Sáng kiến kinh nghiệm Làm mô hình sân khấu đa năng

Sáng kiến kinh nghiệm Làm mô hình sân khấu đa năng

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Mô hình sân khấu đa năng có thể sử dụng cho nhiều tiết truyện khác nhau.

Ngoài ra, có thể dùng để dạy các hoạt động học khác cũng mang lại hiệu quả, giúp

cho hoạt động được phong phú, đa dạng hơn.

Mô hình đa năng một giáo viên hoặc một trẻ điều khiển được nhiều nhân vật

mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

Trẻ điều khiển nhân vật trên sân khấu một cách dễ dàng. Có thể cho một

hoặc nhiều trẻ lên cùng diễn rối.

5.2. Nội dung sáng kiến:

* Tình trạng của giải pháp đã biết:

Như chúng ta đã biết trong chương trình giáo dục mầm non đã biên soạn

một số mô hình diễn rối để dạy trẻ: Mô hình rối nước, mô hình rối người, mô hình

rối dây, rối que, mô hình sân khấu . để dạy trẻ. Tuy nhiên, để phát huy hết việc

học của trẻ và xây dựng trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm như2

giai đoạn hiện nay thì không phải mô hình nào trẻ cũng có thể tự sử dụng được.

Bản thân tôi cảm thấy những mô hình đó còn một số mặt hạn chế như:

+ Số lượng mô hình phục vụ cho hoạt động kể chuyện còn ít và chưa được

phong phú.

+ Đa phần các mô hình chỉ sử dụng cho tiết kể chuyện là chính, không sử

dụng được cho các hoạt động học khác.

+ Không phải mô hình nào trẻ cũng có thể sử dụng dễ dàng. Những mô hình

trẻ sử dụng nhiều lần cũng dễ gây nhàm chán cho trẻ.

+ Một số mô hình diễn rối khi câu chuyện có từ ba nhân vật trở lên thì phải

nhờ sự trợ giúp của người khác.

+ Mô hình dùng rối tay khi diễn sẽ dễ gây mỏi tay, mỏi cổ cho người sử

dụng.

-> Những hạn chế trên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của

giáo viên và việc học của trẻ.

pdf 10 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1647Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm mô hình sân khấu đa năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long 
Tôi ghi tên dưới đây: 
TT Họ và tên Ngày, 
tháng, 
năm sinh 
Nơi công 
tác 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc tạo 
ra sáng kiến 
 1 TRẦN THỊ 
YẾN 
06/10/1988 
Trường 
MN Hoa 
Hồng 
Giáo 
viên 
Cao đẳng 
Sư phạm 
 100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Cấp thị xã năm học 2020-
2021. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Làm mô hình sân khấu đa năng 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục. 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 05/10/2020. 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1. Tính mới của sáng kiến: 
Mô hình sân khấu đa năng có thể sử dụng cho nhiều tiết truyện khác nhau. 
Ngoài ra, có thể dùng để dạy các hoạt động học khác cũng mang lại hiệu quả, giúp 
cho hoạt động được phong phú, đa dạng hơn. 
Mô hình đa năng một giáo viên hoặc một trẻ điều khiển được nhiều nhân vật 
mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác. 
 Trẻ điều khiển nhân vật trên sân khấu một cách dễ dàng. Có thể cho một 
hoặc nhiều trẻ lên cùng diễn rối. 
 5.2. Nội dung sáng kiến: 
* Tình trạng của giải pháp đã biết: 
Như chúng ta đã biết trong chương trình giáo dục mầm non đã biên soạn 
một số mô hình diễn rối để dạy trẻ: Mô hình rối nước, mô hình rối người, mô hình 
rối dây, rối que, mô hình sân khấu... để dạy trẻ. Tuy nhiên, để phát huy hết việc 
học của trẻ và xây dựng trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm như 
2
giai đoạn hiện nay thì không phải mô hình nào trẻ cũng có thể tự sử dụng được. 
Bản thân tôi cảm thấy những mô hình đó còn một số mặt hạn chế như: 
+ Số lượng mô hình phục vụ cho hoạt động kể chuyện còn ít và chưa được 
phong phú. 
+ Đa phần các mô hình chỉ sử dụng cho tiết kể chuyện là chính, không sử 
dụng được cho các hoạt động học khác. 
+ Không phải mô hình nào trẻ cũng có thể sử dụng dễ dàng. Những mô hình 
trẻ sử dụng nhiều lần cũng dễ gây nhàm chán cho trẻ. 
+ Một số mô hình diễn rối khi câu chuyện có từ ba nhân vật trở lên thì phải 
nhờ sự trợ giúp của người khác. 
 + Mô hình dùng rối tay khi diễn sẽ dễ gây mỏi tay, mỏi cổ cho người sử 
dụng. 
-> Những hạn chế trên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của 
giáo viên và việc học của trẻ. 
* Những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những hạn chế của 
giải pháp đã biết: 
 Khi dạy hoạt động kể chuyện thường sử dụng những mô hình cũ, tôi đã 
sáng tạo ra mô hình sân khấu đa năng. Cụ thể các bước thực hiện như sau: 
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên vật liệu gồm: 1 chiếc bàn học sinh mặt bàn 
trơn bóng, 2 ống nhựa chiều dài 50cm, 5m dây thun loại nhỏ hoặc dây cước giãn, 
tranh trang trí cho sân khấu, 5 que đè lưỡi, keo súng, hoa trang trí cho sân khấu, 
nhật vật trong câu chuyện Chú dê đen, giấy bao tập. 
Hình 1: Nguyên vật liệu chuẩn bị cho mô hình 
Bước 2: Thực hiện theo các bước sau: 
3
Bước 2.1: Dùng giấy bao tập quấn quanh ống nhựa và dính chặt lại bằng keo 
502, thực hiện cho cả 2 ống nhựa. 
Hình 2: Ống nhựa được bọc từ giấy bao tập 
Bước 2.2: Dùng keo súng dính chặt 2 ống nhựa vừa thực hiện vào 2 cạnh ngắn của 
mặt bàn 
 Hình 3: Hai ống nhựa được dán chặt vào hai cạnh ngắn của mặt bàn 
4
Bước 2.3: Vòng dây thun hoặc dây cước giãn từ trên bàn xuống dưới bàn và 
cột chặt. Tùy vào nội dung câu truyện có bao nhiêu nhân vật thì chúng ta cột bấy 
nhiêu dây cước giãn. 
 Hình 4: Dây thun được vòng từ trên xuống dưới bàn 
Bước 2.4: Trang trí xung quanh sân khấu bằng cây xanh, hoa, cỏ. 
 Hình 5: Sân khấu đã được trang trí 
5
Bước 2.5: Hoàn thiện mô hình sân khấu: Xếp que đè lưỡi chồng lên nhau 
giống hình dấu cộng . Sau đó dùng gắn nhân vật của truyện cần kể lên que đè lưỡi 
bằng keo bắn súng. 
 Hình 6: Con vật được gắn vào que đè lưỡi 
Cuối cùng gắn nhân vật vào dây thun bằng keo súng sao cho nhân vật chắc 
chắn có thể di chuyển dễ dàng khi kéo dây. (Dán chặt nhân vật ở phần hông vào 
dây thun cột ở sân khấu bằng keo súng). Sau đó trang trí tranh minh họa theo nội 
dung câu truyện. 
 Hình 7: Mô hình sân khấu đa năng đã hoàn thiện 
6
Bước 3: Cách sử dụng mô hình sân khấu đa năng: Giáo viên hoặc trẻ có thể 
điều khiển nhân vật đi lên, đi xuống dễ dàng bằng cách kéo dây thun ở bên hông 
bàn gần ống nhựa tùy vào lời thoại của nhân vật. Giấy bao tập dày quấn quanh ống 
nhựa sẽ giúp dây thun không bị đứt khi kéo rối nên có thể sử dụng lau dài, mặt bàn 
trơn bóng sẽ giúp rối đi tới đi lui dễ dàng hơn. Nhân vật được dán chặt với dây 
thun nên khi kéo dây, nhân vật sẽ đi thẳng theo yêu cầu và không bị ngã (Nhân vật 
đi thẳng và không ngã nhờ vào đế que đè lưỡi). Giáo viên có thể sử dụng cho 
nhiều câu truyện khác. 
 Hình 8: Thay nhân vật cho câu truyện khác 
Ngoài ra, giáo viên còn dùng mô hình sân khấu đa năng để dạy hoạt động Làm 
quen với toán, Làm quen chữ cái cũng rất sinh động. 
7
. 
Hình 9: Giáo viên sử dụng mô hình sân khấu đa năng trong hoạt động Làm 
quen với toán. 
Hình 10: Giáo viên sử dụng mô hình sân khấu đa năng trong hoạt động làm 
quen chữ cái 
5.3. Khả năng áp dụng sáng kiến: Mô hình sân khấu đa năng trên đã được 
áp dụng tại trường mầm non Hoa Hồng với sự tham gia của 150 em học sinh của 
trường. Khi đưa mô hình vào thử nghiệm tôi thấy các em rất hứng thú, thích thú 
8
với mô hình này. 
6. Những thông tin bảo mật (nếu có) : Không có. 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
+ Áp dụng cho nhiều tiết kể chuyện khác nhau. 
+ Áp dụng được cho các hoạt động học khác. 
+ Kinh phí mua nguyên vật liệu để làm sân khấu ít, chủ yếu là nguyên vật 
liệu mở, dễ kiếm, đã qua sử dụng: 
STT Tên vật liệu Số lượng Đơn vị tính Thành tiền 
1 Dây thun 5 m 2.000 10.000 
2 Giấy A0 mỏng 1 tờ 5.000 5.000 
3 Ống nhựa bình minh 1 m 10.000 10.000 
4 Keo súng, keo 502, que đè lưỡi 
 20.000 
5 Giấy bao tập cũ Sử dụng lại 
Tổng cộng: 45.000đ 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
+ Chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm như hiện nay 
đòi hỏi người giáo viên khi lên kế hoạch giáo dục cần dựa vào khả năng hứng thú, 
nhu cầu của trẻ, trẻ là người làm chủ hoạt động học, giáo viên chỉ là người gợi ý 
cho trẻ khi cần thiết. Nên việc cho trẻ tự tay sử dụng mô hình sân khấu này là điều 
rất cần thiết. 
+ Trẻ thích thú với mô hình mới lạ này bởi có thể điều khiển nhân vật đi 
qua, đi lại trên sân khấu một cách tùy thích. Có thể cho một hoặc nhiều trẻ lên 
cùng diễn rối. 
+ Mô hình sân khấu đa năng sử dụng cho nhiều tiết truyện khác nhau bằng 
cách thay đổi các nhân vật của câu truyện đó. Ngoài ra, có thể dùng để dạy chữ cái 
hay toán bằng cách gắn chữ cái, chữ số, hình dạng vào đó. Muốn dạy môi trường 
xung quanh giáo viên có thể sử dụng vật thật gắn vào để dạy trẻ 
+ So với các mô hình trước đây, mô hình này một mình giáo viên hoặc một 
9
mình trẻ có thể diễn nhiều nhân vật mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác 
+ Chi phí sử dụng cho mô hình thấp, vật liệu đơn giản, dễ làm, dễ kiếm. 
.
 TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG 
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử: 
.. 
 TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC THỊ XÃ 
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật 
 Bình Long, ngày 05 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Trần Thị Yến 
10

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cap_thi_xa_nam_hoc_2020_2021.pdf