Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá một số dòng lúa chọn lọc thế hệ R2 có nguồn gốc từ mô sẹo chịu lạnh tại tỉnh Vĩnh Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá một số dòng lúa chọn lọc thế hệ R2 có nguồn gốc từ mô sẹo chịu lạnh tại tỉnh Vĩnh Phúc

1. LỜI GIỚI THIỆU

Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong đó cây lúa đang là thế mạnh

đưa Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

Năm 2017, Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới sau Ấn

Độ và Thái Lan. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu

trên 4,89 triệu tấn gạo với giá trị khoảng 2,46 tỷ USD, lần lượt tăng 6,7% về

lượng và tăng 21,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Gạo Việt hiện đã có

mặt ở gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ với các sản phẩm khá đa dạng như:

Gạo hạt dài, gạo hạt ngắn, gạo thơm, gạo đồ, gạo hữu cơ Đáng chú ý, gạo

Việt bước đầu đã thâm nhập được vào những thị trường có yêu cầu cao như:

Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU

Tuy nhiên lúa thuộc nhóm cây nhạy cảm với nhiệt độ lạnh ở hầu hết các

giai đoạn sinh trưởng và phát triển, nhất là đối với những giống có nguồn gốc

nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những tổn thương do nhiệt độ lạnh gây ra có thể

được quan sát ở nhiều giai đoạn tăng trưởng khác nhau của cây lúa: hạt không

nảy mầm, cây mạ kém phát triển, hiện tượng cây lùn, cằn cỗi, hiện tượng biến

đổi màu sắc, hiện tượng thoái hóa đỉnh bông lúa, gia tăng tỉ lệ hạt lép và hiện

tượng hạt chín bất bình thường [3], [49], [52].

pdf 54 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá một số dòng lúa chọn lọc thế hệ R2 có nguồn gốc từ mô sẹo chịu lạnh tại tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cid của các protein DREB từ nhiều loài khác nhau 
cho thấy trình tự giống nhau cao trong vùng AP2/ERF. Tuy nhiên, trình tự giống nhau 
ít hơn ở vùng đầu N và đầu C của các protein DREB. Các nhóm protein DREB, ngoại 
trừ các thành viên nhóm A4 và A5, đều có một mô hình bảo thủ cao ở vùng cuối của 
các trình tự protein, lần lượt là LWSY (A1), GDDGFSLFxY (A2), GSIWDxxDPFF 
(A3) và KYPSxEIDW (A6). Vùng giữa các yếu tố phiên mã DREB có vùng bảo thủ 
giàu Ser/thr gần kề vùng AP2/ERF, gắn với DNA chịu trách nhiệm phosphoryl hóa 
protein DREB dưới các điều kiện khử nước [47]. 
Các yếu tố phiên mã DREB có thể xác định và gắn nhân tố hoạt động cis 
CRT/DRE (A/GCCGAC) trong các promoter và điều tiết sự biểu hiện của các gen liên 
quan đến stress môi trường ở thực vật bậc cao. Bảy vị trí quan trọng liên quan tới sự 
tương tác đặc trưng cao với nhân tố CRT/DRE trong vùng AP2/EREBP lần lượt là 4 
Arg (R), 2 Trp (W) và 1 Val (V). Hai nhân tố quan trọng YRG và RAYD định vị trong 
 18
vùng AP2/EREBP có thể gắn với trình tự promoter hoặc các protein tương tác khác. 
Nhân tố YRG là vùng có thể hút nước trong khu đầu N của vùng AP2/EREBP, chứa 
đựng 19 đến 22 amino acid [47], [48]. 
 Nhóm DREB có trật tự lõi cis acting element: DRY, A/GCCGAC. Hai 
nhóm nhân tố khởi đầu phiên mã DREB1 và DREB2 bám đặc hiệu vào DRY. 
Nhóm DREB1 điều khiển tính chịu hạn, mặn và lạnh trong khi nhóm DREB2 
điều khiển tính chịu hạn [48]. 
DREB đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu từ 
những năm 80 của thế kỷ XX, tập trung vào các giống cây trồng như cây hoa 
cúc, lạc, hướng dươngvà đã thu được những thành quả nhất định cho khoa 
học trong việc cải thiện khả năng chống chịu của thực vật trước điều kiện môi 
trường khắc nghiệt và biến đổi khí hậu như hiện nay. Các nhà khoa học Trung 
Quốc, Đức, Pháp, Mỹ đã nghiên cứu và giải trình tự gen DREB trên loài cúc 
và hướng dương, lúa; đã so sánh trình tự gen của các loài cây trồng và cây hoang 
dại thấy rằng có sự sai khác giữa chúng từ đó họ đã đề xuất phương án cải thiện 
khả năng chống chịu thông qua việc cải tiến ở mức phân tử của cơ chế chống 
chịu điều kiện bất lợi của môi trường sống đó là chuyển gen mục tiêu từ loài 
chống chịu tốt vào loài chống chịu kém [36], [48], [52]. 
Theo Yang và đtg (2007) ông đã phân lập được phân họ DREB trên đối 
tượng hoa cúc, theo đó phân họ gồm DmDREBa và DmDREBb, những gen này 
mã hóa cho hai phân tử protein gồm 191 axit amin có khối lượng phân tử là 
21,66 và 20,99 kDa, các protein của 2 gen này được biểu hiện khi cây hoa cúc bị 
hạn lạnh [52]. 
Ở cây Arabidopsis trên cơ sở tương tự và đặc tính cấu trúc của chuỗi axit 
amin, 10 DREBs được phân thành 5 nhóm, nhóm thứ nhất gồm DREB3, 
DREB4, và DREB5; nhóm thứ hai gồm W50, DREB6, DREB7 và DREB1; 
nhóm thứ ba gồm DREB2 và DREB8; nhóm thứ tư gồm có DREB9 và 
DREB10, nhóm thứ năm gồm DREB11, ERF1 và ERF2 [53]. 
Năm 2003, Dubouzet et al đã phân lập được 5 nhóm DREB ở lúa là: 
OsDREB1A, OsDREB1B, OsDREB1C, OsDREB1D, và OsDREB2A. Sự biểu 
hiện của OsDREB1A và OsDREB1B được gây ra bởi lạnh và OsDREB2A bởi 
 19
hạn hán và mặn. OsDREB1A biểu hiện kích hoạt gen COR và kết quả là tăng 
cường khả năng chịu hạn, mặn, và lạnh [40]. 
Trong số các phân nhóm DREB thì nhóm DREB1 có chức năng điều 
khiển tính chịu hạn mặn và lạnh ở thực vật, trong đó có osDREB1F do Qiuyun 
Wang và cs (2008) phân lập từ DNA của lúa, có mã số trên GenBank là 
AY785897 với chiều dài 660 bp, mã hóa cho phân tử protein gồm 219 axit amin 
(kể cả axit amin mở đầu) với dự đoán khối lượng phân tử 23,8 kDa [48]. 
Các phân tích về biểu hiện của nhân tố phiên mã này cho thấy chúng được 
cảm ứng bởi một số yếu tố bất lợi như mặn, hạn, lạnh và ABA, nhưng không bị 
cảm ứng bởi các tác nhân gây bệnh, thương tổn và oxy hóa. Nhân tố phiên mã 
này hoạt động chủ yếu ở trong nhân và các phân tích trên nấm men cho thấy nó 
mã hóa cho một tác nhân kích hoạt phiên mã và chỉ liên kết đặc hiệu với yếu tố 
dre/crt. Phân tích cây chuyển gen mang nhân tố phiên mã này cho thấy tính 
chống chịu các điều kiện bất lợi như hạn, mặn và lạnh được tăng cường cả ở lúa 
cũng như cây arabidopsis [48]. 
Các phân tích sâu hơn cho thấy, bên cạnh khả năng kích hoạt gen cor (gen 
quy định tính trạng chịu lạnh) ở vùng điều khiển, osDREB1F còn kích hoạt các 
gen rd29b và rab18. Điều này cho thấy osDREB1F có thể giữ chức năng trong 
quá trình thích ứng các điều kiện bất lợi từ môi trường có phụ thuộc vào ABA 
[48]. 
Trong osDREB1F các axit amin 48-107 có một phạm vi miền AP2 đặc 
trưng, từ 31 đến 43 chứa một tín hiệu định khu hạt nhân và các axit amin giữa 
107 và 211 có chứa một thể hoạt hóa tên miền, những tính năng này có thể cho 
rằng yếu tố phiên mã OsDREB1F mã hoá một AP2/EREBP và điều khiển gen 
biểu hiện khi gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi như hạn, lạnh.. [48]. 
7.3.3. Xử lý kết quả và tính toán số liệu 
 Phân tích các tính trạng số lượng theo phương pháp thống kê sinh học. 
Mỗi công thức thí nghiệm và đối chứng lấy ngẫu nhiên 30 cây. Các giá trị thống 
kê như: trị số trung bình mẫu ( X ), phương sai (2), độ lệch (), sai số trung 
bình mẫu (
X
m ), hệ số biến động (Cv%), hệ số tương quan (r)Các trị số thống 
 20
kê được xử lý trên máy vi tính bằng chương trình excel, ở mức ý nghĩa  = 
0,05[17], [18], [28]. 
7.4. Kết quả và thảo luận 
7.4.1. Đặc điểm nông học các dòng lúa chọn lọc thế hệ R2 có nguồn gốc từ 
mô sẹo chịu lạnh 
Các dòng chọn lọc và giống gốc sau khi gieo trên khay được cây mạ 
đưa ra trồng ngoài ruộng đều có khả năng sinh trưởng phát triển bình thường 
