Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học

4.2. Nhóm phương pháp Rèn luyện:

Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế:

-Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể.

-Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này.

 

docx 9 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 9953Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng ứng xử,  trong đó trau dồi rèn luyện đạo đức là vấn đề hàng đầu, vì đạo đức là nền tảng của gia đình, nền tảng của xã hội và hình mẫu cho các em học sinh học tập và rèn luyện. Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường, góp phần chuyển biến nhận thức của học sinh, qua đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, giúp các em sống có ý tưởng, có ước mơ, nhận thức được những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.
Do thực tế từ đầu năm học có một số đối tượng học sinh hay nói tục, chửi thể, chọc ghẹo, gây rổ và thậm chí còn đánh nhau với bạn bè trong trường. Vì lí do đó, tôi chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học” để góp phần làm nền tảng, hành vi đạo đức cho các em trong cư xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo với mọi người và bạn bè cùng trang lứa.
2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp cho từng đối tượng học sinh hình thành thói quen, kỹ năng ứng xử phù hợp với mọi thành phần trong xã hội như: Biết đi thưa về trình đối với ông bà, cha mẹ anh chị trong gia đình. Biết tỏ thái độ thông cảm chia sẻ đối với những người tàn tật, những trường hợp bị bệnh hiểm nghèo. Biết lịch sự chào hỏi người lớn khi gặp mặt. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô giáo trong quá trình học tập, rèn luyện và ứng xử... Giáo dục kỹ năng cho các em có những đức tính tốt trong cuộc sống hàng ngày.
Trong lớp không có học sinh nào vi phạm đạo đức, học sinh đều xếp loại hạnh kiểm cuối năm là thực hiện đầy đủ đạt 100%. Tuy nhiên thời gian gần đây đã xuất hiện một số em đã có những lời lẽ thiếu thiện cảm khi tiếp xúc với bè bạn như nói tục, chửi thề đôi lúc còn có hành vi đánh nhau... xuất phát từ những thái độ, hành vi đó là do nhiều yếu tố tác động như: môi trường xã hội, điều kiện sinh hoạt gia đình hay vấn đề giáo dục chỉ quan tâm về tri thức, thiếu đầu tư về giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh nên tình trạng một bộ phận học sinh bị sa sút về đạo đức. Xuất phát từ thực tiễn trên và nhận thấy đạo đức học sinh đang có chiều hướng giảm xúc, do đó bản thân tôi quyết định chọn sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục đạo đức học cho sinh Tiểu học” nhằm góp một phần công sức vào việc giáo dục nhân cách và đạo đức học sinh hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 
4. Đối tượng khảo sát:
Học sinh lớp 4C trường Tiểu học Cửa Tùng
5. Phương pháp nghiên cứu: 
- Nhóm phương pháp Thuyết phục: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các thành viên tham gia. 
- Nhóm phương pháp Rèn luyện: Tổ chức chỉ đạo, thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.
- Nhóm phương pháp Thúc đẩy: Khen thưởng, tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo.
- Nhóm phương pháp Kỷ luật tích cực: Kiểm tra, đánh giá, xử lí công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. 
6. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 4C trường Tiểu học Cửa Tùng. Năm học 2015-2016
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Hòa theo khí thế thi đua sôi nổi của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, toàn ngành đang hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thực hiện theo hướng dẫn của ngành về viết sáng kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống của không ít giới trẻ đang có chiều hướng sa sút do những lối sống thực dụng thì việc đưa nội dung giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học trong nhà trường là việc làm hết sức cần thiết, đó chính là giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. 
Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thực dụng Gia đình, cha mẹ phải bươn chải trong công cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý, điểm tựa gia đình đối với các em không còn nữa. Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh “Học làm Người”, quên đi việc tạo cho các em có một sân chơi với các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các em không được cung cấp những kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng. Ngoài việc học văn hóa, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra chung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình.
2. Cơ sở thực tiễn:
Đối với học sinh trong quá trình hình thành thì trường học chính là nơi các em được chính thức học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất. Bước vào trường học mỗi học sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy đủ nghĩa vụ trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập và rèn luyện của bản thân. Trong môi trường mới các em được hình thành và tiếp thu các mối quan hệ xã hội đa dạng, nhất là tiếp xúc với bạn bè xung quanh được phát triển và có định hướng rõ ràng. Bên cạnh đó hầu như các em chưa thật sự nỗ lực, phấn đấu để trở thành một học sinh phát triển toàn diện. Song bên cạnh những cái hay, cái đẹp vẫn còn tồn tại những cái xấu, cái chưa hoàn hảo. Nói cách khác học sinh khá giỏi về học lực khá nhiều, tốt về đạo đức rất nhiều. Những học sinh yếu về học lực, có đạo đức chưa tốt vẫn còn. Hầu như những học sinh có đạo đức chưa tốt là các em có những hành vi đạo đức xuất phát từ những động cơ xấu, không theo một chuẩn mực đạo đức nào. Những học sinh chưa ngoan thường có tầm hiểu biết hạn chế. Nhưng những cái xấu lại đa dạng, các em thường tập hợp thành nhóm riêng không thích hòa đồng với mọi người, thường dửng dưng trước các hoạt động học tập của trường, của lớp. Nhìn chung những học sinh này thường có hành vi chưa tốt với mọi người như: thường nghỉ học, chọc ghẹo bạn bè, quậy phá, hổn hào với thầy cô, không tuân thủ theo nội quy của trường, của lớp. Thậm chí còn đánh nhau với bạn bè. Những hành động trên cho thấy do nhận thức của các em còn kém. Vì vậy đòi hỏi phải có sự giáo dục kịp thời từ các môi trường xã hội, gia đình và nhà trường.
3. Thực trạng và những mâu thuẫn: 
Do tính hiếu động, do bạn bè xấu lôi cuống, do sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Vô tình lôi kéo các em vào những việc làm không tốt, các em thường chai lì mặc dù bị phê bình, đôi lúc có sự phản ứng thiếu lành mạnh. Những học sinh này hay biện hộ cho những hành vi sai lệch của mình, thường lừa dối cha mẹ, thầy cô giáo. Thường bắt chước những thói hư tật xấu của một số thanh thiếu niên trong xã hội. Dẫn đến thường đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Từ đó gây tác hại đối với:
 - Nhà trường: Làm ảnh hưởng đến nội quy học tập của lớp, làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của lớp. Chất lượng học tập của trường, trong thực hiện các phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”, phong trào “Hoa điểm 10”, phong trào nuôi heo đất... và đôi khi để lại những tai tiếng không tốt cho trường. Cho nên đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra nhiều giải pháp giáo dục thích hợp. 
- Gia đình: Làm ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình, là mối lo ngại lớn, thường gây cho gia đình những điều phiền phức. 
- Xã hội: Làm mất trật tự, gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cộng đồng. 
4. Các giải pháp đã thực hiện:
4.1 Nhóm phương pháp Thuyết phục:
Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
-Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn Đạo đức cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ
-Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường.
-Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt.
-Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh, là biện pháp quản lý có ý nghĩa trên hết. Vì có nhận thức đúng mới có hành động đúng, là cơ sở để hướng đến một kết quả hoàn thiện.
-Truyền đạt đến từng học sinh tất cả những quy định của Nhà trường về tiêu chuẩn đánh gía, những điều cấm, những điều nên làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật. Thiết lập các kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà trường.
-Mỗi thầy, cô giáo tự hoàn thiện mình, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; để học sinh nhìn nhận, đánh gía người thầy với thái độ:
“Trọng thầy vì đạo đức của thầy", "Phục thầy vì kiến thức của thầy", "Quý  mến thầy vì lòng độ lượng của thầy”.
-Cần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, đặc biệt chú trọng thực hiện chỉ thị số 23/CT-TƯ của Ban Bí thư TW Đảng về việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh. Để các em nhận thức đúng, chủ động tích cực rèn luyện đạo đức học sinh.
4.2. Nhóm phương pháp Rèn luyện:
Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế:
-Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể.
-Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này.
-Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại.
	- Đối với giáo viên chủ nhiệm: Là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục học sinh, là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”. Giáo dục đạo đức học sinh là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết với nghề, có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn  đến việc xử lý tình huống. Đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người thầy đồng thời phải có tấm lòng yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha như một người cha đối với con cái; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình, tạo được niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức, chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lượng với học sinh.
- Đối với cha mẹ học sinh:  Cần trở thành gương tốt cho con, cháu học tập, có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh học sinh, thường xuyên phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm.
 - Nhà trường để kịp thời nắm bắt các thông tin, trong công tác quản lý việc học tập, chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức của con em mình.  Mỗi cha mẹ học sinh cần quan tâm xây dựng tổ chức hội cha mẹ học sinh vững mạnh, có mối quan hệ thường xuyên với nhà trường, phát huy vai trò, chức năng Hội cha mẹ học sinh động viên, răn dạy con, cháu chấp hành nội qui của nhà trường, các chủ trương của Đảng và nhà nước.
- Đối với tổ chức chính trị xã hội (Chính quyền địa phương, tổ dân phố...). Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, nhân dân khối phố, công an khu vực và chính quyền địa phương nơi trường đóng. Hằng năm, thông qua các văn bản, công văn, báo cáo định kỳ, nhà trường trao đổi thông tin đồng thời triển khai kế hoạch với chính quyền địa phương; tham mưu đưa công tác giáo dục đạo đức học sinh vào tiêu chí xây dựng, bình chọn “Gia đình văn hóa - Khu phố văn hoá - Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”; có đánh giá nhận xét của Chính quyền địa phương về "sinh hoạt hè” của học sinh; tổ chức ký cam kết trách nhiệm giữa “Nhà trường - Chính quyền địa phương” tạo được sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng ngoài nhà trường thành quá trình khép kín trong công tác giáo dục dạo đức cho học sinh.
4.3. Nhóm phương pháp Thúc đẩy:
- Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng bách đạo đức bên ngoài ” để điều chỉnh, khuyến khích những “ động cơ kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh.
-Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường.
-Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo.
4.4. Nhóm phương pháp Kỷ luật tích cực:
 	Là kiểm tra, đánh giá, xử lí công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học: là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh
- Với quá trình Kiểm tra: Phải thực hiện thường xuyên, liên tục theo định kỳ hay đột xuất, qua nhiều kênh thông tin như Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm,... nhằm mục đích: Đánh giá đúng, kịp thời biểu dương, khen thưởng khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên, đồng thời ngăn chặn, phê bình những sai trái, vi phạm, thúc đẩy sự  tự giác thực hiện nhiệm vụ.
- Với quá trình đánh giá: Là một quá trình ”nghiêm túc - khoa học”. Hãy đánh giá đúng khả năng học tập, rèn luyện của học sinh; đừng vì “Bệnh thành tích thi đua, tỷ lệ yếu kém”  mà làm qua loa, bình quân trong đánh giá xếp loại học sinh.
- Với những học sinh cá biệt cần quan tâm, thường xuyên theo dõi và liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời. Cần có những biện pháp cứng rắn kiên quyết, đồng thời phải gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh để giúp các em tránh những suy nghĩ lệch lạc về bản thân, tạo niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho các em phấn đấu sửa chữa, vươn lên thành người tốt.
- Với quá trình xử lý:  Cần thực hiện đúng nội dung Thông tư số 08/ TT-BGDĐT ngày 21/03/1988 của Bộ GD & ĐT Hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh, đảm bảo nguyên tắc cơ bản :
- Phải tiến hành “Kịp thời, chính xác, công bằng, đúng trình tự quy định“; lấy giáo dục làm chính, tránh  xu hướng chỉ xử lý phát hiện những sai trái và kỷ luật mà không dành thời gian để định hướng, uốn nắn, giúp học sinh tự giác thực hiện, đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, phát huy ưu điểm, bồi dưỡng những nhân tố tích cực để khắc phục những thiếu sót của những nhân tố tiêu cực.
   - Cần tạo dư luận đúng đắn trong nhà trường và ngoài xã hội, để “ủng hộ cái tốt, phê phán cái xấu”.
   - Có lúc cần phải kiên quyết xử lý kỷ luật, bằng những hình thức thích hợp: đình chỉ học tập hoặc cao hơnđiều mà nhà Giáo dục không muốn, nhưng là cần thiết để đảm bảo tính nghiêm khắc, kỷ cương của nhà trường, cuả pháp luật xã hội đối với những học sinh vi phạm.
-Với quá trình sau xử lý: Sau khi xử lý học sinh vi phạm, cần có kế hoạch theo dõi, phối hợp với phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương tạo cho học sinh phấn đấu sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ.
- Việc khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh được thực hiện đúng đắn sẽ góp phần tích cực vào việc cũng cố và phát triển phong trào thi đua 2 tốt: “Dạy tốt – Học tốt” và thực hiện hiệu quả cuộc vận động 2 không: “Nói không với tiêu cực trong thi cữ và bệnh thành tích trong giáo dục” trong mỗi nhà trường.
5. Kết quả thực hiện:
 Qua nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, tìm ra nhiều giải pháp khắc phục và áp dụng thực hiện trong phạm vi học sinh Tiểu học. Các em gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở hơn đối với thầy cô, hạn chế rất nhiều tình trạng nói tục, chửi thề, các em ngày càng lễ phép hơn với người lớn, với thầy cô. Từ đó có những giải pháp giáo dục đạo đức học sinh ngày càng chăm ngoan hơn. Ngoài ra sáng kiến này còn giúp tôi có nhiều phương pháp giải quyết hữu hiệu trong việc uốn nắn, giúp đỡ học sinh trở thành những người tốt để xứng đáng là con ngoan trò giỏi. 
III. KẾT LUẬN 
1. Kết luận: 
- Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra được những bài học quí giá để bổ sung cho cho công tác chủ nhiệm lớp của mình như sau: 
- Thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo ngành, nhà trường đã đề ra. 
- Luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong công việc để tăng sự thu hút từ phía học sinh. 
- Phối hợp nhịp nhàng với ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của học sinh khi thực hiện chuyên đề để cùng tháo gỡ những vướng mắc của học sinh. 
2. Đề xuất: 
Để phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo những nội dung mà Bộ Giáo dục Đào tạo phát động đi vào chiều sâu, nhất thiết phải tạo cho các em có một sân chơi mang tính tập thể, qua đó các em sẽ được rèn luyện kỹ năng sống, cùng các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.Trên thực tế nhà trường đang thực hiện phong trào này nhưng chưa thường xuyên chỉ mang tính hình thức vì chỉ chú trọng vào việc giảng dạy văn hóa trên lớp mà không chú trọng đến các sân chơi. Do cơ sở vật chất của đơn vị chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, vui chơi của các em. Do cơ sở vật chất còn thiếu. Nên việc tổ các phong trào vui chơi học tập bị hạn chế. Số lượng học sinh tham gia ít nên việc lồng gép giáo dục đạo đức học sinh thông qua các phong trào chưa thường xuyên. Các cấp lãnh đạo, các ngành hữu quan cần quan tâm đầu tư nhiều hơn cho giáo dục – đào tạo. 
3. Kiến nghị: 
- Nhà trường và các bộ phận trong nhà trường, tiếp tục duy trì và tổ chức các phong trào hội thi để học sinh tham gia thi đua học tập rèn luyện, giao lưu giữa các khối lớp với nhau. Từ đó các em sẽ tuyên truyền lại cho bè bạn trong và ngoài lớp. Qua những nội dung được thi đua, giao lưu học tập các em sẽ cố gắng nhiều hơn trong học tập, rèn luyện để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
4. Ý nghĩa của đề tài: 
Sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường mang một ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ các em sẽ học được những đức tính tốt qua những mẫu chuyện trong môn đạo đức, những bài văn, truyện kể ở môn Tiếng Việt và các môn học khác. Các em học được lòng yêu thương, sự đồng cảm, chia sẻ nỗi đau của đồng bào bị thiên tai, lũ lụt. Hay học được những đức tính như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của từ những việc làm nhỏ nhất, các em sẽ học được tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Là những bài học quí báu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc để các em tự hoàn thiện mình. Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ kính yêu là việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua đó, giúp các em nhìn lại những việc làm của mình từ trong hành động, trong suy nghĩ để các em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống của mình, các em sẽ tích cực tham gia 

Tài liệu đính kèm:

  • docxSKKN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TH.docx