Lồng ghép cho trẻ trong giờ ăn:
Trong những buổi ăn trưa được tổ chức ở lớp cô dạy cho các cháu biết hạt gạo từ đâu mà ra trong khi ăn chúng ta không được nói chuyện riêng mà phải ăn thật nhiều và phải ăn hết xuất, trong khi ăn không được làm rơi vải và hạt gạo chính là “hạt ngọc” phải trải qua cực khổ thì với có thể làm ra cho nên tôi dạy các chau học tập từ tấm gương đạo đức của Bác và do đó trong các giờ ăn của trẻ, tôi luôn giáo dục trẻ ăn hết suất, biết quý trọng hạt gạo, không lãng phí và hình thành cho trẻ thói quen ăn uống có văn hóa như:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
- Mời mọi người ăn cơm trước khi ăn.
- Ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, không nói chuyện khi ăn, ăn hết suất
- Như Bác đã dạy “sức nhỏ làm việc nhỏ” từ đó tôi đã hướng dẫn các cháu như:
- Biết tự dọn dẹp, biết quét nhà,lau bàn.
- Cất đúng chỗ bát, chén, thìa hoặc biết giúp cô chuẩn bị giờ ăn.
- Giúp đỡ các bạn ăn chậm lấy cơm trong khi cô bận.
- Động viện các bạn gặp khó khăn như: khuyết tật tay hoặc chân.
* Lồng ghép giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ hoạt động nêu gương:
Sau mỗi buổi học cô và cả lớp đưa ra lời nhận xét và đưa ra những tấm gương ngoan và không ngoan, để từ đó cô có sự khen thưởng và phê bình kịp thời.Cô dạy trẻ lúc nào cũng phải trung thực trong lời nói và việc làm, tập cho trẻ nhận biết được việc mình đã làm có đúng hay không?
Ví dụ: trong buổi bình xét vào thứ 6 cô hỏi trẻ trong tuần vừa qua ai chưa ngoan, bạn Trang đứng dậy con thưa cô con chưa ngoan ạ! Vì sao con chưa ngoan vì giờ ngủ trua con chưa ngủ, và cô đã khen Trang vì bạn biết nhận lỗi và cô đã tuyên dương, Biết thật thà nhận lỗi là một trong những phẩm chất đạo đức đáng quý mà bác đã từng dạy
Ngoài ra, cô có thể kể cho trẻ nghe một số câu chuyện về những tấm gương tốt trong xã hội và những đức tính cao cả của người để giáo dục cho trẻ học tập hoặc có thể cho trẻ nghe một số bài hát về Bác Hồ như: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, em mơ gặp Bác Hồ, nhớ giọng Bác Hồ
ân, vệ sinh lớp học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn năp, không vứt rác thải bừa bãi. . Lồng ghép cho trẻ học tập Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đối với chủ đề “Bản thân” như sau: Dạy trẻ biết yêu quý và giữ gìn các bộ phận, giác quan trên cơ thể, ăn uống đủ chất, hăng hái tập luyện thể dục theo lời kêu gọi của Bác Hồ để mỗi ngày đều có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối. Biết cách ăn mặc gọn gàng, giản dị khi đến lớp. Đó cũng là cách học tập phong cách giản dị của Bác dù ở nhà hay đi đâu. Ví dụ: + Dạy trẻ bằng lời: giáo dục trẻ không được xem nhẹ bộ phận nào trên cơ thể vì bộ phận nào cũng quan trọng và muốn chúng được khỏe mạnh thì chúng ta cần tập thể dục và giữ vệ sinh hằng ngày. + Dạy trẻ bằng hành động: Tôi dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, biết cách ăn mặc gọn gàng, giản dị. Dạy trẻ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đối với chủ đề “Gia đình” Tôi cho trẻ biết lúc sinh thời, Bác đã chăm lo, dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ đến việc lớn: “Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau”. Do đó, tôi luôn nhắc nhở trẻ có thái độ lễ phép, kính trọng, yêu thương ông bà cha mẹ, người lớn tuổi, biết đi hỏi về chào. Thông qua các hoạt động lồng ghép của HĐ có chủ đích Ví dụ: + Tôi dạy trẻ bằng lời: thông qua một số câu ca dao tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện, bài hát về tình cảm của ông bà cha mẹ và thông qua đó giáo dục trẻ phải biết yêu thương kính trọng ông bà cha