Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường Trung học Phổ thông Ngã Năm

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường Trung học Phổ thông Ngã Năm

1.1. Lý do chọn đề tài

Năm học 2016 – 2017 cả nước tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,

Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong

điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Năm học

2016 – 2017 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng ban hành công văn về việc “Chủ

động tích cực đổi mới hoạt động quản lý giáo dục và hoạt động dạy học”.

Năm học 2016 – 2017, tôi được phân công kiêm nhiệm công tác đoàn, là một Bí

thư Đoàn cơ sở tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển phong trào và quản lý

đoàn viên thanh niên, để hoàn thanh nhiệm vụ năm học của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà

trường đã đề ra. Việc nghiên cứu và viết đề tài còn giúp cho giáo viên làm công tác

Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh tại trường trung học phổ thông

(THPT) Ngã Năm có được cái nhìn tổng quan để hoạch định các kế hoạch, chương

trình công tác đoàn tại trường.

Trong chương trình công tác Đoàn, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn

mong muốn giáo dục và bồi dưỡng kĩ năng sống, bồi dưỡng tinh thần, tình cảm, đạo

đức của học sinh nhằm đạt mục đích giáo dục chung là rèn đức, luyện tài phát triển

hoàn thiện nhân cách đoàn viên thanh niên. Với mục đích nêu trên Đoàn trường không

ngừng nghiên cứu, tìm tòi tạo sân chơi lành mạnh thu hút đoàn viên thanh niên

(ĐVTN) tham gia sau những giờ học trên lớp, giúp các em có các hoạt động lành

mạnh góp phần tránh xa tình trạng bạo lực học đường, phí thời gian vào hoạt động

mạng xã hội ảo như facebook, zalo, game bạo lực. làm các em sao lãng việc học tập,

hình thành nhân cách theo hướng tiêu cực

pdf 17 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1592Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt công tác đoàn và phong trào thanh niên tại trường Trung học Phổ thông Ngã Năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC SINH 
HOẠT CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO 
THANH NIÊN TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ 
THÔNG NGÃ NĂM 
NGUYỄN DUY KHÁNH 
Phường 2, 2017. 
 2 
MỤC LỤC 
 Trang 
 PHẦN 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 1 
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 
1.5. Tính mới của đề tài .............................................................................................. 2 
PHẦN 2: NỘI DUNG ..................................................................................................... 3 
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3 
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 3 
2.3. Biện pháp tiến hành ............................................................................................. 4 
2.4. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 6 
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 8 
3.1. Kết luận chung ..................................................................................................... 8 
3.2. Đề xuất, khuyến nghị ........................................................................................... 8 
3.2.1. Đối với giáo viên làm công tác Đoàn ............................................................... 8 
3.2.2. Với Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường ............................................................. 9 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 10 
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 11 
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 12 
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 13 
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 14 
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 15 
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 
 3 
1.1. Lý do chọn đề tài 
Năm học 2016 – 2017 cả nước tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, 
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong 
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Năm học 
2016 – 2017 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng ban hành công văn về việc “Chủ 
động tích cực đổi mới hoạt động quản lý giáo dục và hoạt động dạy học”. 
Năm học 2016 – 2017, tôi được phân công kiêm nhiệm công tác đoàn, là một Bí 
thư Đoàn cơ sở tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển phong trào và quản lý 
đoàn viên thanh niên, để hoàn thanh nhiệm vụ năm học của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà 
trường đã đề ra. Việc nghiên cứu và viết đề tài còn giúp cho giáo viên làm công tác 
Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh tại trường trung học phổ thông 
(THPT) Ngã Năm có được cái nhìn tổng quan để hoạch định các kế hoạch, chương 
trình công tác đoàn tại trường. 
Trong chương trình công tác Đoàn, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn 
mong muốn giáo dục và bồi dưỡng kĩ năng sống, bồi dưỡng tinh thần, tình cảm, đạo 
đức của học sinh nhằm đạt mục đích giáo dục chung là rèn đức, luyện tài phát triển 
hoàn thiện nhân cách đoàn viên thanh niên. Với mục đích nêu trên Đoàn trường không 
ngừng nghiên cứu, tìm tòi tạo sân chơi lành mạnh thu hút đoàn viên thanh niên 
(ĐVTN) tham gia sau những giờ học trên lớp, giúp các em có các hoạt động lành 
mạnh góp phần tránh xa tình trạng bạo lực học đường, phí thời gian vào hoạt động 
mạng xã hội ảo như facebook, zalo, game bạo lực... làm các em sao lãng việc học tập, 
hình thành nhân cách theo hướng tiêu cực. 
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
Bên cạnh nhiệm vụ năm học, bản thân tôi luôn trách nhiệm làm sao cho công tác 
đoàn góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác Đoàn và chất lượng giáo dục 
toàn diện cho học sinh của Nhà trường nói chung. 
Năm học 2016 - 2017 tôi đã chọn đề tài gắn liền với nhiệm vụ bản thân nhằm 
hoàn thiện lĩnh vực nghiên cứu và góp phần nâng cao chất lượng công tác Đoàn và 
phong trào thanh niên tại trường, để đoàn viên thanh niên luôn xem đoàn là chỗ dựa 
vững chắc, là sân chơi bổ ích, lành mạnh sau tuần lễ học tập. 
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 
 4 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đoàn viên thanh niên đang học tập và sinh 
hoạt tại trường THPT Ngã Năm, năm học 2016 - 2017. 
Đề tài được tiến hành trong phạm vi đối với đoàn viên thanh niên của ba khối lớp 
10, 11, 12 của trường trung học phổ thông Ngã Năm, năm học 2016 - 2017. 
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Để hoàn thành đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu 
tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán 
học, phương pháp đàm thoại. 
Trong các phương pháp nêu trên, tôi sử dụng phương pháp phương pháp phỏng 
vấn là phương pháp chủ đạo. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, đàm thoại là 
phương pháp bổ trợ. 
1.5. Tính mới của đề tài 
Trường THPT Ngã Năm được thành lập từ tháng 9 năm 2015, được chia tách từ 
trường THPT Mai Thanh Thế, Ban chấp hành Đoàn trường hoạt động trên cơ sở kế 
thừa và từ ngày thành lập đến nay sau gần hai năm hoạt động, theo xu hướng phát triển 
của thời đại đòi hỏi Đoàn cơ sở tại đơn vị phải không ngừng đổi mới phương thức nội 
dung sinh hoạt để phù hợp với tình hình mới và là năm đầu tiên tôi áp dụng đề tài vào 
công tác đoàn tại trường THPT Ngã Năm. 
PHẦN 2: NỘI DUNG 
 5 
2.1. Cơ sở lý luận 
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết 
định tương lai, vận mệnh dân tộc. Đảng và Bác Hồ đã đề cao vai trò, vị trí quan trọng 
của thanh niên, xác định thanh niên là đội quân xung kích của cách mạng, Đoàn TNCS 
Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng. 
Bác Hồ căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan 
trọng và rất cần thiết”. Đảng ta luôn giáo dục, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực 
lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp của Đảng và dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, 
dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của 
mình trước Đảng và nhân dân. 
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị của thanh niên, là chỗ dựa tinh 
thần vững chắc cho thanh niên. Do đó, nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong 
trào thanh niên sẽ góp phần vào sự thành công của công tác giáo dục học sinh trong 
trường học. 
Đánh giá vai trò quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hệ thống chính 
trị ở nước ta nói chung và vai trò của tổ chức Đoàn trong nhà trường nói riêng Đảng ta 
đã có rất nhiều Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo về công tác Đoàn và phong trào thanh niên. 
Đặc biệt, gần đây nhất tại kì họp lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng khóa X đã ban 
hành Nghị quyết số 25 ngày 25 tháng 7 năm 2008 “Về tăng cường sự lãnh đạo của 
Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” 
Nghị quyết đã chỉ rõ: “Việc quản lý, tập hợp thanh niên trong tình hình mới khó khăn 
hơn. Điều kiện, phương tiện hoạt động của Đoàn, Hội, chính sách cho cán bộ Đoàn, 
nhất là cán bộ Đoàn cơ sở còn bất cập. Năng lực, trình độ của không ít cán bộ Đoàn 
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; khả năng tập hợp, tổ chức phong trào thanh niên 
trong công tác thanh niên còn hạn chế”. 
Trên cơ sở đó, cần phải tăng cường công tác chỉ đạo, đề ra các biện pháp nâng 
cao hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên. 
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
Công tác Đoàn và phong trào thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng trong các 
trường trung học phổ thông. Tuổi trẻ học đường luôn cần những nét mới, chất trí tuệ 
và văn hoá trong các hoạt động Đoàn, Hội. Công tác Đoàn và phong trào thanh niên 
của trường THPT Ngã Năm đã đạt được những thành tích nổi bật được Chi uỷ, Ban 
 6 
giám hiệu Nhà trường và Đoàn cấp trên ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận 
đoàn viên, thanh niên chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động Đoàn, Hội; 
một số mãng hoạt động đoàn chưa có chiều sâu nên chưa tập hợp rộng rãi được đoàn 
viên thanh niên; chất lượng sinh hoạt và kết quả công tác Đoàn ở một số chi đoàn còn 
chưa cao. 
Nguyên nhân có thể tập trung vào một số điểm lưu ý sau: 
Một là, Ban chấp hành Đoàn trường và các chi đoàn trực thuộc chủ yếu kiêm 
nhiệm, nên chưa tập trung thời gian cho công tác Đoàn. 
Hai là, đội ngũ cán bộ Đoàn đa phần còn trẻ và chưa được tập huấn về chuyên 
môn, nghiệp vụ trong công tác Đoàn, Hội, chủ yếu công tác và phong trào theo kinh 
nghiệm được tiếp thu và từ thực tiễn. 
Ba là, một số chi đoàn còn yếu trong khâu tổ chức các hoạt động tập hợp, thu hút 
đoàn viên, thanh niên dẫn đến việc một bộ phận đoàn viên thanh niên bị lôi cuốn vào 
các trò chơi như: game; mạng xã hội như Zalo, Facebook... hậu quả làm cho số lượng 
học sinh yếu kém tăng, tổ chức Đoàn ở một số chi đoàn còn yếu. 
Bốn là, hoạt động qua nhiều năm liền, thành khuôn khổ và trùng lặp hàng năm 
nên gây ra sự nhàm chán, đoàn viên thanh niên không hứng thú với phong trào. 
Năm là, sự hạn chế về năng lực, nghiệp vụ công tác Đoàn của nhiều cán bộ chi 
đoàn, hầu hết Ban chấp hành các chi đoàn là học sinh, công tác đoàn là kiêm nhiệm, 
thời gian học là chính nên chưa có thời gian nhiều để chăm lo phát triển chi đoàn. Vì 
vậy, các đồng chí này đã gặp không ít khó khăn trong công tác Đoàn, làm cho kết quả 
công tác Đoàn một số mãng chưa thực sự hiệu quả, như công tác tập hợp thanh niên. 
Sáu là, nhận thức của một số cán bộ Đoàn chưa đầy đủ về vai trò của tổ chức 
Đoàn trong nhà trường nên còn coi nhẹ công tác thu hút, tập hợp thanh niên hoạt động 
trong tổ chức Đoàn. 
Bảy là, còn một bộ phận thanh niên chưa thực sự phấn đấu vào Đoàn. Một số 
đoàn viên, thanh niên không nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể do Đoàn trường 
và Nhà trường tổ chức. 
2.3. Biện pháp tiến hành 
Trước khi là một tổ chức Đoàn cơ sở, Đoàn trường THPT Ngã Năm là phân hiệu 
của trường THPT Mai Thanh Thế, từ tháng 9/2015 trường được chia tách và mang tên 
 7 
THPT Ngã Năm, những ngày đầu sau chia tách và đi vào hoạt động công tác Đoàn tại 
trường hoạt động hiệu quả và được đoàn cấp trên xét Đoàn trường vững mạnh. 
Các biện pháp nhằm đổi mới nội dung, phương thức công tác đoàn tại Đoàn 
trường THPT Ngã Năm, năm 2016 - 2017: 
Một là, ngay từ đầu Ban chấp hành Đoàn trường cùng nhau xây dựng chương 
trình hoạt động nhằm nâng cao chất lượng công tác Đoàn, kế hoạch hoạt động đoàn 
trong nhiệm kỳ gắn liền với nhiệm vụ năm học của Chi bộ, Ban giám hiệu. 
Hai là, hoạt động theo chủ đề hàng tháng, tránh trùng lắp gây mất sự hứng thú 
với công tác Đoàn của đoàn viên thanh niên. 
+ Nội dung biện pháp: 
Công tác tổ chức giáo dục truyền thống thường được tiến hành nhân các ngày kỷ 
niệm như: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 
1/12, Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, Ngày học sinh sinh viên 
Việt Nam 9/1, Hội trại mừng Đảng mừng Xuân, Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt 
Nam 3/2, Ngày thành lập Đoàn 26/3, Lễ tri ân và trưởng thành 
Tuy nhiên, phần lớn các buổi giáo dục truyền thống còn được tổ chức một cách 
khô cứng nên đoàn viên, thanh niên tham gia một cách thụ động, gây nên sự nhàm 
chán và không thu hút. Do đó, cần phải đổi mới các hình thức tuyên truyền giáo dục 
truyền thống cho đoàn viên, thanh niên. Có rất nhiều hình thức giáo dục truyền thống 
như: tuyên truyền, cổ động, tổ chức đợt cao điểm theo chủ đề tháng, về nguồn, phối 
hợp các cơ quan đơn vị tổ chức tuyên truyên, tuyên truyền an toàn giao thông, tư vấn 
hướng nghiệp, hội thi... 
+ Tổ chức thực hiện: 
Để thu hút tập hợp được Đoàn viên thanh niên tham gia có hiệu quả trong công 
tác giáo dục truyền thống cần phải có nhiều hình thức hấp dẫn, đa dạng. Phải có kế 
hoạch chi tiết, chuẩn bị chu đáo để có thể thu được kết quả cao nhất. Tôi đã lập kế 
hoạch cụ thể theo tháng, tuần và đưa về các chi đoàn. Với chủ điểm của tháng, sẽ thức 
tổ chức giáo dục, sinh hoạt cụ thể phù hợp. 
Ban chấp hành Đoàn trường tham mưu, đề xuất với Chi ủy, Ban giám hiệu tổ 
chức các sân chơi: tiết học tốt, hoa điểm 10, thành lập các câu lạc bộ như cầu lông, đá 
cầu, bóng chuyền, giọt máu hồng 
Ba là, đa dạng hóa nội dung, hình thức hoạt động Đoàn. 
 8 
Chất lượng sinh hoạt Đoàn thể hiện thành quả trong hoạt động cả tập thể cán bộ 
đoàn viên, thanh niên của đơn vị trong công tác. Do đó việc nâng cao chất lượng sinh 
hoạt chi đoàn nói riêng và chất lượng sinh hoạt Đoàn nói chung sẽ góp phần nâng cao 
chất lượng công tác giáo dục toàn diện của Nhà trường. 
+ Nội dung biện pháp: 
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt 
Đoàn tại đơn vị. 
+ Tổ chức thực hiện: 
Một là, cần phải có kế hoạch cụ thể về các mặt hoạt động Đoàn, triển khai một 
cách kịp thời, sâu rộng đến đoàn viên, thanh niên 
Hai là, tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục tình yêu quê hương đất nước, 
tinh thần tự hào dân tộc, ý chí phấn đấu vượt khó trong cuộc sống cho đoàn viên, thanh 
niên. 
Ba là, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt Đoàn. Các buổi sinh hoạt chi đoàn 
theo chủ đề từng tháng được cụ thể hoá và triển khai bằng các hình thức khác nhau: thi 
tìm hiểu, tọa đàm, hội thi... Biện pháp này giúp cho các chi đoàn tập hợp được đoàn 
viên, thanh niên tham gia và nâng cao được chất lượng sinh hoạt của mỗi chi đoàn. 
Bốn là, tăng cường tổ chức các sân chơi trí tuệ, các câu lạc bộ học thuật để thu 
hút đoàn viên, thanh niên. 
Năm là, tổ chức các buổi giao lưu, giao lưu kết nghĩa giữa các chi đoàn để trao 
đổi kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm trong công tác đoàn... tạo nên sự đoàn kết, giúp 
đỡ nhau giữa các đoàn viên, thanh niên. 
2.4. Kết quả nghiên cứu 
* Mặt đạt được: 
Hoạt động theo kế hoạch nên thu hút được phần lớn đoàn viên thanh niên tham 
gia phong trào với tinh thần vui chơi lành mạnh, bổ ích. 
Giáo dục được ý thức và hình thành nhân cách đoàn viên thanh niên theo hướng 
tích cực. 
Qua các hoạt động giao lưu giữa các chi đoàn, các chi đoàn đã kết nghĩa với nhau 
từ đó tránh và giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường. Thống kê trong năm học 2016 
- 2017 đoàn viên thanh niên dưới sự quản lý trực tiếp từ Đoàn trường không có tình 
trạng bạo lực học đường. 
 9 
* Tồn tại, hạn chế: 
Một bộ phận ĐVTN chưa hiểu rõ về tổ chức Đoàn và chưa nhận thức được trách 
nhiệm bản thân, tác dụng qua các buổi sinh hoạt Đoàn. 
Ban chấp hành đoàn trường và chi đoàn chủ yếu là kiêm nhiệm, giáo viên làm 
công tác đoàn còn nặng về chuyên môn và còn nhiều khó khăn về kinh tế nên chưa đầu 
tư nhiều thời gian cho công tác đoàn, dẫn đến phong trào còn ít và thiếu chiều sâu. 
Bí thư chi đoàn các lớp là học sinh chủ yếu dành thời gian cho việc học tập nên 
chưa dành nhiều thời gian quan tâm công tác đoàn. Việc thay đổi nhân sự hàng năm 
Ban chấp hành Đoàn trường và chi đoàn lớp cần thời gian chấn chỉnh để đi vào nề nếp. 
Một số cán bộ Đoàn chưa nhận thức đầy đủ vai trò của tổ chức Đoàn. Đặc biệt, 
kỹ năng, nhiệm vụ công tác Đoàn của một số cán bộ Đoàn còn yếu. 
 10 
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
3.1 Kết luận chung 
Công tác Đoàn và phong trào thanh niên luôn được Đảng và Nhà nước ta quan 
tâm, đặc biệt là chất lượng công tác Đoàn trong trường học. Đề tài: “Đổi mới nội dung, 
phương thức sinh hoạt công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại trường THPT Ngã 
Năm” đã đề cập tới một vấn đề đang được chú ý: Nâng cao chất lượng công tác Đoàn 
từ đó góp phần vào công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Đề tài này có tính ứng 
dụng thực tiễn cao; các biện pháp trong đề tài đã góp phần tích cực nâng cao kết quả 
công tác Đoàn và phong trào thanh niên của đơn vị. 
Nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của sáng kiến kinh 
nghiệm và hạn chế của đề tài: 
Qua đề tài giáo viên làm công tác đoàn cơ sở tại trường học hiểu được tâm tư, 
tình cảm nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên để định hướng các kế hoạch và 
chương trình công tác đoàn. 
Giáo viên làm công tác đoàn tại trường định hướng cho đoàn viên thanh niên đi 
đúng hướng mục tiêu giáo dục, rèn luyện đạo đức và rèn luyện bồi dưỡng các kỹ năng 
sống cơ bản và cần thiết cho đoàn viên thanh niên. 
 Thời gian học tập trên lớp của đoàn viên thanh niên chiếm phần lớn quỹ thời 
gian nên không có nhiều thời gian tham gia thể dục thể thao, văn nghệ, câu lạc bộ... do 
Đoàn tổ chức. 
3.2. Đề xuất, khuyến nghị 
3.2.1. Đối với giáo viên làm công tác Đoàn 
Không ngừng tìm tòi, học hỏi để tổ chức các hoạt động và phong trào thiết thực 
tại đơn vị. 
Lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của đoàn viên thanh niên, hoạch định kế 
hoạch chiến lược để đảm bảo phát huy tính sáng tạo trong công tác. 
Đoàn phải tạo ra uy tín, niềm tin cho đoàn viên thanh niên và xã hội, tìm kiếm 
các nguồn tài trợ từ các mạnh thường quân để tổ chức nhiều hơn các phong trào và sân 
chơi cho đoàn viên thanh niên. 
 11 
3.2.2. Với Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trƣờng 
Đề tài này được thực hiện trong thời gian có hạn, phạm vi thực hiện còn nhỏ, bản 
thân tác giả còn có những hạn chế nhất định khi thực hiện đề tài. Vì vậy, tôi có một số 
đề xuất, khuyến nghị sau: 
Cần tiếp tục thực hiện đề tài trong thời gian tiếp theo để có thể đánh giá một cách 
chính xác tác động của những biện pháp thực hiện trong đề tài đối với kết quả công tác 
Đoàn và phong trào thanh niên. 
Thời gian đến hết năm học và để chuẩn bị tốt cho các phong trào cần sử dụng 
phiếu bảng hỏi để tìm hiểu tình hình và tâm tư nguyện vọng của đoàn viên thanh niên 
để tạo ra các phong trào thiết thực. 
Không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp quản lý, đa dạng các hình thức sinh 
hoạt đoàn thông qua các trò chơi dân gian, thể dục thể thao, văn nghệ, câu lạc bộ học 
thuật để thu hút tập hợp đoàn viên thanh niên tham gia. 
Cần chú trọng công tác tập huấn, trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho 
các cán bộ Đoàn. Đội ngũ cán bộ Đoàn giỏi sẽ là hạt nhân để thu hút, tập hợp ĐVTN 
tham gia công tác Đoàn từ đó có thể nâng cao kết quả các mặt trong công tác Đoàn. 
Vận động các nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động để tạo ra nhiều phong trào bổ 
ích và thiết thực cho đoàn viên thanh niên tại đơn vị. 
 12 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Số 56 CT/TWĐTN: Chương trình hành 
động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần 
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của 
Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. 
Ngày 27 tháng 10 năm 2008. Hà Nội. 
2. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương 
Đảng khóa X. Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác 
thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. 
 13 
PHỤ LỤC 
Tham gia giải điền kinh cấp trường 
Thi kéo co 
 14 
Thi kéo co 
Thi kéo co 
 15 
Thi nấu ăn 
Sinh hoạt lửa trại 
 16 
Tham gia giải bóng đá nữ 
Tham gia buổi tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp 
 17 
Thi tìm hiểu kiến thức pháp

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_noi_dung_phuong_thuc_sinh_hoat.pdf