SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen môn văn học tại trường mầm non Ea Na

SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen môn văn học tại trường mầm non Ea Na

Giáo viên cần nhiệt tình, sáng tạo, tìm tòi học hỏi: Muốn tạo ra được những bộ đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, phù hợp với trẻ thì yêu cầu ở giáo viên tính cần cù tỉ, nhiệt tình với công việc của mình, bên cạnh đó cần lắm một óc sáng tạo, để thiết kế ra những bộ đồ dùng đồ chơi hữu ích cuốn hút học sinh trong các hoạt động, thật không dễ dàng gì để tạo ra một bộ đồ chơi mang lại hiệu quả giáo dục cao vì yêu cầu của trẻ càng ngày càng cao, giáo viên nên tìm tòi thêm từ sách báo, mạng internet, từ đồng nghiệp.

 VD: Chuẩn bị đồ dùng cho câu chuyện “Ba cô gái” dùng vải vụn may trang phục cho rối, rồi dùng những nguyên vật liệu như bìa cứng, báo cũ, cỏ khô, hột hạt làm mô hình kết hợp diễn rối khi kể chuyện cho trẻ nghe.

Ngoài ra còn hướng dẫn giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong trường có cô Nguyễn Thị Hải Yến rất giỏi về lĩnh vực công nghệ thông tin, đầu năm tôi kết hợp cùng cô giáo Hải Yến tạo ra những bài thơ, câu chuyện trên Power point thiết kế ra các slide.

 

doc 31 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen môn văn học tại trường mầm non Ea Na", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên có nhận thức sâu sắc về môn Làm quen văn học, luôn nhiệt tình, linh hoạt, tìm tòi, sáng tạo, lắng nghe góp ý của chuyên môn, đồng nghiệp trên thực tế cũng như lý thuyết, một số giáo viên có giọng đọc, kể tốt, thường xuyên tham khảo thêm tài liệu, sách báo, tạp chí có nội dung liên quan đến hoạt động cho trẻ Làm quen văn học.
Nghiêm túc thực hiện chuyên đề, cùng nhiều năm trong nghề, tôi đã tích góp được nhiều kinh nghiệm, nắm vững phương pháp bộ môn, yêu cầu đối với từng thể loại, từng độ tuổi.
Bản thân tôi là một phó hiệu trưởng được phân công mảng chuyên môn, nên ngay từ đầu năm học tôi rất quan tâm đến công việc chuyên môn của nhà trường, tôi thường lên kế hoạch cụ thể, và thường xuyên giám sát kiểm tra xem giáo viên của mình thực hiện như thế vào, có hướng điều chỉnh kịp thời, để có những kết quả tốt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi cũng không ngừng học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những cái hay, cái mới trong chuyên môn nghiệp vụ từ cấp trên triển khai, cũng như những kinh nghiệm từ đồng nghiệp. 
- Hạn chế:
Nhưng bên cạnh đó cũng còn những mặt hạn chế như sau:
Có 2 phòng học thuộc phân hiệu Quỳnh Ngọc diện tích hẹp, phòng học đã cũ và xuống cấp, cần được xây mới.
Một số giáo viên chưa biết cách làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, khi sử dụng còn chưa đạt hiệu quả, phần đông giáo viên chưa có sự tìm tòi, sáng tạo trong quá trình làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, chưa có sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm, trong khi cha mẹ học sinh nhiệt tình nhiệt tình, nguyên vật liệu dễ kiếm. Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho môn Làm quen văn học chưa phong phú, đa dạng để thu hút sự chú ý của trẻ, chưa thực sự chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ chưa phong phú, thiết kế các trò chơi chưa hấp dẫn. Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ còn hạn chế. Việc khai thác thông tin trên mạng, giảng dạy trên máy vi tính còn hạn chế ở một số giáo viên lớn tuổi.
 Một số giáo viên chưa có thủ thuật kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe, chưa lôi cuốn được trẻ qua giọng đọc, giọng kể.
Một số giáo viên tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học còn lúng túng trong cách xử lý tình huống, lựa chọn các tác phẩm chưa phù hợp với khả năng của trẻ.
Trong trường tỷ lệ trẻ em là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 38,7%, có tới 38,5% trẻ em thuộc hộ nghèo và cận nghèo, vì bố mẹ bận đi làm nên một số trẻ ít được bố mẹ quan tâm, có tới 17% trẻ chưa học qua lớp mầm.
Sự cảm thụ các tác phẩm văn học của trẻ còn hạn chế, trẻ nhanh thuộc nhưng cũng mau quên, khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, trẻ chưa biết cách đọc, kể diễn cảm, khả năng nhập vai vào các nhân vật còn chậm, hầu như trẻ chưa hứng thú với việc kể chuyện sáng tạo, trẻ nói giọng địa phương nhiều.
- Nguyên nhân hạn chế:
Cơ sở vật chất còn thiếu, đồ dùng chưa sáng tạo, giáo viên còn hạn chế về công nghệ thông tin.
Chưa sáng tạo trong cách tổ chức các hoạt động Làm quen văn học.
Một số cha mẹ thường đi làm ăn xa trên rẫy mang con đi theo, trẻ ít được tiếp xúc với thế giới xung quanh nên trẻ còn nhút nhát, cha mẹ trẻ chưa có sự quan tâm đến việc học của trẻ.
Giáo viên chưa thực sự đầu tư vào công tác giáo dục trẻ và áp dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết dạy còn hạn chế.
Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học, còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa được tổ chức thường xuyên.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên bản thân tôi cần đưa ra một số biện pháp hướng dẫn giáo viên, giúp giáo viên dạy tốt môn làm quen văn học, giáo viên thay đổi các biện pháp giảng dạy trước đây như đầu tư hơn nữa vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, dạy trẻ đóng kịch. Qua những việc làm đó đã có những bước đầu góp phần cho sự thành công trong công tác dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học và trẻ đã có thể nắm được nội dung và thể hiện được một số tác phẩm văn học quen thuộc, trẻ có thể kể diễn cảm hay đọc diễn cảm một bài thơ câu chuyện mà trẻ yêu thích. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
Để khắc phục thực trạng nêu trên bản thân tôi đã đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên dạy tốt môn Làm quen với văn học đã được áp dụng có hiệu quả tại trường Mầm non Ea Na. Tổ chức hoạt động Làm quen văn học đạt hiệu quả cần sử dụng đầy đủ, linh hoạt các biện pháp cơ bản sau:
Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ Làm quen văn học sao cho phù hợp.
Lựa chọn các tác phẩm sinh động, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
Sử dụng đồ dùng một cách khoa học hơn. Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn..
Có khả năng xử lý tình huống sư phạm tốt, thu hút, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động.
Tổ chức các tiết dạy nhẹ nhàng linh hoạt.
Sử dụng phương tiện trực quan.
Tạo môi trường văn học theo từng chủ đề.
Tích hợp với các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ giúp trẻ học tốt môn Làm quen văn học.
Tuyên truyền để cha mẹ trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ.
a. Mục tiêu của giải pháp:
Hướng dẫn giáo viên xây dựng được kế hoạch bám sát với kế hoạch của trường, phù hợp với tình hình thực tế của lớp.
Tổ chức các hoạt động Làm quen văn học đạt hiệu quả cao, hình thành các kĩ năng nghe, đọc, kể một cách diễn cảm, thể hiện được cảm xúc khi đọc các tác phẩm văn học, phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Vận dụng những giải pháp, biện pháp, cách thức tổ chức cho trẻ các hoạt động sao cho đạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực hơn. Trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, khám phá được thế giới xung quanh, định hướng cơ bản trong môi trường xung quanh, giúp trẻ chính xác hóa những biểu tượng đã có về xã hội, từng bước cung cấp cho trẻ những khái niệm mới và kinh nghiệm sống.
Xây dựng môi trường văn học phong phú, đa dạng, gần gũi với trẻ.
Tích hợp với các hoạt động hàng ngày của trẻ một cách nhẹ nhàng, linh hoạt.
Giúp cha mẹ trẻ hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục, phát huy tính tích cực của cha mẹ trẻ khi tham gia các hoạt động.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và lên kế hoạch cụ thể theo từng kỳ, tháng, chủ đề phân chia cho phù hợp để giáo viên có điều kiện tham gia đầy đủ. Trong kế hoạch có xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi chuyên đề hội giảng nhằm giúp giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn.
Hàng tháng hướng dẫn 3 tổ chuyên môn họp 2 lần/ tháng với mục đích đưa ra cách dạy mới, linh hoạt, sáng tạo hơn đồng thời rút kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận về mục tiêu, nội dung, phương pháp của môn làm quen văn học.
Cử những giáo viên cốt cán có năng lực về chuyên môn tham gia lớp tập huấn chuyên đề tại Phòng giáo dục và đào tạo, sau đó về triển khai, dạy các tiết thực hành ở trường, trong trường có một số giáo viên trẻ rất năng động, tích cực, vững vàng trong chuyên môn như các đồng chí: Trịnh Phương; Nguyễn Yến; Thiên Nhiên; H Dra; Trịnh Thị Thu Hằng....
Ngoài ra ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát trên giáo viên và hoạc sinh nhằm mục đích phân loại trình độ năng lực của từng giáo viên và sự tiếp thu của từng cháu để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp qua việc khảo sát chất lượng đầu năm.
Lên kế hoạch, tổ chức các hội thi làm đồ dùng đồ cấp trường, qua hội thi giúp giáo viên học hỏi lẫn nhau, có sự gắn kết giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên và học sinh và giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ. Trong năm học này tôi hướng cho giáo viên làm những đồ dùng đồ chơi phục vụ môn làm quen văn học, như: Mô hình rối, trang phục các nhân vật đóng kịch, mô hình, dạy trên công nghệ thông tin....
Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên tổ chức các tiết học nhẹ nhàng lôi cuốn trẻ
- Tổ chức dạy trẻ đọc diễn cảm tác phẩm văn học: 
Để truyền thụ một tác phẩm văn học đến trẻ trước hết giáo viên phải tự rèn luyện và nắm được các thủ thuật đọc, kể, phải nghiên cứu, phân tích kĩ tác phẩm thì mới sử dụng đúng giọng điệu, ngắt nhịp và cường độ ngôn ngữ, âm thanh phù hợp với trẻ, qua bài thơ cung cấp cho trẻ những nội dung gì, giáo dục trẻ như thế nào? 
Ví dụ: Bài thơ “Hoa kết trái”. Bài thơ ngắt nhịp 2/2, khi đọc diễn cảm cô nhấn mạnh ở các tính từ chỉ màu sắc như “Tim tím”, “Vàng vàng”, “Chói chang” Trẻ sẽ hình dung ra đặc điểm nổi bật của hoa Cà, hoa Mướp, hoa Lựu và gây ấn tượng đặc biệt với trẻ về những màu sắc ấy. Trước kia trẻ mới chỉ biết đến màu tím, màu vàng, màu đỏ Nhưng qua bài thơ trẻ có những khái niệm mới về màu sắc màu “Tim tím”, màu “Vàng vàng”, màu “Đỏ chói chang” là màu như thế nào? Đó là màu đặc trưng của những loại hoa nào, Trẻ biết những loại hoa nào kết trái, và muốn hoa kết trái thì trẻ không được làm gì.
Khi tổ chức cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức: Đọc luân phiên theo tổ, nhóm, đọc đối đáp giữa các tổ, giữa cô và trẻ, đọc thơ qua tranh minh họa, tranh chữ, đọc thơ phối hợp với các động tác minh họa làm cho tiết học sinh động.
- Tổ chức dạy trẻ kể chuyện qua tác phẩm văn học: 
Đối với kể chuyện thì lời kể rõ ràng mạch lạc và diễn cảm (Không nói ngọng, nói lắp, không dùng từ địa phương). Chú ý sử dụng ngôn ngữ, giọng kể phù hợp với tính cách nhân vật .
Ví dụ: Với truyện “Chú Dê Đen”. Dê trắng là con vật nhút nhát, cô kể giọng nhỏ, chậm, yếu ớt và ngắt quãng. Dê đen dũng cảm, thông minh, cô kể với giọng bình tĩnh, cường độ âm thanh mạnh mẽ, thể hiện sự đanh thép. Giọng Sói thì hách dịch, quát nạt, sau chuyển dần sang lo lắng, ngần ngừ. Khi kể nhất thiết phải đảm bảo nội dung cốt chuyện, biết kết hợp hài hoà ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và khéo léo sử dụng giáo cụ trực quan. Thống nhất giữa lời nói và hành động. Đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩ trả lời, hoặc dùng tranh ảnh, mô hình để cùng đàm thoại về nội dung cốt truyện. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng đảm bảo tính hệ thống và logic từ đầu đến cuối, câu hỏi từ dễ đến khó, kích thích trẻ tư duy, câu hỏi mang tính sáng tạo, không dùng câu hỏi mà trẻ chỉ trả lời có hoặc không.
Ví dụ: Với câu truyện “Quả bầu tiên”, giáo viên đặt câu hỏi để trẻ tư duy:
“Nếu con là cậu bé, con sẽ làm thế nào?”
Câu hỏi mang tính sáng tạo:
Cho trẻ đặt tên sáng tạo cho bài thơ, câu chuyện.
Ví dụ: Trong bài thơ “Tết đang vào nhà” giáo viên đặt câu hỏi cho trẻ 
“Con đặt tên khác cho bài thơ này là gì?”
Quá trình đàm thoại, cô có thể yêu cầu trẻ thể hiện tính cách nhân vật bằng ngữ điệu, cử chỉ giống như thể hiện một vai diễn, như vậy đã góp phần giảm bớt sự gò bó, căng thẳng, tạo không khí sôi nổi, nhẹ nhàng, thoải mái cho phần đàm thoại. Khi trẻ đã cảm nhận được câu chuyện, sau phần kể chuyện, để tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện khả năng của mình, cô tổ chức cho trẻ kể lại truyện dưới nhiều hình thức: 
Cô kể, cháu tham gia, thực hiện bằng cách trả lời những đoạn đối thoại.
Cháu kể lại truyện hoặc đóng kịch thể hiện vai các nhân vật với sự giúp đỡ của cô, với những cháu nhút nhát, chưa mạnh dạn cô động viên, khích lệ trẻ tham gia vai diễn cùng với các bạn mạnh dạn, tự tin.
Cho trẻ kể lại truyện kết hợp minh hoạ tranh.
Và dù kể dưới hình thức nào, cô cũng cần lưu ý việc sửa sai kịp thời cách phát âm, cách diễn đạt thể hiện các nhân vật của trẻ. 
Để tổ chức tiết học đạt hiệu quả cao cần đầu tư cho việc nghiên cứu tác phẩm, để xác định mục đích yêu cầu của từng thể loại mà sử dụng phương pháp truyền thụ cho phù hợp. 
Ngoài ra, cô nên tham khảo thêm các chương trình dành cho thiếu nhi như: vườn cổ tích, khoa học và giáo dục
Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên biết cách làm, lựa chọn đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo nhằm lôi cuốn trẻ vào tiết dạy.
Hướng dẫn giáo viên sử dụng những nguyên liệu sẵn tạo ra những đồ dùng đồ chơi mở, những đồ dùng phục vụ cho môn làm quen văn học mang tính chất ngộ nghĩnh, gần gũi để thu hút trẻ nhất là những đồ dùng đồ chơi tự tạo do cô làm ra như: dùng vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, vỏ chai nước rửa tay, bóng nhựa, thìa nhựa, que đè lưỡi, xốp bitit, vải vụn, bông, lengiáo viênlàm thành những nhân vật rối tay, rối que, rối nước, các mô hình theo nội dung của câu chuyện màkhông phải tốn kém nhiều tiền vẫn mang lại hiệu quả cao gây hứng thú, kích thích sự tò mò đối với trẻ.
Như rối tay: Được làm từ vải nỉ, len, các hột nút Ví dụ: Trong câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà trống” giáo viên lựa chọn kể chuyện bằng rối tay. Khi bước vào câu chuyện giáo viên bất ngờ cho xuất hiện nhân vật Thỏ mà không để lộ người điều khiển, khi Thỏ khóc thì dùng các ngón tay di chuyển để tai thỏ rung rung, tay lau lên mặt, khi đó trẻ rất thích thú và tập trung chú ý vào nhân vật của câu chuyện giúp trẻ nhớ lâu các lời thoại của nhân vật đó. 
Rối que: Được làm từ xốp bitis với màu sắc sinh động và cao 20cm giúp cho trẻ quan sát tốt.
Trong bài thơ “Nai con” giáo viên lựa chọn rối que để kể, khi kể cô dùng tay điều khiển phần que ở dưới con rối để nhân vật di chuyển một cách sinh động.
Rối nước: Trong câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm” khi kể lại câu chuyện lần ba cho trẻ giáo viên sử dụng hình thức kể qua rối nước, kết hợp mở nhạc tiếng trống của các binh sĩ, tiếng sóng nước và dùng tay điều khiển con rối linh hoạt theo lời kể.
Mô hình: Sử dụng mô hình để kể chuyện “Qua đường” Dùng mô hình giao thông để kể lại câu chuyện, để trẻ xem hai chị em Thỏ trắng và Thỏ nâu khi tham gia giao thông đã đi đúng luật chưa, qua đó giáo dục trẻ khi qua đường phải chú ý quan sát trước sau, nhìn tín hiệu đèn rồi mới qua không rất nguy hiểm. 
Để tiết học diễn ra một cách lôi cuốn trẻ thì điều không thể thiếu đó là tạo ra những đồ dùng đồ chơi, phong phú, đẹp mắt.
Hướng dẫn giáo viên sưu tầm những nguyên vật liệu mới, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có như: Bìa cattong, vải vụn, lõi giấy vệ sinh, báo cũ, rơm khô, đĩa CD cũ, lon bia, hũ nhựa để tạo ra những đồ dùng phong phú phục vụ cho tiết dạy.
Giáo viên nên vận động cha mẹ học sinh đóng góp nguyên vật liệu sẵn có để giúp giáo viên chủ nhiệm tạo ra những bộ đồ dùng, đồ chơi hữu ích. Và giáo viên trường tôi đã tuyên truyền tích cực đến cha mẹ học sinh thông qua các buổi sáng đón trẻ, giờ trả trẻ, thông qua bảng tuyên truyền của lớp, các cô đã khéo léo gợi ý cho cha mẹ học sinh đóng góp những vật liệu mà các cô cần.	
	Để tạo ra những đồ dùng đồ chơi như trên, không những các cô tự làm mà các cô có thể cùng làm với trẻ, vận động một số cha mẹ tích cực cùng tham gia làm cùng, nhưng nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm phải nêu ý tưởng, gợi ý cho cha mẹ, học sinh cùng làm.
	- Giáo viên cần nhiệt tình, sáng tạo, tìm tòi học hỏi: Muốn tạo ra được những bộ đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, phù hợp với trẻ thì yêu cầu ở giáo viên tính cần cù tỉ, nhiệt tình với công việc của mình, bên cạnh đó cần lắm một óc sáng tạo, để thiết kế ra những bộ đồ dùng đồ chơi hữu ích cuốn hút học sinh trong các hoạt động, thật không dễ dàng gì để tạo ra một bộ đồ chơi mang lại hiệu quả giáo dục cao vì yêu cầu của trẻ càng ngày càng cao, giáo viên nên tìm tòi thêm từ sách báo, mạng internet, từ đồng nghiệp...
	VD: Chuẩn bị đồ dùng cho câu chuyện “Ba cô gái” dùng vải vụn may trang phục cho rối, rồi dùng những nguyên vật liệu như bìa cứng, báo cũ, cỏ khô, hột hạt làm mô hình kết hợp diễn rối khi kể chuyện cho trẻ nghe.
Ngoài ra còn hướng dẫn giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong trường có cô Nguyễn Thị Hải Yến rất giỏi về lĩnh vực công nghệ thông tin, đầu năm tôi kết hợp cùng cô giáo Hải Yến tạo ra những bài thơ, câu chuyện trên Power point thiết kế ra các slide.
Ví dụ: Với câu truyện “Cây tre trăm đốt” khi sử dụng phần mềm kể chuyện video sẽ thể hiện sinh động nội dung câu chuyện, nhất là khi nhân vật “Anh Khoai” lên rừng và tìm mãi không có cây tre nào đủ một trăm đốt, anh đã được “Ông Tiên” giúp đỡ và đã đi chặt một trăm đốt tre, rồi cho câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” anh đọc nó ngay lập tức một trăm đốt tre biến thành một cây tre đủ trăm đốt. Khi “Anh Khoai” đọc “Khắc xuất, khắc xuất” thì cây tre lại rời ra thành một trăm đốt tređối với câu chuyện này khi sử dụng phần mềm video vào kể chuyện sẽ làm tiết học sinh động, gây hứng thú cho trẻ, tiết dạy đạt hiệu quả cao mà các đồ dùng trực quan khác không thể mang lại được.
Ngoài việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc minh họa cho một số tác phẩm, giáo viên còn thiết kế các slide để có thể đàm thoại về nội dung tác phẩm hoặc cho trẻ thể hiện từng đoạn trong tác phẩm văn học.
Ví dụ: Trong bài thơ “Tết đang vào nhà”, giáo viên làm năm slide, trong đó slide đầu tạo các chữ số, bốn slide sau là hình ảnh minh họa cho nội dung bài thơ, cho trẻ chọn chữ số bất kì, khi nhấp chuột vào ô số đó sẽ tương ứng với hình ảnh có trong slide, trẻ sẽ suy nghĩ về hình ảnh và đọc khổ thơ liên quan đến hình ảnh đấy.
Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên cho trẻ làm quen văn học trong giờ đón trẻ, hoạt động ngoài trời và qua các giờ học khác.
	Mỗi buổi sáng trong giờ đón trẻ giáo viên thường nhắc nhở các cháu chào ông bà, bố, mẹ, chào cô giáo, lồng ghép giáo dục. Sau đó cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, giáo viên thường ổn định lớp bằng cách đọc một bài thơ, hay kể một đoạn truyện cho trẻ nghe.
Ví dụ: Trong hoạt động đi dạo ngoài trời, cô cho trẻ vừa đi, vừa đọc những bài thơ đã học theo chủ đề hoặc quây quần dưới bóng mát, tổ chức cho trẻ đọc thơ theo nhóm đối đáp với nhau, làm quen với những bài đồng dao, ca dao nói về thiên nhiên đất nước, về tình cảm gia đình, những câu thơ đoán tên nhân vật, con vật cũng có thể cho trẻ xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh, dùng phấn vẽ lên sân những nhân vật trong truyện cổ tích mà cháu thích, dùng các nguyên vật liệu có sẵn trong sân trường như lá cây, cành cây,để xếp, cắt thành những con vật trong các câu chuyện đã học hoặc cho trẻ làm quen với những bài thơ, câu chuyện sắp học Qua đó làm giàu vốn từ, sự hiểu biết, rèn kỹ năng đọc thơ, kể chuyện phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và khả năng phán đoán ở trẻ.
	Trong quá trình hướng dẫn các môn học khác, cô cần biết lồng ghép kiến thức văn học vào, nhằm cũng cố kiến thức đã học, đồng thời luyện khả năng phát âm, cách diễn đạt cho trẻ. Hơn nữa, tích hợp với các môn học khác sẽ làm cho tiết học trở nên sôi động, hấp dẫn và tránh đi sự nhàm chán, tẻ nhạt đối với trẻ. Để giới thiệu bài hoặc củng cố kiến thức cho trẻ giáo viên sử dụng những câu đố nghe mang tính vui vẻ, dí dỏm, sinh động, đồng thời giúp trẻ dễ nhớ.	
Ví dụ như với môn khám phá khoa học: 
Chủ đề: Thế giới thực vật
Chủ đề nhánh: Những vật nuôi trong gia đình.
Đề tài: Những con vật đáng yêu.
Giáo viên dùng câu đố “ Con gì hay ăn, bụng to mắt híp, miệng kêu ủn ỉn”
( Con heo)
Hay với môn “Làm quen với chữ cái”. Có lẽ đây là môn học có tác dụng hỗ trợ rất nhiều cho bộ môn văn học. Hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái là giúp trẻ nhận biết và phát âm chữ cái. Trẻ phát âm chuẩn thì đọc thơ, kể chuyện sẽ rõ ràng, mạch lạc và diễn cảm. Bằng câu thơ:
“O tròn như quả trứng gà 
Ô thì đội mũ, ơ thời có râu”
Hay câu đố:
“Nét tròn em đọc chữ o
Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì?”
Bằng những hình thức như vậy giúp trẻ ghi nhớ chữ cái một cách dễ dàng hơn, trẻ sẽ cảm thấy tích cực, hứng thú hơn trong tiết học làm quen chữ cái.
Hay đối với môn làm quen với toán: Ví dụ: Dạy trẻ Làm quen với toán chủ đề “Thế giới thực vật – Tết và mùa xuân”. Đề tài: Đếm đến 9, nhận biết các nhóm có số lượng 9, nhận biết chữ số 9. Tích hợp câu chuyện “Bánh chưng bánh dày”, sau khi ôn kiến thức cũ thay vì chuẩn bị sẵn đồ dùng trong rổ cho trẻ, giáo viên kể cho trẻ nghe câu chuyện “Bánh chưng bánh dày” rồi vận động trẻ cùng giúp cô sắp bánh chưng bánh dày ra bàn, trẻ cùng cô sắp đủ 9 bánh chưng ra bàn của mình sau mỗi lần lấy kết hợp đếm. Câu chuyện đã giúp tiết học trở nên nhẹ nhàng và sinh động hơn.
Tích hợp với môn Giáo dục phát triển thể chất qua đ

Tài liệu đính kèm:

  • doc09042018131946_skkn_Men_9-4-18.doc