(hình 3.1; 3.2). Sau thời gian tiến hành theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nông 
học trong vụ mùa 2017, kết quả được trình bày ở bảng 3.1 
Hình 3.1. Các dòng chọn lọc R2 có nguồn gốc từ giống C27 
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, có sự sai khác đáng kể về đặc điểm nông học 
giữa các giống khác nhau, tuy nhiên trong cùng một giống thì giữa các dòng chọn 
lọc lại không biến động nhiều. Các chỉ tiêu có sự biến động lớn là chiều cao cây,số 
nhánh hữu hiệu/ khóm, số hạt chắc trên bông, chiều dài bông. Chiều dài hạt, chiều 
rộng hạt, khối lượng 1000 hạt là các chỉ tiêu nông học ít biến động. Hệ số biến 
động ở các dòng chọn lọc có xu hướng thấp hơn so với đối chứng là giống gốc, 
chứng tỏ các đặc điểm nông học theo dõi đã ổn định dần. 
- Chiều cao cây 
Chiều cao cây được đo từ mặt ruộng đến đầu bông. Kết quả ở bảng 3.1 cho 
thấy mức độ biến động về tính trạng chiều cao cây của các dòng chọn lọc đang 
 21
dần ổn định, trong đó thấp nhất là dòng R2.04( 2,86%) cao nhất là dòng R2.18( 
5,78%). Trong số 14 dòng nghiên cứu thì có 8/14 dòng (chiếm 42,8%) có hệ số 
biến động nhỏ hơn giống gốc. 
Tính trạng chiều cao cây giữa các dòng chọn lọc trong từng giống nghiên 
cứu có sự khác nhau, cụ thể: giống XCH có chiều cao thân chính dao động 
78,56cm đến 87,12cm; từ 85,02 đến 91,09 cm (các dòng có nguồn gốc từ giống 
C27), từ 90,12 đến 116,52 cm (các dòng có nguồn gốc từ giống U17). Có 2/5 
dòng chọn lọc có nguồn gốc từ giống XCH có chiều cao thân chính của cây thấp 
hơn giống gốc (cao hơn 81,93cm); có 3/4 dòng của giống C27 và 4/5 dòng của 
giống U17 thấp hơn giống gốc, còn lại các dòng đều cao hơn giống gốc. Như 
vậy chiều cao thân chính của các đa số các dòng chọn lọc đã có xu hướng thấp 
hơn giống gốc, mức độ ổn định của nhiều dòng lại cao hơn so với giống gốc. 
Hình 3.2. Các dòng chọn lọc R2 có nguồn gốc từ giống XCH 
 Sự sai khác về chiều cao cây của các dòng chọn lọc so với giống gốc được 
kiểm tra bằng hàm t– Test Two sample For Mean trong chương trình Exel (α = 
0,05) ( Bảng 3.2). Kết quả cho thấy, sự sai khác về chiều cao cây của 80% số 
dòng của giống XCH,75% số dòng của giống C27, 80% số dòng của giống U17 
là có ý nghĩa (Ttn> Tα) còn sự giảm về chiều cao cây của các dòng còn lại so 
với giống gốc là không có ý nghĩa (Ttn< Tα) 
 - Chiều dài bông 
 22
Chiều dài bông thay đổi tùy theo từng dòng và nguồn gốc của mỗi dòng. 
Từ bảng 3.1 chúng tôi thấy, chiều dài bông dao động từ 25,78 cm đến 27,15 cm 
ở giống XCH; từ 23,34cm đến 24,01 cm ở giống C27; từ 24,07 cm đến 26,30 
cm ở giống U17. Tất cả các dòng có nguồn gốc từ giống XCH đều dài hơn so 
với giống gốc ( dài hơn 5,74 cm); 3/4 dòng ở giống C27 dài hơn so với giống 
gốc ( dài hơn 1,15 cm); có 1/5 dòng ở giống U17 có chiều dài bông bằng với 
giống gốc, còn lại tất cả các dòng đều dài hơn so với giống gốc ( dài hơn 4,82 
cm). Kiểm tra bằng hàm t– Test Two sample For Mean trong chương trình Exel 
(α = 0,05) ( Bảng 3.2) cho thấy 85,71% số dòng có chiều dài bông tăng là có ý 
nghĩa (Ttn> Tα). Chiều dài bông có hệ số biến động thấp nhất là dòng R2.44 ( 
1,18%) cao nhất là dòng R2.08 (6,73%), có 11/14 dòng có hệ số biến động nhỏ 
hơn so với giống gốc. Điều này chứng tỏ đã có sự ổn định nhanh tính trạng 
chiều dài bông của các dòng chọn lọc ở thế hệ R2. 
- Kích thước hạt 
Kích thước và hình dạng hạt liên quan trực tiếp đến năng suất lúa, từ kết 
quả thu được, chúng tôi thấy kích thước hạt lúa là một tính trạng tương đối ổn 
định. Chiều dài hạt của các dòng chọn lọc dao động trong khoảng 7,65mm – 
8,97mm ở giống XCH; từ 7,91mm - 8,42 mm ở giống C27; từ 7,02mm - 
8,05mm ở giống U17. Hệ số biến động về chiều dài hạt không cao chỉ dao động 
trong khoảng 1,38% đến 2,92%. Các dòng có nguồn gốc từ C27 đều có chiều dài 
hạt tăng hơn so với giống gốc. Dòng R2.06 và R2.38 ở giống XCH có chiều dài 
hạt giảm so với giống gốc 1,16 mm; dòng R2.09 của giống U17 có chiều dài hạt 
giảm so với giống gốc 0,23 mm. Sự sai khác về chiều dài hạt của các dòng chọn 
lọc so với giống gốc được kiểm tra bằng hàm t- Test Two sample For Mean 
( bảng 3.2) cho thấy 78,57 % sự sai khác này có ý nghĩa ( Ttn> Tα). 
Chiều rộng hạt của các dòng chọn lọc dao động từ 2,56mm – 3,15mm ở 
giống XCH; 2,72mm - 3,02mm ở giống C27 và 2,85mm - 3,06mm ở giống U17. 
Hệ số biến động về chiều rộng hạt của các dòng chọn lọc có nguồn gốc từ giống 
XCH và C27 đều thấp hơn giống gốc, dòng R2.01 ở giống U17 có hệ số biến 
động (5,67%) cao hơn so với giống gốc(4,69%). Có 80% số dòng ở giống XCH, 
 23
100% số dòng ở giống C27 và 60% số dòng ở giống U17 có chiều rộng hạt tăng 
so với giống gốc. 
Như vậy qua nghiên cứu chúng tôi thấy đa số các dòng chọn lọc có xu 
hướng tăng về kích thước và hình dạng hạt so với giống gốc còn hệ số biến động lại 
có xu hướng giảm. Kiểm tra bằng hàm t- Test Two Sample For Mean ( Bảng 3.2) 
cho thấy sự sai khác của 71,42% chiều rộng hạt tăng là có ý nghĩa (Ttn>Tα). 
- Số nhánh hữu hiệu/khóm 
Số nhánh hữu hiệu/khóm biểu thị cho khả năng đẻ nhánh tập trung trong thời 
gian ngắn của giống, trong đó số nhánh hữu hiệu đặc biệt quan trọng đối với quá trình 
ra hoa tạo hạt và cho năng suất của cây lúa. Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, so với các 
chỉ tiêu nông học khác thì số nhánh hữu hiệu/khóm của các dòng R2 là một tính trạng 
có hệ số biến động vẫn tương đối cao, Các dòng chọn lọc có hệ số biến động dao động 
từ 13,06% - 15,51% ở giống XCH; từ 16,42%- 20,27% ở giống C27 và 14,45% - 
23,36% ở giống U17 gốc. Khả năng đẻ nhánh có ích của các dòng có nguồn gốc từ 
giống XCH dao động từ 10,57 đến 12,56 nhánh hữu hiệu/ khóm; từ 5,4 đến 7,17 
nhánh hữu hiệu/ khóm ở giống C27; từ 6,93 đến 10,07 nhánh hữu hiệu/ khóm ở giống 
U17. Trong 14 dòng chọn lọc thì có 9 dòng có số nhánh hữu hiệu/ khóm nhiều hơn so 
với giống gốc, tăng nhiều nhất là ở dòng R2.44 có nguồn gốc từ giống XCH tăng 2,66 
nhánh/ khóm. Còn lại 5 dòng có số nhánh hữu hiệu/ khóm giảm so với đối chứng, 
trong đó dòng R2.03 có nguồn gốc từ giống C27giảm (1,27 nhánh/ khóm) nhiều nhất. 
Sự sai khác về số nhánh hữu hiệu/ khóm của các dòng chọn lọc so với giống gốc được 
kiểm tra bằng hàm t- Test Two sample For Mean ( bảng 3.2) cho thấy 92,8 % sự sai 
khác này có ý nghĩa (Ttn> Tα). Trong số 14 dòng nghiên cứu thì có 10/14 dòng có hệ 
số biến động nhỏ hơn so với giống gốc. Điều đó chứng tỏ sự ổn định nhanh của các 
dòng. 
 24
Bảng 3.1. Đặc điểm nông học và mức độ biến dị của các dòng chọn lọc thế hệ R2 (n = 30, α = 0,05) 
Các 
dòng/giống 
Thời 
gian 
ST 
(ngày) 
Chiều cao cây (cm) 
Chiều dài bông 
(cm) 
Chiều dài hạt 
(mm) 
Chiều rộng 
hạt(mm) 
Số nhánh 
hữuhiệu/khóm 
Số hạt chắc/bông 
Khối lượng 
1000hạt (g) Năng 
suất 
(g/m2) X ± 
x
s Cv(%) X ± 
x
s Cv(%) X ± 
x
s Cv(%) X ± 
x
s Cv(%) X ± 
x
s Cv(%) X ± 
x
s Cv(%) X ± 
x
s Cv(%) 
XCH 100 81,93±0,09 3,62 25,42±0,12 4,47 8,35±0,02 1,69 2,63±0,02 5,37 9,23±0,17 15,03 135,42±0,92 22,96 27,87±0,09 0,73 1105,46 
R2.06 87 83,05±0,73 4,12 26,47±0,47 4,58 7,89±0,03 2,19 3,02±0,01 3,31 11,34±0,25 14,40 139,86±1,45 22,17 27,84±0,15 0,53 1084,49 
R2.13 83 78,56±1,12 3,24 26,89±1,25 4,15 8,63±0,01 1,45 2,87±0,02 4,92 11,56±0,16 13,18 156,34±0,72 19,35 29,67±0,02 0,40 1260,78 
R2.20 87 87,12±0,45 5,36 26,55±0,51 2,68 8,08±0,04 2,47 2,56±0,015 4,78 10,57±0,34 15,51 131,67±0,13 23,86 27,18±0,04 1,08 1067,05 
R2.38 85 82,01±0,67 4,29 25,78±0,72 3,29 7,65±0,05 2,92 2,83±0,01 3,53 11,15±0,23 14,34 146,25±1,32 21,78 28,35±0,05 0,63 1145,42 
R2.44 85 79,65±0,56 3,23 27,15±0,09 1,18 8,97±0,03 1,38 3,15±0,012 3,47 11,89±0,19 13,06 160,35±0,18 19,83 29,77±0,12 0,50 1288,48 
C27 100 90,47±0,13 5,62 23,43±0,25 5,97 7,74±0,05 1,40 2,64±0,02 4,32 6,67±0,21 17,32 90,01±0,23 21,75 18,72±0,05 0,83 845,92 
R2.03 100 91,09±0,02 3,91 23,77±0,18 4,13 8,15±0,06 2,53 3,02±0,01 3,61 5,40±0,19 19,21 93,06±0,12 22,46 24,47±0,19 1,31 856,62 
R2.08 88 89,56±0,17 4,24 23,66±0,29 6,73 8,42±0,05 1,65 2,83±0,03 2,08 7,17±0,21 16,42 102,8±0,16 17,24 24,21±0,11 0,82 957,19 
R2.16 100 87,15±0,01 5,68 24,01±0,18 4,06 7,91±0,02 1,78 2,72±0,02 3,03 6,92±0,22 17,31 96,06±0,25 18,35 18,61±0,07 0,62 823,78 
R2.18 88 85,02±0,05 5,78 23,34±0,22 5,20 8,13±0,06 1,67 2,81±0,03 2,12 6,57±0,20 20,27 101,09±0,17 15,08 19,15±0,14 1,02 915,77 
U17 145 96,26±0,85 4,81 24,07±0,42 5,51 7,25±0,03 2,77 3,01±0,02 4,69 7,63±0,23 16,67 100±0,09 19,89 27,34±0,04 1,06 872,93 
R2.01 150 96,72±0,89 5,08 25,56±0,26 4,49 7,54±0,02 2,08 3,05±0,03 5,67 6,93±0,20 16,04 95,14±0,16 17,32 26,65±0,02 1,40 856,87 
R2.04 126 116,52±0,61 2,86 26,30±0,19 3,56 7,79±0,01 1,47 3,02±0,01 3,17 9,77±0,44 14,45 119,68±0,15 12,92 27,45±0,15 0,47 975,19 
R2.05 126 93,62±0,71 3,89 24,18±0,30 4,98 8,05±0,02 2,01 3,06±0,03 3,13 10,07±0,30 16,28 120,08±0,12 13,64 26,42±0,07 0,78 921,78 
