Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp để nâng cao hoạt động học tập của học sinh trong tiết học vật lí

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp để nâng cao hoạt động học tập của học sinh trong tiết học vật lí

Đối với những nội dung thích hợp, vừa sức, GV có thể tổ chức cho HS học cá nhân với SGK để tiếp thu kiến thức bài học.

Đối với những nội dung dễ gây ra nhiều ý kiến khác nhau, có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

Đối với những nội dung mà học sinh không có khả năng tự học (những nội dung phức tạp, khó,.) và mất nhiều thời gian, nên tổ chức cho HS học theo lớp. Học theo lớp chỉ nên tổ chức trong một số thời gian ngắn, vào những lúc thích hợp, vì đây là hình thức dạy học ít phát huy tính tích cực của HS.

Các hình thức dạy học cần phải được kết hợp chặt chẽ với nhau làm cho hình thức hoạt động nhận thức của HS đa dạng. Trong điều kiện đó HS vừa được học thầy vừa được học bạn, vừa có sự nỗ lực cá nhân.

Cũng cần cho HS có điều kiện thay đổi môi trường học tập vì bản chất của môn vật lí khó có điều kiện đi dã ngoại hay học ngoài trời. Nên thỉnh thoảng cho HS đến phòng học bộ môn vì nơi đây có chân dung của các nhà bác học, có các thiết bị thí nghiệm,.sẽ tăng hứng thú của HS trong quá trình học tập.

 

doc 20 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 646Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp để nâng cao hoạt động học tập của học sinh trong tiết học vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o, tính tích cực tự lực cũng như năng lực cộng tác làm việc.
Một trong những định hướng cơ bản của việc giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.
Luật giáo dục, điều 28 qui định “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. 
	Mục đích chính của việc dạy học là làm cho HS phát triển, muốn vậy cần phải làm cho HS tự lực hoạt động. Bởi “Chỉ có hoạt động thông quan hoạt động con người mới tự mình chiếm lĩnh tri thức, chuyển từ thụ động sang chủ động”(Theo lý thuyết hoạt động). 
	Thế nhưng, thực tế cho thấy, mặc dù trong những năm gần đây đã có sự đổi mới về phương pháp dạy học ở các trường THPT nhưng PPDH truyền thống, đặc biệt là thuyết trình vẫn chiếm một vị trí chủ đạo. Điều này cũng đã được nêu rõ trong dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. 
	Như vậy giáo dục hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển lâu dài của XH, người học vẫn còn rất thụ động. Do đó tích hóa hoạt động nhận thức của HS là nhiệm vụ tiên quyết của người thầy. 
II. Các biện pháp để nâng cao hoạt động học tâp của học sinh trong tiết học vật lí
1. Giáo viên cần tạo ra tình huống có vấn đề
Để tạo ra tình huống có vấn đề, GV có thể lựa chọn hình ảnh, thí nghiệm hoặc bài tập mà nội dung của nó chứa đựng những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái cần tìm, mâu thuẫn đó phải có tính vừa sức, gây được cho HS hứng thú nhận thức và niềm tin có thể nhận thức được. Tùy vào đối tượng HS và tư liệu sẵn có, GV có thể lựa chọn các cách tạo tình huống sau:
Về hình ảnh: 
Giáo viên đưa hình ảnh thực trong cuộc sống để tạo cho học sinh mâu thuẩn về kiến thức 
Ví dụ:
 Có thể bắt đầu bài học Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng bằng một thí nghiệm vui như cho HS thả những chiếc kẹp giấy vào ly nước đầy. Trước đó HS có thể cho rằng nước sẽ tràn nhưng sau khi làm thí nghiệm nhận thấy rằng nước vẫn không tràn ra. Điều này trái với quan niệm sẵn có làm HS tò mò muốn được giải thích.
Về bài tập:
Lựa chọn những bài tập mà nội dung của nó có tình huống bất ngờ, đó là những sự kiện, tình huống ta không ngờ nó xảy ra như thế. 
Lựa chọn các bài tập mà nội dung của nó chứa đựng tình huống xung đột, trong đó có những sự kiện, những quan điểm trái ngược nhau. 