mẹ, vì đó chính là người đã sinh ra mình, chăm sóc mình khỏe mạnh. + Dạy trẻ bằng hành động: Thông qua sự thể hiện hành động yêu quý ông bà cha mẹ của mình ở gia đình như: đi hỏi về chào, biết nghe lời ông bà, ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng ông bà cha mẹ của mình, biết quan tâm đến mọi người như: hỏi thăm khi thấy ba mẹ mệt, rót nước mời ba mẹ uống khi ba mẹ đi làm về. * Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đối với chủ đề “Nghề nghiệp” Trong mỗi chúng ta ai cũng muốn lớn lên có một cái nghề để lo được cuộc sống cho bản thân và giúp ích cho xã hội. Cô Dạy trẻ có những hiểu biết các nghề trong xã hội, nghề nào cũng rất quan trọng nên chúng ta phải yêu quý tất cả các nghề trong xã hội, có thái độ quý trọng tất cả các nghề, không phân biệt đối xử với nghề nào cả, bởi nghề nào cũng mang lại lợi ích và sản phẩm cho chúng ta. Ví dụ: Cô dạy cho trẻ làm quen với tất cả các nghề, đối với những nghề quen thuộc như: Bác sĩ, giáo viên, chú bộ đội, xây dựng trẻ dễ dàng nhận ra những nghề này mang lại lợi ích gì cho trẻ, nghề bác sĩ chữa bệnh cho mọi người, nghề giáo viên dạy học cho các bạn, nghề bộ đội canh giữ bầu trời nơi biển đảo xa xôi của tổ quốc, còn nghề xây dựng các bác xây nên biết bao căn nhà cho chúng ta ở và trẻ có thái độ kính trọng những nghề đó, còn đối với những nghề như : Công nhân quét rác, đổ rác mặc dù trẻ vẫn thường thấy hằng ngày nhưng trẻ sẽ không biết được những cô chú làm nghề này sẽ mang lại lợi ích gì cho trẻ và thậm chí trẻ sẽ có thái độ khinh rẻ đối với những nghề đó. ‘ Bé đóng vai Bác sỹ khám bệnh nhân’ Vì thế, tôi đã dạy cho trẻ biết về công việc của cô chú công nhân vệ sinh đường xá, dạy cho trẻ học các bài thơ nói về những công việc thầm lặng nhưng rất đáng quý vì nhờ có các cô chú đó mà đường xá được sạch sẽ, chúng ta sẽ được hít thở trong môi trường không khí trong lành rất tốt cho sức khỏe và thông qua đó dạy cho trẻ biêt yêu quý các cô chú ấy và không vứt rác bừa bãi. * Lồng ghép giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đối với chủ đề “Tết – mùa xuân” Tôi cho trẻ biết khi Bác Hồ còn sống, năm nào Bác cũng phát động trong cả nước : “ Mùa xuân là tết trồng cây - Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” và GD cho trẻ tham gia trồng cây để hưởng ứng ngày Tết trồng cây, trẻ tưới nước cho cây, chăm sóc cây nhằm GD đức tính yêu lao động, rèn luyện tính cần cù, kiên nhẫn trong lao động, hăng say với công việc lao động đồng thời qua việc chăm sóc cây để trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của cây xanh và biết được lợi ích của cây đối với lợi ích con người: cung cấp gỗ, làm cho không khí trong lành Và tôi cho trẻ xem 1 số hình ảnh Bác mặc dù bận rất nhiều công việc của đất nước nhưng hàng ngày Bác vẫn dành thời gian để trồng cây, chăm sóc vườn cây của Bác, và kể cho trẻ nghe 1 số mẩu chuyện kể về Bác . . Từ những câu chuyện và hình ảnh về Bác đã khiến trẻ lớp tôi càng thêm yêu lao động, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối ...Theo như lời dạy của Bác . ‘Bé vui hội xuân’ Mùa xuân là đề tài muôn thủa không bao giờ chán, nó như là một miếng mồi ngon mà người ta không thể không ghé vào, khi mùa xuân tới mọi thứ như được sống trở lại tràn đầy nhựa sống. và cũng từ đây là nguồn cảm hứng của tát cả các nhạc sĩ, ca sĩ các tác giả sáng tác rất nhiều các ca khúc các bài thơ về mùa xuân. Mùa xuân trăm hoa đua nở, khí trời mát mẻ trong lành bầu trời trong xanh, Tết mùa xuân là tết trồng cây, nên cô và trẻ vào mỗi buổi sáng và vào những buổi dạo chơi cùng tưới nước, chăm sóc cây thường xuyên để dạy trẻ tính cần cù, kiên nhẫn trong lao động, hăng say với công việc lao động đồng thời qua việc chăm sóc cây để trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của cây xanh và biết được lợi ích của cây đối với con người như: cung cấp gỗ quý, cho hoa thơm, quả ngọt, làm đẹp cho môi trường, làm cho không khí trong lành * Dạy trẻ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đối với chủ đề “ Thế giới động vật” - Ngay từ khi còn nhỏ chúng ta được bố mẹ dẫn đi thăm quan ở vườn bách thú, và trong gia đình chúng ta có nuôi một số động vật chúng rất có ích cho chúng ta. - Cô Dạy trẻ biết yêu quý tất cả muôn thú bởi mỗi con vật cũng giống chúng ta đều cần có sự sống. Do đó chúng ta phải bảo vệ chúng, đừng làm hại các con vật có ích đó vì chúng giúp chúng ta rất nhiều việc. và đặc biệt không giết hại các con vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ: Trong các buổi dạo chơi hàng ngày tôi dạy cho trẻ những con vật nuôi Trong gia đình có nuôi một số con vật như: con chó, con gà những con vật này có ích cho chúng ta rất nhiều gà cho trứng, chó trông nhà cho nên chúng ta phải biết yêu quý và bảo vệ chúng * Lồng ghép giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đối với chủ đề “Hiện tượng tự nhiên” Giới thiệu cho các cháu biết có 4 mùa trong năm nhưng ở chỗ chúng ta có 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa nắng, mùa mưa khí trời âm u, lạnh lẽo trời mưa. Mùa nắng trời nóng nực oi bức. Không chỉ riêng ở chỗ chúng ta mà còn rất nhiều nơi khác nguồn nước là nguồn sinh hoạt sau một ngày bận rộn dô đó chúng ta cần phải nhận thức, nước rất cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày cô Dạy trẻ biết sống tiết kiệm, khi sử dụng xong phải khóa vòi nước không lãng phí nước sạch, chỉ dùng nước sạch khi cần thiết không mở nước để tràn hoặc nghịch phá nước như vậy sẽ rất lãng phí. * Lồng ghép giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đối với chủ đề “Quê hương- đất nước – Bác Hồ” “ Quê hương là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người” Trong chúng ta ai cũng có một quê hương, quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên từ những tiếng ầu ơ của bà của mẹ từ những buổi chăn trâu buổi cắp sách tới trường. Cô dạy cho trẻ cô đưa tranh và giới thiệu cho trẻ xem tranh, đọc thơ, nghe các bài hát và trò chuyện về các cảnh đẹp của quê hương và các hình ảnh về Bác Hồ. Qua việc cho trẻ xem những tư liệu đó sẽ giúp cho trẻ thêm yêu quê hương đất nước và học nhiều đức tính tốt đẹp của Bác. Và biết được các danh lam thắng cảnh của nước Việt Nam mình từ đó biết giữ gìn và bảo vệ * Lồng ghép giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đối với chủ đề “Trường tiểu học” Bước đầu dạy và giải thích đơn giản cho trẻ hiểu 5 điều Bác Hồ dạy: “Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm ” - Trước hết, cần dạy trẻ phải thương yêu giúp đỡ nhau, phải đoàn kết chặt chẽ: Đoàn kết giữa các trẻ lớn và các trẻ bé. - Sau đó, dạy cho các trẻ phải yêu lao động, giữ gìn kỷ luật. Chớ tự do phóng túng, vì tự do phóng túng là không tốt. Cô dạy trẻ tuân thủ theo các quy định, nội quy của lớp học Ví dụ: xếp hàng để làm vệ sinh trước khi ăn - Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tập cho các trẻ nên tự phục vụ bản thân cho quen, không nên làm nũng.