Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT

Thế kỉ XXI bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, tài

nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền sẽ bị cạn kiệt

sau vài ba thập kỉ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn

đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển nên các nhà chiến lược xem thế kỉ XXI

là “thế kỉ đại dương”. Việt Nam là một quốc gia có biển, biển Việt Nam không chỉ

chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn mà còn là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ2

với quốc tế; Biển còn đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn

chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Môn lịch sử với chức năng giáo dục của mình đã “.góp phần hình thành

thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống

dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động, thái độ ứng xử

đúng đắn trong đời sống xã hội”. Đặc biệt trong xu thế quốc tế hóa ngày càng

mở rộng, việc giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống, những phẩm

chất cao quý và những bài học lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng và môn

lịch sử ở nhà trường phổ thông đã góp phần quan trọng trong chiến lược chung

của quốc gia về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh –

những người làm chủ tương lai của đất nước.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Giáo dục ý thức về chủ

quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở

trường THPT” (chương trình chuẩn) làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm

của mình, với mong muốn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần

dân tộc và khơi dậy trong các em, ý thức đóng góp sức mình vào nhiệm vụ bảo

vệ chủ quyền dân tộc trong đó có chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

pdf 42 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1214Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện nay. Việc giáo dục như thế nào cho có hiệu quả về vấn đề Biển 
Đông, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và 
Trường Sa là vấn đề rất “nhạy cảm”, diễn tiến rất phức tạp với những thay đổi 
không ngừng do nhiều yếu tố khách quan khác nhau. GV cũng phải thường 
xuyên tự cập nhật những thông tin mới qua nhiều kênh thông tin khác nhau để 
định hướng cho HS kịp thời, qua đó giúp HS nhận thức được vấn đề đúng đắn 
về tình hình hiện tại, nhất là trong bối cảnh Biển Đông thường xuyên “nổi 
sóng” như hiện nay. 
2.4. Bảng thống kê những nội dung vận dụng nhằm giáo dục cho ý 
thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong dạy học LSVN ở trường THPT. 
STT Lớp, Tên, bài Địa chỉ Nội dung 
1 
Lớp 10 – Bài 14: 
Các quốc gia cổ 
đại trên đất nước 
Việt Nam 
Mục 1: Quốc gia 
Văn Lang, Âu Lạc 
Mục 2: Quốc gia 
Chăm Pa 
Mục 3: Quốc gia 
Phù Nam 
Ý thức về chủ quyền lãnh thổ 
quốc gia, giá trị tiềm năng của 
kinh tế biển. 
 17
2 
Lớp 10 - Bài 16: 
Thời bắc thuộc và 
cuộc đấu tranh 
giành độc 
Mục II: Một số 
cuộc khởi nghĩa 
tiêu biểu 
Biển đảo góp phần tạo nên 
những chiến công hiển hách 
trong công cuộc bảo vệ Tổ 
quốc 
3 
Lớp 10 - Bài 17: 
Qúa trình hình 
thành và phát triển 
của nhà nước 
phong kiến từ thế 
kỉ X - XV 
Mục II: Luật pháp 
và quân đội 
Các triều đại phong kiến luôn 
ý thức sâu sắc về chủ quyền 
đất nước trong đó có biển đảo. 
4 
Lớp 10 - Bài 18: 
Công cuộc xây 
dựng và phát triển 
kinh tế trong các 
thế kỉ X – XV. 
Mục 3: Mở rộng 
thương nghiệp 
Giá trị tiềm năng kinh tế của 
biển trong phát triển kinh tế 
đất nước 
5 
Lớp 10 - Bài 19: 
Những cuộc kháng 
chiến chống ngoại 
xâm thế kỉ X - XV 
Mục I: Các cuộc 
kháng chiến chống 
quân xâm lược 
Tống. 
Mục II: Các cuộc 
kháng chiến chống 
quân xâm lược 
Mông – Nguyên ở 
thế kỉ XIII 
 Biển đảo góp phần tạo nên 
những chiến công hiển hách 
trong công cuộc bảo vệ Tổ 
quốc. 
6 
Lớp 10 - Bài 22: 
Tình hình kinh tế 
trong các thế kỉ 
XVI - XVIII 
Mục 3: Sự phát 
triển thương 
nghiệp 
Vai trò của biển, đảo trong sự 
phát triển kinh tế đất nước. 
7 
Lớp 10 - Bài 23: 
Phong trào Tây 
Sơn và sự nghiệp 
thống nhất đất 
nước bảo vệ Tổ 
quốc cuối thế kỉ 
XVIII 
Mục II (1): Kháng 
chiến chống quân 
Xiêm 
Mục III: Vương 
triều Tây Sơn 
Biển đảo góp phần tạo nên 
những chiến công hiển hách 
trong công cuộc bảo vệ Tổ 
quốc 
Qúa trình chiếm hữu và thực 
thi liên tục chủ quyền biển, 
đảo của ta thời kỳ Tây Sơn. 
8 Lớp 10 - Bài 24: Mục I: Tư tưởng, Vai trò của biển, đảo trong đời 
 18
Tình hình văn hóa 
ở các thế kỉ XVI – 
XVIII 
tôn giáo 
Mục III: Nghệ 
thuật và khoa học 
kĩ thuật 
sống văn hóa con người Việt 
Nam và quá trình chiếm hữu 
thực sự hòa bình, thực thi chủ 
quyền biển, đảo Hoàng Sa, 
Trường Sa của Việt Nam 
9 
Lớp 10 - Bài 25: 
Tình hình chính 
trị, kinh tế, văn 
hóa dưới triều 
Nguyễn (Nửa đầu 
thế kỉ XIX 
Mục 1: Xây dựng 
và củng cố bộ máy 
nhà nước – Chính 
sách ngoại giao 
Ý thức chủ quyền lãnh thổ 
quốc gia trên biển của ta có từ 
rất sớm và quá trình xác lập, 
chiếm hữu và thực thi chủ 
quyền biển đảo với Hoàng Sa 
và Trường Sa thời nhà 
Nguyễn. 
10 
Lớp 11 – Bài 19: 
Nhân dân Việt 
Nam kháng chiến 
chống thực dân 
Pháp xâm lược 
(1858 đến trước 
1873) 
Mục I – 3: Chiến 
sự ở Đà Nẵng 
1858 
Biển đảo góp phần tạo nên 
những chiến công hiển hách 
trong công cuộc bảo vệ Tổ 
quốc 
11 
Lớp 11 – Bài 20: 
Chiến sự lan rộng 
ra cả nước, cuộc 
kháng chiến của 
nhân dân ta từ 
1873 – 1884 nhà 
Nguyễn đầu hàng 
Mục III – 2: Hai 
bản hiệp ước 1883 
và 1884, nhà nước 
phong kiến 
Nguyễn đầu hàng. 
Pháp đã thực hiện chủ quyền 
ở hai quần đảo Hoàng Sa và 
Trường Sa 
12 
Lớp 11 – Bài 22: 
Xã hội Việt Nam 
trong cuộc khai 
thác thuộc địa lần 
thứ nhất của thực 
dân Pháp 
Mục 1: Những 
chuyển biến về 
kinh tế 
Pháp đã thực hiện chủ quyền 
ở hai quần đảo Hoàng Sa và 
Trường Sa. 
13 
Lớp 12 – Bài 12: 
Phong trào dân 
tộc dân chủ ở Việt 
Nam từ 1919 – 
1925. 
Mục I – 1: Chính 
sách khai thác 
thuộc địa lần thứ 
hai của thực dân 
Pháp 
Pháp đã thực hiện chủ quyền 
ở hai quần đảo Hoàng Sa và 
Trường Sa. 
14 Lớp 12 – Bài 21: Mục I: Tình hình Chính quyền Việt Nam Cộng 
 19
Xây dựng CNXH 
ở miền Bắc, đấu 
tranh chống đế 
quốc Mĩ và chính 
quyền Sài Gòn ở 
miền Nam 91954 
– 1965) 
và nhiệm vụ của 
cách mạng nước ta 
sau hiệp định Giơ 
ne vơ 
Mục IV – 2: Miền 
Bắc thực hiện kế 
hoạch nhà nước 5 
năm (1961 – 1965) 
hòa đã thực hiện chủ quyền ở 
hai quần đảo Hoàng Sa và 
Trường Sa. 
Vai trò của biển, đảo trong sự 
phát triển kinh tế đất nước. 
15 
Lớp 12 – Bài 22: 
Nhân dân hai 
miền trực tiếp 
chiến đấu chóng 
đế quốc Mĩ xâm 
lược. Nhân dân 
miền Bắc vùa 
chiến đấu vừa sản 
xuất (1965 – 
1973) 
Mục II – 2: Mĩ 
tiến hành chiến 
tranh bằng không 
quân và hải quân 
phá hoại miền Bắc 
Chủ quyền biển đảo đã bị kẻ 
thù lợi dụng để thực hiện mưu 
đồ đen tối của chúng. 
16 
Lớp 12 – Bài 23: 
Khôi phục và phát 
triển kinh tế - xã 
hội ở miền Bắc, 
giải phóng hoàn 
toàn miền Nam 
(1973 – 1975) 
Mục III – 2: Cuộc 
tổng tiến công và 
nôi dậy mùa xuân 
1975 
Ý thức về chủ quyền quốc gia 
trên biển của ta. 
Biển đảo góp phần tạo nên 
những chiến công hiển hách 
trong công cuộc bảo vệ Tổ 
quốc 
17 
Lớp 12 – Bài 24: 
Việt Nam trong 
những năm đầu 
của cuộc kháng 
chiến chống Mĩ, 
cứu nước 1975 
Mục III: Hoàn 
thành thống nhất 
đất nước về mặt 
nhà nước (1975 – 
1976) 
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo 
của nước ta hiện nay 
18 
Lớp 12 – Bài 26: 
Đất nước trên con 
đường đổi mới đi 
lên xây dựng 
CNXH (1986 – 
2000) 
Mục I – 2: Đường 
lối đổi mới của 
Đảng 
Vai trò của biển, đảo trong sự 
phát triển kinh tế đất nước. 
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo 
của nước ta hiện nay 
 20
2.5. Một số biện pháp giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong 
dạy học LSVN ở trường THPT. 
2.5.1. Khai thác triệt để các sự kiện trong bài học lịch sửu nội khóa để 
giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho HS 
Trong chương trình môn lịch sử ở trường THPT hiện hành không có bài 
học nào trực tiếp đề cập đến chủ quyền biển đảo nói chung và Trường Sa, Hoàng 
Sa nói riêng, vì vậy khi dạy học GV có thể sử dụng tài liệu, lồng ghép, nhằm cụ 
thể hóa một số sự kiện trong các bài học lịch sử nội khóa có liên quan để liên hệ 
giáo dục ý thức về CQBĐ cho HS cụ thể: 
2.5.1.1. Khai thác triệt để những nội dung lịch sử có khả năng giáo dục 
cho HS về vấn đề chủ quyền biển, đảo. 
 Muốn dạy tốt phần LSVN cho HS trong chương trình của bộ môn ở 
trường THPT nói chung và giáo dục về vấn đề chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, 
Trường Sa nói riêng đạt kết quả cao nhất, GV cần khai thác triệt để những sự 
kiện, hiện tượng lịch sử có khả năng giáo dục. 
Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, GV cần nắm vững nội dung 
chương trình SGK để phân biệt được sự kiện thể hiện trực tiếp nội dung về chủ 
quyền biển, đảo hay sự kiện liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt 
Nam để tìm phương pháp giáo dục thích hợp và hiệu quả nhất. 
Thứ nhất, khai thác những sự kiện, tài liệu lịch sử thể hiện trực tiếp về 
chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ cổ đến đương đại 
như: Các văn bản nhà nước (Châu bản), sách điển chế, chính sử, sách địa chí, 
bản đồ lịch sử, tư liệu và bản đồ của phương Tây. 
Khi tiến hành khai thác, GV tiến hành theo 3 bước như sau: 
- Bước 1: Xác định tài liệu khai thác là tài liệu nào? Phục vụ cho việc dạy 
học bài nào, mục nào? 
- Bước 2: GV chọn phương pháp hướng dẫn HS khai thác và lĩnh hội tài 
liệu, sự kiện. 
- Bước 3: Ý nghĩa của việc khai thác tài liệu, sự kiện. 
Trong chương trình LSVN khối THPT, chúng ta có thể khai thác được 
nhiều tài liệu gốc trực tiếp thể hiện chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa 
của Việt Nam để giáo dục cho HS như: Phủ biên tạp lục - 1776 của Lê Qúy 
Đôn, lịch triều hiến chương loại chí - 1821, hoàng Việt dư địa chí - 1833 của 
Lê Huy Chú), đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) thời Minh Mạng; bản đồ lịch 
sử như: An Nam quốc đồ được thực hiện vào thời Hồng Đức (1490) đặc biệt là 
Bộ Atlas bản đồ thế giới của Philipe Vandemaelen xuất bản năm 1827, trong đó 
có tấm bản đồ Partiedela Cochinechine (106) có giá trị quan trọng khẳng định 
chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (Phụ lục 5). 
 21
Ví dụ 1: Khi dạy bài 25, lớp 10: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa 
dưới triều Nguyễn (Nửa sau thế kỉ XIX), mục 1- Xây dựng và củng cố bộ máy 
nhà nước. Chính sách ngoại giao, GV khai thác các tài liệu gốc như: Các Tờ 
lệnh; tư liệu trong cuốn Lịch triều hiến chương loại chí của Lê Huy Chú; các tấm 
bản đồ lịch sử như: Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) thời Minh Mạng...GV 
hướng dẫn HS khai thác những tài liệu nói trên và đặt câu hỏi: Em hãy nhận xét 
ý nghĩa của các loại tài liệu nói trên đối với cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền 
biển, đảo hiện nay của Việt Nam? 
 Những nguồn tài liệu nói trên cho thấy, Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử 
và pháp lí quốc tế khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 
được xác lập từ thời phong kiến, ít nhất là thời các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII). 
Ví dụ 2: Bài 20, lớp 11: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến 
của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng, mục III. 2 - 
Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng, phần 
nội dung Hiệp ước Hác măng. GV khai thác tài liệu gốc như: Nghị định số 4702-
CP ngày 21-12-1933 của Thống đốc Nam Kì ra sắc lệnh sáp nhập đảo Trường 
Sa vào tỉnh Bà Rịa; Dụ số 10 ban hành ngày 29-2-1938 tách quần đảo Hoàng Sa 
khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi, đặt vào tỉnh Thừa Thiên; hình ảnh về bia chủ quyền, 
trạm khí tượng, ngọn hải đăng được dựng ở Hoàng Sa (1838) 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu những tài liệu nói trên và đặt câu hỏi: Những 
hành động nói trên của chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa gì đối với cuộc 
đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo hiện nay của Việt Nam? 
Những hành động nói trên của chính quyền Pháp cho thấy, trong thời kì 
này, chính quyền thực dân đã rất quan tâm đến chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa 
và Trường Sa của Việt Nam, tích cực có những hành động nhằm thực thi chủ 
quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa 
quan trọng, tạo thêm những cơ sở lịch sử và pháp lí vững chắc trong cuộc đấu 
tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay. 
Như vậy, việc sử dụng những tài liệu lịch sử gốc trực tiếp thể hiện chủ 
quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nói trên nhằm giáo dục 
cho HS nắm vững, hiểu sâu kiến thức cơ bản của bài học. Rèn luyện cho HS các 
kĩ năng về bộ môn như phân tích, khai thác và sử dụng tài liệu gốc, khả năng tư 
duy, giải quyết vấn đề độc lập. Đồng thời giáo dục cho HS lòng yêu nước, dũng 
cảm, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ chủ 
quyền biển, đảo trong bối cảnh hiện nay. 
Thứ hai, khai thác những sự kiện, tài liệu liên quan hoặc là hệ quả của 
vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. 
 Trong quá trình thiết kế bài giảng, GV trình bày bài giảng của mình theo 
nội dung SGK hoặc có thể sắp xếp lại cấu trúc các mục cho phù hợp với nội 
dung giáo dục. Điều quan trọng là GV phải xác định được những sự kiện cơ bản, 
 22
hiểu được nội dung, bản chất của sự kiện đó thể hiện sự liên quan như thế nào 
đến việc giáo dục cho HS về vấn đề chủ quyền biển, đảo, từ đó GV lựa chọn các 
phương pháp bộ môn phù hợp với sự kiện và nội dung bài học. 
Ví dụ: Khi dạy bài 26, lớp 12: Đất nước trên đường đổi mới đi lên 
chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000), mục I. 2 - Đường lối đổi mới của Đảng. GV 
có thể khai thác nội dung các văn bản liên quan đến chủ quyền biển, đảo - 
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông như: Công ước của Liên 
Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông 
(DOC - 2002); Luật Biển Việt Nam năm 2012. Việc cho HS tìm hiểu nội dung 
của các văn bản nói trên, một mặt giáo dục cho HS hiểu, nước Cộng hòa xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam đã đặt cơ sở pháp lý và kế thừa các chính quyền trước, tiếp 
tục thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi kí kết 
các văn bản mang tính pháp lý như trên, mặt khác HS cũng thấy được Nhà nước 
Việt Nam luôn khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp liên quan đến 
vấn đề biển, đảo - Hoàng Sa và Trường Sa bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp 
với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh để bảo 
vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình theo đúng pháp luật 
Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế, củng cố hòa bình, an ninh trên biển. 
2.5.1.2. Sử dụng tài liệu lịch sử để liên hệ kiến thức cần giáo dục cho HS 
về vấn đề chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. 
 Hiện nay, việc dạy học và giáo dục cho HS ở trường THPT được tiến 
hành trong giờ học nội khóa là chủ yếu. Do đặc trưng của việc học tập bộ môn 