Lựa chọn những bài tập mà nội dung của nó là các kết luận có thể đúng hoặc sai, nhiệm vụ của HS là phải dựa vào các căn cứ khoa học để khẳng định xem kết luận đó là đúng hay sai. 
Ví dụ:
Nghiên cứu sự phụ thuộc của điện trở của một dây dẫn vào nhiệt độ có thể bắt đầu từ chỗ cho học sinh tính điện trở của một dây tóc bóng đèn nóng sáng được đặt trên bàn thí nghiệm của thầy giáo theo các số liệu ghi trên bóng đèn và so sánh với kết quả tính được khi tiến hành thí nghiệm cũng với bóng đèn đó (theo định luật Ôm và sử dụng ôm kế).
Đối với bóng đèn loại bình thường có công suất 100W, sử dụng ở hiệu điện thế 220V, ta sẽ thu được những số liệu khá sai lệch: tính theo biểu thức R=U2/P, ta có R=484, nhưng nếu xác định theo định luật Ôm ta có điện trở vào khoảng 300 (hiệu điện thế đặt vào đèn nhỏ hơn 220V một ít), còn nếu đo bằng ôm kế ta chỉ được giá trị khoảng 35. Có thể giải thích như thế nào những kết quả mâu thuẩn nhau đó? Một tình huống có vấn đề được đặt ra, sự đối chiếu so sánh các điều kiện tiến hành các cách xác định điện trở của bóng đèn sẽ là sự phân tích tình huống trong trường hợp này. Học sinh sẽ thấy rõ sự khác biệt trong các phép tính đó là nhiệt độ của dây tóc bóng đèn trong các trường hợp khác nhau không như nhau. Hiển nhiên, bây giờ hình thành một vấn đề dạy học: làm sáng tỏ tính chất của sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ và bản chất của hiện tượng này.
Trong thực tiễn giảng dạy, việc đặt ra một số câu hỏi trước khi bước vào học một đề tài sẽ kích thích hoạt động nhận thức của học sinh.
Ví dụ: khi bước vào học về độ ẩm của không khí ta đặt những câu hỏi: Tại sao mùa hè sương thường rơi vào những hôm trước khi thời tiết tốt? Tại sao khi đi từ ngoài trời lạnh giá vào phòng ấm người ta phải lâu chùi kính?...Giáo viên nhấn mạnh rằng, việc nghiên cứu đề tài mới sẽ giúp ta giải thích được những vấn đề đặt ra. Trong cách đặt vấn đề này phải lưu ý để quay trở lại các câu hỏi đã nêu ra một lần nữa, khi học sinh đã có đầy đủ những kiến thức để trả lời những câu hỏi đó.
2. Giáo viên cần nêu lên ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.
Ví dụ: Khi dạy bài truyền tải điện năng. Máy biến áp
GV: Nêu tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. Ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn.
	Phân phối và truyền tải điện năng là một bài toán cực kì quan trọng đối với mọi quốc gia. Trong bài toán đó, một vấn đề được đặt ra là giảm tối đa hao phí điện năng trên đường dây truyền tải. Vì vậy việc tính toán sao cho hao phí điện năng trên đường dây truyền tải nhỏ nhất với chi phí đầu tư thấp nhất có ý nghĩa rất to lớn về mặt kinh tế. 	
HS: Ý thức được việc nghiên cứu bài toán truyền tải điện năng có ý nghĩa rất to lớn về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, nó có tầm rất quan trọng khi tính toán xây dựng hệ thống truyền tải điện đến nơi tiêu thụ.
3. Nội dung dạy học phải mới, nhưng không quá xa lạ với HS mà cái mới phải liên hệ, phát triển cái cũ và có khả năng áp dụng trong tương lai. Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS.
Ví dụ: Khi học sinh học chương “ Sóng ánh sáng. Lượng tử ánh sáng” ở lớp 12 thì đã được trang bị kiến thức cũ có liên quan là chương “ Khúc xạ ánh sáng” và chương “ Mắt. Các dụng cụ quang” ở lớp 11 hoặc khi học chương “ Dòng điện xoay chiều ” ở lớp 12 thì học sinh đã được học kiến thức cũ liên quan là chương “ Từ trường” và “ Cảm ứng điện từ” 
Các kiến thức rất gần gũi với đời sống hàng ngày như: hiện tượng cảm ứng điện từ, hiện tượng tự cảm, hiện tượng khúc xạ ánh sáng, động cơ điện, máy phát điện
4. Phải dùng các PP đa dạng: phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp tương tự, phương pháp thí nghiệm lý tưởng và phối hợp nhuần nhuyễn: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh, tổ chức thảo luận, sêmina.
Ví dụ: khi dạy bài “ Sự rơi tự do của các vật” theo phương pháp thực nghiệm
+ Nêu sự kiện khởi đầu
GV: Các em hãy so sánh sự rơi của các vật như chiếc lá, viên bi, tờ giấy khi thả chúng ở cùng một độ cao. Nguyên nhân nào làm chúng rơi xuống?
+ Làm bộc lộ quan niệm có sẵn của học sinh
HS: Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ do trái đất hút.
GV: Vậy nguyên nhân nào ảnh hưởng đến sự rơi của vật
+ Xây dựng giả thuyết
HS: Trọng lực là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự rơi của vật
+ Suy ra hệ quả lôgic có thể kiểm tra được bằng thực nghiệm
GV: Nếu vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ thì các em suy ra xem hai vật năng như nhau sẽ rơi như thế nào?
HS: Hai vật nặng như nhau sẽ rơi như nhau
+ Cho học sinh nêu phương án thí nghiệm kiểm tra
HS: 	- Lấy hai viên bi giống nhau thả chúng cùng một độ cao
- Lấy hai tờ giấy như nhau thả chúng ở cùng độ cao
+ Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra
HS: Tiến hành thí nghiệm 
	Học sinh nhận thấy khi trọng lượng hai vật có cùng trọng lượng, hình dạng, kích thước thì rơi nhanh giống nhau còn khi kích thước hoặc hình dáng khác nhau thì không rơi nhanh như nhau.
Trong đoạn ví dụ trên giáo viên đã thực hiện phương pháp thực nghiệm, vừa tổ chức thí nghiệm và học sinh cũng đã sử dụng thao tác so sánh. Điều nầy học sinh sẽ cảm thấy hứng thú học tập.
5. Kiến thức phải được trình bày tập trung vào những vấn đề then chốt, có lúc diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ.
Ví dụ: Khi dạy về hiện tượng nhiệt điện
+ GV ĐVĐ: Như chúng ta đã biết để tạo ra và duy trì dòng điện trong mạch kín thì cần phải có nguồn điện. Vậy nếu có 2 dây dẫn KL khác bản chất được hàn kín hai đầu thì có cách nào để tạo ra dòng điện trong mạch không. 
Với cách đặt vấn đề như trên sẽ tạo ra mâu thuẫn về mặt nhận thức cho học sinh, kích thích hứng thú học tập.
6. Sử dụng các phương tiện dạy học thích hợp, có hiệu quả.
Với bộ môn Vật lí, nếu khai thác và sử dụng hiệu quả các thí nghiệm vật lí sẽ thể hiện rõ nét đặc thù của bộ môn và tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
7. Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan, phòng thí nghiệm.
Đối với những nội dung thích hợp, vừa sức, GV có thể tổ chức cho HS học cá nhân với SGK để tiếp thu kiến thức bài học.
Đối với những nội dung dễ gây ra nhiều ý kiến khác nhau, có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
Đối với những nội dung mà học sinh không có khả năng tự học (những nội dung phức tạp, khó,...) và mất nhiều thời gian, nên tổ chức cho HS học theo lớp. Học theo lớp chỉ nên tổ chức trong một số thời gian ngắn, vào những lúc thích hợp, vì đây là hình thức dạy học ít phát huy tính tích cực của HS.
Các hình thức dạy học cần phải được kết hợp chặt chẽ với nhau làm cho hình thức hoạt động nhận thức của HS đa dạng. Trong điều kiện đó HS vừa được học thầy vừa được học bạn, vừa có sự nỗ lực cá nhân.
Cũng cần cho HS có điều kiện thay đổi môi trường học tập vì bản chất của môn vật lí khó có điều kiện đi dã ngoại hay học ngoài trời. Nên thỉnh thoảng cho HS đến phòng học bộ môn vì nơi đây có chân dung của các nhà bác học, có các thiết bị thí nghiệm,...sẽ tăng hứng thú của HS trong quá trình học tập.
8. Luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn , sử dụng các bài tập thực tế, bài tập nghịch lý ngụy biện, thí nghiệm vui.
	VD1: Sau khi dạy bài “ Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất” giáo viên đặt câu hỏi để vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Tại sao tại các cơ sở sản xuất kinh doanh người ta thường dùng các biện pháp để nâng cao hệ số công suất.
VD2: Theo ®Þnh luËt Jun - Lenx¬, nhiÖt l­îng to¶ ra bëi dßng ®iÖn tØ lÖ víi thêi gian dßng ®iÖn ®i qua d©y dÉn. T¹i sao dßng ®iÖn ®i qua d©y dÉn suèt c¶ buæi tèi mµ d©y dÉn kh«ng bÞ nãng s¸ng? 
	VD3: æ c¾m ®iÖn trong gia ®×nh cã 2 lç: Mét lç nèi víi d©y nãng (thö b»ng bót thö ®iÖn thÊy ®Ìn s¸ng), lç thø hai nèi víi d©y nguéi (thö b»ng bót thö ®iÖn thÊy ®Ìn kh«ng s¸ng), nghÜa lµ hai lç nµy vÒ b¶n chÊt lµ kh¸c nhau. Thª' nh­ng t¹i sao khi c¾m ®iÖn sö dông c¸c dông cô ®iÖn nh­ bª'p ®iÖn, bµn lµ, qu¹t... Ta l¹i kh«ng quan t©m ®ª'n ®iÒu ®ã, c¾m xu«i hay ng­îc c¸c dông cô ®Òu ho¹t ®éng ®­îc. H·y gi¶i thÝch ®iÒu d­êng nh­ v« lÝ nµy? 
9. Kiểm tra thường xuyên và động viên khen thưởng kịp thời để khuyến khích các em tích cực trong hoạt động học tập.
	Những lời động viên, khen thưởng đúng lúc của GV giúp các em có được sự tự tin, phấn khởi, từ đó các em dễ dàng hòa nhập vào không khí của lớp học và sôi nổi, tích cực hơn. Do đó, sau mỗi câu trả lời của HS, GV cần có bình luận, cần có khen thưởng ở những câu trả lời hay bằng cách cho điểm; điều chỉnh kịp thời những sai sót của các em một cách nhẹ nhàng.
10. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan nhằm mở rộng, củng cố kiến thức và bước đầu để HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Vật lí là môn học mà đối tượng nghiên cứu của nó gắn liền với thực tiễn. Vì vậy, việc GV tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra ở HS sự hứng thú, tò mò và lòng ham muốn vận dụng kiến thức vật lí đã học để giải thích các hiện tượng, các vấn đề trong cuộc sống.
11. Tạo không khí học tập 
Tạo không khí học tập thoải mái, môi trường lành mạnh trong lớp, trong trường, tôn vinh sự học nói chung và biểu dương những HS có thành tích học tập tốt. Chúng ta không thể tích cực hoá trong khi học sinh vẫn mang tâm lý lo sợ, khi các em không có động cơ và hứng thú học tập và đặt biệt là thiếu không khí dạy học. Trong môi trường đó học sinh dễ dàng bộc lộ những hiểu biết của mình và sẵn sàng tham gia tích cực vào quá trình dạy học, vì khi đó tâm lý các em rất thoải mái.
III. Soạn và tổ chức dạy học bài “ Định luật bảo toàn cơ năng” theo hướng tích cực hóa động học tập của học sinh
Bài 1: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG 
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Nắm vững khái niệm cơ năng.
Biết xác định khi nào cơ năng được bảo toàn.
Biết cách thiết lập định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp cụ thể.
Kỹ năng
Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng để giải bài tập.
3. Thái độ: 
Nghiêm túc, trật tự và tự giác, tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
- Dụng cụ thí nghiệm con lắc đơn, con lắc lò xo, vật rơi.
- Các hình vẽ mô tả trong bài.
- Các bài tập sử dụng trong tiến trình dạy học (Tất cả các bài tập được đưa cho học sinh dưới dạng phiếu học tập).
2. Học sinh
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ở cấp THCS.
- Khái niệm động năng và thế năng, công của trọng lực , của lực đàn hồi.
IV. Lên lớp:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Nêu khái niệm và viết biểu thức của các đại lượng: động năng, thế năng trọng lực, thế năng đàn hồi. Nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức?
 Hoạt động 2: Tạo tình huống học tập 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
(1)
(2)
- Bài tập 1 đặt vấn đề: Để chống trả quân địch dùng tàu, thuyền tấn công thành, binh lính trong thành lấy súng bắn đá dùng lò xo để nã đá xuống tàu, thuyền địch. Biết rằng lò xo của súng có độ nén không đổi.Bỏ qua mọi sức cản của không khí. Để vận tốc của đá lớn hơn khi chạm vào tàu, thuyền địch, nên nghiêng nòng súng theo phương:
a. để quỹ đạo của đá là đường (1)
b. để quỹ đạo của đá là đường (2)
c. hai quỹ đạo đều cho vận tốc của viên đá như nhau khi chạm tàu, thuyền.
d. cần phải biết độ cứng của lò xo và khoảng cách của tàu, thuyền
- Đưa ra các câu hỏi gợi ý:
+? Bằng các phương pháp đã học, làm thế nào có thể tính được vận tốc của tảng đá lúc chạm địch?
- Quan sát hình vẽ, HS dễ dàng nhận ra chuyển động của viên đá là chuyển động của vật bị ném xiên.
- Cho HS thảo luận theo hướng đã đề xuất để tìm đáp án bài toán.
- Đến đây HS sẽ không thể giải được vì dữ kiện đề bài ra không đủ đến tính được kết quả. (Xuất hiện tình huống có vấn đề)
- Để giải được bài toán này ta nghiên cứu bài học mới: Định luật bảo toàn cơ năng
- Nhận phiếu học tập, đọc đề và phân tích bài tập.
- Chuyển động của viên đá là chuyển động của vật bị ném xiên, dùng chuyển động của vật ném xiên để giải.
- Thảo luận nhóm giải
- Không tìm được đáp án vì đề bài thiếu dữ kiện.
- HS được đặt vào tình huống mới muốn được giải quyết.
 Hoạt động 3: Giải quyết vấn đề: thiết lập định luật bảo toàn cơ năng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ø Bài tập 2 dùng để xây dựng giả thuyết
Một vật khối lượng m được thả rơi tự do từ nơi có độ cao z so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình rơi của vật động năng và thế năng thay đổi như thế nào? Có đại lượng nào không đổi?
+? Sự thay đổi động năng và thế năng có theo quy luật nào không?
- Ghi nhận những giả thuyết của học sinh.
Ø Kiểm tra giả thuyết
- Nhắc lại khái niệm cơ năng mà học sinh đã được học ở lớp 8: Cơ năng bao gồm tổng động năng và thế năng của vật. Kí hiệu là W.
- Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm lực thế và kể tên các loại lực thế đã học.
- Bài tập 3: dùng để kiểm tra giả thuyết
 Trở lại bài tập 2, xét hai vị trí A và B có độ cao lần lượt là z1 và z2.
a. Tính động năng và thế năng của của vật tại hai điểm A, B.
b. So sánh cơ năng tại hai điểm đó.
- Gọi HS tính câu a
A
B
O
- Hướng dẫn trả lời câu b
+ Vật chịu tác dụng của lực nào?
 Vậy ngoại lực trong trường hợp này chính là trọng lực, hay nói cách khác, công của ngoại cũng chính là công của trọng lực.
+ Dùng định lí biến thiên động năng và độ biến thiên thế năng, ta thu được kết quả gì?
- Cho HS nhận xét kết quả từ biểu thức 1
- So sánh cơ năng của vật tại A, B
- Như vậy, giả thuyết 1 HS đưa ra là đúng.
- Bài toán trên ta xét chuyển động của vật chịu tác dụng của lực thế là trọng lực, ta xét trường hợp vật chịu tác dụng của lực thế là lực đàn hồi.
- Bài tập 4: 
A
Yêu cầu như bài tập 3, đối với trường hợp vật khối lượng m ở trên đem gắn và lò xo có độ cứng k, toàn bộ hệ được đặt nằm ngang như hình vẽ. Kéo vật m ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn x rồi thả cho vật chuyển động, bỏ qua ma sát.
- HS đã biết cách tính ở bài tập 3, nên với bài tập này GV có thể gọi HS lên bảng giải.
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận trong hai trường hợp trên
- Đến đây, HS đã nắm được định luật bảo toàn cơ năng, quay trở lại giải quyết bài toán 1 đã đưa ra.
+ Cho HS thảo luận để chọn đáp án.
+ Gợi ý: Độ nén của lò xo không đổi, nên mỗi tảng đá có cùng thế năng đàn hồi và rời súng với động năng như nhau.
- Tiếp nhận bài tập mới
- HS dễ dàng trả lời được vận tốc tăng và độ cao giảm do đó động năng tăng còn thế năng giảm.
- Học sinh không trả lời được chính xác nhưng có thể đưa ra được các dự đoán là những giả thuyết:
+ GT1: động năng tăng lên bao nhiêu thì thế năng giảm đi bấy nhiêu và ngược lại. Tổng của chúng bảo toàn
+ GT2: động năng và thế năng tăng giảm là không bằng nhau vì một phần năng lượng sẽ bị mất trong quá trình vật dao động.
- Ghi nhớ khái niệm cơ năng
- Lực thế là lực mà công mà nó sinh ra không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối.
Các loại lực thế đã học: lực hấp dẫn, lực đàn hồi.
- Tiếp nhận bài tập mới
- Lên bảng tính câu a
, 
, 
- Thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên
+ Định lí động năng:
+ Độ biến thiên thế năng: 
Từ đó suy ra:
 (1)
- Độ biến thiên động năng bằng độ biến thiên thế năng nhưng ngược dấu, điều đó có nghĩa là động năng tăng lên bao nhiêu thì thế năng giảm xuống bấy nhiêu và ngược lại.
- Từ (1) suy ra được:
Hay WA= WB
Vậy: vật chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng không đổi.
- Giải bài toán đối với trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi
+ Độ biến thiên động năng:
+ Độ biến thiên thế năng:
Từ đó suy ra: 
 (2)
Suy ra:
Vậy: vật chịu tác dụng của lực đàn hồi thì cơ năng bảo toàn.
Kết luận: Vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của lực thế thì trong quá trình chuyển động, động năng có thể chuyển hóa thành thế năng hoặc ngược lại, nhưng tổng của chúng, tức là cơ năng được bảo toàn.
- Thảo luận nhóm để chọn đáp án bài tập 1
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng tại vị trí tảng đá được bắn ra và vị trí chạm vào địch ở trên thuyền, sẽ tính được động năng trong hai trường hợp: theo quỹ đạo (1) và (2) là như nhau, nghĩa là vận tốc như nhau, do đó chọn phương án C.
Hoạt động 4: Tìm hiểu độ biến thiên cơ năng trong trường hợp vật chịu thêm tác dụng của lực không thế
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Như vậy ta đã thiết lập được định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp vật chỉ chịu tác dụng của lực thế. Vậy trong những trường hợp vật còn chịu thêm tác dụng của lực không thế nữa thì cơ năng có bảo toàn không. Để trả lời được điều này, ta xét bài tập 5.
- Bài tập 5: dùng để xác định độ biến thiên cơ năng trong trường hợp vật chịu thêm tác dụn của lực không thế.
Vật m trong bài tập 3, khi rơi xuống đất, đất mềm nên vật đi vào trong lòng đất được một đoạn đường s thì dừng lại. Cơ năng của vật trong giai đoạn chuyển động trong lòng đất có thay đổi không? Nếu có xác định độ thay đổi đó.
- Học sinh đã quen cách giải trong hai bài tập 3,4 nên với bài tập này HS cũng sẽ định hướng hướng giải như vậy. Nhưng ở đây cần lưu ý HS viết đúng định lý biến thiên động năng.
- Cho HS thảo luận nhóm rồi gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Tiếp nhận bài tập mới
- Thảo luận nhóm giải quyết bài toán
- Gọi C là điểm vật dừng
- Độ biến thiến cơ năng:
WC- WO= WđC+ WtC – WtO - WđO
- Vật chịu thêm tác dụng của lực cản (lực không thế)
Dùng định lí biến thiên động năng:
AFc+AP =WđC- WđO
Mặt khác: AP= WtO- WtC
- Từ ba biểu thức trên suy ra:
WC- WO=

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_de_nang_cao_hoat_dong_ho.doc