thêm phong phú, gây hứng thú ( Có sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm) Ví dụ: Năm học 2019-2020, lớp tôi có em H Nham là một học sinh yếu, với hoàn cảnh gia đình, nhưng qua tìm hiểu tôi được biết là em có thái độ chán nản không muốn đi học nữa. Tôi đã cùng Ban cán sự lớp và một số học sinh là bạn thân của em đến tận nhà động viên, thăm hỏi, đồng thời tuyên truyền cho em biết được việc nghỉ học lâu ngày sẽ không tốt với chất lượng học của em, và ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp, chính vì thế em đã nhận ra và đến lớp học chuyên cần hơn. Sau khi em đi học trở lại, tôi phân công cho em H Trinh là một học sinh khá, hướng dẫn và kèm bạn học, nhắc nhở bạn học bài, hướng dẫn bạn làm bài tập và củng cố kiến thức mà bạn chưa hiểu... Qua đó tôi thấy tình cảm thầy trò, bạn bè gắn bó với nhau hơn, các em đến lớp chuyên cần và việc học ngày càng tiến bộ hơn. Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp nghe báo cáo của các tổ trưởng, lớp phó học tập lớp trưởng để nắm bắt tình hình của lớp trong tuần và thực hiện. Thỉnh thoảng giáo viên chủ nhiệm đưa ra chủ đề cán sự lớp điều khiển tiết sinh hoạt, làm cho tiết sinh hoạt thêm phong phú, gây hứng thú ( Có sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm) Đôi bạn cùng tiến (H’ Trinh và H’ Nham)- Lớp trưởng điều hành tiết s.hoạt Trường THCS Lê Quý Đôn GV:Nguyễn Thị Uyên 11 Sáng kiến kinh nghiệm:Giáo viên chủ nghiệm và việc duy trì sĩ số học sinh tại(Trường THCS Lê Quý Đôn) Tiết sinh hoạt lớp diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến hay, vui của các em. *. Công tác tham mưu với Lãnh đạo nhà trường: Mỗi khi trong lớp có học sinh bỏ học không lý do, giáo viên chủ nhiệm kịp thời tham mưu với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường để có hướng giải quyết. Có thể nói rằng trong những năm qua, Lãnh đạo nhà trường là chỗ dựa vững chắc đã tư vấn và chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm chúng tôi cách giải quyết các trường hợp học sinh bỏ học một cách có hiệu quả . Trên cơ sở tham mưu, tư vấn và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường đã giúp tôi và đồng nghiệp của mình làm tốt hơn công tác duy trì sĩ số. C . Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Mối quan hệ giữa các biện pháp giải pháp là sự gắn kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau bởi vì: -Chỉ có những người Thầy có tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, mới xem học sinh như con em của mình. - Xử lí tình huống phải biết kiềm chế nóng giận , khéo léo, có lòng tấm lòng bao dung, nhân hậu. Trường THCS Lê Quý Đôn GV:Nguyễn Thị Uyên 12 Sáng kiến kinh nghiệm:Giáo viên chủ nghiệm và việc duy trì sĩ số học sinh tại(Trường THCS Lê Quý Đôn) - Nắm bắt được tình hình cụ thể, thực tế của từng câu chuyện nhằm đưa ra các giải pháp biện pháp thích hợp để giáo dục và duy trì sĩ số học sinh đến trường. - Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp tôi luôn trăn trở tìm ra biện pháp tốt nhất để hướng cho các em, muốn trưởng thành thì các em phải học, học để có kiến thức trang bị cho cuộc sống của mình. - Để: ”Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” thì không chỉ giáo viên chủ nhiệm, nhà trường mà phải cần có sự phối hợp đồng bộ của cả xã hội trong đó quan trọng nhất là gia đình. Dó đó giải pháp phối kết hợp với gia đình học sinh là thực sự cần thiết không thiếu được. - Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi nhận ra rằng trách nhiệm của mình hết sức quan trọng trong công tác này. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng: - Qua quá trình thực hiện bản thân tôi chủ nhiệm đã thu được kết quả như sau: - Lớp chủ nhiệm suốt mấy năm học không có học sinh bỏ học đạt 100% duy trì sĩ số. - Kể cả ngày mưa bão thời tiết khắc nghiệt các em vẫn đến trường đầy đủ, trừ khi vắng có lí do. ( có sự liên lạc của phụ hunyh qua điện thoại). - Tập thể lớp đoàn kết, vì vậy việc học của các em cũng có nhiều tiến bộ đáng kể. - Các lớp xây dựng chi đội vững mạnh tham gia tích cực các hoạt động tập thể do nhà trường, Liên đội đề ra. - Học sinh chấp hành tốt kỉ cương, nề nếp, không có hiện tượng học sinh nghỉ học không lí do. - Sau các năm áp dụng một số biện pháp nêu trên, từ năm học 2018- 2019 và năm học 2019 -2020 đến hết học kì I năm học 2021 ở lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được kết quả như sau: Năm học Đầu năm tổng số học sinh Cuối năm tổng số học sinh Tỉ lệ 2018-2019 37 37 100% 2019-2020 39 39 100% HK I : 2020-2021 39 39 100% Nhìn lại kết quả trên, bản thân tôi rất vui mừng vì đã thực hiện đạt cam kết duy trì sĩ số với Nhà trường và đã hoàn thành được nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm trong công tác duy trì sĩ số. Trường THCS Lê Quý Đôn GV:Nguyễn Thị Uyên 13 Sáng kiến kinh nghiệm:Giáo viên chủ nghiệm và việc duy trì sĩ số học sinh tại(Trường THCS Lê Quý Đôn) + Đối với học sinh : Đã tạo niềm tin nơi các em, để các em học tập và gắn bó với trường lớp hơn. + Đối với nhà trường và Ngành: Góp phần cung cấp thêm kinh nghiệm công tác chủ nhiệm phổ biến cho các lớp, các khối áp dụng thì thiết nghĩ sẽ giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học. - Giáo dục tốt định hướng tốt sẽ là mục tiêu toàn diện cho tương lai các em sau này và là sự phát triển của một đất nước giàu mạnh. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: III.1. KẾT LUẬN: Người giáo viên chủ nhiệm phải thấy việc thực hiện duy trì sĩ số là nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn của trường, Thị trấn, Huyện và toàn Tỉnh. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm về: " Công tác duy trì sĩ số " là đề tài không mới, tuy có những kinh nghiệm đã được sử dụng nhiều lần nhưng mong muốn có những nét mới đạt được những hiệu quả thiết thực hơn trong tình hình hiện nay. Công tác duy trì sĩ số là nhiệm vụ thường xuyên, dù đứng ở vị trí nào thì những người làm công tác trong sự nghiệp trồng người cũng phải quan tâm thực hiện nghiêm túc vấn đề này, phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt, năng động trong thực tế, kết hợp nhiều giải pháp để thực hiện tốt công tác này. Ngoài ra để công tác duy trì sĩ số học sinh đạt hiệu quả, người giáo viên chủ nhiệm cần có cái tâm đối với học sinh, phải hiểu hoàn cảnh từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em ham thích học tập, thích đến trường. Việc duy trì sĩ số, chống lưu ban, bỏ học trong học sinh là nâng cao hiệu quả công tác phổ cập giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, là nên tảng ban đầu đào tạo con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt, tham gia việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước nhà ngày càng giàu mạnh. III.2. KIẾN NGHỊ: *. Đối với nhà trường: - Phối kết hợp với các tổ chức trong nhà trường, tổ chức tốt và thường xuyên các hoạt động, phát huy hiệu quả hơn nữa trong công tác chủ nhiệm, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. -Tạo môi trường gắn bó thân thiện giữa Nhà trường- Gia đình và Xã hội, góp phần giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay là vấn đề bỏ học của học sinh trên địa bàn. Trường THCS Lê Quý Đôn GV:Nguyễn Thị Uyên 14 Sáng kiến kinh nghiệm:Giáo viên chủ nghiệm và việc duy trì sĩ số học sinh tại(Trường THCS Lê Quý Đôn) - Cho học sinh nghe những câu chuyện qua chương trình phát thanh măng non của Liên đội, hoặc tuyên truyền qua tiết chào cờ về hậu quả của việc nghỉ học sớm. - Ngoài việc nâng cao chất lượng dạy học, phải đảm bao đến việc duy trì sĩ số lớp. Để nâng cao công tác chủ nhiệm hơn nữa và có hiệu quả thì nhà trường cần quan tâm nhiều đến công tác chủ nhiệm. *.Đối với gia đình học sinh: - Quan tâm đôn đốc con em mình về việc học cũng như giờ giấc đến lớp. Cho các em hiểu được việc đến trường là cả tương lai sau này đối với các em. -Thường xuyên liên lạc với nhà trường đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Nếu các em thực hiện tốt thì nên động viên khích lệ để các em tiếp tục phát huy, nếu chưa tốt thì kịp thời uốn nắn để các em tiến bộ. *. Đối với chính quyền địa phương: Nắm bắt tình hình và thông tin học sinh bỏ học ở địa phương để động viên các em đến trường. Công tác bàn giao học sinh nghĩ hè ở địa phương chưa tổ chức tốt các hoạt động sinh ho
Tài liệu đính kèm: