Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình

Cốt truyện:

Cốt truyện có yếu tố rất quan trọng trong tác phẩm tự sự. Nhưng tác phẩm Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám lại khác. Nó thường có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, cốt truyện thường đơn giản. Nó là những sự việc, vấn đề rất đơn giản, đời thường. Ông viết về đủ mọi thứ: chỉ tại con mèo, bài học quét nhà, trẻ con không được ăn thịt chó.

Thứ hai, có những tác phẩm hầu như không có cốt truyện hoặc có thì quá sơ lược. Vậy điều gì đã khiến tác phẩm “sống” được? Nam Cao đã lấy việc phân tích, lí giải tâm lí nhân vật làm yếu tố để dựng truyện. Ông cao tâm lí là đối tượng cần phản ánh của tác phẩm tự sự. Trước Nam Cao đã có Xuân Diệu, Thạch Lam nhưng tác phẩm của các tác giả đó nghiêng về yếu tố trữ tình. Nó miêu tả cảm xúc của nhân vật “tôi” chứ chưa phải là những tác phẩm thực sự. Còn với Nam Cao thì đó thực sự là những tác phẩm tự sự.

 Thứ ba, kết cấu tác phẩm thực sự sáng tạo. Trước Nam Cao các nhà văn thường kết cấu thời gian theo trật tự tuyến tính. Nam Cao thường bắt đầu từ thì hiện tại, đưa nhân vật hồi tưởng về quá khứ, hướng tới tương lai. Đặc điểm này thể hiện rất rõ ở tác phẩm Chí Phèo, bao quát được khoảng thời gian rất rộng, tạo nên tính tiểu thuyết trong truyện của Nam Cao.

 

doc 158 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 584Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cao lại khác. Thống nhất một chiều có nghĩa là nhân vật đã tốt, xấu thì từ đầu đến cuối. Tốt, đẹp từ ngoại hình đến nội tâm và ngược lại: Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụ, Nguyễn Công Hoancách xây dựng như vậy có phần phi lí nhưng càng phi lý hơn nếu ta bắt bẻ cách xây dựng ấy. Nguyên tắc này trở lại ở văn học giai đoạn 45-75. Song nhân vật của Nam Cao có tính phức tạp. Chính điều này khiến cho nhân vật của Nam Cao thật hơn, gần với đời thường hơn. Nhân vật của ông nhiều khi có sự đối lập giữa ngoại hình và nội tâm.
Thứ ba, Nam Cao ít miêu tả thiên nhiên. Nếu có thì thiên nhiên là yếu tố để làm nổi bật tậm trạng, tâm lý nhân vật. Hình ảnh trăng trong Giăng sáng chỉ là cớ để bộc lộ những day dứt của Điền về nghệ thuật. Hay hình ảnh thiên nhiên trong Chí Phèo là để miêu tả tâm lý của Chí với cuộc gặp gỡ với Thị Nở. Ở tác phẩm Trẻ con không được ăn thịt chó thì cùng ở một thời điểm như nhau nhưng với hai tâm trạng khác nhau thì thiên nhiên cũng khác nhau. 
Thứ tư, Nam Cao tập trung khắc họa tâm lý nhân vật: tâm lý ấy luôn vận động. Tâm trạng của Thạch Lam là thuần nhất từ đầu đến cuối: Liên là nỗi buồn, Thanh là niềm vui nhỏ bé, dìu dịuTâm lý nhân vật của Nam Cao vận động theo một quá trình, tính cách nhân vật Nam Cao bất biến. Cái nhìn của ông giáo đối với lão Hạc là có sự vận động rất lớn: từ dửng dưng, đồng cảm, xót thương, nghi ngờ đến kính phục. Nam Cao triết lí: “Hoàn cảnh đổi rất có thể tâm tính của con người ta sẽ đổi” (Sao lại thế này?).
4. Về ngôn ngữ:
Thứ nhất, gần với ngôn ngữ đời thường: truyện của Nam Cao “mang đậm chất văn xuôi đời thường” (Nguyễn Đăng Mạnh – Nguyễn Hoành Khung)
Thứ hai, có tính chất phức điệu: sự hòa trộn giữa ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ của các nhân vật. Trong tác phẩm tự sự gồm hai loại nhân vật. Nhân vật người kể chuyện: có xuất hiện trong tác phẩm thì đồng thời là nhân vật trong truyện (Lão Hạc, Mảnh trăng cuối rừng). Hoặc nhân vật ấy không xuất hiện mà ta không biết là ai nhưng có người kể truyện, tạo ra ngôn ngữ người kể truyện. Và nhân vật trong tác phẩm với ngôn ngữ của nhân vật. Trong đó ngôn ngữ người kể truyện hướng đến độc giả. Do đó có hai chức năng: thông báo và bộc lộ. Thông thường trong các tác phẩm, ngôn ngữ của nhân vật và người kể chuyện không tách rời. Nhưng với Nam Cao có khi nó hòa quyện đến mức không thể tách biệt rạch ròi: đoạn văn mở đầu tác phẩm Chí Phèo. Đây là đoạn văn có tính chất đối thoại ngầm giữ Chí Phèo và làng Vũ Đại gồm ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.
Thứ ba, giọng điệu trần thật: tức là giọng văn của nhà văn trong tác phẩm. Đa số tác phẩm của mình, Nam Cao ít thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc. Điều này khiến cho giọng văn Nam Cao có vẻ lạnh lùng, khách quan ( có lần nhà văn bộc lộ: “đóng cúc tâm hồn”). Nhưng ẩn chứa bên trong đó ta vẫn cảm nhận được những cảm xúc, suy tư của nhà văn. Người đọc vẫn cảm nhận được lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao.
II/ Hệ thống quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
 Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao có tính chất hệ thống. Hệ thống bao gồm nhiều yếu tố mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những yếu tố này có tính độc lập nhưng vẫn có mỗi quan hệ. Nam Cao đã phát biểu nhiều ý kiến khác nhau trong lĩnh vực nghệ thuật.
Quan điểm nghệ thuật Nam Cao được phát biểu thông qua các tác phẩm. Quan điểm ấy thông qua những suy tư, day dứt của các nhân vật trong tác phẩm Hộ, Điềnvì thế nó rất sâu sắc, mang sức thuyết phục lớn.
 Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện cụ thể như sau:
 Thứ nhất, Nam Cao thể hiện thái độ phê phán với khuynh hướng văn chương lãng mạn thoát li (đúng hơn là văn chương lãng mạn tiêu cực). Nam Cao cho rằng các sáng tác đó là sự xuyên tạc, bóp méo, phản ánh không đúng hiện thực. Nó quá chú ý đến thi vị hóa hiện thực cho nên thực chất đó là sự lừa dối đối với nghệ thuật. Ông gọi thứ văn chương lãng mạn thoát ly là sự lừa dối hiện thực. Trong truyện ngắn Giăng sáng Nam Cao viết: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. 
Ở đây chính là ánh trăng huyền ảo đã thi vị hóa những cái tầm thường của cuộc sống. Nói như thế không có nghĩa là ông phủ nhận yếu tố hư cấu trong tác phẩm nghệ thuật. Bởi nghệ thuật sẽ là cái gì nếu không có sự hư cấu? Nó sẽ chỉ là sự miêu tả rập khuôn. Tuy nhiên hư cấu chỉ là một trong những phương tiện chứ không phải là cứu cánh của nghệ thuật. Cái sai lầm của các nhà văn lãng mạn là họ đã tuyệt đối hóa sự hư cấu, tưởng tượng. Sự phê phán này của Nam Cao khá toàn diện. Ở trên là nội dung, còn về mục đích của các tác phẩm lãng mạn ông cũng phê phán. Các nhà văn lãng mạn viết tác phẩm là để phục vụ cho ai? Chắc chắn nó không phải cho nhân dân mà chỉ cho một số tầng lớp nào đó. Đó là những chàng, những nàng, những công tử con nhà giàu
Trong hệ thống truyện, Nam Cao có viết khá nhiều để phê phán văn học lãng mạn. Tác phẩm Chuyện tình, câu chốt “Tôi hy sinh tình yêu của mình vì Kha”, chính là câu nói châm biếm đối với sự phản ánh hiện thực của các nhà văn lãng mạn.
Thứ hai, cùng với sự phê phán văn chương lãng mạn, ông đề cao sự phản ánh của chủ nghĩa hiện thực. Ông cho rằng nghệ thuật nói chung, văn chương nói riêng phải có nhiệm vụ phản ánh trung thực hiện thực. Ông viết “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Giăng sáng). Kiếp sống ấy chính là cuộc sống của vợ Điền, con ĐiềnTuy nhiên, ta không nên hiểu câu nói ấy một cách máy móc. Nếu không, nó sẽ không còn giá trị trong bối cảnh xã hội hôm nay. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao vẫn đúng: nghệ thuật phải phản ánh chân thực cuộc sống. Nam Cao cho rằng muốn phản ánh chân thực hiện thực thì người nghệ sĩ phải sống, phải hòa mình trong hiện thực ấy. Tức là “nhà văn phải đứng trong chỗ lao khổ để mở rộng tâm hồn đón lấy hơi thở của hiện thực”. Nam Cao đã phản ánh được mối quan hệ giữa nhà văn đối với cuộc sống.
Thứ ba, phản ánh hiện thực bao giờ cũng có mối quan hệ với cách nhìn (thế giới quan) của nhà văn. Thế giới quan của nhà văn là cách nhìn, là quan điểm, lập trường, là tư tưởngNếu nhà văn có cách nhìn đúng thì sự phản ánh sẽ đúng và ngược lại. Rõ ràng, việc phản ánh hiện thực đúng hay sai có quan hệ, nguyên nhân rất rõ từ cách nhìn của nhà văn. Trong tác phẩm Lão Hạc, ba nhân vật có cách nhìn rất khác về lão. Như vậy, cùng một con người nhưng lại có ba cách nhìn, đánh giá khác nhau. Cách nhìn của nhà văn đó Nam Cao đã mở rộng ra ở tác phẩm Đôi mắt là cái nhìn của giới văn nghệ sĩ đối với người dân. Cách nhìn của Hoàng đối lập với Độ. Hoàng chỉ cho họ là ngu dốt, ngố, nhặng xị. Đó là cách nhìn phiến diện. Và vì thế, tất yếu anh ta đã hiểu sai về cuộc kháng chiến. Anh phủ nhận vai trò của quần chúng hiển nhiên dẫn đến sự sùng bái cá nhân. Từ đó dẫn đến hành động sai của Hoàng. Ta không nên phê phán những hành động đó của Hoàng mà phải phê phán thái độ vô trách nhiệm của Hoàng: coi kháng chiến không phải của mình. Độ là người có cái nhìn khác Hoàng. Và Độ cũng đã nhìn thấy được những tồn tại của người nông dân bên cạnh những phẩm chất đẹp. Điều đó xuất phát từ nguyên cớ đẹp đẽ trong tâm hồn Hộ: yêu nước, vì kháng chiến. Truyện ngắn Đôi mắt thể hiện rõ tư tưởng của nhà văn.
Thứ tư, Nam Cao đưa ra yêu cầu rất cao về sự cách tân, sáng tạo trong văn chương. Ông nói “Văn chương không cần đến những người thợ khéo aty làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo ra những gì chưa có” ( Đời thừa). Yêu cầu đó là hợp lý và cần thiết. Bởi sản phẩm của vật chất tồn tại về lĩnh vực tinh thần. Đó không phải là thứ sản xuất của lĩnh vực văn chương. Mỗi tác phẩm văn chương là những rung động mang tính cá nhân của người nghệ sĩ. Nói cách khác, mỗi tác phẩm có tính cá thể hóa rất rõ. Và vì thế, không thể có sự lặp lại ở văn chương. Sáng tạo của Xuân Diệu về việc miêu tả cánh cò là miêu tả cánh cò ở trạng thái phân vân. Cánh cò của Vương Bột thì hối hả bay đi cùng với ráng chiều.
Nói đến sự cách tân, sáng tạo theo Nam Cao phải được thể hiện một cách toàn diện: cả nội dung và nghệ thuật. Nếu thiếu một trong hai yếu tố thì chưa hoàn chỉnh, giá trị đạt được không lớn. Nam Cao không chỉ thể hiên quan điểm về nghệ thuật mà trong cuộc đời của mình ông đã nỗ lực tìm tòi những nguồn chưa ai khơi.
Thứ năm, Nam Cao khẳng định: giá trị nhân đạo là yêu cầu quan trong của tác phẩm văn chương đích thực. Nhân đạo là tình cảm yêu thương đối với con người, đấu tranh chống lại những thế lực đè nén con người. Nam Cao khẳng định: “Một tác phẩm thật sự có giá trị phải là một tác phẩm vượt lên trên tất cả mọi bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởiNó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bìnhNó làm cho người gần người hơn”” (Đời thừa). Điều đó đặt ra yêu cầu: văn học có chức năng nhân đạo hóa con người. 
