2. Về phía học sinh:
- Học sinh tỏ ra lúng túng khi giáo viên đưa ra tranh vẽ bởi học sinh còn chưa
định hình được bức tranh ứng với đoạn nào của bài hoặc không biết nên phát
biểu cảm nghĩ thế nào.
Ví dụ như tôi đã dự 1 đồng chí dạy bài thơ Lượm, sau khi dạy xong cô đưa ra
bức tranh vẽ một chú bé đội ca nô (hình ảnh Lượm) rất tươi đang đi trên cánh
đồng lúa. Cô hỏi “Em nào có thể đọc đoạn thơ trong bài gắn với hình ảnh
trên?” Một học sinh chú ý ngay tới tâm điểm của bức tranh là chú bé Lượm nên
đọc đoạn đầu “ Chú bé loắt choắt – Cái xắc xinh xinh – Cái chân Nhảy trên
đường vàng” thì cô bảo chưa chính xác. Bởi vì cô muôn lưu ý học sinh ở đoạn “
Lúa trổ đòng đòng – Ca nô chú bé – Nhấp nhô trên đồng”.
- Học sinh rất chú ý đến đường nét của tranh minh họa, đã có sự bị cuốn hút,
chú ý vào tranh, vào sự khác lạ với mọi ngày trong cách dạy của thầy và đặc biệt
các em chú ý bức tranh đẹp hay xấu, nhân vật được họa sĩ vẽ ra sao và xì xào
bàn bạc nhận xét về tranh.
- Cũng có khi sự hào hứng của học sinh được khơi ra thì cô thầy gọi học sinh
hoặc tự cô thuyết minh một vài câu rồi cất tranh đi, hoặc là hết giờ, làm học sinh
bỗng cụt hứng
– Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 11 B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. SỐ LƯỢNG, YÊU CẦU CỦA TRANH VẼ: Dễ thấy bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên chia làm 5 khổ. Nhà thơ đã dự cảm bước đi im lìm mà quyết liệt của thời gian. Hai đoạn thơ đầu (khổ 1 +2) tươi vui nhảy nhót với cái nền hoa đào nở của ngày tết, của mùa xuân với giấy đỏ, mực đen, với người qua lại tấp nập. Ba đoạn cuối (khổ 3,4,5) miêu tả những biến động của thời gian: Ông đồ vẫn ngồi đó, người thuê viết không còn (khổ 3) ông đồ ngồi đây không người nào biết (khổ 4) ông đồ không còn ở đây nữa (khổ 5) Riêng khổ 5 thể hiện rõ nhất, xúc động nhất tấm lòng nhà thơ. Do vậy tôi thấy ông đồ là biểu tượng của một thời gian cụ thể, xóa dần, xóa dần rồi mất hẳn. Sự ra đi của ông đồ, với nhà thơ có ý nghĩa sự ra đi của một thời xưa đẹp, một nền văn hóa đang đô thị hóa. Ở một phương diện nào đó thật dữ dằn và tàn nhẫn. Điều này được nhà thơ biểu đạt bằng ngôn từ thoạt đầu đầy âm thanh màu sắc tươi vui dần dần xa vắng nhạt nhòa mênh mông. Tôi quyết định vẽ 3 bức tranh tương ứng 1. Số lượng 5 tranh Tranh 1:Tương ứng với 2 khổ thơ đầu: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay. Tranh 2: Tương ứng với 2 khổ tiếp theo: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Sáng kiến kinh nghiệm Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 12 Mực đọng trong nghiên sầu Ông đồ vẫn ngồi đó Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Tranh 3,4: Tương ứng với 1 khổ còn lại: Năm nay đào lại nở Chẳng thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ. Tranh 5: Không tương ứng với khổ nào trong bài thơ, tôi muôn khắc sâu cho học sinh hiểu rõ hơn về hình ảnh và quan niệm về ông đồ tôi cho làm tranh ông đồ đang dạy học trò. Tôi xin đưa ra đây 4 tranh tôi đã sử dụng trong giảng dạy. 2. Yêu cầu TRANH 1 - Tranh 1 thể hiện thời vàng son trọng vọng của ông đồ nên yêu cầu bức tranh phải màu mẻ rực rỡ hơn các tranh khác. - Tôi đã nhờ một đứa cháu có năng khiếu vẽ. Thật ngạc nhiên vì cô bé vẽ ông đồ mặc áo com lê và những người xung quanh người thì mặc tân thời, người thì quần âu sơ vin. Tôi đành vứt bỏ và đặt câu hỏi phải chăng học sinh không hiểu được thời đại đó. Vậy tranh vẽ cần đảm bảo: +Cách ăn mặc của nhân vật trong tranh phải đúng, thể hiện được nét văn hóa phương đông như áo dài, khăn gõ, guốc mộc, nón lá, nghiên mực bút lôngngười thuê viết phải ăn mặc tương tự, dân dã như áo thâm hoặc áo dài đời xưa không vuông vức kiểu cách, chiết eo hiện đại. Sáng kiến kinh nghiệm Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 13 + Ông đồ ở vị trí trung tâm của cảnh – chiếm cái thần thái của bức tranh. + Phải cố gắng thể hiện giấy đỏ, mực đen, nhiều người xem viết và khung cảnh hoa đào nở, phố đông người. TRANH 2 - Thể hiện thời suy tàn tiều tụy của ông đồ, của lớp người nho học- âm hưởng buồn. Trong thời thế biến đổi nên yêu cầu càng thể hiện sự chìm dần của ông đồ (so với tranh 1) càng tốt. Vì dòng đời tấp nập chảy trôi vô tình nên vẫn có hình ảnh hoa đào rực rỡ, song cần thể hiện thái độ của mọi người không hướng tới ông đồ. Cần đảm bảo: + Màu đỏ giấy phai mờ, lá vàng rơi và sương phủ, tạo cảm giác mờ mịt bâng khuâng + Cách ăn mặc của ông đồ như cũ, cách ngồi viết thu lại tạo cảm giác đơn côi + Cách ăn mặc của người trên phố đã được tây hóa như com lê, áo dài, mũ phớt, ca vát, dày + Khung cảnh vẫn là hoa đào nở, phố đông tấp nập nhưng không hướng về ông đồ + Ông đồ không còn là tâm cảnh nhưng vẫn là cái hồn của tranh đó. TRANH 3 Tương ứng với khổ thơ cuối của bài thơ - Tấm lòng nhà thơ là tâm cảnh nhưng không thể trải phơi bằng nét vẽ nên có thể vẽ theo phương thức trừu tượng như một sự tưởng tượng, 1 nén nhang tưởng nhớ. Với tranh này tôi thực sự lúng túng nhưng rõ ràng là phải thể hiện được sự cảm hoài, nuối tiếc và cố gắng tạo tranh sao cho thể hiện không gian mờ mịt thăm thẳm, nhạt nhòa, hư vô. Vừa như bão dông của cuộc đời, vừa như bụi mưa, bụi thời gian đang xóa lấp đi hình ảnh mà chỉ còn lại là sự tưởng nhứ mà thôi. TRANH 4 Sáng kiến kinh nghiệm Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 14 Đây là 1 cách thể hiện khác của khổ thơ cuối cùng. Dễ thấy cả bài thơ các cảnh được đặt trên 1 nền cảnh cụ thể như nhau, cũng có sự trở lại của hoa đào và mọi vật, chỉ thiếu có ông đồ. Vẽ theo phương thức miêu tả hiện thực thì yêu cầu của tranh phải có: + Hoa đào rực rỡ + Người trên phố qua lại. + Không có hình ảnh ông đồ Để tạo tâm cảnh cho bức tranh ông đồ vắng bóng và nhà thơ thấy 1 khoảng trống trong tâm cảnh, ấy là chỗ ông ngồi nay không có bóng dáng ông nữa. Cảnh vẽ này học sinh dễ hiểu nhưng có cái chưa thể hiện trên tranh là cảm xúc dâng trào của nhà thơ. TRANH 5 Khắc sâu cho học sinh hình ảnh ông đồ dạy học. Yêu cầu vẽ: + Ông đồ đang cầm sách đọc dạy học trò, như kiểu ông đang bình thơ + Một vài đứa trẻ ngồi học trên chiếu bên cạnh những chiếc bàn học hoặc chõng tre con + Cách ăn mặc của học trò mang tính chất con nhà nông dân thời xưa chúng đang lúi húi viết bút lông + Ngày xưa ông đồ dạy tại nhà nên khung cảnh là nhà riêng đơn sơ chứ không phải là nhà cao cửa rộng tiện nghi hiện đại được. II.TIẾN TRÌNH SOẠN – GIẢNG Tôi tiến hành soạn giảng như sau: - Mục đích yêu cầu - Lên lớp + ổn định tổ chức + Kiểm tra bài cũ + Giới thiệu bài mới 1. Giới thiệu tác giả tác phẩm Sáng kiến kinh nghiệm Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 15 2. Đề tài và mạch cảm xúc Bình thường tôi đọc mẫu một lượt và cho học sinh đọc bài thơ. Nay tôi cho học sinh đọc trước (với mục đích tôi sẽ đọc sau để đưa tranh vẽ ra cho tự nhiên) và hỏi: ? Em cho biết xuất phát từ cảm xúc nào? Tác giả đã thể hiện nội dung bài thơ là gì? - Yêu cầu trả lời và khắc sâu cho học sinh được: + Ồng đồ là 1 hình tượng nghệ thuật đặc sắc diễn tả thân phận bị chối từ của 1 lớp người nho học trong những biến động văn hóa lớn lao đầu thế kỷ XX. Viết bài thơ, nhà thơ xuất phát từ niềm thương cảm chân thành trước một vẻ đẹp văn hóa đang lụi tàn, trong cảm hứng hoài cổ tiếc nuối cảnh cũ người xưa. + Bài thơ tái hiện hình ảnh ông đồ trong buổi giao thời bằng cảm hứng hoài cổ bằng niềm thương cảm chân thành trước một vẻ đẹp văn hóa đang lụi tàn. Tôi để mục này là “Đề tài và mạch cảm xúc” Vì đựa trên cơ sở lý luận về thơ: Thơ bao giờ cũng xuất phát từ cảm xúc và tác động tới cảm xúc của người đọc. Sự vân động của nhà thơ chính là sự vận động của cảm xúc. Vậy khi dạy thơ phải bám vào đặc trưng này của thể loại thơ. Do đó bám sát “mạch cảm xúc” để nhấn mạnh vấn đề cảm xúc trong thơ cho các em. Mặt khác dựa trên hướng “tích hợp” trong giảng dạy theo chương trình thay sách tôi thấy các em lớp 9 bắt đầu làm quen với cơ sở lý luận văn học với những khái niệm ban đầu về Đề tài, chủ đề, cốt truyện. Vậy sao ta không “tích hợp” cho các em làm quen trước với những từ ngữ này? 3. Bố cục Trước kia tôi tiến hành phát vấn ? Bài thơ chia làm mấy phần? Ý chính của mỗi phần là gì? Với câu hỏi này tối để các em suy nghĩ rồi gợi các em trả lời Sáng kiến kinh nghiệm Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 16 Và lúc này tôi mới khẳng định lại bằng cách đọc bài thơ theo từng đoạn. Ứng với mỗi tranh tôi vừa đọc diễn cảm vừa đưa tranh lên cho học sinh. Cách làm này tôi cũng đã tạo được sự êm ái của lời thơ, vừa cho học sinh thấy được rõ bố cục của bài và tưởng tượng được cảnh cụ thể. Hoặc có lần tôi đã làm ngược lại là treo sẵn 3 bức tranh lên bảng rồi gọi học sinh ? Nhìn vào các bức tranh, em hãy đọc đoan thơ tương ứng với mỗi tranh Tôi cũng thu được kết quả khả quan. Song cách này tôi thấy không uyển chuyển bằng cách trên và cả 2 các làm này tôi