Sáng kiến kinh nghiệm Công tác huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình trải nghiệm sáng tạo - Ứng dụng mô hình trồng rau trong nhà màng để hướng nghiệp cho học sinh THPT tại Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình trải nghiệm sáng tạo - Ứng dụng mô hình trồng rau trong nhà màng để hướng nghiệp cho học sinh THPT tại Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang

III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:

1. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng sáng kiến:

 Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp

cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc

học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để

đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương

pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến

thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.Việc đổi mới phương pháp

theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua.

Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy

học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi

dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích

cực trong thực tiễn mà cụ thể là hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn chưa thường

xuyên và chưa hiệu quả, có những tồn tại sau:

 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo xuất hiện trong một số văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT

khoảng vài năm gần đây. Cùng với việc "dạy học tích hợp liên môn", "dạy học gắn với

sản xuất kinh doanh", "dạy học với di sản", "trải nghiệm sáng tạo" là việc được nhiều

nhà trường thực hiện.

pdf 46 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1142Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình trải nghiệm sáng tạo - Ứng dụng mô hình trồng rau trong nhà màng để hướng nghiệp cho học sinh THPT tại Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bảo có hiệu quả. 
 Lập kế hoạch huy động nguồn lực:Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu 
và lựa chọn các phương án tối ưu để đạt được mục tiêu; lập kê hoạch giúp cho nhà 
trường: xác lập ý tưởng rõ ràng; lựa chọn bộ công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện mục 
tiêu. 
 Các loại kế hoạch: 
 Theo góc độ thời gian có kế hoạch dài hạn; trung hạn; ngắn hạn. 
 Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ có kế hoạch chiến lược; chiến 
thuật (tác nghiệp) 
Những nội dung cơ bản của kế hoạch phải chỉ rõ những vấn đề sau 
 What/How: Làm cái gì? Tại sao phải làm cái đó? 
 Who/How: Ai làm? Tại sao phải người đó làm? 
 When/How: Khi nào làm? Tại sao phải làm vào khi đó? 
 Where/How: ở đâu? Tại sao phải ở nơi đó? 
 Money/How: Bao nhiêu tiền? Tại sao phải bằng ấy tiền? 
 Công thức tổng quát: (4Wh + 1Mo). How 
Tổ chức thực hiện theo kế hoạch:Cần trả lời được các câu hỏi sau 
 Cần thực hiện những hoạt động nào? 
 Ai thực hiện?; quyền hạn?; trách nhiệm?; lợi ích?. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
 Trang 15 
Công tác tổ chức: Phân tích mục tiêu; xác định phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện 
mục tiêu; xác định từng bộ phận, từng con người thực hiện; trao quyền, trách nhiệm và làm rõ 
lợi ích đối với người thực hiện; xây dựng cơ chế phối hợp như thế nào?. 
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch -Truyền thông:Thiết lập quan hệ; Tạo động lực;Tư vấn; đàm 
phán;Giải quyết xung đột; Phối hợp; v.v.... 
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện theo kế hoạch : Kiểm tra, đánh giá là qúa trình xem xét các 
hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời kiểm tra, 
đánh giá là giúp phát hiện ra những sai sót, lệch lạc để kịp thời có biện pháp khắc phục đảm 
bảo cho hoạt động huy động nguồn lực được thực hiện đúng hướng.Nội dung kiểm tra đánh 
giá :Về đội ngũ (con người), về tài chính;về cơ sở vật chất;về phương thức lãnh đạo và quản 
lý của Hiệu trưởng;về thông tin 
Tác dụng của công tác kiểm tra đánh giá :thẩm định, đảm bảo cho KH được thực hiện với 
hiệu quả cao, đảm bảo cho lãnh đạo nhà trường kiểm soát được nguồn lực đang được sử dụng 
đến đâu? sử dụng như thế nào?; giúp lãnh đạo nhà trường theo dõi, đối phó kịp thời với sự 
thay đổi;tạo tiền đề cho qúa trình hoàn thiện sự đổi mới. 
Các yêu cầu cần thiết của ngƣời hiệu trƣởng: 
 Tính cách thật thà thẳng thắn, kiên trì và nhạy cảm. 
 Có kỹ năng giao tiếp tốt (truyền đạt bằng lời và bằng văn bản tốt) 
 Có khả năng phỏng vấn, thuyết phục động viên, khả năng ra chính sách và đào tạo 
bồi dưỡng tốt 
 Có khả năng sử dụng máy tính. 
 Có hiểu biết sâu sắc về pháp luật và các qui định của Nhà nước, đặc biệt là Luật lao 
động 
 Có hiểu biết chung về các mức lương cơ bản và chương trình đảm bảo lợi ích của 
người lao động. 
 Có kỹ năng quan hệ cá nhân tốt. 
 Có khả năng đảm bảo bí mật các thông tin cần thiết 
Sáng kiến kinh nghiệm 
 Trang 16 
 Có kỹ năng giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả. 
 Có hiểu biết nhất định về tâm lý để có thể hiểu, chia sẻ, thông cảm với các hành vi 
của người lao động trong các mối quan hệ xã hội và quan hệ với môi trường xung 
quanh. 
 Thật sự tế nhị khi làm việc với các tổ chức đoàn thể về tuyển chọn và đề bạt cán 
bộ, giáo viên, nhân viên cũng như khi giải quyết các tranh chấp, kiện tụng, tai nạn, 
chậm trễ hay khi động viên khích lệ và đào tạo nhân viên trong nhà trường. 
 Hiểu sâu sắc về văn hoá và phong cách quản lý của Việt Nam để có được nhóm, 
tập thể làm việc hiệu quả 
 Có khả năng tổ chức khoa học lao động của bản thân để làm việc có hiệu quả. 
3.4. Thời gian nghiên cứu và triển khai giải pháp 
 Tháng 05/2018: xây dựng ý tưởng, đánh giá nguồn nhân lực và kinh phí 
 Tháng 06/2018: tham khảo đóng góp của chuyên gia. Trình kế hoạch với các cơ 
quan có thẩm quyền, các cơ quan phối hợp. 
 Tháng 06/2018: nhận quyết định của UBND huyện Phú Tân về thực hiện đề tài 
 Tháng 06/2018-02/2019: triển khai thực hiện và đánh giá kết quả. 
3.5. Giải pháp: huy động nguồn lực để xây dựng chƣơng trình trải nghiệm sáng tạo cho học 
sinh mà cụ thể là xây dụng nhà màng trồng rau sạch: 
a. Ấp ủ ý tƣởng và khơi gợi đam mê: 
 Các công nghệ ứng dụng trong nhà kính, nhà màng càng ngày càng hiện đại với hệ 
thống điều khiển tự động được lập trình và xử lý qua hệ thống máy tính thông qua các 
cảm biến (sensor) về nhiệt độ, ẩm độ, EC, pH Các quốc gia đi đầu lĩnh vực này như 
Hoa Kỳ, Canada, Hà Lan, Israel, Mexico, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và gần đây có các 
quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan đã phát triển mạnh 
việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng 
cao, an toàn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
 Trang 17 
 Diện tích cây trồng canh tác không sử dụng đất ngày càng tăng lên một cách nhanh 
chóng theo nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. 
Bảng 1: Năng suất một số loài rau canh tác bằng kỹ thuật thủy canh và canh tác trên đất 
 Các quốc gia dẫn đầu Châu Âu về diện tích nhà kính, nhà màng là Tây Ban Nha 
(46.000ha), Italy (25.000ha), Pháp (9.500ha) trong đó diện tích trồng cây không sử 
dụng đất chiếm tỷ lệ khá lớn. Ở Hà Lan có khoảng 10.000ha trồng cà chua, ớt, dưa 
trên giá thể rockwool. Tại bang Florida (Hoa Kỳ) 76.4% diện tích nhà kính áp dụng 
kiểu canh tác không dùng đất. Tại Trung Quốc hiện có khoảng 500 khu nông nghiệp 
công nghệ cao với trên 4.000 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 
tại các vùng sinh thái khác nhau. 
Trong nƣớc 
 Việt Nam cũng đang dần dần ứng dụng thành tựu nông nghiệp của thế giới. Năm 
1997, trường Ðại học Nông nghiệp I Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ thủy 
canh cho phù hợp với điều kiện ở nước ta. Tại các kỳ hội chợ techmart ở Hải Phòng, 
thành phố Hồ Chí Minh những thành công bước đầu của cây cà chua, dưa leo, xà 
lách... trồng theo công nghệ thủy canh của Việt Nam đã được giới thiệu. Rau xà lách 
có thể trồng quanh năm trong khi canh tác trên đất chỉ có 2 vụ/năm. Dưa chuột trồng 
theo cách truyền thống được 2 vụ/năm nhưng áp dụng kỹ thuật thủy canh trồng được 4 
vụ/năm; đồng thời chất lượng, mẫu mã và năng suất cao gấp 4 - 5 lần so với phương 
pháp canh tác cũ. Nhiều mô hình trồng rau an toàn trong nhà kính, nhà màng từ hoàn 
toàn tự động đến bán tự động đã được áp dụng khá phổ biến ở các địa phương. Trong 
đó phải kể đến các tỉnh đi đầu như: tỉnh Lâm Đồng với khoảng 1.000 ha nhà màng, 
nhà kính (trong đó có 240 ha trồng rau) và 242 ha nhà màng (114,5 ha trồng rau), tỉnh 
Vũng Tàu 40 ha nhà màng. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
 Trang 18 
Trong Tỉnh An Giang 
 Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, diện tích cây rau, màu 
vụ Hè Thu 2017 nông dân trồng được 22.280 ha, Các huyện Chợ Mới trồng 8.664 ha 
rau màu, là huyện có diện tích trồng rau màu lớn nhất vụ Hè Thu 2017. Các huyện Tri 
Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, An Phú, Tân Châu có diện tích trồng rau màu từ 1.400 ha 
đến trên 3.174 ha. Trong đó nâng chất lượng sản xuất rau an toàn theo hướng 
VietGAP tại xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên, với diện tích 12,1 ha của 43 
hộ nông dân ( 
 Năm 2016, tỉnh An Giang đã triển khai xây dựng 20 nhà lưới theo mô hình nông 
nghiệp công nghệ cao (NNCNC) như trồng nấm và rau màu nhằm giúp nông dân giảm 
chi phí tăng lợi nhuận, cho ra thị trường sản phẩm sạch đến người tiêu dùng. 
 /an-giang-san-xuat-nong-nghiep-cong-nghe-cao 
 Riêng Địa bàn huyện Phú Tân, năm 2016 diện tích gieo trồng rau màu 1692 ha, năng 
suất đạt 147,43 tạ/ha. Trong đó rau cải chiếm 86 ha với năng suất đạt 243,14 tạ/ha tập 
trung nhiều nhất ở các xã Tân Trung, Tân Hòa và Long Hòa.(nguồn: Niên giám thống 
kê 2016), Hiện huyện Phú Tân có 14 nhà lưới trồng rau với diện tích 13.300 m2 
(nguồn: Trạm trồng trọt và BVTV huyện Phú Tân) 
 Để bảo đảm phát triển bền vững, Việt Nam đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng 
cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa 
vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. 
Thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc Hội quy 
định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển 
biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy 
chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về 
truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng 
lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Trong 
đó giáo dục công nghệ giúp học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường 
công nghệ ở gia đình, nhà trường và xã hội; hình thành và phát triển năng lực, có tri 
thức về hướng nghiệp, tiếp cận với các thông tin và cơ hội trải nghiệm về một số 
Sáng kiến kinh nghiệm 
 Trang 19 
ngành nghề phổ biến trong xã hội; qua đó lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất 
với bản thân. 
 Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới định hướng cho hoạt động trải nghiệm, 
hướng nghiệp 105 tiết/năm (Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2017). Hoạt động giáo dục 
hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục 
trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và toàn bộ thời 
gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh 
vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà 
trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ 
chức của nhà giáo dục. 
 Theo TS Vũ Ðình Chuẩn, Vụ trưởng Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Ðào tạo), 
những năm qua, hệ thống các văn bản về giáo dục hướng nghiệp và công tác phân 
luồng học sinh đã được ban hành khá đầy đủ. 
 Nhiều địa phương đã chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình giáo dục 
hướng nghiệp theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh; tích 
hợp các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông gắn với 
hoạt động thực tế sản xuất, kinh doanh tại địa phương như: mô hình trường học - nông 
trường chè tại Tuyên Quang, Hòa Bình; Năm học 2016-2017, Trường THPT Lương 
Thế Vinh (Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre). Dự án “Trồng rau sạch trong khuôn viên nhà 
trường” đã thu về 10,5 triệu đồng, sau khi trích hỗ trợ các bạn học sinh nghèo. Bên 
cạnh việc giúp các em học sinh học tập hiệu quả, mô hình còn tạo nguồn cảm hứng, 
khơi gợi sáng tạo, tạo môi trường để học sinh tiếp cận, định hướng nghề nghiệp trong 
tương lai, Trường Phổ Thông Dân Tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng mô hình 
vườn rau, hoa trong trường bằng nhà kính có diện tích 500 m2 đã được hoàn thành và 
được nhiều học sinh nhận xét mô hình này rất thú vị và hữu ích (nguồn: 
 Qua nghiên cứu tình hình của thế giới, trong nước, địa bàn tỉnh An Giang, huyện Phú 
Tân và qua quá trình học tập nghiên cứu các chương trình trải nghiệm của một số 
Sáng kiến kinh nghiệm 
 Trang 20 
trường phổ thông tôi nhận thấy trường THPT Hòa Lạc rất cần có một nhà màng đạt 
chuẩn để trồng rau sạch. Học sinh sẽ được tiếp cận các kĩ thuật, phương pháp sản 
xuất nông nghiệp. Hiệu quả giáo dục sẽ nâng cao mà cụ thể là hoạt động hướng 
nghiệp của nhà trường. 
 Thúc đẩy giáo dục khoa học, khơi gợi niềm đam mê và ước mơ trở thành nhà khoa học, ước 
mơ được trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của các em học sinh. Tôi tin rằng việc truyền cảm 
hứng, gợi mở ý tưởng và đam mê khám phá trong các em là rất quan trọng, để trong tương lai 
các em sẽ có thêm những ý tưởng và giải pháp nhằm mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho 
toàn xã hội. 
 Chia sẻ ý tưởng với đồng nghiệp, với tập thể sư phạm nhà trường, với lãnh đạo các ban 
ngành, bản thân tôi nhận được sự ủng hộ hào hứng, sự đóng góp chân tình. Tất cả hun đúc 
nên tinh thần và tạo động lực cho bản thân tối bắt tay vào thực hiện dự án. 
b. Nhận định tình hình đơn vị 
Để thực hiện được đề tài cần có 3 yếu tố: Mặt bằng xây dựng nhà màng, nguồn kinh phí, con 
người. 
 Trường THPT Hòa Lạc nằm ở vùng nông thôn nên yếu tố mặt bằng có thể giải quyết 
được. Nhưng cũng phải cân nhắc đến cảnh quan sư phạm nhà trường, nhà màng được 
xây dựng sẽ không phá vỡ cấu trúc cảnh quan, vẫn tạo môi trường xanh sạch đẹp. Vị 
trí đặt nhà màng cũng phải đảm bảo thuận lợi cho học sinh nghiên cứu và đáp ứng 
được các yêu cầu về mặt kĩ thuật ( nắng, gió, nguồn nước,) 
 Yếu tố con người được đảm bảo. Tập thể sư phạm nhà trường đồng thuận với đề tài, 
thầy Đỗ Trần Vĩnh Lộc có đủ trình độ chuyên môn để chủ nhiệm đề tài, sở khoa học 
công nghệ hỗ trợ kĩ thuật, trạm bảo vệ thực vật huyện Phú Tân cử nhân sự hỗ trợ, quan 
trọng nhất vẫn là đa số học sinh đam mê, vận hành cho nhà màng hoạt động 
 Nan giải nhất vẫn là vấn đề nguồn kinh phí. 
Chuyên gia thẩm định và báo cáo chi phí để xây dựng nhà màng 100 m2 : 
120.000.000 đồng 
Đối chiếu với nguồn ngân sách có thể chi của đơn vị: 60.000.000 đồng 
 Nguồn ngân sách của nhà trường không đủ tự trang trải để xây dựng nhà màng 
DỰ TOÁN KINH PHÍ NHIỆM VỤ 
Sáng kiến kinh nghiệm 
 Trang 21 
Đơn vị: đồng 
13 
Nội dung các 
khoản chi 
Tổng số Trong đó 
Kinh phí 
Tỷ lệ 
(%) 
SNKH Tự có Khác 
1. Công lao động 
(khoa học, phổ 
thông) 
57.351.400 38 57.351.400 
2. Nguyên vật liệu, 
năng lượng 
9.000.000 6 9.000.000 
3. Thiết bị, máy 
móc chuyên 
dùng 
50.790.000 34 50.790.000 
4. Xây dựng, sửa 
chữa nhỏ 
27.000.000 18 22.000.000 5.000.000 
5. Chi khác 
6.540.000 4 6.540.000 
 Tổng cộng 
150.681.400 100 72.790.000 77.891.400 
Thuyết minh chi phí cho 1 cuộc hội thảo khoa học giới thiệu hiệu quả mô hình 
TT Nội dung ĐV tính Số lƣợng Đơn giá Thành tiền 
1 Đại biểu người 30 60.000 1.800.000 
2 Hội trường + Banrol cái 1 1.000.000 1.000.000 
3 Người chủ trì người 1 450.000 450.000 
4 Báo cáo viên trình bày người 1 600.000 600.000 
5 Phục vụ người 1 150.000 150.000 
6 Thư ký hội thảo người 1 150.000 150.000 
 Tổng cộng 4.150.000 
Sáng kiến kinh nghiệm 
 Trang 22 
c. Phát huy sức mạnh nội lực của tập thể sƣ phạm nhà trƣờng 
 Tập thể sư phạm trong trường học là một tổ chức của tập thể người lao động sư phạm 
đứng đầu là Hiệu trưởng. Tập thể sư phạm liên kết các cán bộ, giáo viên, nhân viên 
thành một cộng đồng giáo dục có tổ chức, có mục đích giáo dục thống nhất, có 
phương thức hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, của Đảng 
và nhà nước. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt, quan trọng nhất trong tập thể sư 
phạm làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, là người quyết định đến 
chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
 Trong thực tế, một tập thể vững mạnh luôn là tập thể đoàn kết, nhất trí cao và làm việc 
có tình người. Sự thân thiện, lòng nhân hậu, sự bao dung của mọi người trong tập thể 
được đề cao, mọi người sống bên nhau đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh của một đơn vị. 
 Phát huy nguồn nội lực mạnh mẽ của tập thể sư phạm trong việc xây dụng chương 
trình trải nghiệm, hiệu trưởng cần cần: 
 Nắm rõ mục đích, nhiệm vụ, nội dung, của đề tài. Thầy cô thực sự tâm huyết 
với nghề nỗ lực hết mình và phát huy hết khả năng của mình 
 Nắm rõ những văn bản chỉ đạo của các sở, ban, ngành, các văn bản luật, 
 Làm tốt công tác tư tưởng. Tuyên truyền vận động đội ngũ cùng chung tay xây 
dựng đề tài. 
 Phát huy tinh thần dân chủ trong trường học, tạo sự công bằng đối với mỗi cá 
nhân trong tập thể và sự minh bạch về tài chính là yếu tố quan trọng trong việc 
huy động được sự công đồng trách nhiệm của giáo viên, có sức mạnh tổng hợp. 
Tôn trọng tập thể, dựa vào tập thể, chú ý lắng nghe, tiếp thu những góp ý của 
đồng nghiệp, không bảo thủ vì nhiều khi có những ý kiến của đồng nghiệp có 
tác dụng rất tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ đề tài. Tận dụng trí tuệ tập thể để 
thực hiện những chỉ tiêu, biện pháp thực hiện.Lấy ý kiến sâu rộng của giáo viên 
về đề tài, tổ chức đóng góp cho đề tài trong các cuộc họp: 
Họp Ban Chi ủy thống nhất đường lối, chủ trương. 
Họp BGH thống nhất kế hoạch. 
Thông qua kế hoạch trước tập thể cơ quan. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
 Trang 23 
 Tổ chức lấy ý kiến để đánh giá rút kinh nghiệm, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu 
để phát huy mặt mạnh khắc phục mặt yếu. Thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra 
những tồn tại. Từ đó điều chỉnh kịp thời những bất cập của đề tài 
 Việc xây dựng kế hoạch phù hợp, thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc và 
việc phân công công việc một cách hợp lý sẽ gặt hái được nhiều thành công . 
 Chọn giáo viên chủ nhiệm đề tài đủ tiêu chuẩn để đảm nhận đề tài. Giáo viên đó 
trước hết phải có uy tín với đồng nghiệp và học sinh. Được học sinh và cả tập thể sư 
phạm nhà trường tin tưởng. Giáo viên đó phải có trình độ chuyên môn phù hợp, đã 
từng nghiên cứu trong lĩnh vực này. Đặc biệt là cái tâm của người thầy. Nhiệt tình, 
luôn tận tụy vì nhà trường, vì học sinh, có khả năng thắp lửa đam mê nghiên cứu cho 
học sinh. 
 Người xưa khẳng định "Thuật trị quốc chính là việc dùng người". Người lãnh đạo làm 
nên sự nghiệp, thành công chính là nhờ ở chỗ biết dùng người. Nghệ thuật dùng người 
là biết phân công, sắp xếp, sử dụng đúng người vào đúng việc là phát huy được tối đa 
khả năng, mặt mạnh, sở trường của mỗi người. Đó là việc phức tạp và khó nhất của 
người lãnh đạo, nó có quan hệ lớn đến sự hưng, suy, thành, bại của nhà trường và sự 
nghiệp của người lãnh đạo. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải có cái tâm và cái tầm để dùng 
người đúng sẽ làm cho nhà trường ngày càng phát triển. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
 Trang 24 
d. Phối hợp hiệu quả với chƣơng trình hoạt động của sở Khoa học công nghệ tỉnh An Giang. 
 Đây có thể được coi là giải pháp quyết định, giúp nhà trường giải quyết được bài toán 
nan giải về kinh phí và đội ngũ chuyên gia. 
 Hằng năm sở khoa học và công nghệ An Giang có các chương trình hoạt động nghiên 
cứu khoa học.Ủy ban nhân dân tỉnh cũng có các chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu khoa 
học, ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh. Hiệu trưởng phải là cầu nối để chương trình 
này được đặt tại vị tri đơn vị trường. Như vậy , về phía sở khoa học công nghệ có đề 
tài nghiên cứu, còn về phía nhà trường được ngân sách nghiên cứu khoa học từ sở này, 
đồng thời học sinh được tiếp cận thực thụ chương trình nghiên cứu khoa học. 
 Hiệu trưởng sẽ là người trực tiếp liên hệ với các cơ quan này, để được tư vấn, hỗ 
trợ ý tưởng nghiên cứu khoa học. 
 Hiệu trưởng sẽ chọn đề tài nghiên cứu phải nằm trong chương trình hoạt động của 
sở khoa học công nghệ, để đề tài được trúng tuyển. 
 Xây dựng phiếu đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở và bảng thuyết 
minh nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
 Trang 25 
TRẠM TRỒNG TRỌT &BVTV CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 HUYỆN PHÚ TÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN ĐĂNG KÝ 
Chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở 
Kính gởi: - Sở KH&CN tỉnh An Giang 
 - Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân 
Căn cứ thông báo của Sở KH&CN, UBND huyện Phú Tân về việc tuyển chọn tổ chức 
và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cơ sở năm 2018 chúng tôi: 
- Tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở: Trạm Trồng trọt và BVTV huyện 
Phú Tân. 
- Họ và tên cá nhân chủ trì nhiệm vụ: Đỗ Trần Vĩnh Lộc 
- Học vị - chức vụ: Cử nhân khoa học – Giáo viên. 
Đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở: 
Tên nhiệm vụ: Ứng dụng mô hình trồng rau trong nhà màng để hướng nghiệp cho học 
sinh THPT tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 
Hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì thực hiện Nhiệm vụ cấp cơ sở gồm: 
1. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì 
nhiệm vụ. 
2. Đơn đăng ký chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở: mẫu 07-ĐĐK 
3. Thuyết minh nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở theo mẫu 08-TMNV; 
4. Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ: mẫu 09-LLTC; 
5. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm nhiệm vụ: mẫu 10-LLCN; 
Sáng kiến kinh nghiệm 
 Trang 26 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcong_tac_huy_dong_cac_nguon_luc_de_xay_dung_chuong_trinh_tra.pdf