Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỷ luật theo hướng tích cực đối với học sinh lớp 6 ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỷ luật theo hướng tích cực đối với học sinh lớp 6 ở trường THCS

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng luôn có hai

nhiệm vụ rất quan trọng là dạy học và giáo dục ý thức thái độ đaọ đức học sinh. Hai

nhiệm vụ này luôn song hành với nhau chúng ta không thể bỏ nhiệm vụ nào hoặc coi

nhiệm vụ nào quan trọng hơn. Bởi vì để trở thành một người công dân tốt, trở thành

một người thành đạt, được sự quý mến tôn trọng của mọi người trong xã hội nhất thiết

người công dân ấy ngoài việc phải có tri thức, hiểu biết còn phải là người cư xử có2

văn hóa có đạo đức. Như Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà không có đức chỉ là người vô

dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Qua thực tế kinh nghiệm nhiều năm được nhà trường phân công làm công tác

chủ nhiệm lớp 6 ở trường THCS nơi tôi đang công tác. Tôi nhận thấy một thực trạng

chung đó là học sinh lớp 6 mới bước vào cấp học, các em còn chưa quen với cách

thức học tập và rèn luyện ở môi trường mới nên thường xuyên mắc phải tình trạng vi

phạm nội quy trường lớp. Ngoài ra, một số vần đề tiêu cực trong xã hội hiện nay ảnh

hưởng đến suy nghĩ, nhận thức, cách ứng xử, hành động của học sinh làm cho các em

có sự phát triển lệch lạc trong thái độ và hành động, có những em có thái độ thích là

làm bất chấp nề nếp của lớp, của trường. Chính những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội

cũng gây không ít khó khăn cho giáo viên trong công tác giáo dục tính kỷ luật của học

sinh. Từ đó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải tìm ra cách thức, phương pháp

giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trong tình hình, hoàn cảnh

mới. Nhưng rèn luyện cho các em như thế nào để không dùng những hình thức kỷ luật

truyền thống mà lại mang lại hiệu quả lâu dài là điều mà không ít giáo viên băn khoăn

trăn trở. Đấy chính là lí do tôi chọn: ‘Biện pháp giáo dục kỷ luật theo hướng tích cực

đối với học sinh lớp 6 ở trường THCS”

pdf 11 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1516Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỷ luật theo hướng tích cực đối với học sinh lớp 6 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập- Tư do- Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục - Đào tạo thị xã Bình Long. 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên Ngày tháng 
năm sinh 
Nơi công 
tác 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ % 
đóng góp 
vào việc 
tạo ra 
sáng kiến 
1 NGUYỄN THỊ LÝ 28/12/1984 Trường 
TH-THCS 
An Phú 
Giáo 
viên 
Đại học 
sư phạm 
100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giáo dục kỷ luật theo hướng tích 
cực đối với học sinh lớp 6 ở trường THCS”. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo (Công tác chủ nhiệm) 
4. Sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 9 năm 2020 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1. Tính mới của sáng kiến: 
 Trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng luôn có hai 
nhiệm vụ rất quan trọng là dạy học và giáo dục ý thức thái độ đaọ đức học sinh. Hai 
nhiệm vụ này luôn song hành với nhau chúng ta không thể bỏ nhiệm vụ nào hoặc coi 
nhiệm vụ nào quan trọng hơn. Bởi vì để trở thành một người công dân tốt, trở thành 
một người thành đạt, được sự quý mến tôn trọng của mọi người trong xã hội nhất thiết 
người công dân ấy ngoài việc phải có tri thức, hiểu biết còn phải là người cư xử có 
2 
văn hóa có đạo đức. Như Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà không có đức chỉ là người vô 
dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. 
 Qua thực tế kinh nghiệm nhiều năm được nhà trường phân công làm công tác 
chủ nhiệm lớp 6 ở trường THCS nơi tôi đang công tác. Tôi nhận thấy một thực trạng 
chung đó là học sinh lớp 6 mới bước vào cấp học, các em còn chưa quen với cách 
thức học tập và rèn luyện ở môi trường mới nên thường xuyên mắc phải tình trạng vi 
phạm nội quy trường lớp. Ngoài ra, một số vần đề tiêu cực trong xã hội hiện nay ảnh 
hưởng đến suy nghĩ, nhận thức, cách ứng xử, hành động của học sinh làm cho các em 
có sự phát triển lệch lạc trong thái độ và hành động, có những em có thái độ thích là 
làm bất chấp nề nếp của lớp, của trường. Chính những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội 
cũng gây không ít khó khăn cho giáo viên trong công tác giáo dục tính kỷ luật của học 
sinh. Từ đó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải tìm ra cách thức, phương pháp 
giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trong tình hình, hoàn cảnh 
mới. Nhưng rèn luyện cho các em như thế nào để không dùng những hình thức kỷ luật 
truyền thống mà lại mang lại hiệu quả lâu dài là điều mà không ít giáo viên băn khoăn 
trăn trở. Đấy chính là lí do tôi chọn: ‘Biện pháp giáo dục kỷ luật theo hướng tích cực 
đối với học sinh lớp 6 ở trường THCS”. 
5.2. Nội dung sáng kiến: 
 Để thực hiện sáng kiến trong qua trình làm công tác chủ nhiệm tôi đã tiến hành các 
biện pháp sau: 
I. Những biện pháp cần thiết của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm. 
 Khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi tiến hành thực hiện những biện pháp cần thiết mà giáo 
viên chủ nhiệm phải làm trong công tác chủ nhiệm lớp đó là: 
-Triển khai nội quy của nhà trường. Nắm rõ các văn bản quy định của ngành. 
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. 
- Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp. 
- Điều tra lí lịch, hoàn cảnh gia đình của học sinh. 
3 
- Phối kết hợp với phụ huynh học sinh, ban đại diện hội cha mẹ học sinh trong công 
tác giáo dục. 
- Phối kết hợp với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong 
giáo dục học sinh. 
 Khi thực hiện những biện pháp nêu trên thì rất cần tấm gương đạo đức của người 
thầy. Ở đây mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo từ trong công 
tác chuyên môn đến công tác kiêm nhiệm. Ngoài ra còn phải có cái tâm với nghề, với 
các em học sinh thân yêu đặc biệt là với các em học sinh chậm tiến bộ trong chấp 
hành các yêu cầu kỷ luật của trường lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải linh hoạt, khéo léo 
trong cách triển khai, cách giáo dục học sinh, cách phối hợp với cha mẹ học sinh và 
giáo viên bộ môn, phải phân tích để các em nghe thấy được những lợi ích trong việc 
chấp hành tốt kỷ luật của người học sinh. Khi đã nhận thức được các em sẽ tự giác 
chủ động trong chấp hành kỷ luật một cách tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Bên 
cạnh đó trong xu thế giáo dục hiện nay thì người giáo viên phải đổi mới, sáng tạo 
trong các biện pháp để đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. 
 Để rèn luyện tính kỷ luật theo hướng tích cực cho học sinh giáo viên chủ nhiệm 
phải xác định mục tiêu xây dựng cho các em ý thức chấp hành kỷ luật một cách tự 
giác, chủ động, đưa các em vào khuôn khổ giáo dục khi còn là học sinh đầu cấp. Đó là 
tiền đề để cơ sở để giáo viên dễ dàng giáo dục kỷ luật theo hướng tích cực cho học 
sinh ở các khối lớp sau. Trong giáo dục ý thức kỷ luật của học sinh trong nhà trường 
thì tôi chú trọng vào những nội dung chính sau: Thứ nhất giáo dục kỷ luật trong thực 
hiện nội quy trường lớp, lao động vệ sinh. Thứ hai là rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật 
trong học tập. Hai nội dung này phải được thực hiện đồng thời mới phát huy hết được 
hiệu quả giáo dục của người giáo viên chủ nhiệm. 
II. Những biện pháp để giáo dục kỷ luật theo hướng tích cực cho học sinh. 
 1. Tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào việc xây dựng nội quy của lớp. 
 Giáo viên định hướng, tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng nội quy của 
lớp, xây dựng các quy định khen thưởng và kỷ luật, khi đó học sinh là chủ thể tham 
4 
gia giám sát và thực hiện nội quy. Thông qua quá trình tham gia xây dựng nội quy rèn 
luyện khả năng bày tỏ suy nghĩ của bản thân, biết đưa ra các quyết định, phát huy tinh 
thần trách nhiệm của các em. 
 Trước khi tiến hành cho các em tham gia xây dựng nội quy lớp, giáo viên thông báo 
đến học sinh chương trình và hình thức làm việc của buổi xây dựng nội quy. Tổ chức 
cho các em nêu các quy định để thực hiện theo chủ đề đã thống nhất, có thể làm theo 
nhóm từ 5- 7 em. Mỗi nhóm có một nhóm trưởng một thư ký để ghi chép, các thành 
viên còn lại nêu ý kiến của mình về các quy định của bản nội quy, sao đó các nhóm 
trình bày, giáo viên hướng dẫn cả lớp tổng hợp lựa chọn những quy định phù hợp với 
tình hình lớp (số lượng không quá 5 điều). Nội quy được treo ở vị trí trong lớp mà học 
sinh dễ dàng nhìn thấy. 
2. Quan tâm đến những khó khăn của học sinh. 
 Những vấn đề về hành vi có thể khiến học sinh gặp khó khăn trong học tập và 
những khó khăn trong học tập có thể gây ra những vấn đề về hành vi. Đôi khi giáo 
viên muốn chấn chỉnh hành vi thái độ của các em mà quên đi tìm hiểu cốt lõi của vấn 
đề. Vì vậy mà giáo viên phải chú ý quan tâm đến những khó khăn của học sinh. 
- Những khó khăn trong học tập (học yếu, mắt kém, khó khăn về nghe) 
- Những vấn đề gia đình (hoàn cảnh kinh tế, cha mẹ bất hòa, li hôn, không quan 
tâm) 
- Những bức xúc khi các em bị tổn thương và bị hiểu lầm (sự chế nhạo, xúc phạm 
hoặc bị bắt nạt). 
 Khi giải quyết những khó khăn của học sinh giáo viên cần cố gắng kìm chế, không 
thể hiện thái độ căng thẳng, nóng nảy trước học sinh. Nên lắng nghe và xem xét vấn 
đề từ phía học sinh, lắng nghe tất cả những gì các em nói, biểu thị sự cảm thông qua 
nét mặt, ánh mắt, cử chỉ. Cần tránh việc chưa tìm hiểu nguyên nhân đã đưa ra lời chỉ 
trích. Hãy giúp học sinh làm rõ vấn đề để tìm ra giải pháp phù hợp. Khi giáo viên 
quan tâm đến những khó khăn của các em sẽ tạo điều kiện cho các em giải bày được 
5 
những vướng mắc của bản thân để từ đó giáo viên sẽ có cách thức giúp đỡ giáo dục 
phù hợp hơn. 
3. Xây dựng một tập thể tốt. 
 Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng trong giáo dục nhân cách cho các em. 
Giáo viên nên chú trọng vào việc xây dựng một tập thể tốt trong kế hoạch chủ nhiệm 
của mình. Một tập thể học tốt tạo ra mối quan hệ thân thiện, cảm thông, gắn bó giữa 
giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục. Tập thể là môi trường lí tưởng để các 
em học tập và phát triển nhân cách hướng tới các giá trị tôn trọng yêu thương, giúp đỡ 
lẫn nhau, đoàn kết. Học sinh có thể học từ một tập thể tốt những bài học đạo đức qua 
những tấm gương tốt của giáo viên và của các bạn trong lớp. Qua đó góp phần giáo 
dục ý thức thái độ cho các em bằng hình thức giáo dục tập thể. Do đó trong giáo dục 
kỷ luật tích cực cho học sinh, giáo viên nên chú trọng đến việc xây dựng biện pháp 
này. 
4. Giáo viên khen ngợi, biểu dương những cố gắng của học sinh. 
 Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm cũng như giờ học giáo viên thường xuyên động viên 
hoặc khen ngợi những cố gắng của học sinh dù là nhỏ nhất bằng nhiều hình thức: Một 
nụ cười, một lời khen, biểu dương trước bạn bè bằng một tràng pháo tay, một phần 
thưởng nho nhỏ.Giáo viên cần chú ý, bên cạnh việc biểu dương, khen thưởng các 
em điển hình tốt trong thi đua của lớp, giáo viên cần chú ý khen ngợi, động viên các 
em chậm tiến bộ trong kỷ luật nhưng có sự tiến bộ dù là nhỏ nhất. Những lời khen 
ngợi kịp thời của giáo viên là sự khích lệ cho học sinh cố gắng, các em sẽ có động lực 
hơn vì cô giáo đã ghi nhận sự cố gắng của mình, từ đó hướng các em cố gắng theo 
chiều hướng tích cực. 
 5. Tạo điều kiện để học sinh công nhận những đặc điểm tốt của bạn. 
 Trong một số giờ sinh hoạt, giáo viên có thể tổ chức một số hình thức hoạt động để 
khuyến khích sự tham gia của các em. Sau đó tạo điều kiện để các em nhận xét về 
những điểm tốt của bạn mình. 
6 
 Ví dụ: Giáo viên cho học sinh chuẩn bị một tờ giấy bìa có trang trí và ghi rõ họ tên. 
Tổ chức cho tổ nhóm ngồi theo vòng tròn, giáo viên cùng tham gia với các em. Học 
sinh sẽ chuyển tờ bìa cho người ngồi bên phải mình. Khi nhận được tờ bìa ghi tên một 
bạn nào đó em hãy ghi một điểm tích cực tính cách, cách cư xử, việc chấp hành nội 
quycủa bạn đó vào tờ bìa, tờ bìa sẽ được chuyển hết một vòng. Chú ý cho các em 
nhận xét về các ưu điểm trong tính cách, thái độ, việc chấp hành nội quy (Nhắc học 
sinh tránh nhận xét về ngoại hình, cách ăn mặc.). Sau một vòng học sinh sẽ nhận lại 
tờ bìa của mình. Giáo viên cho một vài học sinh tự nguyện chia sẻ tờ bìa của mình 
trước lớp. Giáo viên đặt vài câu hỏi để học sinh chia sẻ cách thực hiện điểm tốt của 
mình nhằm gợi ý cho học sinh khác biết cách thực hiện những điểm tốt đó. (Ví dụ: Em 
A đọc tờ nhận xét của các bạn ghi là: Học tốt, tích cực xây dựng bàiGiáo viên sẽ đặt 
câu hỏi: Em có thể chia sẻ cho cả lớp biết những việc làm để giúp em học tốt? Qua 
câu trả lời của học sinh A giáo viên sẽ kết hợp giáo dục cho cả lớp). 
 6. Tổ chức các tiết sinh hoạt thân thiện. 
 Tiến hành thực hiện các tiết sinh hoạt lớp theo hình thức “thân thiện” để thu hút sự 
chú ý của tất cả các đối tượng học sinh. Tránh làm cho tiết sinh hoạt chỉ để nghe báo 
cáo và xử lí học sinh vi phạm. Thông qua những tiết sinh hoạt thân thiện hoặc những 
tiết trải nghiệm sáng tạo sẽ thúc đẩy được sự tham gia của tập thể các đội nhóm, các 
tổ, các em sẽ phối kết hợp với nhau trong các hoạt động. Góp phần nâng cao hiệu quả 
giáo dục học sinh. 
 Trong các tiết sinh hoạt thân thiện, giáo viên có thể tiến hành tổ chức theo nhiều 
hình thức khác nhau. Có thể lồng ghép giáo dục qua một câu chuyện, một trò chơi tập 
thể, một video của chương trình “quà tặng cuộc sống”, một hoạt động trải nghiệm. 
 Ví dụ: Qua việc đánh giá các mặt của lớp tuần 5 của lớp, tôi thấy mặt tồn tại của lớp 
trong tuần là các em có tình trạng lười học bài làm bài cũ. Ngoài việc đánh giá các 
mặt hoạt động của lớp và triển khai kế hoạch cho tuần tới. Tôi sưu tầm video trong 
chương trình quà tặng cuộc sống “Ham ăn, lười học” cho học sinh xem. Sau khi học 
sinh xem xong đoạn video tôi đặt một số câu hỏi liên quan đến nhân vật “Tí” trong 
đoạn phim: Vì sao Tí lười học? hậu quả của việc lười học của Tí là gì? Em rút ra bài 
7 
học gì sau khi xem đoạn phim trên? Khi học sinh đưa ra câu trả lời là lúc giáo viên kết 
hợp giáo dục các em thuận lợi nhất mà lại đem lại hiệu quả giáo dục tích cực. 
 7. Xây dựng hộp thư “điều em muốn nói”. 
 Hộp thư nhằm tạo cơ hội cho các em có thể bày tỏ những suy nghĩ, mong muốn 
nhận xét của mình về thầy cô, gia đình, trường lớp, học tập, vui chơi. Mà các em 
không dám nói trực tiếp. Các em có thể viết suy nghĩ đó và bỏ vào hộp thư vào bất cứ 
lúc nào. Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm sẽ mở hộp thư và quyết định chia sẻ cá nhân 
hoặc trực tiếp về những bức thư trên. Từ đó mà giáo viên có thể hiểu thêm về tâm tư, 
nguyện vọng và ước mơ của các em để có định hướng giáo dục các em. 
 5.3 Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Sáng kiến được áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
- Cơ sở vật chất phục vụ cho lớp học. 
- Đối tượng học sinh áp dụng: Học sinh khối 6 trường THCS. 
- Các trang thiết bị phục vụ cho công tác chủ nhiệm: Ti vi, máy tính, tranh ảnh, giấy 
Ao.. 
8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
 Trong nhiều năm liền tôi được phân công chủ nhiệm các lớp đại trà (không phải 
đối tượng học sinh lớp chọn). Năm học này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 6C (lớp 
mà năng lực các em còn hạn chế, tỉ lệ học sinh dân tộc khá cao, tỉ lệ học sinh có ý 
thức học tập chưa tốt còn nhiều, có nhiều em học sinh lười học hay vi phạm kỷ luật, 
nhiều em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt). Rồi các hoạt động thi đua thường xếp ở 
vị trí thấp do một số em chấp hành chưa tốt kỷ luật hoặc chưa quen với các quy định 
kỷ luật của cấp hai như: quên khăn quàng, phù hiệu, dép dưới kệ, dép tháo quai, xếp 
hàng không nghiệm túc, xúc phạm danh dự sao đỏ.Sự thật trong những năm trước 
đây với tình trạng học sinh vi phạm kỷ luật như vậy, tôi cũng đã sử dụng nhiều hình 
8 
thức kỷ luật học sinh thiên về xử phạt các em nên cứ đến giờ sinh hoạt là cả cô và trò 
đều rất căng thẳng, nặng nề, gây áp lực cho cả học sinh và giáo viên nhưng hiệu quả 
giáo dục lại không cao. Qua việc áp dụng những biện pháp giáo dục kỷ luật theo 
hướng tích cực cho học sinh ở lớp chủ nhiệm. Bản thân tôi thấy những biện pháp mình 
đưa ra đã đem lại những hiệu quả nhất định: 
*Về thực hiện nội quy trường lớp, vệ sinh. 
-Đa số học sinh trong lớp thực hiện tốt nội quy trường lớp, các em có tinh thần trách 
nhiệm cao với các hoạt động thi đua và các phong trào do liên đội và nhà trường phát 
động. 
-Các em thực hiện tốt công tác tự quản, lao động, vệ sinh lớp học. 
-Các em có tinh thần trách nhiệm với tập thể, biết đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ. 
Việc thực hiện nề nếp, tác phong cũng tốt hơn, thứ hạng thi đua cũng được cải thiện, 
tuy không có thứ hạng đầu như các lớp A nhưng điểm thi đua đều đạt mức điểm xuất 
sắc. 
*Về ý thức, thái độ học tập. 
 Đầu năm các em rất loi nhoi, trong các giờ học các em thường hay mất trật tự nói 
chuyện riêng nhiều hay bị giáo viên phê bình trong sổ đầu bài (Em Đỗ Thành Tâm, 
Huỳnh Đức Phúc, Nguyễn Gia Hào, Trần Quốc Cường, Đỗ Trọng Quý. một số em 
thường xuyên vi phạm nội quy hay đi học trễ (Nguyễn Huỳnh Phương, Nguyễn 
Hoàng Tú..), tình trạng các em không học khi dến lớp rất nhiều, có những tiết giáo 
viên bộ môn phê có tới 2/3 hoặc cả lớp không học bài Xác định được việc xây dựng 
ý thức kỷ luật tự giác cho các em là rất quan trọng vì giáo viên chủ nhiệm chỉ có từ 1 
đến 2 tiết trên lớp chủ nhiệm nên không thể theo sát các em trong suốt tuần được. Tôi 
đã áp dụng các biện pháp nêu trên và làm sát sao từ những tuần đầu tiên, liên tục theo 
dõi các mặt hoạt động của lớp, phối hợp các biện pháp sao cho linh hoạt mất khoảng 2 
tháng tôi thấy lớp chủ nhiệm của tôi có tiến bộ rất nhiều: 
- Đa số các em có ý thức chủ động trong học tập. 
9 
- Giờ học các em có ý thức giữ gìn trật tự, tích cực xung phong xây dựng bài, sổ đầu 
bài có nhiều ngày học tốt hơn. 
- Khắc phục được tình trạng không học bài làm bài. 
- Một số em học sinh cá biệt thì biết tôn trọng kỷ luật hơn, biết chú ý nghe giảng, đem 
sách vở đầy đủ và ít bị ghi tên trong sổ đầu bài: Như em Nguyễn Huỳnh Phương, 
Nguyễn Hoàng Tú, Đỗ Thành Tâm. 
- Kết quả xếp loại hai mặt của lớp có nhiều tiến bộ. 
Kết quả xếp loại 2 mặt lớp 6C 
Hạnh 
kiểm 
Tổng số HS: 39 Tốt Khá TB Yếu 
Đầu năm 17 
(43,6%) 
18 
(46,2%) 
4 
(10,2%) 
0 
Cuối HKI 20 
(51,3%) 
17 
(43,6%) 
2 
(5,1%) 
0 
Học 
lực 
Tổng số HS: 39 Giỏi Khá TB Yếu kém 
Đầu năm 3 
(7,7%) 
14 
(35,9%) 
15 
(38,5%) 
5 
(12,8%) 
2 
(5,1%) 
Cuối HKI 4 
(10,2%) 
15 
(38,5%) 
17 
(43,6%) 
3 
(7,7%) 
0 
- Một số giải thưởng của lớp: Giải nhất thi cắm hoa chào mừng 20/11 khối 6, 7; giải 
nhất phong trào nuôi heo đất tình thương; giải nhì hội thi ẩm thực hội xuân 
- Cuối HKI lớp đạt danh hiệu: Lớp xuất sắc. 
 Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm ở lớp 6C. Tôi cảm nhận các em dã trưởng 
thành hơn về suy nghĩ và hành động, biết cố gắng trong học tập và rèn luyện. Chính 
sự cố gắng nỗ lực của các em làm cho tôi nhận ra một điều rằng những biện pháp 
10 
mình đưa ra đã có thành công ban đầu. Đây là động lực để tôi tiếp tục cố gắng nhiều 
hơn trong công tác giáo dục kỷ luật theo hướng tích cực cho học sinh. 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn 
chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Bình Long, ngày 20/2/2021. 
 Người nộp đơn 
 Nguyễn Thị Lý 
11 
9. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá 
nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: 
 * Đánh giá lợi ích thu được theo ý kiến của hội đồng sáng kiến trường TH- THCS An 
Phú: 
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ 
 Bình Long, ngày thángnăm 2021 
 TM. Hội đồng 
 Chủ tịch 
* Đánh giá lợi ích thu được theo ý kiến của hội đồng sáng kiến của ngành GD- ĐT thị 
xã Bình Long: 
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_luat_theo_huong_tich_cuc_d.pdf