thấy có phần nào đó dễ sa vào trọng tậm “ Trong họa có thơ” mà ở đây lại rất cần “ trong thơ có họa”. Như vậy xây dựng được hình ảnh bức tranh là phiên bản của tác phẩm thơ là điều cực kỳ hay và khó. Song tôi cảm nhận thấy rất rõ thời điểm đưa tranh, câu hỏi đề dẫn chi phối rất nhiều hiệu quả giảng dạy. Thêm vào đó tôi cho rằng mỗi cách bổ dọc, bổ ngang khi phân tích tác phẩm tương ứng với cách hỏi khác nhau. Cho nên tôi đã thay 2 cách làm trước bằng việc phát vấn. ? Bài thơ chia làm mấy phần? Ý chính của mỗi phần là gì? Với câu hỏi này chúng tôi vẫn để các em tự trả lời và khẳng định bố cục cho các em. ? Người ta bảo “Thi trung hữu họa” tức là trong thơ có họa. Vậy em hãy tự đọc phần 1 gồm 2 khổ thơ đầu. Nếu cho em tưởng tượng hình ảnh và thể hiện bằng 1 bức tranh, em sẽ vẽ những gì cho bức tranh đó? Chắc chắn câu hỏi này với các em là rất mới lạ nhưng các em sẽ háo hức hoặc im lặng suy nghĩ. Tôi khích lệ các em: “ Không phải cô bắt các em vẽ, chỉ cần các em tưởng tượng nếu em vẽ được bức tranh đó thì em sẽ vẽ những gì?” Với câu hỏi và cách làm này tôi đã giúp học sinh độc lập cảm thụ, tạo cơ hội rèn luyện khả năng tưởng tượng hình ảnh sáng tạo riêng của mỗi em, giúp các em trình bày ý tưởng bức tranh cũng có nghĩa là các em đã thực hiện công đoạn từ ngôn ngữ tri giác về hình ảnh. Sáng kiến kinh nghiệm Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 17 Tôi đã nhận được câu trả lời ở 1 em học sinh: “ Em thưa cô, em sẽ vẽ ông đồ ngồi viết chữ nho và mọi người xung quanh đang xem ông vẽ ạ!”. Tôi trân trọng và khuyến khích , nâng niu những ý tưởng riêng của mỗi em bằng cách chỉ cho em thấy rằng: “ Em nên vẽ cả hình ảnh hoa đào vào đó nữa nhé cho có không khí xuân”. Có lớp, lúc đầu tôi nhận được sự im lặng của các em. Giả sử tôi không thành công trong câu hỏi này thì sự im lặng của các em là sự im lặng làm việc chứ không phải là sự chối từ câu hỏi của cô. Có điều giáo viên cần khuyến khích học sinh. Khi 1 học sinh mạnh dạn phát biểu ý tưởng bức tranh thì một vài em khác cũng mạnh dạn giơ tay xin trình bày. Tôi chỉ gọi 1 đến 2 em còn không để quá thả nổi học sinh bởi nghệ thuật là vô cùng. Tôi đã tôn trọng sự chủ động và sáng tạo của các em. Cách làm này rất dễ phát hiện khả năng cảm thụ và thẩm mĩ của các em tham gia câu hỏi. Ngay sau đó tôi giới thiệu cho các em bức vẽ của tôi chuẩn bị. Tôi chỉ đưa tranh 1 và tranh 2 tương ứng với 4 khổ thơ đầu và tôi bắt đầu đọc. Tôi đưa các em vào sự êm ái của lời thơ và như vậy tôi đã tạo sự bình đẳng giữa tôi và các em ( giữa giáo viên và học sinh). Tôi trình bày riêng cách thể hiện cảm thụ của mình và thuyết phục các em cảm thụ được tác phẩm thơ. Chú ý về từ khó, thể thơ giáo viên vẫn tiến hành bình thường. Sau đó tôi bắt đầu cho các em tìm, phát biểu nội dung của hình vẽ thứ nhất bằng cách chuyển sang phần “ Tìm hiểu chi tiết”. 4. Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chúng ta là những kẻ hậu sinh, với chính bản thân giáo viên còn chưa được tiếp xúc với ông đồ, chưa rõ về phong thái, con người thực sự của ông ở ngoài đời huống chi là học sinh. Tôi giúp các em tìm hiểu, thu nhập thêm khái niệm về ông đồ. ? Em hiểu như thế nào về ông đồ ? Tôi nhận được sự trả lời sau: H/s 1 – Thưa cô, ông đồ là người viết chữ Nho ạ! Sáng kiến kinh nghiệm Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 18 H/s 2 – Thưa cô ông đồ là người dạy học và ông biết viết chữ Nho ạ! Như vậy học sinh không biết về ông đồ. Luc này tôi đưa tranh 5 ra giới thiệu cho các em. Lưu ý học sinh: ông đồ theo ý nghĩa dân gian thông thường chính là kẻ sĩ Việt Nam rất đặc biệt. Theo quan niệm của dân gian ông đồ là người dạy học chữ Nho thường gắn liền với cuộc đời mình với cuộc đời của quê hương làng mạc. Ông xem chữ nghĩa không chỉ là công cụ mưu sinh mà là thứ phương tiện để cải tạo. Ông đồ thường là những người có học vấn uyên thâm, đi thi không đỗ về mở lớp dạy học, hoặc thi đỗ nhưng không ra làm quan mà đem những hiểu biết thâm thúy của mình ra dạy cho con cháu và dân làng. Ông chính là bó đuốc văn hóa truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một xã hội mà nền văn minh nông nghiệp hãy còn tỏa sáng. Ông là biểu tượng của nền văn hóa Nho học có tính chất nông nghiệp. ông đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước, cũng như hun đúc, rèn luyện hình thành tính cách đặc trưng và bản lĩnh Việt Nam. - Với tranh 5 này tôi đã đưa các em tới sự liên tưởng thực tế về ông đồ. Các em hiểu được ông đồ là người hiểu biết cao rộng. Công việc của ông là dạy học (tại nhà chứ không phải trường lớp cao ráo như các em ngồi). Cuộc sống của ông gắn liến với nông thôn làng mạc, giản dị, thanh cao Với hình ảnh trong tranh các em dễ liên tưởng tới những hình ảnh tương tự mà những bộ phim đã phần nào tái hiện lại. Sau đó giáo viên chuyển hướng dần cho học sinh vào bài. Là nước ta chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương Đông. Nhưng khi TD Pháp xâm lược đem theo luồng văn hóa phương Tây tràn vào. Đầu thế kỷ XX Nho học đã bước vào thời tàn. Đến những năm 30 vị trí của các thầy đồ dạy chữ Nho không còn nữa. Ngay cả ông đồ trong thơ Vũ Đình Liên cũng đã trở thành ông đồ già. a. Ông đồ cùng với sự thay đổi của thời gian Yêu cầu: Trên bảng chỉ treo 2 tranh: Tranh 5 và tranh 1 ? Ông đồ xuất hiện trong thời gian nào? ông làm việc gì? ở đâu? Sáng kiến kinh nghiệm Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 19 - Với lớp dạy không có tranh, các em tỏ ra lúng túng vì lời thơ không đề cập đến thời gian bằng từ ngữ cụ thể làm giáo viên phải hỏi câu hỏi gợi ý: “Mỗi năm hoa đào nở là khi nào vậy?” thì h/s mới giải quyết được câu hỏi của giáo viên. - Với lớp dạy có tranh tôi nhận thấy sự phản ứng rất nhanh của trò. Nhiều cánh tay giơ lên hồ hởi: Thưa cô ông đồ xuất hiện khi tết đến, xuân về. Ông bày hàng mực tàu giấy đỏ ra bán chữ ạ, ở rìa phố ạ. Rõ ràng là các em vừa tri giác về ngôn ngữ, về tri giác về hình ảnh được. ? Một phong tục quen thuộc của người dân Việt Nam trước kia, gắn liền với hình ảnh ông đồ mỗi dịp tết đến xuân về là phong tục nào? - Với lớp không có tranh, các em khá trả lời được, song nhiều em rất ngây ngô cho rằng đó là thú chơi cờ người; chọi gà, đánh đu. Giáo viên phải gợi ý: Ngày tết không thể thiếu được thịt mỡ, dưa hành và 1 thú chơi không thể thiếu ấy là gì? – Câu đối đỏ - Với lớp có tranh tôi rất thoải mái khi học sinh trả lời đúng tình huống mình đặt ra đó là thú chơi câu đối. Bởi lẽ tranh vẽ đã thể hiện rõ mọi người đang chờ ông đồ viết cho câu đối Giáo viên khẳng định lại cho H/s bằng cách chỉ vào tranh: “Các em ạ! Những câu đối tết, những bài thơ xuân, ông đồ là h/ả quen thuộc của bức tranh đón xuân một thời không xa lắm. Khi nho học còn thịnh hành người ta coi trọng chữ đẹp. Treo câu đối tết là một phong tục quen thuộc của người dân Việt Nam. dịp xuân đến, kẻ sang người hèn đều muốn có một câu đối đỏ, có bài thơ xuân treo trong nhà như là một thú chơi tao nhã. ? Thái độ của người xung quang ông đồ trong bài thơ như thế nào? - Học sinh lúc này thường hay nhìn tranh miêu tả: Họ xúm quanh chờ ông viết câu đối, ông đồ viết không kịp nên họ phải chờ. - Nếu tình huống đó xảy ra Giáo viên khẳng định lại bởi ngôn ngữ: “Bao nhiêu người thuê viết - tấm tắc khợi khen tài”, viết chữ cũng là vẽ tranh (thư pháp) cái tài, cái hoa tay của ông đồ đã để lại cho đời những nét chữ đẹp, những tác phẩm nghệ thuật thực sự mà người đời ngưỡng mộ. Tôi tiến hành cho thảo luận nhóm: Sáng kiến kinh nghiệm Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 20 ? Có 2 ý kiến: + 1- Đây là những ngày huy hoàng tươi đẹp của ông đồ + 2- Ngay từ đầu bài thơ đã thấy những ngày tàn của nho học và thân phận buồn của ông đồ. Ý kiến em thế nào? Vì sao? - Đây là câu hỏi lựa chọn mà dạy theo phương pháp tích hợp rất hay sử dụng. Tôi nhận được câu trả lời sau: Nhóm 1: Chọn ý kiến những ngày huy hoàng vì theo em bức tranh rất đẹp, rực rỡ nhiều người thuê viết, họ khen và ngưỡng mộ ông thì thật vui và thích đối với ông Nhóm 2: Chọn ý kiến 2: vì em đã có sự liên hệ giữa tranh 5 và tranh 1 nên trả lời “ Thưa cô ông đồ mọi khi dạy học ở nhà, không phải ra phố bán chữ. Bây giờ ông phải ra phố viết chữ thuê có nghĩa là không ai học ông nữa nên dù họ có tấm tắc khen ông thì bài thơ đã cho thấy thân phận buồn của ông rồi. Với lớp dạy không tranh, tôi chỉ thu được ý kiến “ngày huy hoàng của ông đồ”. Như vậy có tranh các em đã theo dõi để so sánh và so sánh được, mặc dù là cảm tính, với lớp không nhận ra điều đó thì giáo viên khẳng định và phân tích kĩ cho các em (thoát li tranh vẽ). Khi đã đưa tranh lúc trước rồi thì đến đây các em dễ nhận ra vấn đề hơn. “Các em thấy đấy ông đồ bán chữ, người mua tấp nập, lời khen tấm tắc thật dễ chịu. Có thể nói khổ thơ mở ra bằng cái sống, cái vui, cái thời hân hoan và huy hoàng. Nhưng ngẫm cho kĩ vị trí của ông đâu phải là hè phố. Ông bất đắc dĩ phải bán chữ mà bán đâu có phải quanh năm. Mỗi năm chỉ một lần. Vì vậy ông đồ già dù chưa bị thờ ơ ghẻ lạnh nhưng rất cô đơn. Nghề dạy chữ nho đã lụi tàn: “ Mười người theo học, chín người thôi” (Tú Xương). Nên khổ thơ đã phảng phất vẻ tiều tụy đáng thương. - Giáo viên treo thêm tranh 2. Có thể cho thảo luận nhóm : ? Em hãy so sánh 2 khổ thơ đầu và khổ thơ 3,4 để thấy sự biến đổi xảy ra cùng với thời gian. Những biến đổi là gì? Tốc độ biến đổi như thế nào? Sáng kiến kinh nghiệm Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 21 Giáo viên đặt câu hỏi và để một khoảng thời gian ngắn cho h/s nguy nghĩ. Lúc này các em có dịp so sánh hai bức tranh thấy ngay được sự giống và khác nhau. Đó chính là sự biến đổi. Sau đó G có thể xé lẻ câu hỏi ? Sự xuất hiện của ông đồ lần này như thế nào? Có gì khác trước về địa điểm và việc làm không? - Chắc chắn h/s dễ dàng nhận thấy địa điểm xuất hiện việc làm vẫn như cũ vẫn thời gian ấy và cảnh vật chừng ấy ? Sự biến đổi đó là gì? - h/s dễ nhận thấy trên tranh vẽ là ông đồ ngồi thu lại, không ai đến vẽ. Giáo viên khẳng định cho h/s trên câu thờ là người thuê viết “nay đâu” tức không ai thuê viết ? Tốc độ biến đổi như thế nào? Nhanh? Chậm? Từ ngữ nào thể hiện điều đó. - Điều này trên tranh không thể hiện được nên Giáo viên lưu ý cho học sinh thấy rõ tác giả dùng điệp từ “Mỗi năm, mỗi vắng” thể hiện sự đổi thay từ từ, chậm chạp, không đột ngột diễn tả sự tàn phai dần của thị hiếu truyền thống. - Như vậy tôi sử dụng, khai thác triệt để tranh vẽ mà không phải là biến giờ dạy học văn thành giờ bình tranh vì tôi không bỏ qua những yếu tố nghệ thuật của bài thơ ? Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc câu thơ “Ông đồ vẫn ngồi đó Qua đường không ai hay” Tôi nhận được câu trả lời - Mọi người đi đường không ai để ý tới ông nữa. Không ai đến mua chữ của ông cả. Em thấy thương ông đồ. - Em thấy mọi người vô tình quá. Lúc trước thì trọng vọng ông, bây giờ thì không cần ông nên cứ đi mà không thèm nhìn ông bán chữ nữa. Giáo viên nhấn mạnh “HIện thực ngoài đời đối với ông đồ là sự ế hàng. Nhưng cùng cái hiện thực đó là nỗi lòng của nhà thơ. Ông đồ như cô đơn trơ trọi và lạc lõng như bị rơi vào quên lãng vô tình bởi 1 thị hiểu đã chết, một phong Sáng kiến kinh nghiệm Phan Thị Vân Anh – Trường THCS Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội 22 tục bị bỏ quyên ông đã thất thế. Thất thế không phải ông bất tài mà do sự đổi thay của xã hội. Xã hội đang chuyển theo nền văn hóa phương Tây. ? Trong 2 khổ thơ 3,4 hình ảnh nào diễn tả tâm trạng buồn bã của ông đồ. - Với câu hỏi này bắt buộc học sinh phải chú ý vào bài thơ chỉ ra được Giấy đỏ - không thắm, nghiên – sầu, mực – đọng – cách dùng hình ảnh diễn đạt tâm trạng vật vô tri vô giác cũng buồn cho tình cảnh ông. - Giáo viên có thể chỉ tranh, vừa chỉ vừa đọc thơ, nhấn mạnh tay vào từng hình ảnh cho họ
Tài liệu đính kèm: