Sáng kiến kinh nghiệm Điểm mới giúp giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt buổi họp phụ huynh học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Điểm mới giúp giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt buổi họp phụ huynh học sinh

5.Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Làm thế nào để có một buổi họp phụ huynh hiệu quả, đạt được mục đích

tạo được sự kết nối giữa giáo viên và phụ huynh nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn

trong học tập và tu dưỡng?

Họp phụ huynh đầu năm học cũng có thể coi là buổi diễn thuyết nhỏ của

giáo viên chủ nhiệm đối với tập thể phụ huynh học sinh. Nếu giáo viên chủ

nhiệm có sự chuẩn bị tốt nội dung, trình tự thực hiện và cả hình thức bên ngoài

thì sẽ mang lại hiệu quả khá cao. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên

chủ nhiệm thường tổ chức không tốt buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm do

không chuẩn bị tốt nội dung, hình thức tổ chức chưa tốt và quan trọng là chưa tự

tin khi đứng trước đám đông. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến niềm tin của phụ

huynh đối với giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm không nhận được sự2

hợp tác tích cực của phụ huynh trong việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia

đình, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.

Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm đã trải qua nhiều năm công tác,

Năm nào cũng vậy sau khi nhận lớp, mặc dù nhà trường chưa có lịch họp phụ

huynh học sinh đầu năm nhưng vì lòng yêu nghề và yêu học sinh thôi thúc tôi

luôn có ý thức làm thế nào để tổ chức tốt buổi họp phụ huynh đầu năm? Cần

phải tạo được niềm tin và ấn tượng tốt với phụ huynh ngay từ đầu năm học thì

mọi việc sẽ thành công. Nhưng làm như thế nào, tổ chức buổi họp ra sao để

mang lại hiệu quả tốt nhất là điều mà không chỉ bản thân tôi mà tất cả giáo viên

chủ nhiệm đều trăn trở suy nghĩ. Buổi họp không chỉ là thông báo một chiều từ

phía giáo viên mà phải nhận được sự hợp tác tích cực từ phía phụ huynh thì mới

thành công. Bản thân tôi cũng là một phụ huynh, cũng đi họp cho con và điều tôi

mong mỏi không chỉ là nghe những thông báo từ nhà trường, từ giáo viên chủ

nhiệm mà còn là những biện pháp giáo dục học sinh tốt nhất. Nhận thức được

điều đó hàng năm mặc dù được nhà trường phân công là giáo viên chủ nhiệm

khối lớp nào, tôi cũng có sự chuẩn bị khá chu đáo cho buổi họp phụ huynh học

sinh đầu năm học. Số lượng phụ huynh đi họp nhiều hơn, các biện pháp phối

hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường đã có được kết quả tốt.

Vì thế việc tổ chức tốt buổi họp phụ huynh học sinhlà việc làm không thể

thiếu. Tôi khẳng định đây cũng chính là “tính mới”của sáng kiến này.

pdf 7 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 2957Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Điểm mới giúp giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt buổi họp phụ huynh học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Ngành Giáo dục Thị xã Bình Long. 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Họ và tên 
Ngày 
tháng 
năm sinh 
Nơi công 
tác 
Chức danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc 
tạo ra 
sáng kiến 
Phạm 
Nguyệt Thu 
8/6/1969 
Trường 
Tiểu học 
An Lộc A 
Giáo viên 
giảng dạy 
lớp 2 
CĐSP 
Tiểu 
học. 
100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Điểm mới giúp giáo 
viên chủ nhiệm tổ chức tốt buổi họp phụ huynh học sinh. 
 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Cấp Thị xã năm học 2020 – 2021. 
3.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ( chủ nhiệm ) 
4.Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 9 năm 2020 
5.Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1. Tính mới của sáng kiến: 
Làm thế nào để có một buổi họp phụ huynh hiệu quả, đạt được mục đích 
tạo được sự kết nối giữa giáo viên và phụ huynh nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn 
trong học tập và tu dưỡng? 
Họp phụ huynh đầu năm học cũng có thể coi là buổi diễn thuyết nhỏ của 
giáo viên chủ nhiệm đối với tập thể phụ huynh học sinh. Nếu giáo viên chủ 
nhiệm có sự chuẩn bị tốt nội dung, trình tự thực hiện và cả hình thức bên ngoài 
thì sẽ mang lại hiệu quả khá cao. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên 
chủ nhiệm thường tổ chức không tốt buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm do 
không chuẩn bị tốt nội dung, hình thức tổ chức chưa tốt và quan trọng là chưa tự 
tin khi đứng trước đám đông. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến niềm tin của phụ 
huynh đối với giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm không nhận được sự 
 2 
hợp tác tích cực của phụ huynh trong việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia 
đình, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. 
Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm đã trải qua nhiều năm công tác, 
Năm nào cũng vậy sau khi nhận lớp, mặc dù nhà trường chưa có lịch họp phụ 
huynh học sinh đầu năm nhưng vì lòng yêu nghề và yêu học sinh thôi thúc tôi 
luôn có ý thức làm thế nào để tổ chức tốt buổi họp phụ huynh đầu năm? Cần 
phải tạo được niềm tin và ấn tượng tốt với phụ huynh ngay từ đầu năm học thì 
mọi việc sẽ thành công. Nhưng làm như thế nào, tổ chức buổi họp ra sao để 
mang lại hiệu quả tốt nhất là điều mà không chỉ bản thân tôi mà tất cả giáo viên 
chủ nhiệm đều trăn trở suy nghĩ. Buổi họp không chỉ là thông báo một chiều từ 
phía giáo viên mà phải nhận được sự hợp tác tích cực từ phía phụ huynh thì mới 
thành công. Bản thân tôi cũng là một phụ huynh, cũng đi họp cho con và điều tôi 
mong mỏi không chỉ là nghe những thông báo từ nhà trường, từ giáo viên chủ 
nhiệm mà còn là những biện pháp giáo dục học sinh tốt nhất. Nhận thức được 
điều đó hàng năm mặc dù được nhà trường phân công là giáo viên chủ nhiệm 
khối lớp nào, tôi cũng có sự chuẩn bị khá chu đáo cho buổi họp phụ huynh học 
sinh đầu năm học. Số lượng phụ huynh đi họp nhiều hơn, các biện pháp phối 
hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường đã có được kết quả tốt. 
Vì thế việc tổ chức tốt buổi họp phụ huynh học sinhlà việc làm không thể 
thiếu. Tôi khẳng định đây cũng chính là “tính mới”của sáng kiến này. 
5.2. Nội dung sáng kiến: 
a.Thực trạng của vấn đề 
Trên thực tế, nhiều cuộc họp phụ huynh học sinh vẫn còn mang tính hình 
thức, hiệu quả chưa cao. Nhất là, cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm học còn 
dành quá nhiều thời gian cho việc thu các khoản tiền. 
Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh, vai trò của Ban liên lạc phụ 
huynh cũng chưa thực sự phát huy hết tác dụng với tư cách là một tổ chức đại 
diện cho tất cả các phụ huynh có con em theo học trong lớp, trong trường.Các 
cuộc họp phụ huynh học sinh thường được tổ chức vào các dịp: đầu năm học 
mới, cuối học kỳ I và cuối năm học. 
Để làm tốt vai trò đó, đòi hỏi giáo viên phải có sự phối hợp tốt với phụ 
huynh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện giáo dục toàn diện. Vai trò 
phối hợp với gia đình của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng. Giáo viên chủ 
nhiệm là người phải chủ động trong sự phối hợp, phải thực hiện thường xuyên. 
Muốn như vậy đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên quan tâm đến 
học sinh, nắm bắt kịp thời biến động của học sinh. 
 3 
Thời gian dành cho mỗi cuộc họp phụ huynh thường chỉ được “gói gọn” 
trong khoảng 1 buổi. Muốn cuộc họp thực hiện được tốt giáo viên phải làm 
những việc sau 
b. Các giải pháp thực hiện 
Giải pháp1: Giáo viên phải chuẩn bị trước buổi họp: 
Khi nắm được một số nguyên nhân mà giáo viên chủ nhiệm các khối lớp 
mắc phải khi tổ chức buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã lên kế hoạch và kết 
hợp một số biện pháp sau để tổ chức tốt buổi họp phụ huynh đầu năm. 
Bước 1: Sau khi nhận lớp tôi tiến hành cho học sinh làm lý lịch học sinh 
(cần viết chính xác - yêu cầu phụ huynh ký tên), bầu ban cán sự lớp, sắp xếp chỗ 
ngồi một cách hợp lý, cho học sinh học nội quy về trường lớp. 
Bước 2: Ngay từ đầu năm học, tôi lập sổ chủ nhiệm nháp theo mẫu quy 
định của nhà trường. 
Bước 3: Tôi chuẩn bị thật kỹ các nội dung cần trao đổi với phụ huynh học 
sinh. Đó là những khó khăn trong giảng dạy của từng môn học, nếu phụ huynh 
không quan tâm đến học sinh thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến học sinh. 
Hằng ngày phụ huynh nên theo dõi thời khóa biểu của các em xem đi học 
hay quên vở, bảng cài. Bảng con và phải luôn luôn ở trong cặp của các em. 
Tôi còn lưu ý phụ huynh không nên ngày nào cũng bắt các em mang bộ 
đồ dùng dạy học toán, Bộ đồ dùng dạy học tiếng việt. Vì làm như vậy các em 
xách rất nặng, sẽ mất dần các chi tiết khi cần các em sẽ không có để học. Phụ 
huynh cần nhìn vào sách giáo khoa xem bài ngày mai các em cần sử dụng đồ 
dùng học tập nào thì hướng dẫn các em mang đồ dùng đó. Ví dụ: Ngày mai các 
em học Toán cần dùng que tính thì phụ huynh soạn que tính cho các em mang 
theo, nếu bài ngày mai có thực hành xem đồng hồ thì phụ huynh cho học sinh 
mang theo mô hình đồng hồ 
Tôi còn hướng dẫn phụ huynh nên cho các em chuẩn bị một giẻ lau bảng 
ẩm, nên lấy một chiếc khăn vuông nhỏ màu trắng, người ta hay dùng ở các đám 
tiệc sau đó giặt vắt khô ráo bỏ vào bịch ni-lon để các em mang theo lau bảng. Vì 
nếu dùng miếng mút khô để lau bảng thì khi lau bảng bụi phấn bay lên rất hại 
mà còn không đảm bảo vệ sinh. Nếu dùng giẻ ẩm lau bảng, sẽ vừa sạch và vừa 
đảm bảo vệ sinh, khi các em không dùng bảng nữa các em còn lật mặt trong của 
giẻ để lau tay rất sạch sẽ. 
Bước 4:Tôi quan sát chú ý học sinh mọi lúc, mọi nơi trong tiết học, giờ ra 
chơi. Để hiểu thêm cá tính, tâm tư, nguyện vọng của học sinh để trao đổi với 
phụ huynh về phương pháp giáo dục. 
 4 
Bước 5: Tôi lên nội dung kế hoạch cụ thể chi tiết nội dung buổi họp phụ 
huynh. 
Giải pháp 2: Giáo viên phải thiết kế chương trình và tổ chức họp phụ 
huynh: 
 Giáo viên nhận xét về đặc điểm tình hình trường: 
-Lớp, học sinh. 
-Đội ngũ giáo viên. 
-Cơ sở vật chất. 
-Nề nếp và một số quy định của trường. 
-Kế hoạch xây dựng năm học của trường. 
-Các khoản thu. 
 Giáo viên nhận xét về đặc điểm tình lớp: 
- Thuận lợi: 
- Khó khăn: 
 Giáo viên nhận xét về tình hình học tập: 
-Nhận xét chung. 
-Nhận xét từng em 
 Giáo viên đưa ra chỉ tiêu phấn đấu của lớp. 
 Giáo viên đưa ra một số quy định của lớp 
 Thông báo các khoản đầu năm. 
Đây là nội dung khá tế nhị, giáo viên không nên đi sâu, quan trọng là phải 
tạo được sự đồng thuận của phụ huynh. 
 Ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh. 
Đây là nội dung rất quan trọng và được bàn bạc kĩ, do đó cần có nhiều ý 
kiến đóng góp của phụ huynh để đưa ra những giải pháp hợp lý. Để phụ huynh 
chủ động, giáo viên có thể gợi ý một số giải pháp để phụ huynh thảo luận. 
 Giáo viên tiếp thu ý kiến của phụ huynh. 
Giáo viên cần chú ý lắng nghe và tiếp thu ý kiến của phụ huynh một cách 
khéo léo, nhẹ nhàng. Nếu ý kiến nào của phụ huynh liên quan đến lớp, đến giáo 
viên chủ nhiệm thì giáo viên trả lời cho phụ huynh rõ. 
Nếu ý kiến lên Ban giám hiệu nhà trường mà giáo viên giải thích được thì 
giáo viên giải thích cho phụ huynh hiểu còn nếu ý kiến của phụ huynh nằm 
ngoài khả năng của giáo viên thì giáo viên có thể hứa với phụ huynh sẽ trình bày 
với Ban giám hiệu nhà trường, trả lời phụ huynh trong thời gian sớm nhất. 
Thống nhất một số biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong 
việc quản lý, giáo dục học sinh. 
 5 
 Giáo viên bầu ban chấp hành hội cha mẹ học sinh. 
Để bầu được những thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo 
viên chủ nhiệm phải có sự chuẩn bị trước. Đó là trao đổi với giáo viên chủ 
nhiệm cũ để nắm xem những thành viên trong ban đại diện có làm tốt hay 
không? Qua lý lịch học sinh, có thể biết được những phụ huynh nào có điều kiện 
về thời gian, có tâm huyết với giáo dục để giới thiệu cho phụ huynh bầu chọn. 
Thư ký thông qua nội dung cuộc họp ( có biên bản). 
Để việc viết biên bản được tốt, ghi lại đầy đủ trình tự cuộc họp cũng như 
ý kiến và giải đáp, giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý chọn người có khả năng làm 
thư kí. Ngoài ra tôi còn xây dựng mẫu biên bản để thư kí ghi cho dễ. Vì hàng 
năm sau khi nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm, GVCN các 
lớp phải nộp biên bản họp phụ huynh về cho Ban giám hiệu thì nhận được sự 
góp ý của Ban giám hiệu là biên bản họp phụ huynh các lớp đều rất sơ sài, thiếu 
nội dung nên tôi thiết nghĩ mẫu biên bản họp phụ huynh là rất cần thiết. 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Phương pháp này có thể áp dụng cho toàn thể học sinh khối 2 trường Tiểu học 
An Lộc A. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:không 
8.Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: 
a. Kết qủa đạt được: 
Tôi đã áp dụng và thu được số kết quả như sau: 
 Năm học 2020 – 2021 - Lớp Hai 5 - SS: 31 học sinh 
Số phụ huynh 
tham dự/sĩ số 
Số phụ huynh chưa 
hài lòng về cách tổ 
chức buổi họp 
Số phụ huynh hài 
lòng về cách tổ 
chức buổi họp 
Số lượng % Số lượng % Số lượng % 
Đầu năm 31 100% 7 22,6% 24 77,4% 
Cuối HKI 31 100% 0 0% 31 100% 
Khi kết thúc buổi họp, tôi cũng nhận được sự khen ngợi từ phụ huynh. 
Tôi còn được phụ huynh trong lớp quý mến và tôi thực sự rất vui là trong 
mỗi lần họp phụ huynh. 
Phụ huynh học sinh quan tâm đến con em mình nhiều hơn và giúp giáo 
viên chủ nhiệm rất nhiều trong công tác giáo dục và dạy dỗ các em nhất là việc 
học bài và chuẩn bị bài ở nhà. 
 6 
Lớp tôi thực sự là một lớp đoàn kết, tự quản, yêu thương và có trách 
nhiệm hơn. 
b. Bài học kinh nghiệm: 
Qua thực tế giảng dạy, qua học hỏi đồng nghiệp, các thầy cô đi trước, tìm đọc 
sách báo, tôi rút ra những kinh nghiệm để tổ chức tốt buổi họp phụ huynh học 
sinh đầu năm: 
 Các nội dung khác cần báo cáo nhanh, gọn tránh làm mất thời gian. 
Sau khi kết thúc mỗi cuộc họp, phụ huynh phải nắm được một cách tương đối 
đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng của con 
em mình. 
 Tổ chức tốt buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm giáo viên chủ 
nhiệm phải nắm bắt được thông tin cá nhân từng em. 
 Giáo viên chủ nhiệm cần chuẩn bị kỹ nội dung mà phụ huynh rất quan 
tâm. 
 Giáo viên chủ nhiệm hãy làm cho cuộc họp trở thành buổi trao đổi 
thân mật giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm, tất nhiên giáo viên chủ nhiệm 
sẽ nhận được sự tin yêu từ phía phụ huynh và họ sẵn sàng giúp đỡ giáo viên chủ 
nhiệm dạy dỗ con em của họ. 
 Thông báo các khoản đóng góp đầu năm. Nếu do nhà trường đề ra -
với mỗi khoản thu giáo viên nên ghi lên bảng sau đó sẽ kèm theo lời giải thích 
chi tiết cho phụ huynh hiểu. 
 Giáo viên chủ nhiệm nên ăn mặc lịch sự, đi sớm khoảng 20 phút để 
chuẩn bị. Lời nói của giáo viên chủ nhiệm trong buổi họp thì nên nói to, rõ ràng, 
tôn trọng phụ huynh. 
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nghiên cứu cách làm, không sao 
tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự đóng góp của hội đồng sáng kiến để tôi hoàn 
thiện mình hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 
.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 7 
 An Lộc, ngày 22 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
Phạm Nguyệt Thu 
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu 
(nếu có): 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_diem_moi_giup_giao_vien_chu_nhiem_to_c.pdf