( Cho trẻ tự thay đồ, làm vệ sinh cá nhân) - Cần cho các trẻ nên thi đua, thi đua học tập, thi đua trong mọi việc để trở thành những nhi đồng có tổ chức, có kỷ luật (Theo Thư Bác Hồ gửi các cháu và cán bộ các trường miền Nam, ngày 1-6-1955). - Cần dạy cho trẻ biết: yêu Tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ gìn kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hoá. đồng thời phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên của trẻ ở lứa tuổi tuổi mầm non. - Tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời : Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, biết giữ gìn môi trường trong sạch, có ý thức trong khi dạo chơi không hái cành bẻ lá cây và vứt rác bừa bãi. Dạy trẻ tình yêu trong lao động, quý trọng các sản phâm được làm ra, Biết tưới nước bắt sâu cho cây làm cho trường lớp thêm đẹp. Đối với trẻ đồng bào dân tộc thiểu số cô cần quan tâm nhiều hơn dạy những điều nhễ nhở, dễ hiểu giúp trẻ nhận thức nhanh hơn. Qua những buổi dạo chơi tham quan theo từng chủ đề. Đến chủ đề nào cô giáo dục từng nội dung chủ đề đó. “ Giáo dục trẻ chăm sóc vườn rau” Cây xanh cho chúng ta bóng mát và ôxy do đó chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ cho cây tươi tốt, những bông hoa luôn xinh tươi và nở hoa như thế này là nhờ công chăm sóc của các cô chú, nên cô dạy trẻ có thái độ nhiệt tình, hăng say trong lao động, chăm sóc tưới nước bắt sâu cho cây xanh, hoa cho trường, lớp thêm đẹp không bẻ cành hái hoa Mỗi buổi sáng đến lớp những câu chuyện, bài thơ về tấm gương đạo đức của Bác Hồ sẽ tạo nên sự phấn khởi và niềm vui sau khi cô đón vào lớp để giáo dục trẻ từng bước hình thành cho trẻ 1 tình cảm yêu quê hương, đất nước, yêu Bác Hồ. - Tổ chức dạy mọi lúc mọi nơi : Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo, tôi dạy trẻ cách, nhường nhịn giúp đỡ nhau nhằm thực hiện theo tấm gương của Bác thông qua các câu chuyện cô phân vai chơi cho trẻ , bước đầu giúp trẻ hình thành học tập theo tấm gương đạo đức của Bác: luôn có trách nhiệm với công việc được phân công. Trong khi chơi giáo dục trẻ không được lấy đồ dùng, đồ chơi của chung ở lớp mang về nhà làm của riêng cho mình, không giành đồ chơi để chơi một mình mà phải chia sẻ để cho các bạn cùng chơi Dạy trẻ cần xưng hô lịch sự khi nói chuyện với bạn của mình Trẻ hứng thú chơi và làm tốt nhiệm vụ cuả mình được giao Trước khi chơi cô chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi đầy đủ phong phú ở các góc chơi. - Tổ chức các hoạt động trải nghiệm hàng ngày cho trẻ làm quen - Tổ chức môi trường chơi cho trẻ phong phú giúp trẻ dần dần nhận thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh , về sự liên quan giữa những gì được học, luôn thay đổi nội dung hình thức để gây hứng thú cho trẻ “ Giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi” * Lồng ghép cho trẻ trong giờ ăn: Trong những buổi ăn trưa được tổ chức ở lớp cô dạy cho các cháu biết hạt gạo từ đâu mà ra trong khi ăn chúng ta không được nói chuyện riêng mà phải ăn thật nhiều và phải ăn hết xuất, trong khi ăn không được làm rơi vải và hạt gạo chính là “hạt ngọc” phải trải qua cực khổ thì với có thể làm ra cho nên tôi dạy các chau học tập từ tấm gương đạo đức của Bác và do đó trong các giờ ăn của trẻ, tôi luôn giáo dục trẻ ăn hết suất, biết quý trọng hạt gạo, không lãng phí và hình thành cho trẻ thói quen ăn uống có văn hóa như: - Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. - Mời mọi người ăn cơm trước khi ăn. - Ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, không nói chuyện khi ăn, ăn hết suất - Như Bác đã dạy “sức nhỏ làm việc nhỏ” từ đó tôi đã hướng dẫn các cháu như: - Biết tự dọn dẹp, biết quét nhà,lau bàn.. - Cất đúng chỗ bát, chén, thìa hoặc biết giúp cô chuẩn bị giờ ăn. - Giúp đỡ các bạn ăn chậm lấy cơm trong khi cô bận. - Động viện các bạn gặp khó khăn như: khuyết tật tay hoặc chân. * Lồng ghép giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ hoạt động nêu gương: Sau mỗi buổi học cô và cả lớp đưa ra lời nhận xét và đưa ra những tấm gương ngoan và không ngoan, để từ đó cô có sự khen thưởng và phê bình kịp thời.Cô dạy trẻ lúc nào cũng phải trung thực trong lời nói và việc làm, tập cho trẻ nhận biết được việc mình đã làm có đúng hay không? Ví dụ: trong buổi bình xét vào thứ 6 cô hỏi trẻ trong tuần vừa qua ai chưa ngoan, bạn Trang đứng dậy con thưa cô con chưa ngoan ạ! Vì sao con chưa ngoan vì giờ ngủ trua con chưa ngủ, và cô đã khen Trang vì bạn biết nhận lỗi và cô đã tuyên dương, Biết thật thà nhận lỗi là một trong những phẩm chất đạo đức đáng quý mà bác đã từng dạy Ngoài ra, cô có thể kể cho trẻ nghe một số câu chuyện về những tấm gương tốt trong xã hội và những đức tính cao cả của người để giáo dục cho trẻ học tập hoặc có thể cho trẻ nghe một số bài hát về Bác Hồ như: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, em mơ gặp Bác Hồ, nhớ giọng Bác Hồ * Lồng ghép giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong một số lễ hội vui chơi theo sự kiện: - Trong một năm có rất nhiều các ngày lễ nhưng với chúng ta những ngày lễ lớn như: + 20/11 là ngày nhà giáo việt nam + Tết nguyên đán là tết cổ truyền của dân tộc + Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 + Ngày sinh của bác 19/5 “ Cô và trẻ hát múa nhân ngày 19/5” Cô tổ chức cho trẻ tự thi đua giữa các lớp với nhau với những tiết mục văn nghệ và các bài hát phù hợp ngày lễ và lứa tuổi, tổ chức trồng cây xanh cho môi trường xanh sạch đẹp qua đó tôi sưu tầm những bài hát, câu thơ và kể chuyện về bác. “ Cô và trẻ múa hát về Bác” - Mỗi khi sắp tới ngày sinh của Bác tôi thường hay nhắc nhở bác là một người vĩ đại không chỉ của chúng ta mà còn là của thế giới vào những ngày này tôi có thể tổ chức các tiết mục văn nghệ giữa các lớp trong điểm lẻ với nhau để tưởng nhớ ngày sinh nhật bác như: Hát múa, đọc thơ và kể chuyện và một số câu đố về Bác về tấm gương đạo đức của Bác Hồ với các thể loại * Góc thư viện lớp - Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ để cho trẻ xem. - Giáo viên kết hợp phụ huynh vận động đóng góp cho con em mình một cuốn sách chuyện phù hợp với tuổi thiếu nhi chủ đề về Bác Hồ và những tấm gương người tốt việc tốt. - Cho trẻ vẽ tranh chủ đề về Bác Hồ. - Giáo viên trong trường sưu tầm sách, báo có liên quan đến cuộc đồi và sự nghiệp hoạt động của Bác để tạo thành góc sách chủ đề về Bác Hồ. 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường học tập tốt cho trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Với trẻ MN, Giáo viên tạo môi trường hoat động cho trẻ ở tại lớp học là rất cần thiết và rất quan trọng nhằm kích thích, củng cố và tái tạo lại các kiến thức mà trẻ đã được học, đã được GD trong các HĐ hàng ngày ở lớp. Nếu cô giáo biết cách tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động thì sẽ giúp trẻ say me, tìm tòi, khám phá, hiểu và nhớ bài được lâu hơn. Muốn giúp trẻ hiểu sâu hơn về tư tưởng đạo đức của Bác Hồ để học tập và làm theo, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch xây dựng môi trường học tập tốt cho trẻ hoạt động tại các góc sao cho thật phong phú, đa dạng nhằm kích thích tư duy và sự sáng tạo của trẻ bằng cách sưu tầm các loại trang, ảnh, sách, báo, tranh ttruyện, các câu chuyện, mẩu chuyện có nội dung về Bác Hồ để đưa vào các góc, nhằm củng cố thêm kiến thức và học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh cho trẻ. Ngoài ra tôi còn khuyến khích trẻ cùng cô giáo tập chung sưu tầm các phế liệu đưa vào các góc để hướng dẫn trẻ cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của từng chủ đề nhằm rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, bền bỉ , óc sáng tạo và tính tiết kiệm, không lãng phí.. Tôi đặc biệt lưu ý và quan tâm nhiều hơn để tạo góc mở cho trẻ hoạt động tại góc như : Thư viện và Tạo hình. VD : - Ở góc thư viện : Trẻ được tiếp xúc nhiều với các câu chuyện, bài thơ, các hình ảnh...về Bác dưới sự gợi ý và hướng dẫn của cô giáo nhằm GD cho trẻ sự khéo léo khi mở sách ra để xem, có tinh thần đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh, biết yêu lao động, thích tập thể dục thể thao. - Góc Tạo hình: Trẻ được sử dụng các phế liệu đã bỏ đi để tạo ra các mẫu đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dậy và học của cô và trẻ, từ đó GD cho trẻ về đức tính kiên trì, bền bỉ, tiết kiêm, không hoang phí của Bác Hồ kính yêu. 3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc GD trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Như chúng ta đã biết, môi trường GD của trẻ chủ yếu là gia đinh và nhà trường, vì vậy gia đình và nhà trường chính là nơi giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt : Đức, trí, thể, mĩ và lao động. Bởi vậy muốn trẻ hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ kính yêu để trẻ học tập và làm theo thì việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường cũng là một biện pháp vô cùng quan trong trong quá trình GD trẻ. Để thực hiện được điều này, ngay tư buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã đưa vào kế hoạch về nội dung GD tư tưởng cho trẻ “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để tuyên truyền cho phụ huynh hiểu rõ hơn và cùng kết hợp với nhà trường trong việc GD trẻ bằng cách: Tuyên truyên, vận động phụ huynh cùng tham gia sưu tầm, sách báo, tranh, truyện, các nguyên phế liệu, ủng hộ cho lớp để xây dựng môi trường học tập cho trẻ đồng thời động viên các gia đinh có điều kiện kinh tế trong lớp mua thêm các loại sách, báo, tranh ảnh về Bác Hồ cho trẻ được xem và học tập tại gia đình. Để phụ huynh có chút ít kiến thức trong việc cùng phối kết hợp với cô giáo để GD trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM vào các giờ đón và trả trẻ. Tôi luôn chú ý và dành thời gian để trao đổi với phụ huỳnh về tình hình học tập và đạo đức của con em họ, mời phụ huynh dự một tiết học của trẻ có sự lồng ghép về GD tư tưởng đạo đức HCM, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cách GD trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM bằng cách : “ Ông bà , cha mẹtrong gia đinh phải luôn là tấm gương sáng cho trẻ loi theo ” như cách ăn mặc, nói năng, làm việc, đi đứng... Ngoài ra phụ huynh cần nhắc nhở và GD trẻ hàng ngày muốn trở thành con ngoan, trò giỏi và cháu ngoan Bác Hồ thì trước hết trẻ luôn phải ngoan ngoãn, lễ phép, biết giúp đở ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức ở nhà, biết tự làm vệ sinh cá nhân, chăm tập thể dục thể thao, biết tự sắo xếp đồ dùng của cá nhân đúng nôi qui định, biết thực hành tiết kiệm, không đựơc lãng phí, biết dùng tiết kiệm điên, nước, thức ănVào các thời điểm lúc cả nhà đang vui vẻ, đoàn tụ bên nhau, hoặc lúc trẻ chuẩn bị đi ngủ phụ huynh có thể khuyến khích trẻ kể chuyện, đọc thơ, hát múa các bài có nội dung viết về Bác Hồ kính yêu hoặc phụ huynh có thể ngâm thơ, đọc thơ, kể chuyện, đọc chuyện cổ tích, chuyện kể về Bác Hồ phù hợp với lứa tuổi MN và hát cho trẻ nghe các bài hát về Bác Hồ từ đó giúp trẻ thêm yêu cuộc sống hơn, biết chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng gia đình, biết yêu thương mọi người, kính trọng ông bà, cha mẹ, cô giáo và Bác Hồ kính yêu.
Tài liệu đính kèm: