Sáng kiến kinh nghiệm dạy học sinh lớp 3 đọc thơ

Sáng kiến kinh nghiệm dạy học sinh lớp 3 đọc thơ

Có những dòng thơ dài ngắn khác nhau , có dòng đủ ý , có dòng ý trải dài sang dòng sau ( thơ vắt dòng ) . Để hiểu ý của câu thơ giúp người nghe cảm nhận được cái hay cái đẹp , người đọc cần chú ý tính liền mạch , tính liên kết của dòng thơ .

Ví dụ : Bài : “Bộ độ về làng ” của nhà thơ (Hoàng Trung Thông)

“Các anh về

Mái ấm nhà vui,

Tiếng hát câu cưòi

Rộn ràng xóm nhỏ ”

 

doc 12 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3186Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm dạy học sinh lớp 3 đọc thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm dạy học sinh lớp 3 đọc thơ
Phần A. đặt vấn đề
	I. lý do chọn đề tài
	Môn Tiếng việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng : Nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn của chương trình tiếng việt bậc tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng học, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. 
	Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, những tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại.
	Biết đọc con người đã nhận khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ gíup người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng. 
1.Trong chương trình tiểu học, phân môn tập đọc là một môn thực hành Tiếng Việt, dạy tập đọc là dạy một trong bốn chức năng cơ bản của môn Tiếng Việt, đọc tốt sẽ tạo tiền đề để học tốt các môn học khác. Do đó, mỗi người giáo viên cần chú trọng trong quá trình giảng dạy. Việc dạy học sinh đọc thông thạo, đọc rõ ràng, đọc đúng là một quá trình phải trải qua một thời gian nhất định mới có thể đạt được, luyện cho học sinh đọc diễn cảm lại càng khó hơn, đặc biệt các bài tập đọc theo thể thơ, bởi thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh con người một cách cao đẹp. Thơ rất giàu chất trữ tình , vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện được tình cảm của tác giả gửi gắm trong từng từ, từng dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ để truyền cảm xúc đến người nghe.
2.Các bài thơ dạy trong chương trình tiểu học là những bài thơ hay trong kho tàng văn hoá dân tộc, có hình ảnh và nội dung gần gũi phù hợp với tâm sinh lý học sinh. Mỗi bài thơ là một bức tranh nhỏ về hiện thực cuộc sống con người và thời đaị. Các em đọc cảm thụ được nội dung bài thơ hiểu biết thêm về con người, về thiên nhiên...
3.Qua mỗi bài thơ để giáo dục óc thẩm mỹ cho các em, cảm nhận được cái hay, được cái đẹp của văn học. Văn học có một sức mạnh to lớn, nó giáo dục con người không phải là triết lí khô khan mà bằng những hình tượng văn học sinh động, tình yêu thiên nhiên đối với con người, với bạn bè, quê hương đất nước.
4.Thơ còn giúp học sinh phát triển tư duy, đọc thơ các em nhận thức thêm một mảng nhỏ của cuộc sống, nhận thức được phát triển, ngôn ngữ của các em phong phú, sự sáng tạo trong ngôn ngữ cũng phát triển tạo điều kiện học tốt các môn học khác.
II- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1- Thực trạng.
Trong thực tế, ở trường Tiểu học, việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, Kết quả học, đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa được trong văn bản được đọc. Giáo viên Tiểu học cũng còn lúng túng khi dạy tập đọc: Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn; Làm thế nào để các em hiểu văn bản được đọc, nhất là làm thế nào được “Văn”, làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu; làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em ... Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy tập đọc.
Trong thực tế tỷ lệ học sinh đọc diễn cảm thơ ở lớp tôi dạy còn rất hạn chế, các em chủ yếu đọc vẹt, dẫn tới chất lượng văn học chưa cao.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi rất băn khăn lo ngại trước chất lượng giảng dạy đọc thơ. Bởi vậy tôi đầu tư thời gian tìm tòi một số kinh nghiệm luyện học sinh lớp 3 đọc thơ.
2- Kết quả thực trạng qua khảo sát đầu năm.
Để nắm được lỗi mà học sinh mắc phải, ngay từ đầu năm học tôi tổ chức kiểm tra đọc (đọc một bài thơ trong chương trình) để phân loại học sinh kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Đọc đúng câu thơ
Đọc đúng khổ thơ
Đọc diễn cảm
SL
%
SL
%
SL
%
3A
32
6
18,75
9
28,1
10
31,25
Từ thực trạng trên, để việc dạy đọc thơ cho học sinh đạt kết quả tốt, tôi đã mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm thơ cho học sinh.
Phần B. Giải quyết vấn đề
I- Các giải pháp thực hiện.
Phương pháp giảng dạy: 
Xuất phát từ thực tế mắc lỗi của học sinh tôi chú trọng đến việc sửa sai cho học sinh trong quá trình dạy tập đọc .
Cung cấp cho học sinh nắm một số thể loại thơ thường gặp: Thơ lục bát: Thơ đường; Thơ cổ; Thơ tự do:
Học sinh nhận diện được thể thơ, từ đó hướng dẫn các em đọc . Mỗi thể loại thơ có đặc thù riêng , một âm hưởng riêng nhưng chúng đều thể hiện tình cảm, cảm xúc, vì thế khi đọc thơ ta cần thể hiện được sắc thái tình cảm qua từng khổ thơ, câu thơ, nhịp thơ, vần thơ. Mỗi giờ tập đọc là thời gian rèn đọc cho học sinh tốt nhất tôi chú ý đọc mẫu thật chuẩn, đây là một hình thức trực quan sinh động có hiệu quả cao đối với học sinh : Sau khi đọc xong tôi cho một vài em đọc tốt đọc lại , cả lớp theo dõi đọc thầm . Hàng ngày trên lớp tôi có một quyển nhật ký riêng theo dõi học sinh đọc và sửa sai cho học sinh bằng cách gọi những em đọc chưa chuẩn đọc nhiều lần cho đúng để hình thành kỹ năng kỹ xảo .
Mỗi bài thơ tôi cho học sinh tự tìm hiểu cách đọc và nêu cách đọc , từ đó các em cảm nhận cái hay, cái đẹp trong thơ .
Trong phân môn tập đọc việc cảm thụ văn học có liên quan tới việc đọc chuẩn , nó hỗ trợ cho nhau: Hiểu nội dung để đọc đúng và đọc đúng truyền cảm sẽ giúp cho việc hiểu nội dung .
Bởi vậy trong giảng dạy tôi đã vận dụng xen kẽ việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc .
2 . Phương pháp sư phạm : 
Tôi sử dụng một số phương pháp sư phạm trong quá trình lên lớp như :
Xếp em đọc tốt ngồi xen kẽ em đọc yếu, khuyến khích các em kèm cặp đọc tốt , thành tích ấy được đánh giá vào giờ sinh hoạt cuối tuần , khi các em có thành tích tôi khen thưởng kịp thời . Đặc biệt trong quá trình hướng dẫn tôi không nóng vội đốt cháy giai đoạn mà tôi kiên trì, nhẹ nhàng, chủ yếu giáo dục bằng tình cảm và giúp các em thấy được cái hay trong thơ , gợi lòng say mê yêu thơ, từ đó giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước , yêu thiên nhiên cuộc sống con người . 
Kết hợp với gia đình mua tài liệu cho học sinh đọc , khuyến khích học sinh đọc nhiều sách đặc biệt các tập thơ viết cho thiếu nhi .
Phát động phong trào làm thơ thực hiện thông qua các chủ điểm như ngày : / 20 –11 , 8-3 .... Với thể loại phong phú . 
Hàng tuần tổ chức các giờ học ngoại khoá tôi xen kẽ các hoạt động thi đọc thơ hay . 
II – Các biện pháp thực hiện : 
1 Đọc đúng câu thơ : 
a. Biện pháp tổ chức thực hiện :
 Yêu cầu học sinh chuẩn bị đọc trước ở nhà .
Luyện cho học sinh đọc không bỏ sót tiếng , Không thêm tiếng , không lạc dòng .
Giáo viên đọc mẫu chuẩn rôi cho học sinh luyện đọc từ, ngữ, câu, qua hình thức đọc cái nhân, nhóm hoặc đồng thanh cả lớp. Đặc biệt lưu ý các tiếng phiên âm nước ngoài , các từ địa phương .... 
Luyện cho học sinh phải biết dựa vào nghĩa , dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng , từ để ngắt hơi cho đúng ; dựa vào dấu hiệu ngữ pháp của các loại câu (Hỏi , kể , cầu kiến , cảm ) Để thể hiện ngữ điệu cho chính xác . Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, Nghỉ lâu hơn ở dấu chấm .... Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu. ở đây, đọc đúng bao gồm cả một số tiêu chuẩn của việc đọc, diễn tả . 
Khi lên lớp đầu tiên giáo viên đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh , cuối cùng cho các em đọc cá nhân tiếng , từ khó này . Với những câu mà giáo viên dự tính có nhiều em đọc sai ngữ pháp cũng tiến hành như vậy . Cuối cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh cả đoạn , bài.
b. Ví dụ minh họa 
Có những dòng thơ dài ngắn khác nhau , có dòng đủ ý , có dòng ý trải dài sang dòng sau ( thơ vắt dòng ) . Để hiểu ý của câu thơ giúp người nghe cảm nhận được cái hay cái đẹp , người đọc cần chú ý tính liền mạch , tính liên kết của dòng thơ . 
Ví dụ : Bài : “Bộ độ về làng ” của nhà thơ (Hoàng Trung Thông)
“Các anh về 
Mái ấm nhà vui, 
Tiếng hát câu cưòi 
Rộn ràng xóm nhỏ ”
...............................
Các anh về 
Tưng bừng trước ngõ 
....... 
Mẹ già bịn rịn áo nâu 
Vui đàn con ở rừng sâu mới về ” 
...........................................
 Làng tôi nghèo 
Mái lá nhà tre
 Các câu thơ đọc nhanh , một số câu gần như không nghỉ hơi ở cuối dòng thơ , đọc gần như liền hơi với dòng tiếp sau , thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về làng 
Đọc đúng nhịp thơ là đặc trưng cơ bản phân biệt thơ với văn xuôi , là sự tổ chức ngôn ngữ thơ ca , tạo nên nhạc điệu của thơ . Có nhịp thơ ngắn thể hiện sự dồn dập, có nhịp thơ dài thể hiện tình cảm sâu lắng, trữ tình : Cần đọc nhanh với nhịp ngắn, đọc chậm với nhịp dài . 
Ví dụ bài : “Đi hội chùa Hương ”của (Chu Huy)
“Nườm nượp / người , xe đi ( nhịp 2/3 ) 
 Mùa xuân về / trẩy hội // ( nhịp 3/ 2 ) 
Rừng mơ / thay áo mới / ( nhịp 2/ 3 )
Xúng xính / hoa đón mời . // ( nhịp 2/3 ) 
ở khổ thơ đầu giọng đọc vui , êm nhẹ , say mê thể hiện cảnh chùa Hương như tươi mới hẳn lên khi mùa xuân – Mùa trẩy hội đã đến . 
Sang khổ thơ ba và khổ thơ cuối đọc với giọng trải dài , tha thiết . 
ở khổ thơ cuối tác giả muốn nói mọi người đi trẩy hội chùa Hương không phải để thắp hương cầu phật , đi hội chùa hương còn là một dịp đi ngắm cảnh đẹp của đất nước , hoà nhập với dòng người say mê cảnh đẹp của đất nước để thêm yêu đất nước , thêm yêu con nguời .
“ Bước mỗi bước say mê / 
Như giữa trang cổ tích . // 
Đất nước mình thanh lịch / 
Nên núi rừng cũng thơ . // 
...... 
Ôi phải đâu lễ phật /
Người mới đi chùa hương //
Người đi thăm đất nước / 
Người về trong yêu thương . // 
Chú ý tới vân thơ : Vần thơ là sự phối hợp của các tiếng có cùng khuôn vần , cùng thanh điệu góp phần tạo nên sự hài hoà, nhịp nhàng khi đọc thơ
Làm cho người đọc dễ nhớ , tạo nên nhạc điệu hay trong thơ , đặc biệt là thể thơ lục bát .
Ví dụ Bài ca dao “ Cảnh đẹp non sông”
“ ... Gió đưa cành trúc la đà , 
Tiếng chuông Trấn Vũ , canh là Thọ Xương 
Mịt mù khói toả ngàn sương , 
Nhịp chày Yên Thái , mặt gương Tây Hồ”
2 - Đọc đúng khổ thơ theo nội dung : 
a. Biện pháp tổ chức : 
Cho học sinh dựa vào dấu hiệu chia đoạn ( cách dòng) hoặc dựa vào nội dung để chia các khổ thơ trong bài.
- Học sinh dựa vào nội dung để thể hiện giọng đọc, cách đọc từng khổ thơ cho phù hợp.
b. ví dụ minh hoạ
Trong một bài thơ thường có nhiều khổ, mỗi khổ biểu lộ cảm xuất khác nhau, do đó cần đọc đúng, phù hợp với nội dung khổ thơ.
Ví dụ: Bài “ Ngày hội rừng xanh” của nhà thơ (Vương Trọng)
Bài thơ có 4 khổ: 
Khổ 1: Đọc giọng sôi nổi, hồ hởi ,nhịp thơ nhanh biểu lộ không khí náo nức, nhộn nhịp của các loài chim đánh thức nhau, rủ nhau đi hội.
Khổ 2: Đọc với giọng thong thả, tươi vui thể hiện sự chuẩn bị chu đáo của cây cối trong rừng khi vào hội.
Khổ 3 + 4: Giọng đọc thích thú pha lẫn với ngạc nhiên thể hiện sự biểu diễn trổ tài của muôn loài.
Thơ rất giàu chất trữ tình, do đó người đọc cần thể hiện được tình cảm của tác giả gửi gắm trong từng khổ thơ.
3. Đọc diễn cảm:
a.Biện pháp tổ chức:
- Đọc diễn cảm thể hịện năng lực đọc ở trình độ đọc cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng, lưu loát. Đó là kết quả của việc hiểu thấu đáo bài học nên không thể luyện tập, tách rời với luyện đọc hiểu. đọc diễn cảm bị quy định bởi cảm xúc của người đọc nên tác phẩm quy định ngữ điệu cho người đọc chứ không phải người đọc tự đặt ra ngữ điệu. Vì vậy, muốn dạy học sinh đọc diễn cảm trước hết phải cho các em hoà nhập được với bài thơ. Có cảm xúc thì sẽ “ Bật” ra được ngữ điệu thích hợp. Để luyện đọc diễn cảm, cần thực hiện:
- Học sinh làm quen với toàn tác phẩm, xác định giọng đọc chung của cả bài.
- Học sinh đàm thoại, nhận ra thể loại thơ, ý đồ của tác giả, qua đó xác định giọng điệu chung của cả bài. Đặc biệt chú ý đến tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ ca, tức là truyền đạt những chất nhạc của thơ, thể hiện sự luân chuyển nhịp nhàng gĩưa các dòng thơ.
- Học sinh cần tránh cách đọc dừng lại máy móc ở cuối mỗi dòng thơ, không chú ý đến nghĩa tiếp nối của dòng trước và dòng sau.
- Xác định nội dung chính của bài sẽ giúp học sinh xác định giọng đọc chung và nhịp điệu của bài.
- Học sinh xác định giọng đọc của từng đoạn.
- Học sinh luyện tập để thể hiện giọng đọc của từng câu, đoạn, bài.
- Học sinh luyện đọc cá nhân. Qua đó, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm để nhận ra cách đọc hay hoặc chưa hay...
a.Ví dụ minh hoạ:
Khi hướng dẫn học sinh đọc bài thơ “ Vàm Cỏ Đông” chúng ta lưu ý tới khổ thơ 2, bởi nội dung khổ thơ đã toát lên vẻ đẹp đẽ, sinh động của dòng sông quê hương. Dòng sông được so sánh với người mẹ yêu quý và thân thương. Lời thơ có lúc trực tiếp bộc lộ tình cảm thiết tha và niềm tự hào:( “ Anh mãi gọi........ơi Vàm Cỏ Đông!”)
- Nên ngắt nhịp thơ 3/4 với các dòng thơ sau:
“ Quê hương anh/ cũng có dòng sông
Anh mãi gọi/ với lòng tha thiết:
Vàm Cỏ Đông!/ ơi Vàm Cỏ Đông !
Đây con sông/ xuôi dòng nước chảy
Bốn mùa soi/ từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa/ gió đưa phe phẩy
...
Đây con sông/ như dòng sữa mẹ
...
Chở tình thương/ trang trải đêm ngày.”
- Đọc với nhịp 4/3 ở dòng thơ:
“ ở tận Sông Hồng/ em có biết”
- Đọc với nhịp 3/2/2 ở các dòng thơ:
“ Nước về xanh/ ruộng lúa/ vườn cây
Và ăm ắp/ như lòng/ người mẹ.”
- Đọc với nhịp 2/3/2 ở dòng thơ:
“ Bóng lồng/ trên sóng nước/ chơi vơi”
Cần nghỉ hơi rõ cuối những dòng thơ 4,8,12 ( kết thúc một khổ thơ)
Bài thơ cần đọc chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ, gợi tả, gợi cảm :
Ví dụ: ( mãi gọi, tha thiết, ơi Vàm Cỏ Đông, mảnh mây trời, gió đưa phe phẩy, sóng nước chơi vơi... ) Đọc hơi kéo dài ở những tiếng vần với nhau ví dụ: ( biết – thiết; sông - đông;...) Để gợi nhạc điệu của các câu thơ, góp phần bộc lộ cảm xúc.
Để đọc diễn cảm một bài thơ ngoài việc đọc đúng khổ thơ, câu thơ, nhịp thơ ta còn chú ý tới các loại dấu câu, như câu hỏi: ta đọc lên giọng ở cuối câu, gặp dấu cảm: ta đọc thể hiện cảm xúc có thể buồn, vui, ngạc nhiên...
Ví dụ bài: “ Tiếng ru” của nhà thơ (Tố Hữu) có câu:
“ Một người - đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!”
Trong thơ còn có dấu chấm lửng ( dấu ...) giọng đọc kéo dài:
Ví dụ bài: “ Gọi nghé”
“ Nghé ơ... nghé...”
Giọng đọc kéo dài ở từ “ ơ” và từ “ nghé” chỉ giọng gọi nghé của người nông dân khi nghé đang ăn ở xa.
Trong thơ còn có những điệp từ, điệp ngữ, các điệp từ, điệp ngữ làm toát lên nội dung, cái hay, cái đẹp của toàn khổ thơ.
Ví dụ bài: “ Bài hát trồng cây” của nhà thơ ( Bế Kiến Quốc)
“ Ai trồng cây
Người đó có tiếng hát
...
Ai trồng cây
Người đó có ngọn gió
...
Ai trồng cây
Người đó có bóng mát
...
`	Ai trồng cây
Người đó có hạnh phúc
...
Ai trồng cây...
Em trồng cây...
Em trồng cây...
Điệp từ “ có” ở trong các khổ thơ nhằm khẳng định ích lợi và hạnh phúc mà việc trồng cây mang lại cho con người.
Cặp điệp ngữ đi liền nhau “Ai trồng cây” – “ Người đó có” giúp người đọc cảm nhận rõ được mối quan hệ “ nhân – quả” tất yếu, ngầm chứa đựng lời kêu gọi mọi người hãy tích cực tham gia trồng cây. 
Điệp ngữ: “ Em trồng cây...” Nhằm nhấn mạnh việc ttham gia trồng cây một cách tích cực ( được nhiều cây) của các em thiếu nhi; còn có tác dụng tạo âm điệu nhịp nhàng của câu thơ gợi những bước chân đi trồng cây thật vui vẻ, đáng yêu.
Phần c. kết luận vấn đề.
I.kết quả nghiên cứu:
Qua vận dụng một số biện pháp day học sinh đọc thơ trên đã đem lại niềm vui cho tôi trong gỉang dạy môn tập đọc và kết quả cụ thể như sau: 
Lớp
Sĩ số
Đọc đúng câu thơ
Đọc đúng khổ thơ
Đọc diễn cảm
SL
%
SL
%
SL
%
3A
32
27
84.37%
29
90.6
29
90.6
II. Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình dạy học sinh lớp 3 đọc thơ:
Muốn học sinh đọc tốt dặc biệt là đọc thơ chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
1.Trước khi lên lớp người goái viên cần cảm thụ tốt bài thơ, đọc mâuc thật chuẩn, rung cảm và thể hiện được cảm xúc của tác giả.
2.Người giáo viên phải nắm vững chất lượng đọc thơ của học sinh để phân loại từng nhóm, từ đó để có biện pháp luyện đọc cho học sinh.
3.Khuyến khích học sinh mua các tập thơ để đọc.
4.Tăng cường thực hành luyện tập bằng nhiều hình thức: Chính khoá, ngoại khoá cho học sinh như: Thi làm thơ, đọc thơ hay...
5.Người thầy cần đọc nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của các nhà thơ như: Trần Đăng Khoa, Hoàng Trung Thông... Để có vốn hiểu biết, vốn kiến thức về thơ.
Tham gia các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao tay nghề đáp ứng với yêu cầu giáo dục hịên nay.
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học sinh lớp 3 đọc thơ, chắc hẳn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Hải Thanh ngày... tháng ...năm 2006 
 Người thực hiện
 Đỗ Thị Nguyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docSK Doc tho L3.doc