Trong bài 4 SGK trang 14 “Máy tính và phần mềm máy tính”, ở mục 2: “Cấu trúc chung của máy tính điện tử” giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm:
- Giáo viên chia lớp học thành 3 nhóm để thảo luận (mỗi tổ thành một nhóm), mỗi nhóm yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ.
+ Nhóm 1 (tổ 1): Tìm hiểu về bộ xử lí trung tâm
+ Nhóm 2 (tổ 2): Tìm hiểu về thiết bị vào và thiết bị ra
+ Nhóm 3 (tổ 3): Tìm hiểu về bộ nhớ
- Các nhóm hoạt động độc lập với nhau, giáo viên sẽ ấn định thời gian thảo luận (khoảng từ 3-5 phút), hết thời gian thảo luận các nhóm sẽ đổi chéo nội dung thảo luận cho nhau, làm như vậy để mỗi nhón đều được nghiên cứu thảo luận 3 nội dung trên.
ớng dẫn, quyết định, của Bộ giáo dục và đào; tài liệu tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học của Sở giáo dục, và Phòng giáo dục; các modun của tài liệu bồi dưỡng thường xuyên khối THCS. - Phương pháp kiểm tra thực tiễn như: Lập biểu thống kê, so sánh, đối chiếu, đánh giá quá trình học tập của các em học sinh thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, học kì, đánh giá kĩ năng thực hành của các em qua các giờ thực hành. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu vận dụng phương pháp day học theo hoạt động nhóm vào bộ môn tin học 6 tại trường THCS Phạm Hồng Thái cho các em học sinh khối 6, lớp 6A, 6B, 6C năm học 2016-2017. - Đề tài áp dụng với mong muốn giúp các em học sinh lớp 6A, 6B, 6C sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo. Hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, tổ chức lãnh đạo, tinh thần hợp tác, trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Hi vọng đề tài này được áp dụng rộng rãi, phù hợp với nhiều môn hoc, nhiều đối tượng học sinh. NỘI DUNG Cơ sở lý luận của vấn đề Để dạy và học đạt được kết quả cao, thì việc giáo viên áp dụng một phương pháp dạy học vào từng tiết học, nội dung bài học là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả. - Phương pháp dạy học là những hình thức thống nhất hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm đạt mục đích dạy học nhất định. - Cánh thức tổ chức hoạt động dạy và học là hình thức hoạt động trong đó giáo viên đóng vai trò điều khiển, tổ chức, hướng dẫn, học sinh là người chủ động tìm hiểu phát hiện ra tri thức. Nhờ đó mới phát huy tính tích cực của học sinh, tự giác trong học tập, giúp các em đạt được độ bền kiến thức, có kĩ năng vận dụng, ứng dụng kiến thức trong quá trình thực hành và trong thực tiễn. * Khái niệm mhóm và hoạt động nhóm: - Nhóm là tập hợp những con người có hành vi tương tác lẫn nhau, để thực hiện các mục tiêu (chung và riêng) và thoả mãn các nhu cầu cá nhân. - Hoạt động nhóm trong dạy học (hay còn gọi là dạy học hợp tác) là một hình thức tổ chức dạy học mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra. Trong hoạt động nhóm có nhiều mối quan hệ giao tiếp: Giữa học sinh với nhau, giữa giáo viên với từng học sinh. - Hoạt động nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhận thức mới. - Trong hoạt động nhóm, quá trình học tập trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau về kiến thức, kĩ năng và phương pháp học tập, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác. - Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, nguồn gốc kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm. Đây là một phương pháp giảng dạy khá ưu việt, cho phép rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh hiện đang được áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học, cấp học. Thực trạng của vấn đề Những thuận lợi - Thầy và trò chúng tôi được làm việc và học tập dưới mái trường tương đối khang trang và sạch đẹp, cơ sở vật chất của nhà trường dần dần được trang bị đầy đủ, trong đó có sự trang bị cho việc dạy và học môn tin học, cụ thể: đã có phòng học và thực hành riêng cho bộ môn, bảng từ, 2 bộ máy chiếu (Projecter), bàn ghế đầy đủ và tương đối đảm bảo chất lượng theo yêu cầu dạy học. - Bên cạnh đó là sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường nên phòng máy tuy số lượng máy tính ít nhưng thường xuyên được bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng máy phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò được tốt hơn. - Bản thân tôi là một giáo viên tin học cũng được lãnh đạo nhà trường quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình công tác. Để tôi có thời gian nghiên cứu, học tập thêm để nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. - Về phía học sinh đa số các em rất yêu thích môn học không chỉ vì nó khá mới mẻ mà còn đem lại cho các em nhiều điều lí thú, là chiếc cầu nối các em với thời đại: “thời đại của công nghệ thông tin” Những khó khăn - Trường THCS Phạm Hồng Thái đóng trên địa bàn xã Eapô, là một xã còn nhiều khó khăn về kinh tế, một buổi các em đi học còn một buổi phải ở nhà giúp đỡ gia đình làm kinh tế, địa bàn xã rộng, xa trường đi lại khó khăn, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em. Một phần ảnh hưởng đến việc học tập của các em nữa đó là các tệ nạm xã hội như: đánh bài, bida, game online - Tin học là môn học khác hẳn với các môn học khác là kiến thức truyền cho học sinh không mang tính chất vĩnh cửu mà nó luôn thay đổi cùng với sự phát triển của CNTT. Nếu giáo viên không được học hỏi, nắm bắt kịp sự phát triển của CNTT thì kiến thức truyền cho các em không có giá trị thực tiễn trong cuộc sống. - Đây là môn học khá mới mẻ cả về kiến thức lẫn phương phương pháp học so với các môn học khác. Đòi hỏi các em phải có điều kiện để thực hành rèn luyện kĩ năng nhiều song với các em học sinh nông thôn việc tiếp xúc với máy tính là khó khăn, phần lớn kinh tế gia đình của các em không đủ để có thể trang bị cho các em chiếc máy tính để học tập rèn luyện ở nhà. Mà thời gian thực hành trên lớp lại không đủ vì số lượng máy vẫn còn ít so với số học sinh của lớp (3 đến 4 em học tập và thực hành trên một máy tính, trong thực hành thì điện cung cấp cho phòng máy không đủ dẫn đến máy bị khởi động lại đột ngột làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em), dẫn đến giáo viên khó khăn trong việc quản lí và giám sát học sinh trong tiết học. - Trong quá trình giảng dạy tôi cảm nhận được có nhiều em học sinh còn nhút nhát, rụt rè, yếu về kĩ năng giao tiếp, không giám nói nên ý kiến hay quan điểm của mình; việc học tập của các em còn mang nhiều tính thụ động, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo; kĩ năng hợp tác trong các giờ thực hành còn yếu. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Hoạt động nhóm là hình thức dạy học có chiến lược giáo dục mạnh mẽ và linh hoạt, có những đặc trưng cơ bản của dạy học hiện đại, làm cho học sinh thích ứng với sự phát triển. Có rất nhiều cách thức khác nhau để giáo viên có thể nâng cao hiệu quả của những tiết thảo luận trong hoạt động nhóm, nếu như là người có tâm huyết, được đào tạo tốt, nắm chắc quy trình và có biện pháp tổ chức thảo luận hữu hiệu thì người dạy có thể phát huy tối đa mặt tích cực của phương pháp thảo luận nhóm, nó là phương pháp ưu việt, phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh hơn hẳn so với các phương pháp khác. Để vận dụng phương pháp này trong giảng dạy có hiệu qủa theo tôi chúng ta cần phải: - Nắm được những nguyên tắc trong việc xây dựng quy trình thảo luận nhóm, bao gồm: + Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh + Nguyên tắc đảm bảo hài hoà giữa các hình thức dạy và học + Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống + Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế + Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện - Xây dựng được quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm - Chuẩn bị được những điều kiện cần thiết để tiến hành thảo luận nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm có thành công hay không còn tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Nếu giáo viên chuẩn bị tốt, dự kiến được các tình huống xảy ra và có những biện pháp xử lí kịp thời cũng như có sự hợp tác của học sinh thì phương pháp thảo luận nhóm sẽ mang lại kết quả cao. Chính vì thế, trước khi lên lớp giáo viên cần phải chuẩn bị tốt các nội dung sau: + Mục tiêu hoạt động nhóm của bài học này là gì? + Những vấn đề thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì? + Dự định chia lớp thành mấy nhóm? Số lượng học sinh trong nhóm bao nhiêu là phù hợp với nội dung thảo luận? + Thiết bị dạy học cần thiết? + Cần bao nhiêu thời gian cho từng hoạt động nhóm? Dự kiến tình huống sẽ xảy ra và hướng giải quyết? + Soạn nội dung bài giảng, và chuẩn bị những phương án dự bị cho phù phù hợp với nội dung hoạt động nhóm, đồng thời giáo viên cũng cần nhắc nhở học sinh về nhà chuẩn bị trước các nội dung như: Học thuộc bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu, chuẩn bị trước các nội dung thảo luận cho buổi học sau (bảng biểu theo mẫu, bảng báo cáo kết quả, phiếu thảo luận,) - Khi tiến hành một hoạt động nhóm nào đó đều phải đảm bảo đủ 5 nguyên tắc, nếu thiếu 1 trong 5 nguyên tắc thì hoạt động nhóm sẽ thất bại. 5 nguyên tắc đó là: Nguyên tắc 1: Phụ thuộc tích cực Nguyên tắc 2: Trách nhiệm cá nhân Nguyên tắc 3: Tương tác tích cực trực tiếp Nguyên tắc 4: Kĩ năng xã hội Nguyên tắc 5: Đánh giá rút kinh nghiệm Quy trình tổ chức hoạt động nhóm có thể được chia là 5 bước sau: Bước 1: Chia nhóm - Để việc phân chia nhóm đươc hợp lí, phù hợp, đảm bảo với nội dung thảo luân thì người giáo viên phải dựa vào: Số lượng học sinh của lớp học, đặc điểm của từng học sinh và chủ đề bài học, cũng có thể chia nhóm ngẫu nhiên như theo sổ điểm danh, theo giới tính, theo tổ, theo vị trí chỗ ngồi, - Như vậy có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có ưu và nhược điểm riêng. Tuỳ vào điều kiện cụ thể mà giáo viên có thể áp dụng cách * Chia theo vị trí ngồi: Hai học sinh ngồi cạnh nhau, các học sinh ngồi cùng bàn, học sinh hai bàn quay mặt với nhau. * Chia theo danh sách lớp: Nhóm học sinh có thứ tự từ nhỏ đến lớn, nhóm học sinh theo thứ tự chẵn lẻ, nhóm học sinh theo thứ tự cách quãng của danh sách lớp. * Chia theo sở thích: Học sinh tự chọn nhóm theo hướng dẫn của giáo viên, học sinh dễ làm việc với nhau, có quan hệ tình cảm tốt với nhau. (Hạn chế cách chia nhóm kiểu này vì không rèn luyện được cho học sinh khả năng giao tiêp làm quen, hợp tác) * Chia theo nhóm địa bàn cư trú: Chia nhóm theo nơi ở của học sinh, các em sẽ tiện đến với nhau khi cần thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà. * Chia theo năng lực của học sinh: Chia nhóm có đầy đủ các đối tương hoc sinh: Học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu (ưu điểm: Giảm sự chênh lệch về năng lực giữa các nhóm, tạo điều kiện để học sinh giúp đỡ lẫn nhau). * Chia theo theo cách ngẫu nhiên: Giáo viên đếm số thứ tự 1, 2, 3, n rồi lặp lại cho đến học sinh cuối cùng (n là số nhóm cần chia). Phân chia sẵn vị trí ngồi cho các nhóm. Các học sinh mang số 1 sẽ về vị trí số 1 (nhóm 1), tiếp theo đến nhóm n (ưu điểm của cách chia này là rèn cho các em học sinh khả năng làm quen, hợp tác). - Sau khi chia nhóm, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm tự bầu ra một nhóm trưởng có trách nhiệm điều hành nhóm trong suốt quá trình làm việc và bầu ra một thư kí để ghi chép những kiến thức thống nhất của nhóm. Sự điều hành và phân công hợp lý, dung hoà các mối quan hệ của các thành viên trong nhóm có ý nghĩa quan trong đối với kết quả hoạt động và tinh thần đoàn kết trong nhóm. Qua đó học sinh học được cách thức tổ chức, kĩ năng giao tiếp, tính tự giác, tự lập,là cơ hội rèn luyện khả năng cần thiết của nhà lãnh đạo trong tương lai. Vai trò nhóm trưởng và thư kí nên được phân công luân phiên để mọi thành viên trong nhóm đều có điều kiện tập dược và học hỏi. Bước 2: Giao nhiệm vụ - Giáo viên giới thiệu chủ đề, giao nhiệm vụ chung và cụ thể cho mỗi nhóm. - Giáo viên đưa ra những hướng dẫn cho học sinh từng bước thực hiện, cung cấp cho học sinh những tài liệu tham khảo. - Giáo viên nói rõ thời gian hoàn thành nhiệm vụ để học sinh chủ động lập kế hoạch. - Giáo viên phổ biến cách thức và thang điểm đánh giá kết quả nhóm. Bước 3: làm việc nhóm - Lập kế hoạch chi tiết và có sự phân công cụ thể đến từng thành viên. Kế hoạch cần phải được thoả thuận và nhất trí trong nhóm. Đảm bảo không có thành viên không đồng ý hay tự ý hoạt động theo ý kiến của mình. - Thảo luận quy tắc làm việc và đề nghị mỗi thành viên đều phải tuân thủ. - Tiến hành giải quyết nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiên, nhóm trưởng nắm thật rõ sự phân công nhằm đôn đốc các thành viên hoàn thành đúng tiến độ. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm với công việc được giao và đồng thời hỗ trợ nhau để thực hiện mục tiêu chung của cả nhóm. - Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp. Bước 4: Trình bày và đánh giá kết quả Việc này xem như là bắt buộc sau mỗi lần hoạt động nhóm, nó được coi trọng như việc tiếp thu kiến thức mới. Bước 5: Tổng kết, rút kinh nghiệm Do hạn hẹp về thời gian của một tiết học, hoạt động nhóm có thể tiến hành đơn giản hơn: Sau khi chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, các học * Một số ví dụ vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong môn Tin học 6 mà tôi đã áp dụng: Ví dụ 1 (Chia nhóm nhỏ để thảo luận): Trong bài 3 SGK trang 9 “Em có thể làm gì nhờ máy tính”, ở mục 2: “Có thể dùng máy tính vào những việc gì?” giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm: - Giáo viên chia nhóm nhỏ cùng thảo luận (chia theo vị trí chỗ ngồi 2 bàn gần nhau quay lại với nhau thành một nhóm để thảo luận), dự kiến thời gian thảo luận 7 phút. - Các nhóm cùng thảo luận nội dung: Liệt kê những công việc mà máy tính có thể làm việc? Lấy ví vụ minh hoạ cho mỗi công việc đó? - Các nhóm tiến hành thảo luận theo nhóm, giáo viên quan sát và giám sát các hoạt động của từng nhóm. - Kết thúc thời gian thảo luận, giáo viên chỉ định bất kỳ nhóm trình bày kết quả của mình, những nhóm sau nhận xét và bổ sung thêm ý kiến (các ý kiến của nhóm sau không được lặp lại ý kiến của nhóm trước đã trình bày). Sau đó giáo viên nhận xét và kết luận. (Ảnh các em hoạt động nhóm 2 bàn ngồi cạnh nhau) Ví dụ 2 (Chia nhóm theo tổ để thảo luận): Trong bài 4 SGK trang 14 “Máy tính và phần mềm máy tính”, ở mục 2: “Cấu trúc chung của máy tính điện tử” giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm: - Giáo viên chia lớp học thành 3 nhóm để thảo luận (mỗi tổ thành một nhóm), mỗi nhóm yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ. + Nhóm 1 (tổ 1): Tìm hiểu về bộ xử lí trung tâm + Nhóm 2 (tổ 2): Tìm hiểu về thiết bị vào và thiết bị ra + Nhóm 3 (tổ 3): Tìm hiểu về bộ nhớ - Các nhóm hoạt động độc lập với nhau, giáo viên sẽ ấn định thời gian thảo luận (khoảng từ 3-5 phút), hết thời gian thảo luận các nhóm sẽ đổi chéo nội dung thảo luận cho nhau, làm như vậy để mỗi nhón đều được nghiên cứu thảo luận 3 nội dung trên. - Các nhóm tiến hành nộp các bản báo cáo kết quả thảo luận, cuối cùng giáo viên sẽ so sánh kết quả của các nhóm theo từng nội dung một rồi rút ra nhận xét, kết luận. (Ảnh các em hoạt động nhóm theo tổ) Ví dụ 3 (chia nhóm đánh giá): Trong bài 10 SGK trang 41 “Hệ điều hành làm việc những gì?” giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung đồng thời ở mục 1 và mục 2. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (mỗi dãy bàn chia làm 2 nhóm), giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, thời gian thảo luận cho mỗi nội dung là 15 phút. + Nhóm 1; 2 tìm hiểu nội dung 1: Hệ điều hành – phần mềm máy tính + Nhóm 3; 4 tìm hiểu nội dung 2: Các nhiệm vụ của hệ điều hành - Giáo viên có thể định hướng cho những vấn đề cần thảo luận của từng nội dung cho các nhóm thực hiện bằng một số câu hỏi gợi ý: * Nội dung 1: + Em thử hình dung xem nếu máy tính không có hệ điều hành thì điều gì sẽ xảy ra? + Hệ điều hành là phần mềm hay phần cứng? + Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng có gì khác nhau? + Phần mềm nào được cài đặt đầu tiên trong máy tính? tại sao? + Thống kê một số hệ điều hành được sử dụng phổ biến hiện nay? * Nội dung 2: + Hệ điều hành có những nhiệm vụ gì đối với máy tính? + Liệt kê các tài nguyên của máy tính? + Vai trò quan trọng của hệ điều hành máy tính là gì? + Khi một máy tính hoạt động sảy ra lỗi tranh chấp tài nguyên là do đâu? + Hệ điều hành khác nhau thi giao diện của nó có khác nhau không? - Sau khi hết thời gian thảo luận giáo viên yêu cầu: Nhón 1 trình bày kết quả thảo luận của mình, nhóm 2 nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến cho nhóm 1; Nhón 3 trình bày kết quả thảo luận của mình, nhóm 4 nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến cho nhóm 3, cuối cùng giáo viên nhận xét đánh giá đưa ra kết luận. (Ảnh các em hoạt động chia nhóm đánh giá theo chủ đề) Ví dụ 4 (chia nhóm theo sở thích): Trong bài 15 SGK trang 78 “Chỉnh sữa văn bản”, sau khi học xong bài thực hành 5 giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh khai thác trước nội dung bài 15 với các nội dung cho trước: + Nội dung 1: Xoá và chèn thêm văn bản + Nội dung 2: Chọn phần văn bản + Nội dung 3: Sao chép văn bản + Nội dung 4: Di chuyển văn bản Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, thời gian thảo luận 15 phút. + Nhóm 1: Thảo luận nội dung 1 + Nhóm 2: Thảo luận nội dung 2 + Nhóm 3: Thảo luận nội dung 3 + Nhóm 4: Thảo luận nội dung 4 Sau đó giáo viên cho các em tự lựa chọn nhóm cho mình, tiến hành về vị trí của nhóm mình theo sự hướng dẫn của giáo viên. Kết thúc thời gian thảo luận giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giáo viên nhận xét, kết luận. (Ảnh các hoạt động nhóm lựa chọn theo sở thích) Ví dụ 5 (chia nhóm hoạt động theo cặp 2 học sinh – “ giảng – viết - thảo luận”): Với cách này thường áp dụng sau khi thực hiện xong một nội dung (một mục) của bài học hay kết thúc bài học. Trong bài 11 SGK trang 43 “Tổ chức thông tin trong máy tính”, sau khi học xong bài học giáo viên có thể củng cố nội dung của bài học bằng phiếu học tập, đồng thời qua kết quả của phiếu học tập giáo viên có thể biết được mức độ hiểu bài của các em học sinh. - Giáo viên chia nhóm học sinh: 2 em học sinh ngồi cùng một bàn thành 1 nhóm sau đó phát phiếu học tập yêu cầu các em thảo luận và trả lời vào phiếu học tập Phiếu học tập: Hãy lựa chọn đáp án đúng và giải thích tại sao em lựa chọn đáp án đó? Câu 1: Trong các câu sau, những câu nào đúng? A. Thư mục có thể chứa tệp tin B. Tệp tin có thể chứa trong các tệp tin khác C. Thư mục có thể chứa các thư mục con D. Tệp tin luôn chứa các thư mục con Câu 2: Một thư mục có thể chứa bao nhiêu tệp tin? 1 10 Không hạn chế số lượng,chỉ phụ thuôc vào dung lượng bộ nhớ Tất cả đều sai Họ tên học sinh 1: Họ tên học sinh 2: - Kết thúc thảo luận giáo viên thu lại phiếu học tập của học sinh, có thể nhận xét và chấm điểm nhanh một số phiếu học tập của các nhóm, số còn lại giáo viên có thể nhận xét và thông báo kết quả vào buổi học sau. (Ảnh hoạt động nhóm 2 em một cặp) * Đối với các giờ thực hành do điều kiện phòng máy hạn chế về số lượng, giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ để hoạt động thực hành, giáo viên chỉ định các nhóm (3 đến 4 em học sinh một nhóm), giám sát quá trình thực hành của các em, hỗ trợ giúp đỡ các em trong quá trình thực hành. (Một số hình ảnh các em hoạt động nhóm trong giờ thực hành) Kết quả đạt được * So sánh kết quả: - Trước khi áp dụng : Lớp Giỏi KHá TB yếu 6A 10% 35% 54% 1% 6B 5% 15% 73% 7% 6C 9% 18% 64% 9% - Sau khi áp dụng : Lớp Giỏi KHá TB yếu 6A 18% 53% 29% 0% 6B 8% 22% 69% 1% 6C 10% 23% 63% 4% Qua thực tế giảng dạy theo tinh thần của sáng kiến bước đầu đem lại một số kết quả: * Về ưu điểm: - Học sinh hứng thú, say mê hơn khi học, dễ nắm bắt kiến thức bài học, khắc sâu kiến thức, hiệu quả công việc được tăng lên. - Học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. Tất cả các em học sinh đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. - Học sinh được rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, lập luận tốt, kĩ năng thực hành tốt. - Qua việc học tập theo phương pháp hoạt động nhóm, thấy được các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp, bước đầu đã dần hình thành được kĩ năng sống cho các em học sinh. * Những tồn tại: - Là môn khoa học mới và khó nên việc giảng dạy cho học sinh nắm và lĩnh hội kiến thức còn chưa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là tiết thực hành, học sinh còn lúng túng trong việc sử dụng máy tính nên chưa phát huy được tốt đa thời gian thực hành. - Do phòng máy vi tính chưa đủ số lượng máy cho học sinh để các em quan sát và thực hành nên kĩ năng thuwch hành còn yếu. - Dạy học theo nhóm có thể gây ồn trong lớp, khó kiểm soát, vì vậy giáo viên cần chú ý giáo dục và rèn luyện kĩ năng hoạt động hợp tác trong nhóm cho học sinh. - Một số học sinh không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả năng của mình với giáo viên hơn là với các bạn. - Trong nhóm có thể có một số học sinh học tập tích cực, một số kh
Tài liệu đính kèm: