- Với thời lượng 1 đến 2 tiết học cho một bài ôn tập, nếu giáo viên giảng lại hay hướng dẫn học sinh giải quyết tuần tự các vấn đề được nêu ra trong bài học thì chắc chắn sẽ không đủ thời gian.
- Việc học sinh chuẩn bị bài theo cách trả lời các câu hỏi (soạn đề cương) như mục Phương pháp ôn tập trong bài học yêu cầu là việc làm quá sức. Bởi các câu hỏi dài, phức tạp ( một câu hỏi có thể tương đương một câu 5 điểm trong đề thi tuyển sinh đại học mà bài ôn tập đưa ra gần 20 câu hỏi - bài ôn tập về văn học lớp 12 NC học kì 1), học sinh sẽ không thể hoàn thành trong khoảng thời gian như soạn bài thường lệ.
- Học sinh sẽ cảm thấy giờ học khô khan, khó tiếp thu, nhàm chán, nặng nề, dẫn đến hạn chế hiệu quả của việc ôn tập.
Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, chú trọng việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn, khơi gợi và nuôi dưỡng niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với giờ học môn Văn, tôi cho rằng việc thay đổi cách thức tổ chức giờ ôn tập về văn học so với cách làm truyền thống như đã đặt vấn đề ở trên đây là việc làm cần thiết để học sinh khắc sâu được kiến thức trọng tâm, hệ thống hóa kiến thức, nâng cao kết quả ôn tập.
ức về văn bản, ngôn ngữ mà quan trọng là hình thành trong học sinh cách tư duy, ứng xử nhân văn; giáo dục để các em hoàn thiện kĩ năng sống, trở nên chủ động, năng động, ham hiểu biết, có ý thức vươn lên. Nhiệm vụ này phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức dạy học cho học sinh. Với phạm vi một đề tài nghiên cứu KH sư phạm ứng dụng, người viết đề xuất một số kinh nghiệm đã áp dụng trong việc tổ chức các giờ ôn tập về văn học môn Ngữ văn chương trình Nâng cao theo cách thức tổ chức hướng dẫn cho học sinh chủ động ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức. Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Tầm quan trọng, mục đích yêu cầu của một giờ Ôn tập về văn học trong chương trình Ngữ văn Nâng cao THPT. 1. Đối với chương trình môn Ngữ văn THPT hiện hành, lượng kiến thức được lựa chọn giảng dạy của phân môn Văn học tương đối phong phú và toàn diện, được kết cấu theo trình tự hợp lí và khoa học. Song chính vì tính chất phong phú của kiến thức đòi hỏi người học phải có khả năng khái quát, tổng hợp, quy nạp kiến thức để nắm được mạch kiến thức trong cả hệ thống các bài học. Để giúp học sinh hình thành và thực hiện tốt kĩ năng này, giáo viên cần biết phát huy triệt để vai trò của bài văn học sử (các bài khái quát) và đặc biệt là các bài ôn tập. Tổ chức tốt các giờ ôn tập về văn học giúp học sinh nhớ lại và biết cách hệ thống kiến thức, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào học tập và cuộc sống, giúp cho kiến thức văn học của học sinh không chỉ chắc chắn mà còn rộng và sâu sắc, điều này sẽ góp phần đáng kể nâng cao chất lượng các bài kiểm tra, thi cử của các em. 2. Giờ ôn tập Văn học giúp học sinh nắm được một cách hệ thống các kiến thức về Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học; biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức trên vào thực tiễn học tập và đời sống; giúp học sinh có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học Giờ ôn tập văn học thành công là một giờ học tạo được hứng thú cho học sinh, để học sinh chủ động, tích cực tự ôn tập hệ thống hóa và nâng cao kiến thức. II. Thực trạng 1. Đặc điểm nội dung kiến thức của bài Ôn tập văn học trong chương trình Ngữ văn Nâng cao THPT Đặc điểm chung: Phần Nội dung bài học hệ thống toàn bộ kiến thức văn học đã được học trong một kì thông qua mục Câu hỏi hướng dẫn ôn tập hoặc Nội dung ôn tập. Đó là một lượng kiến thức khá đồ sộ, ví dụ như ở bài ôn tập văn học lớp 12 Nâng cao học kì 1 gồm hơn 30 bài được học trong 64 tiết học. Bài ôn tập chia phần nội dung ôn tập thành các đơn vị kiến thức cơ bản: Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Văn bản nhật dụng và Lí luận văn học. Từ đó, nhóm thành các vấn đề từ khái quát đến cụ thể. Phần Phương pháp ôn tập yêu cầu đọc kĩ các bài học và các phần Tri thức đọc - hiểu, làm đề cương giải đáp các câu hỏi ôn tập, đến lớp thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2. Thực trạng giảng dạy các bài Ôn tập về văn học trong chương trình Ngữ văn Nâng cao THPT hiện nay Thực tế những vấn đề, câu hỏi mà SGK nêu ra để hướng dẫn học sinh ôn tập khá đầy đủ, mang tính trọng tâm và tương đối hệ thống. Vì thế, cách làm hiện nay của đa số giáo viên dạy ngữ văn Nâng cao là giúp học sinh giải quyết các vấn đề đã được nêu ra đó bằng cách thuyết giảng hoặc phát vấn. Thực chất, khai thác nội dung SGK là việc làm cần thiết, song vấn đề chưa hợp lí ở đậy là : - Với thời lượng 1 đến 2 tiết học cho một bài ôn tập, nếu giáo viên giảng lại hay hướng dẫn học sinh giải quyết tuần tự các vấn đề được nêu ra trong bài học thì chắc chắn sẽ không đủ thời gian. - Việc học sinh chuẩn bị bài theo cách trả lời các câu hỏi (soạn đề cương) như mục Phương pháp ôn tập trong bài học yêu cầu là việc làm quá sức. Bởi các câu hỏi dài, phức tạp ( một câu hỏi có thể tương đương một câu 5 điểm trong đề thi tuyển sinh đại học mà bài ôn tập đưa ra gần 20 câu hỏi - bài ôn tập về văn học lớp 12 NC học kì 1), học sinh sẽ không thể hoàn thành trong khoảng thời gian như soạn bài thường lệ. - Học sinh sẽ cảm thấy giờ học khô khan, khó tiếp thu, nhàm chán, nặng nề, dẫn đến hạn chế hiệu quả của việc ôn tập. Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, chú trọng việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn, khơi gợi và nuôi dưỡng niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với giờ học môn Văn, tôi cho rằng việc thay đổi cách thức tổ chức giờ ôn tập về văn học so với cách làm truyền thống như đã đặt vấn đề ở trên đây là việc làm cần thiết để học sinh khắc sâu được kiến thức trọng tâm, hệ thống hóa kiến thức, nâng cao kết quả ôn tập. III. Biện pháp tiến hành : Cách thức tổ chức cho học sinh chủ động học tập trong giờ ôn tập về văn học của chương trình Ngữ văn Nâng cao THPT. Với quan điểm giờ ôn tập là giờ làm việc của học sinh, cần phát huy tối đa tính chủ động và trí tuệ của học sinh, vì thế, giờ học này giáo viên là người có vai trò hướng dẫn, tổ chức, giúp học sinh giải quyết các vấn đề kiến thức phức tạp Để làm được điều đó, đòi hỏi thầy cô giáo phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch lên lớp, lường trước các tình huống có thể nảy sinh trong quá trình ôn tập của học sinh để giờ học diễn ra đúng dự kiến. Tinh thần chủ đạo: tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm. Các nhóm luân phiên giữ vai trò điều khiển, tổ chức ôn tập cho các nhóm khác trong tập thể lớp. 1. Chuẩn bị - Giáo viên: + Chuẩn bị trong quá trình dạy học: trong quá trình dạy học, sau mỗi bài văn học cần yêu cầu học sinh học bài theo câu hỏi và nội dung hướng dẫ ôn tập trong bài ôn tập cuối kì. Việc làm này rất thiết thực vì đã giúp học sinh định hướng rõ nội dung trọng tâm cần nắm bắt của bài học, cũng là tiền đề quan trọng để giáo viên có thể dạy tốt bài ôn tập và học sinh có thể ôn tập tốt sau này. + Chuẩn bị trước khi lên lớp: bài soạn, phiếu học tập, bảng trình chiếu Power point - Học sinh: nội dung thảo luận được phân công, vở soạn, vở ghi. 2. Cách thức tiến hành Như trên đã đề cập, do lượng kiến thức lớn, trong thời lượng một hai tiết học giáo viên không thể hướng dẫn học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi, giải quyết thấu đáo các vấn đề. Đó cũng không phải là việc làm cần thiết vì nội dung kiến thức là những gì học sinh đã học qua, không phải kiến thức mới. Bởi thế, người viết cho rằng hiệu quả ôn tập sẽ được thể hiện ở việc học sinh nhớ lại được kiến thức cũ, vận dụng vào học ngữ văn và cuộc sống, phản ứng linh hoạt và nhạy bén, biết cách tổ chức cho tập thể làm việc đó là những kĩ năng thực dụng và rất cần thiết. 2.1 Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi ôn tập Theo hình thức bốc thăm trả lời. Tất cả học sinh cần tự rà soát lại kiến thức, ghi các ý chính (sơ lược) trong vở soạn. Giáo viên giao cho học sinh chuẩn bị nội dung trả lời câu hỏi theo phân công nhóm 2, 3, hoặc 4 học sinh/ một câu hỏi tùy theo sĩ số lớp học và độ phức tạp của câu hỏi. ( Để tiện chuẩn bị, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự các câu hỏi trong SGK từ 1 đến hết, giáo viên chỉ cần ghi trên thăm các số tương ứng.) Cho học sinh đại diện bốc thăm và trả lời câu hỏi. Yêu cầu nhóm học sinh được giao nhiệm vụ chuẩn bị câu hỏi đó nhận xét, bổ sung Phần này giáo viên có thể kết luận vấn đề, đánh giá, cho điểm cả hai nhóm. Nên tổ chức giải quyết 3- 4 vấn đề mang tính trọng tâm trong chương trình. Yêu cầu học sinh trình bày thật trọng tâm, ngắn gọn, rõ ý. Ví dụ: Câu hỏi 2 trong bài ôn tập về văn học 12 NC kì 1: Nêu tên, miêu tả và giải thích nguyên nhân ba đặc điểm cơ bản của VHVN 1945 - 1975. Yêu cầu trả lời: - Ba đặc điểm cơ bản: + Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu (1) + Nền VH hướng về đại chúng (2) + Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn (3) - Miêu tả: + (1): VH là vũ khí phục vụ trực tiếp các chặng đường cách mạng + (2): Đại chúng là đối tượng thể hiện và là công chúng của VH, là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho VH. + (3): Tầm vóc thời đại và con người lớn lao kì vĩ; niềm lạc quan vượt trên mọi gian khổ hướng đến ngày mai toàn thắng Cách làm này gần với cách làm truyền thống nhất, song điểm khác biệt căn bản là giáo viên không cần thuyết giảng hay hướng dẫn cụ thể mà học sinh tự chủ động hỏi - trả lời và nhận xét nhau dựa trên kết quả ôn lại kiến thức của bản thân. 2.2 Tổ chức cho học sinh thể hiện năng khiếu Tổ chức hoạt động cá nhân Giáo viên cần gợi ý trước cho học sinh chuẩn bị thể hiện năng khiếu. Không nhất thiết mọi thành viên trong lớp đều phải tham gia phần này. Có những học sinh thể hiện năng khiếu tốt, các học sinh khác không thể hiện năng khiếu thì cũng có thể ôn lại kiến thức, cảm thụ văn chương với vai trò là khán giả, thính giả hay độc giả. Ví dụ, với lớp 12, các năng khiếu mà giáo viên có thể gợi ý cho cho học sinh thể hiện: - Ngâm một bài, một đoạn thơ mà anh (chị) yêu thích trong số các bài thơ đã học. (Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, Sóng, Đàn ghi- ta của Lor ca) - Đọc diễn cảm một đoạn văn xuôi hay (ví dụ trong tùy bút Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân; bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường) - Thể hiện lại hình tượng văn học: dòng sông Đà, sông Hương, chiến khu Việt Bắc, Chiếc thuyền ngoài xa trong cảm nhận riêng dưới hình thức một bức tranh. - Diễn một đoạn kịch ngắn trong vở Hồn Trương Ba da Hàng thịt. Ở phần này giáo viên cần linh hoạt trong cách tổ chức và cần đảm bảo tính chất lượng, nếu không sẽ dẫn đến phản tác dụng, gây phản cảm cho học sinh. Giáo viên cần để tâm tìm hiểu trước học sinh trong lớp đó nổi trội những năng khiếu gì, từ đó đưa ra những gợi ý và yêu cầu phù hợp, có chọn lọc. Phần này nếu tổ chức khéo sẽ rất hấp dẫn, gây hứng thú đối với giờ học và khơi gợi niềm yêu thích văn chương cho học sinh. Tuy nhiên cần khống chế chặt chẽ về mặt thời gian, không biến tiết ôn tập thành giờ học ngoại khóa. 2.3 Tổ chức cho học sinh chơi đố vui hoặc chơi ô chữ Hiệu quả của cách tổ chức này là vừa giúp cho học sinh ôn lại, biết cách vận dụng kiến thức đã học vừa đặc biệt thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học. Cách tiến hành như sau: - Giao nhiệm vụ trước khi tiến hành dạy học: + Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 + Giao cho mỗi nhóm thiết kế các câu đố vui hoặc một khung ô chữ với chủ đề thuộc các nội dung ôn tập, như ở lớp 12: Thơ 1945 - 1975, Văn xuôi 1945 - 1975, Văn xuôi sau 1975, Văn học nước ngoài, Lí luận VH Yêu cầu học sinh đánh máy, chuẩn bị trong USB, (hoặc kẻ ra giấy Tô- ki A0), giữ bí mật câu đố hoặc khung chữ nhóm mình thiết kế. - Tiến hành dạy học: + Lần lượt gọi đại diện của một số nhóm lên bảng, sử dụng máy chiếu (hoặc bảng phụ) tổ chức cho các nhóm trong cả lớp giải câu đố hoặc giải ô chữ của nhóm mình. + Giáo viên có thể căn cứ vào chất lượng của câu đố, ô chữ và khả năng điều dẫn của người tổ chức để cho điểm (cả nhóm hoặc cá nhân). Ví dụ: ôn tập phần nội dung Văn học nước ngoài của bài ôn tập về văn học học kì 2 lớp 12, học sinh có thể thiết kế ô chữ như sau: Cho Bảng ô chữ: S Ô P H Â N C O N N G Ư Ơ I T A N G B Ă N G T R Ô I X Ô C Ô L Ô P V Ô C A M C A K I Ê M A Q C H I N H T R U Y Ê N N Ô B E N P H A P T R Ư Ơ N G Sử dụng các câu hỏi gợi ý: - 14 ô chữ: Tên một tác phẩm đề cập đến bi kịch, những nỗi đau của con người sau chiến tranh cùng tình yêu thương và nghị lực sống của họ? - 12 ô chữ: Nguyên lí sáng tác của Hê - Minh - Uê? - 7 ô chữ: Tên một nhân vật trong một truyện ngắn đã học, với cuộc đời vốn là một người lao động bình thường bị xoáy vào cơn bão táp của lịch sử? - 5 ô chữ: Câu chuyện của những người trong quán trà cho thấy thái độ của học như thế nào trước cái chết của Hạ Du? - 6 ô chữ: Hình tượng biểu trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh kì vĩ của đại dương trong Ông già và biển cả? - 13 ô chữ: Tên một tác phẩm nổi tiếng của Lỗ Tấn - 5 ô chữ: Ông già và biển cả là tác phẩm có ý nghĩa quyết định để Hê - Minh - Uê đạt giải thưởng này? - 10 ô chữ: Nhân vật Lão Hoa Thuyên trong truyện Thuốc của Lỗ Tấn đã đến đâu để lấy thuốc về chữa bệnh cho con? Ô hàng dọc - 8 ô chữ: Nhà văn Xô viết đã dũng cảm, táo bạo nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt của chiến tranh và đề cập số phận con người sau chiến tranh? Ưu điểm của cách làm này là không tốn nhiều thời gian trên lớp, đề cập đến nhiều vấn đề kiến thức và khơi gợi được hứng thú của nhiều học sinh. Trong quá trình học sinh chuẩn bị để biên soạn câu đố hay thiết lập phông chữ học sinh có điều kiện ôn lại và vận dụng rất nhiều những kiến thức đã học. Tuy nhiên cách làm này đòi hỏi sự công phu và cần tương đối nhiều thời gian để chuẩn bị. Cách làm tổ chức cho học sinh chơi đố vui hoặc chơi ô chữ thích hợp cho việc giúp học sinh ôn tập nội dung Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài. 2.4 Thi giảng Dạy học là một khoa học, song văn chương lại là một nghệ thuật. Nếu chỉ áp dụng những cách làm như đã nêu ở trên thì giờ văn học sẽ hầu như không có khác biệt gì so với giờ học của các môn khoa học xã hội khác (như giở sử, địa, giáo dục công dân), vì thế, việc thể hiện chất văn, khơi gợi cảm xúc văn chương là một việc làm không thể thiếu trong một giờ ôn tập ngữ văn để nâng cao hiệu quả ôn tập cho học sinh. Việc tổ chức thi giảng có thể tiến hành trong khoảng thời gian 15 - 25 phút. Và ở khâu này nếu chỉ do giáo viên đảm nhiệm sẽ không thực sự hiệu quả bởi dễ dẫn đến tình trạng học sinh có cảm giác giáo viên độc diễn, áp đặt cảm nhận của cá nhân. Vì thế, giáo viên nên giao cho học sinh tự làm, giáo viên quan sát, góp ý, điều chỉnh và chốt vấn đề. Cách làm: - Giao nhiệm vụ trước khi tiến hành dạy học: + Giáo viên lựa chọn các vấn đề trọng tâm của các bài học trong phần nội dung ôn tập. Ví dụ: Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt qua đoạn trích được học, đặc sắc riêng của các bài thơ trong chương trình Ngữ văn 12 Nâng cao tập 1; Sáng tạo tình huống trong Vợ nhặt (Kim Lân) và Chiếc thuyến ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), đổi mới trong quan niệm về hiện thực và con người trong văn xuôi sau 1975 qua Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) và Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) trong chương trình Ngữ văn 12 Nâng cao tập 2 + Chia lớp thành các nhóm 4, chú ý dựa trên phân loại học sinh để chia nhóm cho phù hợp, đảm bảo trong một nhóm có các học sinh thuộc trình độ khác nhau: có đối tượng học sinh khá, giỏi, có học sinh trung bình hay nhận thức chưa tốt. Giao mỗi nhóm đảm nhiệm việc chuẩn bị soạn giảng và yêu cầu cử đại diện thi giảng trên lớp. - Tiến hành dạy học: + Yêu cầu đại diện của một số nhóm lên giảng, khuyến khích sử dụng ngôn ngữ nói và kết hợp trình bày bảng. + GV nhận xét, góp ý, cho điểm cá nhân. Thực chất việc giảng đối với học sinh là trình bày lại kiến thức cho người khác nghe, hiểu và cảm nhận được một cách thấm thía. Vì thế không phải học sinh nào cũng có thể làm tốt. Do vậy, đối với phần này giáo viên cũng không nên đặt ra yêu cầu quá cao, và nên có định hướng trong khâu chuẩn bị của học sinh, khuyến khích sau mỗi phần giảng của các em. Trong hoạt động này giáo viên cần quan tâm sát sao đến khâu chuẩn bị của học sinh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt giúp cho giáo viên có thể hạn chế việc giảng lại, sửa lại sau mỗi kiến thức học sinh đã trình bày, học sinh giảng xong coi như đã định hướng giải quyết xong một vấn đề nội dung bài học cho cả lớp học. Trên đây là những cách làm mà bản thân tôi đã áp dụng trong thực tiễn giảng dạy của năm học này. Theo quan điểm của tôi, giáo viên không nhất thiết phải sử dụng đủ bốn cách tiến hành trên trong một giờ ôn tập mà nên linh hoạt, căn cứ vào nội dung cụ thể của từng phần kiến thức để lựa chọn cách tổ chức cho học sinh làm việc hiệu quả nhất. Đây là cách làm hoàn toàn mới so với cách dạy học bài ôn tập truyền thống. Học sinh được chủ động và giữ vai trò trung tâm trong hầu hết các khâu, được phát huy cao tính tích cực trong giờ học. IV. Hiệu quả của SKKN Khi áp dụng sáng kiến Tổ chức cho học sinh chủ động làm việc trong các giờ ôn tập về văn học trong chương trình Ngữ văn 12 Nâng cao THPT, tôi đã thu được những kết quả khả quan: 1. Nâng cao hứng thú của học sinh đối với môn học Qua khảo sát bằng phiếu điều tra, kết quả mà tôi thu được qua khảo sát về thái độ của học sinh đối với cách học mới ở một số lớp học nâng cao môn Ngữ văn: Lớp khảo sát Sĩ số Học sinh ủng hộ (số lượng, tỉ lệ) Học sinh không ủng hộ (số lượng, tỉ lệ) 12 Văn 28 37 (100%) 0 12 Anh 37 28 (100%) 0 11 Trung 20 20 (100%) 0 10 Anh 35 35( 100%) 0 - Học sinh rất hào hứng trong các tiết ôn tập , chuẩn bị bài rất kỹ lưỡng , hợp tác tốt với nhau và với giáo viên. - Tổ chức cho học sinh chủ động làm việc kích thích được niềm say mê học tập đối với bộ môn Ngữ văn , trí thông minh , đặc biệt là phát huy năng khiếu sẵn có của học sinh . 2. Nâng cao hiệu quả ôn tập của học sinh: Đơn vị trường tôi có 03 lớp 12 học chương trình ngữ văn Nâng Cao là lớp 12 chuyên Văn, chuyên Anh và chuyên Trung. Tôi áp dụng cách dạy mới này ở hai lớp 12 Văn và 12 Anh. Sau đó tiến hành khảo sát ở cả 3 lớp với cùng một câu hỏi thu hoạch sau bài ôn tập về văn học cuối học kì 1 để kiểm chứng và so sánh, kết quả thu được: Lớp Số bài Giỏi Khá TB Yếu 12 Văn 28 15 (54%) 12 (43%) 1(3%) 0 12 Anh 37 18 (49%) 17 (46%) 2 (5%) 0 12 Trung 20 7 (35%) 10 (50%) 3 (15%) 0 Việc phải chuẩn bị bài kĩ lưỡng cùng với hoạt động hiệu quả trên lớp, kết quả ôn tập của các em có sự cải thiện rõ rệt. 3. Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sống Giúp học sinh có cơ hội tốt để re
Tài liệu đính kèm: