Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của cán bộ đội.
- Các thủ tục nghi lễ của Đội và phương pháp tổ chức: (lễ chào cờ, lễ kết nạp Đội, các buổi sinh hoạt Đội.).
- Sinh hoạt Đội: Bằng hình thức thi đua sôi nổi hấp dẫn giáo dục đội viên theo mục tiêu của Đội. Sinh hoạt Đội có nhiều hình thức như: sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt bất thường, sinh hoạt vui chơi. có thể bồi dưỡng các kỹ năng như:
+ Cách tập hợp điều khiển buổi sinh hoạt Đội.
+ Cách điều khiển, tổ chức và hướng dẫn Sao cho đơn vị thực hiện tốt nội dung chương trình đề ra.
+ Cách hướng dẫn đơn vị hoạt động vui chơi, văn nghệ tập thể.
+ Cách nhận xét, đánh giá.
- Đại hội Đội: Là cuộc sinh hoạt Đội nhằm phát huy quyền dân chủ, tự quản để lựa chọn Ban chỉ huy Chi đội- Ban chỉ huy Liên đội và xây dựng nghị quyết của Đội.
- Đại hội Đội mỗi năm một lần đối với Liên đội cũng như Chi đội. Cần bồi dưỡng về các nội dung:
+ Điều khiển nghi lễ thủ tục: Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu,thông qua chương trình Đại hội, giới thiệu chủ tịch Đoàn điều khiển Đại hội.
+ Điều khiển Đại hội: (viết báo cáo tổng kết và phương hướng công tác Đội, hướng dẫn Đội viên thảo luận, bầu Ban chỉ huy Đội, thông qua nghị quyết Đại hội).
+ Tổ chức các hoạt động chào mừng (văn nghệ, trò chơi, thi báo tường.).
- Hoạt động lớn của Đội: là những nội dung sinh hoạt mang màu sắc của Đội, được diễn ra trong thời gian dài như: Phát động chủ đề, hoạt động thi đua.
- Mục đích: Tập hợp đội viên, tạo phong trào thi đua cho đội viên rèn luyện theo chủ đề: Có thể bồi dưỡng những nội dung sau:
+ Công tác chuẩn bị cho hoạt động: Họp Ban chỉ huy Liên đội định hướng nội dung và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, phổ biến nội dung hoạt động, phân công nhiệm vụ tới từng người trong Ban chỉ huy Liên đội.
+ Tổ chức hoạt động: Theo nội dung đã bàn, biết lựa chọn các hình thức cho phù hợp với nội dung, biết huy động và phối hợp các đội viên nòng cốt để tổ chức tốt hoạt động. Trong hoạt động, có kiểm tra đánh giá.
+ Sơ kết, tổng kết nội dung hoạt động: Đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ chức điều hành các hoạt động, kết quả hoạt động.
bị cho hoạt động: Họp Ban chỉ huy Liên đội định hướng nội dung và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, phổ biến nội dung hoạt động, phân công nhiệm vụ tới từng người trong Ban chỉ huy Liên đội. + Tổ chức hoạt động: Theo nội dung đã bàn, biết lựa chọn các hình thức cho phù hợp với nội dung, biết huy động và phối hợp các đội viên nòng cốt để tổ chức tốt hoạt động. Trong hoạt động, có kiểm tra đánh giá. + Sơ kết, tổng kết nội dung hoạt động: Đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ chức điều hành các hoạt động, kết quả hoạt động... Bồi dưỡng tác phong cán bộ đội: - Bồi dưỡng theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công: Giúp các em thạo việc, hiểu người trong hoạt động chuyên môn và hoạt động chung, có bản lĩnh trong giao tiếp và phối hợp với người khác. - Bồi dưỡng khả năng tổ chức và quản lý một cách toàn diện, khoa học. - Bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội trở thành những cán bộ Đội mẫu mực, có kỹ năng nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể. Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội: - 7 kỹ năng nghi thức Đội và phương pháp hướng dẫn nghi thức Đội. - Các phương pháp tổ chức trò chơi, dạy hát, dạy múa, tổ chức trại, hoạt động xã hội, tham quan... - Các bài hát, điệu múa, trò chơi (nút dây, dẫn đường, mật thư...). - Khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý các loại hình cho phù hợp như: + Tập luyện cho đội nòng cốt. + Thực hiện tập luyện chung. + Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi... Tóm lại: Nội dung bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội nhằm giúp các em thạo việc, biết tổ chức hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công, có khả năng tổ chức quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học và có bản lĩnh trong giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực, uy tín. ** Hình thức bồi dưỡng cán bộ đội.: Bồi dưỡng định kỳ: - Tổng phụ trách Đội cần có kế hoạch định kỳ để bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học. - Đầu năm học: Cần tổ chức bồi dưỡng phương pháp cach tổ chức điều khiển Đại hội Đội các cấp, phương pháp xây dựng, kế hoạch hoạt động, dự thảo nghị quyết, báo cáo, ghi chép sổ sách, các tổ đội, nhóm ... - Bồi dưỡng cho Ban chỉ huy Liên đội kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội như nghi thức, múa hát, trò chơi... và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể... - Giữa năm: Bồi dương bổ sung và củng cố các kỹ năng nghiệm vụ - Cuối năm: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm tra công nhận các lớp, Chi đội mạnh. Bồi dưỡng thường xuyên: Tổng phụ trách cần có chương trình bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội trong kế hoạch hoạt động của Liên đội ngay từ đầu năm học, theo các nhiệm vụ liên quan tới chức năng chuyên môn của từng uỷ viên và của từng cấp Đội. Xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên theo tuần, tháng, học kỳ. - Ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy Chi đội 2 đợt một học kỳ: Nội dung hoạt động, biện pháp tiến hành... Bồi dưỡng theo chuyên đề: Có thể tổ chức bồi dưỡng theo nhiệm vụ của từng cấp Ban chỉ huy Liên đội hoặc Ban chỉ huy Chi đội ở các khối lớp (lớp 4; lớp 5) nhằm trao đổi rút kinh nghiệm, tổ chức hoạt động giữa các khối lớp, tổ chức cho Ban chỉ huy Chi đội tham quan dự các giờ sinh hoạt hoặc hoạt động của các chi đội bạn. Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn: Bằng các hoạt động chung của Liên đội, cần thu hút và phân công Ban chỉ huy Liên đội, các Chi đội tham gia như: "Hội thi Chi đội trưởng giỏi", "Hội thi nét đẹp đội viên", "Hội trại, hội thi nghi thức..." Qua các hoạt động, với công việc được phân công, được tham gia quan sát, Ban chỉ huy Liên đội tự rút ra nhiều bài học thực tiễn quý giá. *** Phương pháp bồi dưỡng cán bộ đội: Công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội chính là quá trình tổ chức học đi đôi với hành, do đó phải kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau để đạt được mục tiêu, chất lượng Ban chỉ huy Liên đội tại mỗi đơn vị. Có 2 phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp mở lớp: Lớp tập trung theo đợt ngắn ngày hay dài ngày (trong năm học hoặc trong dịp hè) cần chú ý: - Chương trình cụ thể cho từng loại lớp, từng loại đối tượng. - Tài liệu hướng dẫn cho các em học tập, Tổng phụ trách Đội phải có phương pháp giảng dạy về công tác Đội, tức là vừa dạy kiến thức, vừa hướng dẫn cách tổ chức thực hành để rèn kỹ năng công tác Đội cho chỉ huy như: phương pháp trực quan, luyện tập, ghi nhớ. - Các loại hình phù hợp với khả năng tổ chức của đơn vị: Lớp tập huấn sinh hoạt chủ đề, lớp bồi dưỡng chuyên đề, lớp bồi dưỡng định kỳ... - Tổ chức lớp: Lên kế hoạch, xây dựng nội dung, chuẩn bị giáo viên biên chế các lớp, tổ chức kiểm tra đánh giá, tổng kết khen thưởng, rút kinh nghiệm... Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế: Phương pháp này rất quan trọng, phong phú về nội dung và biện pháp thực hiện. Bồi dưỡng qua các cuộc họp Ban chỉ huy Liên đội: - Họp định kỳ: Duy trì họp theo lịch quy định. Nội dung họp phải đảm bảo việc kiểm tra thực hiện nghị quyết, đánh giá tình hình thi đua, bàn bạc nhiệm vụ thời gian tới và phân công nhiệm vụ tới từng uỷ viên. Mỗi lần họp cần phải có ý kiến của phụ trách, hoặc Tổng phụ trách Đội, các thành viên đều phải có ý kiến tham gia. - Họp giao ban cấp Liên đội: Nội dung để nắm bắt tình hình chỉ đạo thi đua chung của Liên đội, Chi đội có ý kiến chỉ đạo và giải quyết của Ban chỉ huy Liên đội đối với những hoạt động lớn phải có ý kiến của Tổng phụ trách Đội và Ban giám hiệu. Tổ chức các cuộc họp Ban chỉ huy Liên đội, hội nghị nhằm giúp chỉ huy Đội rèn luyện năng lực tự quản và người phụ trách có thể hiểu rõ trình độ nhận thức của các em để có điều kiện bồi dưỡng cụ thể hơn Bồi dưỡng qua công tác thực tế: - Giao nhiệm vụ đến từng uỷ viên trong Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội, có hướng dẫn cụ thể để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao song vẫn phải đảm bảo vừa sức, phù hợp với đối tượng. - Tổng phụ trách Đội có thể làm mẫu để các em rút kinh nghiệm từ việc sắp xếp lên kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện ở Liên đội mình hoặc Liên đội khác. Khi có hoạt động mới, có thể mời Ban chỉ huy Liên đội cùng tham gia. - Kiểm tra kỹ năng, thao tác của Ban chỉ huy Liên đội về cách điều hành, hướng dẫn tổ chức hoạt động bằng cách giao nội dung hoạt động cho Ban chỉ huy Liên đội. Bồi dưỡng qua công tác thực tế đòi hỏi Tổng phụ trách Đội phải giúp các em biết vận dụng kiến thức đã được hướng dẫn vào thực tiễn của Liên đội. Do vậy có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng phụ trách Đội với phụ trách Ban chỉ huy Liên đội các Chi đội, cần có sự kết hợp giữa công tác bồi dưỡng của phụ trách với tự bồi dưỡng của Ban chỉ huy Liên đội. Bồi dưỡng cán bộ Đội có nhiều hình thức khác nhau như đã nói ở trên. Nhưng tôi xin đi sâu vào việc nghiên cứu bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội Việc bồi dưỡng thường xuyên giúp nắm được quy trình công tác của cả năm học, đồng thời nâng cao chất lượng chỉ huy. Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận được kế hoạch hoạt động Đội năm học 2018 - 2019 của Hội đồng Đội huyên Tam Dương, tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch hoạt động Đội của Liên Đội, đồng thời lập kế hoạch bồi dưỡng theo 5 đợt thi đua. */ Đợt 1: Từ 3/9 - 15/10: - Bồi dưỡng cách ghi chép văn bản, sổ sách Đội (Ngày hội khai trường, báo cáo, sơ kết, biên bản, nghị quyết, chương trình Đại hội, sinh hoạt Đội...) - Bồi dưỡng cách xây dựng kế hoạch công tác Đội dựa vào kế hoạch của Tổng phụ trách Đội. - Bồi dưỡng cách tổ chức Đại hội Chi đội, Liên đội. - Bồi dưỡng cách phát động, triển khai chương trình tự rèn luyện Đội viên. */ Đợt 2: Từ 16/10 - 20/11: - Bồi dưỡng phương pháp hoạt động Đội theo tháng. - Bồi dưỡng phát động thi đua theo chủ điểm: "Uống nước nhớ nguồn-Ngàn hoa dâng tặng thầy cô ". - Bồi dưỡng cách tham gia công tác từ thiện: mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ trẻ em khuyết tật, ủng hộ chương trình chăn ấm cho em ... */ Đợt 3: Từ 21/11 - 22/12: - Bồi dưỡng sinh hoạt theo tháng. - Bồi dưỡng sinh hoạt theo chủ điểm: "Tiếp bước cha anh – Hành quân theo bước chân những người anh hùng” */ Đợt 4: Từ 12/01 - 26/3: - Bồi dưỡng sinh hoạt theo chủ điểm: "Mừng Đảng, mừng Xuân – Cùng tiến bước lên Đoàn ". - Bồi dưỡng về kỹ năng nghi thức Đội. - Tham gia công tác từ thiện nhân đạo: Quyên góp sách, truyện, quyên góp "quỹ tình thương"... */ Đợt 5: Từ 27/3 - 19/5: - Bồi dưỡng sinh hoạt Đội theo chủ điểm: "Mừng đất nước thống nhất – Đội ta lớn lên cùng đất nước". - Tổ chức sinh hoạt theo tháng. - Tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 26/3, 15/5, 19/5. - Tổ chức viết bài tìm hiểu “ Ngày truyền thống Đội”. - Bồi dưỡng sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong năm học. 7.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến Với giải pháp dễ hiểu, đầy đủ, sát thực tế, phù hợp với đối tượng học sinh Tiểu học, sáng kiến này đã được áp dụng trong việc bồi dưỡng cán bộ Đội trong hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở Liên đội trường TH Đồng Tĩnh B từ năm học 2017- 2018 đến nay và đã đem lại lợi ích đáng kể trong việc triển khai hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi. 8. Những thông tin cần bảo mật: ( Không) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để việc áp dụng đề tài đạt hiệu quả cao, cần đảm bảo các điều kiện: - Muốn có một Ban chỉ huy Liên đội có năng lực trước tiên phải lựa chọn thật tốt đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội. Có như vậy mới tìm ra được các em giỏi, có năng lực làm cánh tay đắc lực cho Giáo viên- Tổng phụ trách Đội, điều hành tốt các hoạt động của Đội. - Phải luôn luôn bồi dưỡng thường xuyên kỹ năng công tác cho cán bộ Đội, phải theo dõi thường xuyên để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm phần làm được và chưa làm được để không ngừng cải tiến đổi mới, làm cho côn
Tài liệu đính kèm: