Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại

Về nội dung chương trình: Một số tác phẩm dài chỉ trích dẫn một số đoạn tiêu biểu. Thời gian phân phối cho một số tác phẩm còn ít. Một số bài thơ trữ tình hiện đại tuy giản dị, gần gũi nhưng lại mang nhiều tầng ý nghĩa.

 Về phía học sinh: Học sinh thờ ơ và bị động khi tìm hiểu bài học. Văn chương ít có tính năng ứng dụng, tương lai người học ít được đảm bảo, học sinh ngày càng rời xa môn học. Sách tham khảo quá nhiều làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa. Việc chuẩn bị bài ở nhà còn hạn chế nên việc học tập theo phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, viậc học tác phẩm thơ trữ tình chưa đem đến cho học sinh niềm hứng thú nên nhiều em đón nhận tác phẩm một cách hời hợt, chưa tương xứng với một thể loại văn học giá trị và độc đáo.

 Về phía giáo viên: Nhiều giáo viên chỉ đi sâu tìm hiểu nội dung và tư tưởng phản ánh trong bài thơ, chưa chú ý đến hình thức nghệ thuật. Hoặc chú ý đến hình thức nghệ thuật nhưng tách rời ra khỏi nội dung. Có giờ học, giáo viến quá coi trọng hoạt động phân tích văn bản hoặc có giáo viên lại thiên về giảng-bình, truyền thụ kiến thức.mà chưa chú ý tới đặc trưng của thể loại và đặc điểm của đối tượng.

 

doc 15 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 1032Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm một vị trí hết sức quan trọng, làm nên diện mạo nền văn học dân tộc. Đây là mảng thơ phong phú về thể loại, đa dạng về đề tài và luôn mới mẻ về nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên, việc dạy tác phẩm thơ trữ tình trong nhà trường THPT hiện nay còn đơn điệu, tẻ nhạt, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh. Vì thế, các tác phẩm văn học thực sự có giá trị chưa có được chỗ đứng xứng đáng trong lòng những người yêu văn chương.
	Với những trăn trở về hiệu quả tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình của học sinh THPT cùng với mong muốn tha thiết khám phá cái hay, cái đẹp của mỗi tác phẩm nên tôi chọn đề tài Dạy tác phẩm thơ trữ tình ( chương trình Chuẩn, Trung học phổ thông) theo đặc trưng thể loại 
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
1.1.1. Thể loại văn học và dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
a. Thể loại văn học
	Thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản. Tên gọi thể loại của tác phẩm cho ta biết: phạm vi và phương thức tiếp xúc, tái hiện đời sống; hệ thống các phương tiện, phương pháp thể hiện tương ứng.
	Mỗi loại tác phẩm văn học lại có một phương thức kết cấu hình tượng văn học để phản ánh cuộc sống và biểu hiện tư tưởng của nhà văn. Nếu hình tượng thiên nhiều về phản ánh cuộc sống, với con người, sự việc, sự vật trong tính khách quan ta sẽ có những tác phẩm tự sự, nếu hình tượng thiên nhiều về biểu hiện tư tưởng, tình cảm... của con người, hiện thực trực tiếp biểu hiện ý nghĩ chủ quan của tác giả ta sẽ có tác phẩm trữ tình. Khi tác phẩm tự sự tập trung, cô đọng đến mức bản thân của các sự vật, sự việc có thể tự bộc lộ độc lập trên sân khấu hoặc trong trang sách...ta có tác phẩm kịch.
b. Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
	Đặc trưng thể loại của tác phẩm là điều kiện đầu tiên quyết định hiệu quả quá trình tiếp nhận của học sinh. Khi định hướng dạy học tác phẩm văn chương phải xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm, đối tượng tiếp nhận để tổ chức học sinh cảm thu tác phẩm, từ đó tìm ra khả năng tác động đặc biệt của tác phẩm đó đối với học sinh.
1.1.2. Những vấn đề chung về thơ trữ tình
a. Khái niệm về thơ trữ tình
	Thơ trữ tình là thuật ngữ chỉ chung cho các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hoá của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hoá của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc của tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học.
b. Đặc trưng của thơ trữ tình
* Tứ thơ
	Có nhiều cách quan niệm về tứ thơ nhưng tựu chung có thể hiểu một cách ngắn gọn: tứ thơ như một ý chính, ý lớn bao quát toàn bài thơ nhưng không phải là một ý tưởng hoàn toàn trừu tượng mà nó là những gì rất cụ thể của đời sống ( một hiện tượng, một hình ảnh, một suy nghĩ...) được lựa chọn làm điểm tựa cho sự vận động của cảm xúc. Còn cấu tứ là cách tổ chức tứ thơ, tạo mạch vận động và những tương quan của tư tưởng, cảm xúc, hình tượng trong bài thơ.
	Nhìn chung, mỗi bài thơ đề được xây dựng trên một tứ thơ. Có những tứ thơ được xác lập công phu, có tứ thơ giản dị. Trong sáng tạo nghệ thuật, có được một tứ thơ hay là điều đặc biệt quan trọng. Tứ thơ chỉ đạo trực tiếp hướng vận động và phát triển của cảm xúc, suy nghĩ và xây dựng hình ảnh. Mỗi tứ thơ hay phải là tứ thơ tạo được sự mới lạ, độc đáo.
* Nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình, hình ảnh thơ, hình tượng thơ
	Cái tôi trữ tình là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới riêng biệt, độc đáo, mang tính thẩm mĩ nhằm truyền đạt năng lượng tinh thần ấy đến cho người đọc.
	Cái tôi trữ tình bộc lộ dưới nhiều dạng thức: trực tiếp viết về chính bản thân mình và trong những quan hệ riêng tư- cái tôi của tác giả. Cảnh ngộ, sự việc trong thơ không phải là cảnh ngộ riêng của tác giả. Nhà thơ nói lên cảm nghĩ về những sự việc mà mình có dịp trải qua hoặc chứng kiến như một kỉ niệm, một quan sát. Tuy nhiên, cần phải lưu ý khi tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ là không nên đồng nhất cái tôi trữ tình với chủ thể nhà thơ trong mọi trường hợp.
	 Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ. nhân vật trữ tình không có diện mạo, tiểu sử, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể nhưng được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách nghĩ, cách cảm. Nhân vật trữ tình có khi biểu hiện trực tiếp cái tôi thứ hai của tác giả, nhưng nhiều khi chỉ là cái tôi nhập vai trữ tình. Cần phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật trong thơ trữ tình.
	Hình ảnh thơ là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy. Tuỳ trường hợp mà hình ảnh thơ được gợi lên từ một từ, một cụm từ, một câu thơ hay một khổ, một đoạn thơ. Hình ảnh thơ thường gắn với các phương thức tu từ được nhà thơ sử dụng như một điệp ngữ, đảo ngữ, ví von, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hoá, tượng trưng...
	Tình cảm trong thơ là nhân tố trực tiếp xây dựng hình tượng thơ. Do đó, hình tượng thơ vận động dưới nhiều dạng thức phong phú, có khi vận động một cách tùân tự bình thường, có khi vận động một cách đột biến, có khi vận động theo dạng thức quy nạp, có khi vận động theo dạng thức diễn dịch, vận động đối xứng, song song, nhất tuyến, đa tuyến...
* Ngôn ngữ trong thơ trữ tình 
	Ngôn ngữ thơ tuy cũng bắt nguồn từ ngôn ngữ ngữ trong đời sống nhưng được tổ chức đặc biệt. Vì thế, thơ có thể nói được những điều hết sức lắng đọng, kết tinh mà nhiều khi văn xuôi không nói được.
	Ngôn ngữ thơ thường có nhiều từ ngữ cảm thán, hô gọi, những câu hỏi tu từ và sử dụng phổ biến các phương thức chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng. Phân tích ngôn ngữ thơ phải chỉ ra các biện pháp tu từ ấy và làm rõ giá trị về phương diện tạo hình và biểu hiện của mỗi thủ pháp.
	Nhạc tính là đặc điểm rất quan trọng của ngôn ngữ thơ, nhạc tính của đoạn thơ, bài thơ là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, từ thanh điệu cao thấp, độ âm vang của các chữ, đến vần, cách ngắt nhịp và cả nhịp điệu của hình ảnh, cảm xúc, các yếu tố ấy phối hợp, tổng hợp, tổng hoà theo những cách khác nhau.
* Kết cấu thơ trữ tình
 Có nhiều cách kết cấu bài thơ, nhưng về cơ bản kết vcấu của tác phẩm thơ trữ tình chính là mạch diễn biến của tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tìm hiểu nội dung trữ tình của bài thơ nhất thiết phải tìm được mạch diễn biến, triển khai của tâm trạng, cảm xúc, suy tư của chủ thể trữ tình. Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp của bài thơ, bao gồm mọi yếu tố và tầng bậc của tác phẩm để bài thơ trở thành một chỉnh thể thống nhất và sinh động. 
	Kết cấu chi phối việc tổ chức mọi yếu tố (ngôn từ, chất liệu, hình ảnh, hình tượng, giọng điệu, cảm xúc, ý tưởng) nhưng yếu tố cơ bản quy định nên kết cấu của một bài thơ chính là mạch diễn biến của cảm xúc và ý tưởng. Nó làm nên cốt lõi của bài thơ và chi phối sự tổ chức mọi yếu tố khác. Tư tưởng, cảm xúc trong thơ không thể tách rời mà hoà quyện thống nhất ngay cả khi nhà thơ đưa ra một triết lí thì cũng không tồn tại khách quan như một luận lí. Cảm xúc và tư tưởng trong thơ không ttòn tại trần trụi và trừu tượng mà phải được hoá thân trong hình ảnh, hình tượng thơ. 
	Như vậy, tìm hiểu kết cấu bài thơ cũng chính là tìm ra hình tượng kết cấu của tác phẩm, tức là sự tổ chức và mối quan hệ trong thế giới hình ảnh, hình tượng thơ.
* Tình cảm, cảm xúc trong thơ trữ tình
	Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là tiếng nói, khúc hát của tâm hồn. Vì thế, tình cảm là sinh mệnh của thơ. Tình cảm trong thơ là tình cảm được ý thức, tình cảm được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ. Vì vậy, tình cảm trong thơ phải là tình cảm lớn, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
	Tình cảm trong thơ trữ tình còn là nhân tố trực tiếp xây dựng hình tượng thơ. Tình cảm trong thơ không ở trạng thái tĩnh mà luôn có xu hướng vận động. Cảm xúc trong thơ không tách rời với tư tưởng. Nhưng tư tưởng trong thơ khong phải là một luận lí trừu tượng mà được rút ra từ những chiêm nghiệm của chính đời sống tâm hồn nhà thơ nên luôn là tư tưởng thấm nhuần và hoà tan trong cảm xúc, tình cảm.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thuận lợi
	Đối với học sinh: Kiến thức lí luận về thể loại của học sinh còn mơ hồ. Việc học tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại sẽ là chìa khoá để học sinh biết cách khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm, đồng thời phân biệt được ranh giới giữa đặc trưng của thơ với các thể loại văn học khác.
	Đối với giáo viên: Dạy học tác phẩm thơ trữ tình là con đường quan trọng khai thác tác phẩm ở những thể loại khác nhau. Trong thực tế, các tác phẩm thường thâm nhập vào nhau, nếu giáo viên biết bám sát vào đặc trưng thể loại sẽ khai thác hết hiệu quả của nó.
2.2.2. Khó khăn
	Về nội dung chương trình: Một số tác phẩm dài chỉ trích dẫn một số đoạn tiêu biểu. Thời gian phân phối cho một số tác phẩm còn ít. Một số bài thơ trữ tình hiện đại tuy giản dị, gần gũi nhưng lại mang nhiều tầng ý nghĩa.
	Về phía học sinh: Học sinh thờ ơ và bị động khi tìm hiểu bài học. Văn chương ít có tính năng ứng dụng, tương lai người học ít được đảm bảo, học sinh ngày càng rời xa môn học. Sách tham khảo quá nhiều làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa. Việc chuẩn bị bài ở nhà còn hạn chế nên việc học tập theo phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, viậc học tác phẩm thơ trữ tình chưa đem đến cho học sinh niềm hứng thú nên nhiều em đón nhận tác phẩm một cách hời hợt, chưa tương xứng với một thể loại văn học giá trị và độc đáo.
	Về phía giáo viên: Nhiều giáo viên chỉ đi sâu tìm hiểu nội dung và tư tưởng phản ánh trong bài thơ, chưa chú ý đến hình thức nghệ thuật. Hoặc chú ý đến hình thức nghệ thuật nhưng tách rời ra khỏi nội dung. Có giờ học, giáo viến quá coi trọng hoạt động phân tích văn bản hoặc có giáo viên lại thiên về giảng-bình, truyền thụ kiến thức...mà chưa chú ý tới đặc trưng của thể loại và đặc điểm của đối tượng.
2.2.3. Cách khắc phục
Giảng dạy tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại, kết hợp khai thác sâu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 
Thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học đồng thời định hướng cho học sinh cách tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại, đặc biệt với những tác phẩm không có trong chương trình, từ đó rèn luyện cho người học kĩ năng tiếp nhận chủ động, tích cực.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Vận dụng dạy tác phẩm thơ trữ tình(chương trình Chuẩn, Trung học phổ thông) theo đặc trưng thể loại qua các tác phẩm: Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), trích Việt Bắc (Tố Hữu), Sóng (Xuân Quỳnh), trích Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm).
2.3.1. Tìm hiểu xuất xứ:
	Tìm hiểu xuất xứ tức là tìm hiểu rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ...để thấy được cội nguồn của tứ thơ, hiểu thêm bài thơ và ý nghĩa của nó. trong xuất xứ, cái quan trọng nhất là hoàn cảnh sáng tác cụ thể của bài thơ
	* Bài thơ Tràng giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận. Theo tác giả, bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 (in trong tập Lửa thiêng) và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước...
	* Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ) sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương), được khơi nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc.
 * Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được sáng tác khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ và những người kháng chiến từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử trọng đại ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ. 
	* Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biểm Diêm Điền (Thái Bình). Đây là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, in trong tập Hoa dọc chiến hào.
	* Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm được hoàn thành ở chiến khu Trị- Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích Đất Nước nằm ở phần đầu chương V của bản trường ca.
2.3.2. Cảm nhận ý thơ là khám phá nội dung và hình thức của bài thơ
	Ý thơ có thể là những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, cảnh vật...có thể là những biểu hiện sự vận động của hình ảnh, hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình...Các ý thơ bắt đầu từ tứ thơ, đó là một ý chính, ý lớn bao quát toàn bài, làm điểm tựa cho sự vận động của cả bài thơ. Thơ ca là thế giới của cảm xúc, của mơ mộng và tưởng tượng, của ngôn từ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu cho nên phải đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng và tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện từ ngữ, chi tiết, vần điệu...mới nhận ra tứ thơ, cảm nhận các ý thơ.
* Bài thơ Tràng giang- Huy Cận
	Bài thơ khắc hoạ được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên từ nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hoà nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.
	Tràng giang cho thấy được việc sử dụng nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới: sự kết hợp hài hoà giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân...)
	Bài thơ đặc sắc bởi cách sử dụng nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm
* Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử
	Bài thơ cho thấy sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử. Trong bài thơ, bức tranh phong cảnh thôn Vĩ Dạ được gợi lên ở những khoảng thời gian, không gian khác nhau nhàm khắc hoạ nỗi buồn, sự cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.
	Đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật của Đây thôn Vĩ Dạ cách sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ qua trí tưởng tượng phong phú cùng hình ảnh thơ sáng tạo, có sự hoà quyện giữa thực và ảo.
* Việt Bắc- Tố Hữu
	Bài thơ sáng tạo cuộc chia li giữa mình với ta để cùng nhau gợi lại bao kỉ niệm đẹp đẽ, cùng cất lên hoài niệm thiết tha về những ngày đã qua, khẳng định nghĩa tình bền chặt và hẹn ước về tương lai. Tình nghĩa riêng tư được vận dụng để thể hiện nghĩa tình cách mạng rộng lớn. Cùng với lối kết cấu đối đáp là âm điệu ngọt ngào, êm ái, trở đi trở lại nhịp nhàng như lời ru, bài thơ đưa người đọc vào thế giới tâm tình đằm thắm, đầy ân nghĩa.
	Nổi bật trong bút pháp nghệ thuật của đoạn trích Việt Bắc là tính dân tộc hết sức đậm đà, nhuần nhị: thể thơ truyền thống, chất liệu văn hoá và văn học dân gian được vận dụng phong phú. Những lối nói giàu hình ảnh, các cách chuyển nghĩa truyền thống, nhiều cặp hình ảnh sóng đôi trong những mô-tuýp của ca dao-dân ca để biểu hiện những quan hệ tình cảm mới của đời sống cách mạng, làm cho nó mang ý vị dân tộc đậm đà, sử dụng sáng tạo cặp đại từ mình-ta và nhất là từ mình.
* Bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh
	Xuân Quỳnh mượn hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc, tâm trạng, sắc thái tình cảm vừa phong phú, phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rự, khao khát yêu thương. Cùng với hình tượng sóng là hình tượng em- cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng- ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Hai nhân vật trữ tình này tuy hai mà một, có lúc phân đôi, lúc lại hoà nhập vào nhau để tạo nên sự âm vang, cộng hưởng, nhằm diễn tả khát vọng tình yêu đang trào dâng trong trái tim nữ thi sĩ. Kết cấu hình tượng là sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: sóng và em.
	Âm điệu của bài thơ Sóng là âm điệu của những con sóng ngoài biến khơi, và sâu xa hơn, chính là nhịp của những con sóng lòng với nhiều cung bậc, cảm xúc. Âm điệu đó được tạo nên bởi thể thơ năm chữ và phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh.
*Đoạn trích Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm
	Đoạn thơ là cái nhìn mới mẻ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Phần một nêu cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành và phát triển của Đất Nước, từ đó khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước, với Nhân Dân. Phần hai là tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện qua: không gian địa lí, thời gian lịch sử, bản sắc văn hoá. Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của Nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước.
	Sức truyền cảm lớn của đoạn thơ là sự hoà quyện của chất chính luận và chất trữ tình. Chất chính luận là bàn về một vấn đề lớn lao: đất nước, nhân dân- một vấn đề chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, mạch ý được triển khai rất chặt chẽ tạo nên sức thuyết phục rất lớn. Chất trữ tình thể hiện qua hình thức đối thoại tâm tình. Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị giàu sức gợi cùng giọng thơ biến đổi linh hoạt.
2.3.3. Lí giải, đánh giá
	Lí giải, đánh giá là phát hiện ra ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ. Ở đây cần một tư duy khái quát, một sự cảm thụ mang tính chất tổng hợp, nâng cao. Từ những câu thơ đẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình để đánh giá toàn bài thơ về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Tất cả những yếu tố cụ thể trong bài thơ (tứ thơ, ý thơ, lời thơ, câu thơ...) cần phải có một cái nhìn chung, xuyên suốt để thấy được: bài thơ nói lên cái gì, nhắn gửi điều gì, có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống và con người, hình thức biểu hiện có nét gì mới mẻ, sáng tạo, độc đáo?
	Tràng giang là bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển thể hiện nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận ở sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại, ở tính chất suy tưởng triết lí. Từ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, nhà thơ đã kín đáo bộc lộ lòng yêu giang sơn, Tổ quốc thiết tha.
	Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử là bức tranh đẹp về phong cảnh thôn Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ qua cách sử dụng tài tình các biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Đồng thời, bài thơ còn cho thấy vẻ đẹp lãng mạn của tình yêu thời Thơ mới.
	Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Từ tình cảm thuỷ chung của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành một tình cảm mới, đó là ân tình cách mạng. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian có sức tác động sâu xa, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.
	Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, thuỷ chung, muốn vượt lên thử thách của thời gian và hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. Những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ và khám phá sự tương đồng, hoà hợp giữa sóng và em đã tạo nên sức sống cho bài thơ.
	Đoạn trích Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hoá....Với một cái nhìn giàu suy tư, tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân, do Nhân dân làm ra là cảm hứng chủ đạo được tô đậm. Giọng thơ trữ tình, chính luận sâu lắng, thiết tha. Sử dụng nhuần nhị chất liệu văn hoá và văn học dân gian trong câu thơ hiện đại là đóng góp riềng của tác giả.
2.4. Hiệu quả của áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	- Học sinh qua các giờ học thực nghiệm đã nắm được kiến thức thể loại của thơ trữ tình, rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
	- Dạy học tác phẩm trữ tình theo thể loại tạo cho học sinh sự hứng thú, nỗ lực hơn trong học tập, mạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_tac_pham_tho_tru_tinh_theo_dac_tru.doc
  • docBìa SKKN-H. HA.doc
  • docĐƠN SKKN-H.HÀ - 2014.doc