R2.09 150 90,34±0,74 4,25 25,37±0,42 4,56 7,02±0,05 2,83 2,93±0,04 4,52 8,25±0,42 23,36 90,72±0,07 20,56 27,63±0,03 1,15 812,76 
R2.11 150 90,12±0,82 3,92 24,07±0,27 5,61 8,01±0,04 1,89 2,85±0,02 4,29 7,58±0,16 21,67 121,24±0,25 20,23 28,25±0,02 0,86 987,46 
 25
- Số hạt chắc/bông 
Số hạt chắc/bông liên quan đến chiều dài bông và sự sắp xếp hạt/bông của 
các dòng. Tỉ lệ hạt chắc/ bông dao động từ 131,67 đến 160,35 ở giống XCH; từ 
93,06 đến 102,8 ở giống C27 ; từ 90,72 đến 121,24 ở giống U17.Trong đó, giống 
XCH có 4/5 dòng có số hạt chắc/ bông nhiều hơn giống gốc (nhiều hơn 62,76); 
giống C27 có 100% các dòng có số hạt chắc/ bông nhiều hơn giống gốc (nhiều 
hơn 30,25); giống U17 có 3/5 dòng có số hạt chắc/ bông nhiều hơn giống gốc 
(nhiều hơn 56,86). Trong số 14 dòng nghiên cứu thì dòng R2.44 có nguồn gốc từ 
giống XCH có số hạt chắc/ bông tăng nhiều nhất (tăng 24,93hạt/ bông); dòng 
R2.09 có nguồn gốc từ giống U17 có số hạt chắc/ bông giảm so với đối chứng 
(giảm 10,72 hạt/ bông). Kiểm tra bằng hàm t- Test Two Sample For Mean (Bảng 
3.2) cho thấy sự sai khác của 85,71% số hạt chắc/ bông tăng là có ý nghĩa (Ttn> 
Tα). Số hạt chắc/bông có hệ số biến động dao động thấp nhất là dòng R2.04 
(12,92%), cao nhất là dòng R2.20 (23,86%). Trong 14 dòng nghiên cứu thì có 11 
dòng có hệ số biến động nhỏ hơn so với giống gốc. 
 - Khối lượng 1000 hạt 
Các dòng có nguồn gốc từ giống XCH khối lượng 1000 hạt dao động từ 
27,18g đến 29,77g; từ 18,61g đến 24,47g ở giống C27; từ 26,42g đến 28,25g ở 
giống U17. Có 60% số dòng có nguồn gốc từ giống U17 và C27 có khối lượng 
1000 hạt cao hơn giống gốc, ở giống XCH có 75% số dòng có khối lượng 1000 
hạt cao hơn giống gốc. Trong 14 dòng nghiên cứu có dòng R2.44 có khối lượng 
1000 hạt tăng cao nhất là 29,77g tăng 1,9g so với đối chứng (27,87g), dòng 
R2.06 có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là 26,42g giảm 0,92g so với đối chứng 
(18,76g). Hệ số biến động về khối lượng 1000 hạt của các dòng chọn lọc và 
giống gốc dao động không lớn, có 64,2% số dòng chọn lọc có hệ số biến động 
thấp hơn so với đối chứng. Chứng tỏ sự ổn định nhanh của các dòng. 
Năng suất khóm được tính bằng tích của 3 đại lượng: số nhánh hữu 
hiệu/khóm, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Kết quả ở bảng 3.1 cho 
thấy những dòng có các chỉ số trên cao thì sẽ có năng suất khóm cao. 
 26
Năng suất khóm dao động từ 1067,05g/m2 đến 1288,48g/m2 ở giống 
XCH; từ 823,78g/m2 đến 957,19g/m2 ở giống C27; từ 812,76g/m2 đến 
987,46g/m2 ở giống U17. Trong 14 dòng nghiên cứu thì có 9 dòng có năng suất 
khóm cao hơn giống gốc, trong đó dòng R2.44 có năng suất khóm cao nhất là 
1288,48 g/m2 tăng 183,02 g/m2 so với giống gốc (1105,46g/m2), dòng R2.09 có 
năng suất khóm thấp nhất là 812,76 g/m2 giảm 60,17 g/m2 so với đối 
chứng(872,93g/m2). 
Bảng 3.2. Giá trị Tα, Ttn một số đặc điểm nông học 
của các dòng chọn lọc thế hệ R2(α = 0,05) 
Dòng 
Ttn 
Tα Chiều cao 
cây 
Chiều dài 
bông 
Chiều 
dài hạt 
Chiều 
rộng hạt 
Số nhánh hữu 
hiệu/khóm 
Số hạt 
chắc/bông 
R2.06 2,15 1,94 2,03 3,25 2,17 2,07 
2,04 
R2.13 2,26 2,07 2,17 2,74 2,78 2,63 
R2.20 2,05 3,56 3,24 2,91 4,87 6,42 
R2.38 1,96 2,01 3,06 1,87 2,67 2,11 
R2.44 3,14 2,55 2,25 3,57 2,45 3,77 
R2.03 1,87 5,89 2,89 1,82 3,29 2,45 
R2.08 2,34 4,45 5,17 2,09 3,67 2,05 
R2.16 4,67 3,47 1,92 2,14 1,95 3,89 
R2.18 8,15 2,75 2,67 3,72 5,34 4,23 
R2.01 1,92 2,09 2,58 4,15 4,78 5,68 
R2.04 3,37 3,45 3,15 1,94 2,81 2,97 
R2.05 2,54 2,34 4,36 3,08 3,08 2,67 
R2.09 5,87 2,87 2,73 1,85 2,87 1,89 
R2.11 2,01 3,25 2,46 2,58 2,65 2,85 
- Thời gian sinh trưởng 
Thời gian sinh trưởng của các giống lúa là chỉ tiêu nông học quan trọng 
bên cạnh các tính trạng về năng suất của cây lúa. Thời gian sinh trưởng có sự sai 
khác giữa các dòng từ các giống và sai khác theo mùa vụ. Vụ xuân thường có 
thời gian sinh trưởng kéo dài hơn so với vụ mùa khoảng 20 ngày. 
 27
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, thời gian sinh trưởng trong vụ mùa của các 
đối tượng nghiên cứu dao động từ 85 – 150 ngày. Trong đó tất cả các dòng có 
nguồn gốc từ giống XCH có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với giống gốc từ 
13 – 17 ngày; có 2/4 dòng thuộc giống C27 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn 
giống gốc 12 ngày, 2 dòng còn lại có thời gian sinh trưởng bằng với giống 
gốc(100 ngày); có 2/5 dòng thuộc giống U17 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn 
giống gốc 19 ngày, 3/5 dòng còn lại có thòi gian sinh trưởng cao hơn so với 
giống gốc từ là 5 ngày. Thời gian sinh trưởng ngắn có ý nghĩa lớn trong công tác 
chọn lọc giống cây trồng nhằm rút ngắn thời gian sản xuất và tăng năng suất, sản 
lượng của cây trồng. 
* Nhận xét đặc điểm nông học của các dòng chọn lọc ở thế hệ R2 
 (1). Qua theo dõi đặc điểm nông học của các dòng chọn lọc ở thế hệ 
R2 tôi nhận thấy các dòng chọn lọc có một số chỉ tiêu nông học như số 
nhánh hữu hiệu/ khóm, số hạt chắc/ bông tuy hệ số biến động còn cao nhưng 
đã dần ổn định, các đặc điểm nông học còn lại như chiều cao cây, chiều dài 
bông, khố lượng 1000 hạt đều có hệ số biến động có xu hướng nhỏ hơn so 
với giống gốc. 
(2). Tôi chọn được một số dòng có những đặc điểm nổi bật. Từ giống XCH 
thu được dòng R2.13 và R2.44; từ giống C27 thu được dòng R2.08; từ giống U17 
thu được dòng R2.05. Các dòng này có nhiều tính trạng nổi bật so với các dòng 
khác như chiều cao cây thấp hơn, đẻ nhánh tốt, chiều dài bông, số hạt chắc/ bông, 
khối lượng 1000 hạt cao và hệ số biến động nhỏ hơn so với giống gốc. 
7.4.2. Kết quả đánh giá khả năng chịu lạnh của các dòng chọn lọc thế hệ R3 
7.4.2.1. Đánh giá khả năng chịu lạnh 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_danh_gia_mot_so_dong_lua_chon_loc_the.pdf