Sáng kiến kinh nghiệm Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

Để việc học tập đạt hiệu quả cao thì việc giáo viên kích thích hứng thú học tập của học sinh công việc không thể bỏ qua. Nhận thức sâu sắc được điều này, tôi luôn có phương pháp để tạo sự hấp dẫn, tươi mới cho học sinh. Đặc biệt cô cũng rất quan tâm, gần gũi học sinh để nắm bắt được đặc điểm tâm lí từ đó cô lựa chọn phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp.

+ Quan hệ với phụ huynh học sinh

Ngay từ đầu năm học trong kế hoạch tháng 9 của mình, tôi đã bầu ra Ban chấp hành Hội phụ huynh học sinh gồm 1 Chi hội trưởng và 1 Chi hội phó, 1 ủy viên của Ban Chi hội.

* Thực tế công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 1C

+ Thuận lợi

- Các em có cùng lứa tuổi và hầu hết đều ngoan ngoãn, chăm chỉ, thích đi học. Phụ huynh rất quan tâm đến con em mình. Ngay từ đầu năm học, các bậc phụ huynh đã mua sắm đầy đủ các đồ dùng cơ bản như sách giáo khoa, bút, bộ đồ dùng,

- Ban giám hiệu nhà trường và địa phương quan tâm trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục.

- Bản thân tôi được dạy và chủ nhiệm lớp 1 đã 5 năm. Được đi tập huấn chương trình Công nghệ giáo dục và đã áp dụng vào thực tế giảng dạy năm thứ hai. Hơn nữa, tôi luôn học hỏi kinh nghiệm công tác chủ nhiệm của các bậc đàn anh đàn chị để đưa lớp trở thành lớp tiên tiến xuất sắc.

Tôi cũng đã tích cực nghiên cứu những đặc điểm của tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học để có những phương pháp giáo dục phù hợp. Từ đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ khác. Nhiều năm liền tôi đạt danh hiệu: “Giáo viên chủ nhiệm giỏi” của trường.

+ Khó khăn

- Một số em gia đình kinh tế khó khăn phải ở với ông bà để bố mẹ đi làm ăn xa, hoặc có hoàn cảnh éo le như bố mẹ chia tay nhau hay mồ côi bố, mẹ,

- Đối với chương trình Công nghệ giáo dục đang được sử dụng hiện nay, một số gia đình chưa có phương pháp hướng dẫn con em ở nhà phù hợp. Thêm nữa nhiều em nhận thức còn chậm, chưa tự tin trong giao tiếp,

- Về phía giáo viên, ngoài công tác chủ nhiệm và giảng dạy còn kiêm nhiệm thêm nhiều hoạt động khác. Vì thế, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt đây là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới “căn bản toàn diện” nền giáo dục nên việc vận dụng các phương pháp mới còn nhiều bỡ ngỡ.

- Mấy năm gần đây, số lượng học sinh gia tăng đột biến làm cho sĩ số trong lớp đông, ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên.

 

doc 21 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 44Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cùng giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp phụ huynh, nêu rõ kế hoạch hoạt động của trường, lớp; thông báo kết quả học tập của các em thường xuyên.
* Đối với các tổ chức khác:
Việc kết hợp giáo dục để đem lại hiệu quả cao là việc làm thường xuyên của bất kì giáo viên chủ nhiệm nào. Sự phối hợp đó không chỉ đối với phụ huynh học sinh mà còn có thể phối hợp với các tổ chức khác.
Trong công tác chủ nhiệm của mình, người giáo viên cần phải khéo léo, linh hoạt trong mọi mặt để có thể huy động một cách tối đa sự giúp đỡ của các tổ chức và cộng đồng để đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
 Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 1C
+ Về hoàn cảnh gia đình học sinh
Tổng số: 36 em trong đó có 14 học sinh nữ, 22 học sinh nam.
Qua tổng thể, tập thể lớp 1C là một tập thể đoàn kết, trong đó:
- Con em gia đình cán bộ công nhân viên: 10 em.
- Con gia đình nông dân: 26 em.
+ Tìm hiểu về đặc điểm năng khiếu, sở trường và sức học của mỗi em
- Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ lớp có 3 em có năng khiếu hát múa. Các em là những “cây văn nghệ” của lớp, của trường.
- Công việc tổ chức lớp học, xây dựng các phong trào lớp
+ Phân tổ
Việc phân tổ cô giáo dựa trên năng lực học tập của mỗi em, cơ cấu nam nữ, học sinh năng khiếu để phân chia thành 3 tổ. Mục đích của việc phân tổ dựa vào các tiêu chí trên là để khi có các hoạt động thi đua thì giữa các tổ sẽ có lực lượng tương tự nhau. Cách phân tổ của tôi bao gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu: phân sơ bộ về tổ cũng như xếp chỗ ngồi.
Giai đoạn thứ hai: Sau một thời gian thấy ổn định, tôi mới phân cố định.
Qua cách làm như vậy, tôi đã sắp xếp chỗ ngồi hợp lí với từng học sinh.
+ Bầu ban cán sự lớp
 - Bầu lớp trưởng: Tôi chọn học sinh năng nổ, có học lực tương đối tốt, có năng lực tổ chức quản lí, nhiệt tình với các hoạt động của lớp.
- Bầu lớp phó: Tôi chọn những học sinh có năng khiếu, có trách nhiệm và biết việc để làm.
+ Học sinh xây dựng các phong trào thi đua trong lớp
Dựa vào kế hoạch phát động của nhà trường, ngay từ đầu năm học giáo viên đã phát động các phong trào tới toàn bộ tập thể lớp như:
- Phong trào “Trường học thân thiện-học sinh tích cực”.
- Phong trào thi đua chào mừng ngày giải phóng thủ đô và 20-11.
- Phong trào thi đua học tốt; giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Phong trào thi đua chào mừng ngày 22-12.
- Phong trào thực hiện nếp sống “Anh bộ đội cụ Hồ”
- Phong trào thi đua chào mừng ngày 8-3, 26-3.
- Phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15-5
- Phong trào thi đua chào mừng ngày sinh nhật Bác.
- Các phong trào do Đoàn, Đội tổ chức.
Cách làm của giáo viên: Giáo viên tìm hiểu trực tiếp qua Tổng phụ trách Đội. Mỗi phong trào phát động, giáo viên cho học sinh nắm vững chủ đề, nêu kết quả cần đạt và đề ra những biện pháp để học sinh thực hiện. Từ đó mà các phong trào nêu ra các em đều tự giác thực hiện.
+ Công tác khen thưởng
Công tác khen thưởng có vai trò cực kì quan trọng đặt biệt với lứa tuổi học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này, nếu các em được khen thưởng kịp thời, hợp lí sẽ kích thích các em phấn đấu, rèn luyện để đạt được kết quả cao. Trong việc khen thưởng, tôi luôn chú ý đến việc đảm bảo công bằng, không thiên vị, khen trước lớp, những học sinh chưa có tiến bộ rõ rêt; nhắc nhở và động viên để học sinh nhanh tiến bộ. Điều này đã tạo động lực cho cho học sinh của lớp phấn đấu học tập, tu dưỡng.
+ Kích thích hứng thú học tập của học sinh
Để việc học tập đạt hiệu quả cao thì việc giáo viên kích thích hứng thú học tập của học sinh công việc không thể bỏ qua. Nhận thức sâu sắc được điều này, tôi luôn có phương pháp để tạo sự hấp dẫn, tươi mới cho học sinh. Đặc biệt cô cũng rất quan tâm, gần gũi học sinh để nắm bắt được đặc điểm tâm lí từ đó cô lựa chọn phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp.
+ Quan hệ với phụ huynh học sinh
Ngay từ đầu năm học trong kế hoạch tháng 9 của mình, tôi đã bầu ra Ban chấp hành Hội phụ huynh học sinh gồm 1 Chi hội trưởng và 1 Chi hội phó, 1 ủy viên của Ban Chi hội.
* Thực tế công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 1C
+ Thuận lợi
- Các em có cùng lứa tuổi và hầu hết đều ngoan ngoãn, chăm chỉ, thích đi học. Phụ huynh rất quan tâm đến con em mình. Ngay từ đầu năm học, các bậc phụ huynh đã mua sắm đầy đủ các đồ dùng cơ bản như sách giáo khoa, bút, bộ đồ dùng, 
- Ban giám hiệu nhà trường và địa phương quan tâm trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục.
- Bản thân tôi được dạy và chủ nhiệm lớp 1 đã 5 năm. Được đi tập huấn chương trình Công nghệ giáo dục và đã áp dụng vào thực tế giảng dạy năm thứ hai. Hơn nữa, tôi luôn học hỏi kinh nghiệm công tác chủ nhiệm của các bậc đàn anh đàn chị để đưa lớp trở thành lớp tiên tiến xuất sắc.
Tôi cũng đã tích cực nghiên cứu những đặc điểm của tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học để có những phương pháp giáo dục phù hợp. Từ đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ khác. Nhiều năm liền tôi đạt danh hiệu: “Giáo viên chủ nhiệm giỏi” của trường.
+ Khó khăn
- Một số em gia đình kinh tế khó khăn phải ở với ông bà để bố mẹ đi làm ăn xa, hoặc có hoàn cảnh éo le như bố mẹ chia tay nhau hay mồ côi bố, mẹ, 
- Đối với chương trình Công nghệ giáo dục đang được sử dụng hiện nay, một số gia đình chưa có phương pháp hướng dẫn con em ở nhà phù hợp. Thêm nữa nhiều em nhận thức còn chậm, chưa tự tin trong giao tiếp, 
- Về phía giáo viên, ngoài công tác chủ nhiệm và giảng dạy còn kiêm nhiệm thêm nhiều hoạt động khác. Vì thế, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt đây là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới “căn bản toàn diện” nền giáo dục nên việc vận dụng các phương pháp mới còn nhiều bỡ ngỡ.
- Mấy năm gần đây, số lượng học sinh gia tăng đột biến làm cho sĩ số trong lớp đông, ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên.
Thông qua bài khảo sát chất lượng đầu năm đã phần nào phản ánh được sức học của các em. Dưới đây là bảng số liệu về kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học.
Nội dung
Số lượng học sinh
Kết quả khảo sát
Các hoạt động
giáo dục
36
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
22
61%
14
39%

* Các giải pháp
- Bồi dưỡng vốn ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS
Lứa tuổi các em học sinh lớp 1 là lứa tuổi bắt đầu làm quen với môi trường học tập. Các em đến lớp phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục. Sự tiếp xúc, trao đổi thể hiện mối quan hệ giữa thầy và trò, tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau chính là giao tiếp - một thành phần cơ bản của hoạt động Sư phạm. Nó diễn ra trong suốt quá trình giảng dạy. Do vậy, ngoài tiết Tiếng Việt Công nghệ trên lớp, tôi luôn chú ý bồi dưỡng ngôn ngữ Tiếng Việt cho các em qua các môn học khác: tự nhiên xã hội, đạo đức, thủ công, ... Tôi thường sử dụng tranh, vật thật kết hợp trong tiết dạy hoặc giới thiệu những nội dung gần gũi với cuộc sống thực tế ở địa phương để học sinh có nhiều cơ hội được nghe - trả lời, nhằm phát triển lời nói tự nhiên.
Bồi dưỡng vốn ngôn ngữ cho học sinh giúp các em hiểu nhanh, hiểu đúng và thực hiện đầy đủ những yêu cầu của giáo viên. Các em sẽ mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp. Qua đó, giúp công tác chủ nhiệm và các hoạt động giáo dục được thuận lợi.
- Thực hiện tốt các hoạt động giáo dục
Từ thực tế nhiệm vụ năm học do ngành giáo dục và nhà trường đề ra, cùng với việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1 khi các em bước chân vào môi trường học tập và rèn luyện mới, tôi đã xác định mục tiêu, hướng phấn đấu cho từng mặt giáo dục cần phải được kết hợp với nhau, cụ thể như sau:
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
+ Giáo dục về năng lực, phẩm chất
Ở lớp 1, việc giáo dục, năng lực, phẩm chất cho học sinh là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu của những hành vi, phẩm chất đạo đức, lối sống phù hợp. Giúp học sinh có ý thức về những phẩm chất đó, có thái độ tích cực và có hành vi, thói quen tương ứng. Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tôi đã tích hợp qua việc xây dựng không gian lớp học và tu bổ không gian lớp thật phong phú. Cụ thể là việc xây dựng góc môi trường là nơi trưng bày các cây xanh do chính các em sưu tầm, chăm sóc để các em được hòa mình vào với thiên nhiên, giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó hình thành cho các em năng lực quan sát, năng lực hợp tác giúp các em hiểu nội dung nhưng bài học trong môn tự nhiên - xã hội một cách sâu sắc.
- Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức:
Đối với từng chuẩn mực đạo đức hay phẩm chất nhân cách, trước hết cần cho học sinh hiểu và tự liên hệ với bản thân. Giúp các em phân biệt được cái đúng / cái sai, cái tốt / cái xấu, cái thiện / cái ác. Từ đó, các em làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh phê bình, tránh cái xấu, cái sai, cái ác.
Một con người nếu như không biết yêu, không biết ghét, không có cảm xúc thì trở thành một con người vô cảm. Vì vậy, việc giáo dục thái độ và tình cảm cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhưng cũng rất khó khăn nhất là trong xã hội đầy những cám dỗ như bây giờ. Giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ là thức tỉnh ở chúng những rung động trái tim, làm cho chúng biết yêu, biết ghét rõ ràng. Tình cảm đó được thể hiện rõ qua các bài học, môn học hàng ngày như: Tiếng việt, Toán, Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật,  trong chương trình lớp 1 ở bậc Tiểu học. Và góc sinh nhật trong không gian lớp học cũng chính là nơi để học sinh được giáo dục tình cảm yêu thương, để bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ, chúc mừng lẫn nhau.
Hàng tháng, những học sinh có ngày sinh nhật trong tháng đều được cập nhật vào góc sinh nhật, được cả lớp chúc mừng vào tiết sinh hoạt lớp tuần thứ hai trong tháng. Qua hoạt động này, tôi thấy các em học sinh trong lớp gắn bó, yêu thương nhau hơn, rèn luyện được kỹ năng sống, biết chia sẻ, động viên nhau trong cuộc sống. Các em cảm nhận rõ được ý nghĩa của ngày sinh nhật và giá trị tinh thần của những món quà dù là rất nhỏ.
- Giáo dục ý thức và tác phong:
Ngay sau khi nhận lớp, tôi đã rèn các em ý thức giữ gìn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_giao_vien_chu_nhiem_lop_o_tru.doc