Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An giai đoạn 2014-2018

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An giai đoạn 2014-2018

PHẦN MỞ ĐẦU

A. Lý do chọn đề tài

Nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp thực hiện kế hoạch “ Xây dựng trường

học thân thiện – Học sinh tích cực ”; thực hiện “ Học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh” nay là “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí minh ”, xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp, tạo nét

mới trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từ khi còn ngồi

trên ghế nhà trường. “ Công viên trường học ” ra đời với thông điệp cho cả giáo

viên và học sinh “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ”.

Hiệu quả thực hiện “ Công viên trường học ” tại trường THCS Chu Văn

An giai đoạn 2014-2018 tạo tiền đề vững chắc cho nhà trường khi thực hiện “

Xây dựng nếp sống văn hóa – văn minh đô thị ” giai đoạn 2016-2020 (đề án

được phê duyệt theo quyết định số 219/QĐ-TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy

Thành phố Thủ Dầu Một).

Bản thân là một cán bộ quản lý ở một đơn vị trường học, tôi tâm đắc với

đề tài này. Qua 4 năm thực hiện, cảnh quan môi trường đã thay đổi nhiều. Sân

trường đã được công viên hóa với nhiều cây xanh, thuyền hoa, gánh hoa, mô

hình động vật (Hươu, nai, ngựa vằn, .), sân khấu. Học sinh hưởng thụ vẻ đẹp

thiên nhiên ngay tại sân trường và từ đó tự ý thức giữ gìn, bảo vệ, trân trọng

những yếu tố tạo nên cảnh quan môi trường

pdf 24 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 797Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An giai đoạn 2014-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng chống tai nạn thương tích” từng năm học (từ năm học 
2014-2015 đến năm học 2017-2018). 
- Phân tích SWOT để nắm được thực trạng của nhà trường. 
- Thuận lợi – khó khăn. 
- Thời cơ – thách thức. 
Để xây dựng kế hoạch “Công viên trường học” cho phù hợp từng năm học và 
theo lộ trình dài hạn từ năm 2014 đến năm 2018. 
Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An 
giai đoạn 2014-2018. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Như Hoa Trang 6 
B. Tình hình thực tế của nhà trường 
I. Tình hình thực tế 
- Tổng số CB-GV-CNV: 111, dạy lớp: 91. Đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 90/111 tỉ 
lệ 81.1%. 
- Trình độ chuyên môn: 
+ Thạc sĩ: 06, Đại học: 84, CĐSP: 18, khác: 06 (BV-PV) 
+ Đang học thạc sĩ : 02 (Sử + Văn). 
- Có 1 nhà giáo ưu tú. 
- Tổng số lớp 47 lớp với tổng số học sinh là 1867 học sinh: 
 + Khối 6: 13 lớp 545 học sinh. 
 + Khối 7: 12 lớp 481 học sinh. 
 + Khối 8: 11 lớp 432 học sinh. 
 + Khối 9: 11 lớp 409 học sinh. 
- Trường đạt chuẩn quốc gia, giai đoạn 2016 - 2021. 
- Trường đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cấp độ 3 giai đoạn 2018 – 
2023. 
II. Mặt mạnh và hạn chế 
- Mặt mạnh 
 + Trường có diện tích dành cho sân chơi, bãi tập, vườn trường. 
 + Có sự phối kết hợp, hỗ trợ giữa nhà trường với khu phố, địa phương, Ban đại 
diện cha mẹ học sinh trong việc thực hiện công viên trường học. 
 + Vị trí của trường nằm sau Công an Thành phố Thủ Dầu Một và gần khu 
Thành ủy cũ trên đường Âu Cơ không ảnh hưởng nhiều tiếng ồn ở đường chính 
(Yessin) và hạn chế khói bụi. 
 + Ban giám hiệu quan tâm đến cảnh quan môi trường có kinh nghiệm, năng 
động, sáng tạo trong công tác tổ chức các họat động giáo dục. 
 + Trường đã đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cấp độ 3 và chuẩn quốc 
gia. 
Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An 
giai đoạn 2014-2018. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Như Hoa Trang 7 
- Hạn chế: Diện tích cho sân chơi, bãi tập thể dục, vườn trường còn hạn chế. 
Chưa đủ để khai thác phục vụ cho nhu cầu của toàn thể học sinh. 
 C. Nội dung thực hiện 
I. Công tác tổ chức 
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện “Công viên trường học” giai đoạn 2014-
2018 và cụ thể từng năm học. 
KẾ HOẠCH 
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TRƯỜNG HỌC CÔNG VIÊN” 
GIAI ĐOẠN 2014-2018 
Căn cứ chương trình hành động “Xây dựng trường học thân thiện – học 
sinh tích cực”; 
Căn cứ kế hoạch phát triển chiến lược nhà trường giai đoạn 2010-2015; 
Trường THCS Chu Văn An tổng kết thực hiện đề án “Trường học công 
viên” giai đoạn 2014-2018 như sau: 
I. Mục đích yêu cầu 
- Xây dựng môi trường “Xanh – sạch – đẹp” trong nhà trường. 
Tích hợp thực hiện “Trường học công viên” với “Xây dựng trường học thân 
thiện – Học sinh tích cực”. 
- Xây dựng mô hình mới từng năm học trong giai đoạn 2014-2018. 
- Tạo không gian mở cho các tiết học: sinh vật, mỹ thuật, sinh hoạt tập thể. 
- Tạo công viên: Sân chơi, nơi học sinh thư giản, chơi đùa, giải trí, trong giờ 
giải lao. 
- “Trực quan sinh động” cho học sinh khi quan sát mẫu vật trong công viên 
trường (giờ sinh vật, giờ mỹ thuật). 
- Tạo cho học sinh cảm giác gần gủi với môi trường thiên nhiên: 
 + Mô hình động vật hoang dã (Nai, hươu, ngựa vằn, cá cảnh). 
 + Cây cảnh. 
Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An 
giai đoạn 2014-2018. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Như Hoa Trang 8 
 + Gánh hoa. 
 + Thuyền hoa. 
 + Sân khấu. 
II. Công tác tổ chức 
- Xây xựng kế hoạch giai đoạn 2014-2018. 
- Xây dựng kế hoạch thực hiện từng năm học. 
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện xây dựng “Công viên trường học”. 
- Xây dựng lực lượng phối hợp thực hiện công viên trường học nhằm chung tay 
xây dựng môi trường giáo dục ngày càng đi lên đáp ứng với sự phát triển của xã 
hội. 
- Phấn đấu công nhận lại: 
 + Trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2021. 
 + Kiểm định chất lượng 2018-2023. 
 + Sử dụng hiệu quả “Công viên trường học” trong đổi mới dạy và học hiện 
nay. 
- Dự trù kinh phí: Sử dụng nguồn ngân sách, cơ sở vật chất (từ nguồn dạy 2 
buổi). 
III. Nội dung thực hiện 
1. Công viên xanh 
- Tạo mảng xanh tại các địa điểm. 
 + Sân chơi. + Sân tập TDTT + Trước cổng trường 
 + Nhà vệ sinh + Hành lang lớp học + Vườn trường 
- Xây dựng sơ đồ cây xanh để phân bổ cây và vật trang trí phù hợp và thiết kế 
các tiểu cảnh đáp ứng tiêu chí mỹ quan. 
2. Công viên đẹp: 
- Cổng trường: Hoa leo rào (sử quân tử, hoa giấy, mai xanh, chuông vàng). 
- Tạo vẻ đẹp thiên nhiên trong khuôn viên nhà trường: 
 + Thiết kế động vật hoang dã trong sân trường: Tạo cho học sinh cảm giác gần 
Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An 
giai đoạn 2014-2018. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Như Hoa Trang 9 
gũi với thiên nhiên. 
 + Trang trí: Gánh hoa, thuyền hoa, bồn hoa, giàn hoa (giấy, phong lan, mai 
xanh, sử quân tử). 
- Nơi chụp ảnh của giáo viên, học sinh, khách đến tham quan trường. 
- Nơi sinh hoạt tập thể: 
 + Sân khấu ngoài trời. 
 + Thiết kế dàn âm thanh phục vụ sinh hoạt ngoại khóa. 
- Nơi sinh hoạt của học sinh. Thiết kế bàn ghế đá trong sân trường, dưới bóng 
cây, giàn hoa. 
 + Trò chuyện. 
 + Trao đổi bài vỡ. 
 + Tập thể dục. 
 + Thi nghi thức đội. 
 + Ăn sáng. 
 + HS ngồi chờ bố mẹ đón. 
 + Sinh hoạt nhóm chuyên môn 
3. Công viên sạch 
- Từ môi trường Xanh – sạch – đẹp tạo cho học sinh hình thành ý thức thẩm mỹ, 
yêu thiên nhiên, quý trọng công sức lao động của người trồng và chăm sóc cây 
xanh. Từ đó giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường từ khi còn ngồi trên 
ghế nhà trường. Học sinh không bẻ hoa, bứt lá, phá cây. 
- Lực lượng chung tay tạo nên công viên sạch: 
 + Ban giám hiệu. 
 + Giáo viên. 
 + Ban đại diện cha mẹ học sinh 
 + Bảo vệ - phục vụ - nhân viên chăm sóc cây. 
 + Học sinh. 
- Sân trường vệ sinh thường xuyên. 
Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An 
giai đoạn 2014-2018. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Như Hoa Trang 10 
- Tổ chức lễ hội vệ sinh trường học hàng năm để tri ân những người có công tạo 
nên môi trường sạch cho nhà trường. 
 + Ban đại diện cha mẹ học sinh. 
 + Các cô chú phục vụ. 
 + Tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng nhà trường 
sạch. 
4. Các loại cây cần trồng 
- Tăng dần số lượng cây xanh, cây bóng mát. Thay dần 1 số cây phượng thành 
cây chịu nắng và có bóng mát quanh năm. 
- Cây kiểng được trồng ở các vị trí thích hợp vừa có tác dụng bảo vệ môi trường 
vừa tạo mỹ quan cho khuôn viên nhà trường. 
- Đảm bảo các tiêu chí của một “Công viên”. 
 + Cây cao bóng mát: 
 + Cây xanh đang trồng: 
 Cây phượng 
 Cây giã tỵ 
 Cây điệp vàng 
 Cây ngọc lan 
 Cây diết 
 Cây Osaka 
 Cây sake 
 Cây si 
 Mai xanh 
 Cây bàng 
 Lồng mứt 
 Trầu bà, dây treo 
 + Cây kiểng trồng trong bồn lớn: 
 Cây nguyệt quế 
Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An 
giai đoạn 2014-2018. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Như Hoa Trang 11 
 Mai chiếu thủy 
 + Phong lan 
 + Trang trí tượng động vật hoang dã: 
 Ngựa vằn 
 Nai 
 Hưu 
 Cá cảnh 
 + Ghế đá, bàn đá 
 + Gánh hoa 
 + Một sân khấu lớn phục vụ tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần và các lễ hội lễ hội 
ngoài trời cho học sinh. 
 + Bồn hoa: (Dọc theo 4 hành lang - sân khấu và hố nhảy). 
 + Cây cảnh trước lớp, thư viện, phòng Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng. 
 + Giàn hoa trước cổng trường 
 Hoa sử quân tử 
 Hoa giấy 
 Hoa mai xanh 
 Hoa chuông vàng 
 + Thuyền hoa: Được thiết kế nhiều cây ra hoa và thay đổi theo mùa. 
- Nhiều cây xanh đã tạo thêm bóng mát sân trường, các lớp học làm giảm nhiệt 
vào tháng nóng. 
- Tạo cho cảnh quan của nhà trường ngày càng đổi mới về tiêu chí xanh – sạch – 
đẹp. 
- Phấn đấu xếp loại trường thực hiện: “Trường học thân thiện – Học sinh tích 
cực”: Xuất sắc từng năm học. 
IV. Biện pháp thực hiện 
- Xây dựng đề án “Trường học công viên” và phân bố lộ trình thực hiện hàng 
năm. Thực hiện “Kế hoạch – Tổ chức – Kiểm tra – Đánh giá” để điều chỉnh biện 
Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An 
giai đoạn 2014-2018. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Như Hoa Trang 12 
pháp thực hiện hàng năm cho phù hợp. 
- Phối hợp lực lượng thực hiện đề án: Nhà trường và phụ huynh học sinh. 
- Thực hiện mô hình sổ vàng “Cây xanh” và vận động nguồn cây xanh trong phụ 
huynh học sinh để trồng trong khuôn viên trường. 
- Tích hợp hiệu quả việc thực hiện đề án với các phong trào và các cuộc vận 
động trong nhà trường. 
- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, tình yêu thiên nhiên, biết 
quý trọng công việc của những người làm nên “Trường học công viên” để cho 
các em vui chơi hàng ngày. 
- Tổng kết thực hiện đề án: Rút kinh nghiệm. 
- Viết SKKN trong năm học 2018-2019 với đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng 
CÔNG VIÊN TRƯỜNG HỌC” 
- Đăng Web trường để giới thiệu hình ảnh: 
 XANH 
CÔNG VIÊN SẠCH 
 ĐẸP 
2. Tổ chức tốt triển khai trong hội đồng sư phạm, có đánh giá sơ kết từng tháng 
và tổng kết cuối năm học và kết thúc giai đoạn thực hiện (năm 2019). 
3. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện “Công viên trường học” phân công rõ trách 
nhiệm của từng thành viên: 
Stt Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ được phân công 
1 Đỗ Thị Như Hoa 
Hiệu 
trưởng 
Trưởng ban, xây dựng kế hoạch, triển khai tổ 
chức và kiểm tra việc thực hiện 
2 Đoàn Thị Thanh Bình 
Phó hiệu 
trưởng 
Phó ban, xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh, 
chăm sóc cây cảnh hàng tháng (Khối sáng) 
3 Lâm Thị Mỹ Hương 
Phó hiệu 
trưởng 
Phó ban, xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh, 
chăm sóc cây cảnh hàng tháng (Khối chiều) 
Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An 
giai đoạn 2014-2018. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Như Hoa Trang 13 
4 Trần Châu Giám thị 
Kiểm tra ý thức giữ gìn “Công viên trường 
học” của học sinh (Khối chiều) 
5 Nguyễn Thị Thanh Huyền Giám thị 
Kiểm tra ý thức giữ gìn “Trường học công 
viên” của học sinh (Khối sáng) 
6 Phạm Thị Liễu 
Tổng phụ 
trách đội 
Xây dựng các hoạt động sinh hoạt, vui chơi 
cho học sinh tại “Công viên trường học” 
7 Đặng Trường Hải DLTT 
Đăng bài viết, hình ảnh về “Công viên trường 
học” giới thiệu lên Web của trường 
8 Nguyễn Sơn Hải Bảo vệ 
Quan sát, kiểm tra an ninh trật tự, cây cảnh, 
tưới, chăm sóc, cắt tỉa cây 
9 Mai Thị Thanh Liêm Kế toán 
Quyết toán các khoản kinh phí xây dựng 
“Công viên trường học” 
10 Trần Bảo Châu BT Đoàn Tổ chức hoạt động hỗ trợ của Đoàn viên 
11 Nguyễn Thị Việt Văn thư Thực hiện các văn bản 
- Chế độ hội họp: 
 + 1 quý 1 lần (Tháng 3, 6, 9 và tháng 12). 
 + Đối với ban chỉ đạo: Hàng tuần ban chỉ đạo (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, y 
tế, giám thị) họp và có ý kiến đánh giá nhận xét về việc thực hiện kế hoạch 
“Công viên trường học” trong họp chủ nhiệm. 
II. Công việc cụ thể 
1. Công tác chuẩn bị 
- Xây dựng bản thiết kế sơ đồ công viên trường học đề bố trí cây cảnh, sân khấu, 
chậu hoa mô hình động vật một cách thẩm mỹ và khoa học. 
- Hợp đồng 01 nhân viên chăm sóc cây cảnh. 
- Xây dựng quy chế chi tiêu từng năm học có khoản chi xây dựng công viên 
trường học. 
- Công tác xã hội hóa. 
 + Lập sổ vàng cây xanh. 
Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An 
giai đoạn 2014-2018. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Như Hoa Trang 14 
 + Vận động cha mẹ học sinh, mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí xây dựng công 
viên trường học. 
- Cập nhật và nghiên cứu các văn bản thực hiện tích hợp với các cuộc vận động, 
phong trào thi đua: 
 + “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. 
- “Xây dựng nếp sống văn hóa - Văn minh đô thị”. 
- “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. 
- “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 
- “Ngoài giờ lên lớp”. 
- “Lao động vệ sinh môi trường” 
- “Nhà trường an toàn – Phòng chống tai nạn thương tích” 
- Khảo sát các loại cây đã có trong sân trường. 
 + Cây cổ thụ + Cây bóng mát 
 + Dây leo + Cây cảnh 
- Triển khai kế hoạch trong họp ban đại diện cha mẹ học sinh, hội đồng sư 
phạm. 
2. Thực hiện theo 6 tiêu chí (Xanh, sạch, đẹp, giáo dục, an toàn, tiết kiệm) 
- Xanh 
 + Phủ xanh các bồn hoa dọc theo hố nhảy, hành lang phòng học, khu phòng bộ 
môn tầng trệt. 
 + Trồng cây bóng mát quanh năm, thay một số cây phượng chỉ có bóng mát 
tháng hè. Trường trồng 6 cây xanh thay 2 gốc phượng đã già và không phát 
triển. 
 + Treo trầu bà dọc các khu hành lang, các sảnh trước các phòng bộ môn. 
 + Mỗi lớp trên lầu 1, 2 chăm sóc cây trồng trong chậu trước lớp. 
 + Hàng rào trước trường: Trồng giàn sử quân tử, mai xanh, hoa chuông vàng, 
hoa giấy. 
 + Thiết kế 3 giàn phong lan trong sân trường tạo bóng mát cho học sinh ngồi 
chơi, ngồi chờ ba mẹ đón, nơi giáo viên ngồi nghỉ giờ giải lao. 
Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An 
giai đoạn 2014-2018. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Như Hoa Trang 15 
 + Sân trường: Thiết kế hai hàng cây bóng mát tự nhiên cho các buổi sinh hoạt 
toàn trường, sinh hoạt văn nghệ, chuyên đề, ngoại khóa bộ môn. 
 + Thiết kế hệ thống nước dễ dàng cho nhân viên chăm sóc cây tưới vào sáng 
sớm để giữ cây xanh quanh năm. 
 + Nhân viên chăm sóc cây chủ động trình hiệu trưởng duyệt mua bổ sung các 
loại cây còn thiếu hoặc già cổi. Bón phân, cắt tỉa cành thường xuyên vừa đảm 
bảo cây đẹp và an toàn cho học sinh. Việc phun xịt sâu rầy phải thực hiện chiều 
thứ bảy để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. 
- Sạch 
 + Học sinh tham gia lao động vệ sinh chăm sóc công viên trường, quý trọng giá 
trị công sức lao động của bản thân và của nhân viên phục vụ. 
 + Hợp đồng 01 nhân viên chăm sóc cây từ nguồn nhân sách. 
 + Bố trí các thùng rác ở góc cây, địa điểm thuận tiện cho học sinh bỏ rác. Thiết 
kế thêm các thùng rác có hình dạng các con vật tạo nét sinh động cho công viên. 
 + Liên đội tổ chức hoạt động sao đỏ thường xuyên kiểm tra nhắc nhở giữ gìn 
vệ sinh của học sinh. 
 + Hàng tuần trong sinh hoạt chủ nhiệm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giám 
thị, nhân viên y tế đều có nhận xét và đánh giá về việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ 
môi trường của học sinh cho giáo viên chủ nhiệm nắm. 
 + Tổ chức sinh hoạt chuyên đề ngày hội vệ sinh trường học: Học sinh viết bài 
cảm nhận về công viên trường, “Tâm sự chiếc thùng rác”, văn nghệ, tri ân ban 
đại diện cha mẹ học sinh, nhân viên phục vụ 
 + Nhân viên phụ trách thông tin dữ liệu thường xuyên cập nhật hình ảnh về 
công viên trường, hình ảnh đep về môi trường thiên nhiên từ các nguồn thông tin 
truy cập trên Internet để đăng bài lên Web trường. Trang Web trường được đông 
đảo phụ huynh và học sinh quan tâm truy cập (Số lượt đọc hiện nay trên 
1.360.000 lượt đọc). 
Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An 
giai đoạn 2014-2018. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Như Hoa Trang 16 
 + Nhân viên bảo vệ chung tay vào hoạt động xây dựng công viên trường học, 
nhắc nhở học sinh biết nhặt rác, không xả rác bừa bãi, giữ gìn cây cối, không bẻ 
hoa, bứt lá trong công viên. 
- Đẹp 
 Yếu tố thẩm mỹ quyết định hiệu quả sử dụng của công viên vào trong quá trình 
dạy và học của nhà trường: 
+ Vườn thú nhỏ: Mô hình động vật: Hươu, nai, gà, vịt, ngựa vằn, cá cảnh, sóc. 
Thiết kế các mô hình trong không gian cây xanh tạo nét sinh động tự nhiên gần 
gũi với học sinh. 
 + Cây lâu năm tạo bóng mát và mỹ quan khi được thiết kế phù hợp hài hòa với 
các loại cây kiểng theo mùa tạo mảng xanh được chấm phá nét rực rỡ của các 
loại hoa kiểng. Những khoảng trống luôn hứng ánh sáng mặt trời được trồng các 
loại cây có hoa như bông giấy, hoa mười giờ, nở ngày, thọ tây, vạn thọ, cúc. 
Dưới bóng mát của các cây xanh, trường thiết kế trồng các loại cây chịu mát như 
cây ngân hậu, lan ý, đuôi chồn 
 + Trang trí công viên: 
 Gánh hoa được đặt xung quanh vườn trường, vị trí của gánh hoa được 
thay đổi thường xuyên vì dễ di chuyển để phù hợp với các loại cây chịu mát hay 
chịu nắng và trang trí các ngày lễ, hội. 
 Thuyền hoa là khu vực được thường xuyên thay đổi các loại cây hoa 
cảnh: Để tạo điểm nhấn cho các ngày lễ, hội. Là nơi mọi người có thể chụp hình 
lưu lại kỷ niệm tại ngôi trường Chu Văn An. 
 Mảng tường được thiết kế các hình ảnh sống động về đề tài môi trường 
mang tính dân gian như “cá vượt vũ môn”, hình ảnh hoạt động của trường. 
+ Thùng rác với các hình ảnh: chuột Mickey, vịt Donald,  
+ 3 giàn hoa lan có loại hoa lan nở quanh năm được xây dựng theo kiểu nhà chờ 
xe để học sinh ngồi trò chuyện và đặc biệt tại gần cổng trường để học sinh chờ 
ba mẹ đón. 
- Giáo dục 
Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An 
giai đoạn 2014-2018. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Như Hoa Trang 17 
 + “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Học sinh được học tập và sinh hoạt 
trong môi trường cảnh quan và môi trường giáo dục tốt. 
 + Trang trí mặt tiền sảnh từ cổng nhìn vào: 
 Ảnh Bác với thiếu nhi (2). 
 Bảng 5 điều Bác Hồ dạy. 
 Chủ đề năm học. 
 Câu nói nổi tiếng của Bác: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay 
không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường 
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của 
các em”. 
 + “Công viên trường học” là lớp học mở, là nơi cung cấp nguồn trực quan sinh 
động cho học sinh. 
 + Ý thức bảo vệ môi trường được hình thành từ những việc rất đơn giản: Giữ 
gìn cây cảnh, không bẻ hoa lá, nhổ cỏ, 
 + Hình thành ý thức thẩm mỹ cho học sinh. Học sinh sung sướng nhìn ngắm 
hoa nở, những trái tắc chín vàng, lá rụng nhiều vào mùa thu khi các cơn gió mát 
thổi qua. 
 + “Công viên trường học” cung cấp nguồn cảm hứng cho học sinh làm văn, đặt 
câu, ngữ liệu các đề tài thi nói môn tiếng Anh. 
 + Học sinh vui đùa trò chuyện ở các bàn ghế đá từ đó tình bạn ngày càng khăng 
khít. 
 + Là nơi thư giản, hít thở không khí trong lành cho học sinh sau các giờ học. 
 + Học sinh yêu thiên nhiên, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường ngay từ cấp 
trung học cơ sở. 
- An toàn 
 + Nhân viên chăm sóc cây xanh thường xuyên phun sạch rêu sân trường (có 
nhiều cây xanh bóng mát nên rêu mọc nhiều gây trơn trượt cho giáo viên và học 
sinh) đặc biệt vào mùa mưa. Và đây cũng là ý tưởng cho học sinh thiết kế máy 
chà rêu trong trường đạt giải I vòng thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố. 
Giải pháp “Xây dựng công viên trường học” tại trường THCS Chu Văn An 
giai đoạn 2014-2018. 
Người thực hiện: Đỗ Thị Như Hoa Trang 18 
 + Nhà chờ ba mẹ đón dưới giàn hoa lan được thiết kế ngay sát phòng bảo vệ để 
bảo đảm an toàn cho học sinh đặc biệt là giờ chiều. 
 + Tưới cây vào sáng sớm để không gây trơn trượt cho học sinh. 
 + Phun xịt thuốc, bón phân vào chiều thứ bảy để không ảnh hưởng sức khỏe 
của mọi người. 
 + Chọn các loại cây đẹp, cây xanh nhưng không độc gây ảnh hưởng xấu đến 
sức khỏe học sinh. 
 + Thường xuyên tỉa nhánh, tỉa cành để cây đẹp và chặt cây khô để đảm bảo an 
toàn cho mọi người. 
 + Vị trí đặt các mô hình động vật phải chắc chắn, an toàn cho học sinh. 
 + Hạn chế trồng các loại cây có gai dễ gây thương thương tích cho học sinh. 
- Tiết kiệm 
 + Chọn cây có hiệu quả kinh tế về thời gian và giá thành sử dụng: Cây ngân 
hậu, lan ý, đại phú, đuôi chồn, bông giấy dễ trồng và dễ gây giống trồng lại. 
 + Trồng các loại cây phục vụ cho vườn cây thuốc nam, dụng cụ trực quan cho 
các tiết học sinh vật, mỹ thuật: Cây sống đời, cây lô hội, cây hạnh (tắc), cây 
hương thảo,  
 + Ưu tiên trồng các loại cây bóng mát lâu năm như cây phượng, giả tỵ, cây si, 
cây sake, cây điệp vàng, ngọc lan,  loại cây này không tốn thời gian chăm sóc. 
 + Xây dựng hệ thống tưới nước mùa khô, sử dụng tiết kiệm nguồn nước tưới 
cây để giảm chi phí ngân sách hàng tháng. 
 + Nhân viên phục vụ lên kế hoạch đình kỳ bón phân bổ sung các loại cây phải 
thay theo theo mùa vụ để Hiệu trưởng duyệt mua. 
 + Kế toán phụ trách công tác quyết toán, kinh phí trồng cây xanh theo đúng 
quy chế chi tiêu của đơn vị. 
 + Vận động nguồn cây xanh trong phụ huynh học sinh để bổ sung cho công 
viên trường. 
3. Kiểm tra – đánh giá 
Giải pháp “Xây dựng công viên trườn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_xay_dung_cong_vien_truong_ho.pdf