Lịch sử, các loại tài liệu tham khảo ngoài SGK có ý nghĩa quan trọng trong việc 
khôi phục, tái hiện lại hình ảnh quá khứ và đặc biệt là làm rõ những nội dung, 
vấn đề mới như vấn đề biển, đảo. Việc GV sử dụng tài liệu lịch sử trong bài học 
nội khóa khi tiến hành dạy lồng ghép vấn đề chủ quyền biển, đảo vào nội dung 
chương trình LSVN khối THPT là rất phù hợp. Vì đây là nguồn tài liệu tin cậy, 
loại tài liệu này dùng để làm dẫn chứng, minh họa cho các sự kiện đang trình 
bày trong nội dung bài học. Khai thác nguồn tài liệu này không chỉ cung cấp 
thêm tư liệu lịch sử phong phú, bổ sung thêm phần nội dung chưa có trong SGK 
mà còn làm sáng rõ hơn những kiến thức cơ bản của bài học. 
Ví dụ 1: Sử dụng tài liệu lịch sử để giáo dục cho HS về vai trò, vị trí của 
biển, đảo Việt Nam. Cụ thể: 
Biển, đảo có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa con người 
Việt. 
Ở bài 24, lớp 10: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII, mục I - Về 
tư tưởng, tôn giáo và mục III - Nghệ thuật và Khoa học - Kĩ thuật, GV có thể 
dạy lồng ghép như sau: 
Từ lâu, biển, đảo đã là chủ đề để con người sáng tạo nên các giá trị văn 
hóa có giá trị còn lưu lại qua hàng nghìn năm lịch sử như: các cổ vật (Trống 
 23
đồng Đông Sơn), các tác phẩm văn học, các công trình kiến trúc Ở các thế kỉ 
XVI - XVIII, biển có vai trò quan trọng trong việc là cầu nối đưa những giá trị 
văn hóa của phương Tây đến với Việt Nam như: Đạo Thiên Chúa giáo, chữ 
Quốc ngữ. Biển còn là nguồn cảm hứng cho các ngư dân sáng tác ra những điệu 
hò Bá Trạo được thực hiện khi ra khơi và trong Lễ cầu ngư của cư dân ven biển. 
Trong lĩnh vực khoa học, các công trình nghiên cứu có nội dung về biển, 
đảo được xuất bản có ý nghĩa quan trọng là những chứng cứ lịch sử và pháp lí 
vững chắc cho Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa 
và Trường Sa như: Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn, Thiên Nam Tứ chí 
lộ đồ thư của Đỗ Bá (1686) 
Ví dụ 2: Sử dụng tài liệu lịch sử để giáo dục cho HS về quá trình chiếm 
hữu thật sự, hòa bình và thực thi liên tục chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, 
Trường Sa của Việt Nam từ thời phong kiến đến nay. Cụ thể: 
 Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền trong thời Phong kiến 
Bài 25, lớp 10: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn 
nửa sau thế kỉ XIX, mục 1 - Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước. Chính sách 
ngoại giao. GV phân tích cho HS hiểu, cùng với việc củng cố về mặt chính 
quyền, các ông vua triều Nguyễn tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ những hoạt động 
nhằm xác lập, chiếm hữu và thực thi chủ quyền biển, đảo đối với hai quần đảo 
Hoàng Sa và Trường Sa như: đo đạc vẽ bản đồ, cắm cột mốc chủ quyền, xây 
miếu, trồng cây trên đảo 
Dưới thời Minh Mạng, việc đo đạc để vẽ bản đồ về Hoàng Sa được tiến 
hành mạnh mẽ, thường xuyên bằng việc hàng năm sai lính đi thuyền ra các đảo 
cắm cột mốc, bên cạnh đó nhà vua cho vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền, xây miếu 
trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong cuốn Đại Nam thực lục chính 
biên có ghi: “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai xuất đội thủy 
quân Phạm Hữu Nhật điều binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ( mỗi bài gỗ 
dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc) dựng bàn dấu mốc”. “ Năm Giáp Ngọ, niên 
hiệu Minh Mạng thứ 15(1834) sai Giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng 
thủy quân hơn 20 người đi thuyền đến đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi vẽ 
bản đồ”. 
Quá trình thực thi chủ quyền trong thời Pháp thuộc 
Ở bài 22, lớp 11: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của 
thực dân Pháp, mục 1 - Những chuyển biến về kinh tế. GV trích dẫn tư liệu: Từ 
năm 1927, thực dân Pháp bắt đầu nghiên cứu sâu quá trình xác lập chủ quyền 
của “vương quốc An Nam” tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong bức thư của 
Khâm sứ Trung kì Le Fol viết ngày 22-1-1929 gửi Toàn quyền Đông Dương có 
đoạn viết “các tài liệu trong kho lưu trữ của chính phủ An Nam cung cấp cho 
chúng ta những chi tiết về hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải đặt dưới 
quyền chỉ huy của đội Hoàng Sa”. 
 24
Bên cạnh đó, thực dân Pháp tiến hành các cuộc khảo sát ở Hoàng Sa 
(1925), Trường Sa (1927); dựng bia chủ quyền, ngọn hải đăng, trạm khí tượng 
trên đảo Hoàng Sa (1938)Như vậy, với việc cho HS tìm hiểu những tư liệu 
lịch sử nói trên nhằm giáo dục cho HS hiểu quá trình chiếm hữu thật sự, hòa 
bình và thực thi liên tục chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa của Việt 
Nam từ thời các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII), sang thời Pháp thuộc cho đến nay. 
Ví dụ 3: Sử dụng tài liệu lịch sử để giáo dục cho HS về những giá trị, 
tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam. Cụ thể: 
 Bài 22, lớp 10: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII, mục 3 - Sự 
phát triển của thương nghiệp. GV dạy lồng ghép nội dung sau: Trong thời phong 
kiến, ngay từ thời Lí - Trần đã nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn về kinh tế 
của biển, đảo. Điều đó được thể hiện bằng việc cho xây dựng trang Vân Đồn 
(Quảng Ninh) làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài vào trao đổi hàng hóa, 
GV trích dẫn tư liệu: “Kỷ Tỵ, năm thứ 10 (1149)thuyền buôn ba nước Trảo 
Oa, Lộc Hạc, Xiêm la vào Hải Đông xin ở lại buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi 
hải đảo gọi là Vân Đồn để mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa 
phương”. Vùng biển Vân Đồn có nhiều sản vật quý: “Chân châu do giống trai 
sinh ra ở bể Vân Đồn”, “vùng biển này không chỉ là huyết mạch giáo thông 
trong quân sự, thương mại mà còn đem lại những lợi ích kinh tế”. 
Như vậy, những hoạt động trên của chính quyền Nhà nước thời bấy giờ 
không chỉ có ý nghĩa nhằm phát triển kinh tế đất nước mà còn là chứng cứ lịch 
sử và cơ sở pháp lí để Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với hai 
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 
2.5.1.3. Sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học để giáo dục ý 
thức về chủ quyền biển, đảo cho HS. 
 Đồ dùng trực quan có vai trò to lớn trong dạy học bộ môn Lịch sử ở 
trường THPT. Nó góp phần quan trọng nhằm tạo biểu tượng cho HS về một 
nhân vật lịch sử, một hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ, giúp HS nhớ kĩ, 
hiểu sâu những kiến thức lịch sử. Đồng thời, việc sử dụng đồ dùng trực quan còn 
góp phần phát triển kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập cho 
HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 
 Đồ dùng trực quan về CQBĐ gồm: Bản đồ, tranh ảnh, hiện vật, phim tư 
liệurất phong phú đa dạng đòi hỏi thầy và trò phải biết vận dụng phương pháp 
và khai thác có hiệu quả đồng thời ngôn ngữ của GV phải sinh động và hấp dẫn 
và kết hợp chặt chẽ với tài liệu viết thì việc sử dụng đồ dùng trực quan mới thực 
sự hiệu quả 
 Ví dụ 1: Sử dụng phim tư liệu lịch sử để giáo dục cho HS về cuộc đấu 
tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Cụ thể: 
 Bài 24, lớp 10: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII, mục III - 
Nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật. GV cho HS xem một đoạn phim tư liệu về 
 25
“Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” nhằm tái hiện lại việc những hùng binh Hoàng 
Sa năm 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_y_thuc_ve_chu_quyen_bien_dao.pdf