Cách nhìn của Nam Cao về người nông dân trước và sau Cách mạng về cơ bản vẫn thống nhất: phải nhìn với con mắt yêu thương. Nhưng sau cách mạng, người nông dân không chỉ là những người biết cam chịu mà họ còn có khả năng làm cách mạng. Nam Cao là một trong những người đầu tiên phát hiện ra điều đó. Phát hiện mới của các nhà văn 45-75 về người nông dân là họ có khả năng làm cách mạng. Sau này họ xây dựng hình tượng người nông dân mặc áo lính. Đặc điểm của văn học là đứng về tầng lớp công nông binh.
PHẦN II : MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP
1/ Đề 1: Nêu ý nghĩa hình ảnh “cái lò gạch cũ” trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao?
Dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác phẩm và hình ảnh “cái lò gạch cũ”.
- Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao nguyên có tên là “Cái lò gạch cũ”, khi in thành sách lần đầu tiên (1941), nhà xuất bản Đời mới tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”. Đến khi in lại trong tập “Luống cày” (1946), tác giả đặt lại tên là “Chí Phèo”.
- “Chí Phèo” là một kiệt tác của Nam Cao viết về cuộc sống cùng quẫn của những kiếp người lao động ở làng quê Việt Nam trước Cách mạng, Hình ảnh “cái lò gạch cũ” trong tác phẩm được tác giả xây dựng với một ý đồ nghệ thuật chứa đựng ý nghĩa tư tưởng sâu sắc: hiện tượng “Chí Phèo” trong xã hội cũ.
2. Thân bài
- Câu chuyện về cuộc đời Chí được bắt đầu từ “cái lò gạch cũ”, Chí là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ giữa đồng. Chí đã lớn lên bằng sự cưu mang của những người lao động lương thiện, lam lũ. Trưởng thành, Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí vào tù. Sau bảy, tám năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về làng thành một kẻ hoàn toàn khác. Từng bước Chí cứ lún sâu mãi xuống vũng bùn tội lỗi, trở thành tay sai cho Bá Kiến và trở thành “con quỷ dữ” ở làng Vũ Đại.
- Một lần Chí say rượu, trở về vườn chuối và gặp Thị Nở - người đàn bà xấu đến “ma chê quỷ hờn” lại dở hơi ở làng Vũ Đại. Tình thương của Thị Nở đã làm sống lại bản chất người và khát vọng hướng thiện trong Chí. Nhưng rồi tất cả những gì tốt đẹp vừa bùng lóe trong tâm hồn Chí đã mau chóng bị dập tắt, bị cự tuyệt. Trong đau đớn tuyệt vọng Chí đã đến nhà Bá Kiến, rồi giết hắn và tự đâm mình.
- Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắnrồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên chị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người qua”.
+ Cử chỉ và ý nghĩ của thị khiến người ta nghĩ tới: sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời.
+ Hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện trong ý nghĩ của thị ở đây nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: một kiểu kết cấu tác phẩm đầu cuối tương ứng – kết cấu vòng tròn. Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì còn có Chí Phèo con xuất hiện. Mâu thuẫn không thể giải quyết. Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại.
3.Kết bài
- Hình ảnh “cái lò gạch cũ” nằm trong ý đồ nghệ thuật và là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Nam Cao. 
- Với hình ảnh này, chủ đề của thiên truyện được khơi thêm chiều sâu mới.
2/ Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Chí Phèo chẳng những bị tước đoạt nhân tính mà còn bị hủy hoại cả nhân hình nữa. Nhưng điều bi thảm là anh lại chỉ muốn trở lại thành người mà không được”.
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để làm sáng tỏ nhận định trên.
Dàn ý:
1. Mở bài
- Tuy chỉ thực sự viết văn xuôi hơn mười năm, nhưng Nam Cao đã để lại nhiều sáng tác văn xuôi có giá trị: hơn 60 truyện ngắn, một truyện vừa, một tiểu thuyết và vài vở kịch. Truyện của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám nêu bật nỗi băn khoăn đau đớn trước tình trạng con người bị hủy họa dần mòn về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo, bế tắc. Bên cạnh những truyện về người trí thức nghèo, hình ảnh người nông dân nghèo bị áp bức, thậm chí bị lưu manh hóa do tội ác của bọn cường hào địa chủ đã được thể hiện thật sâu sắc trong một truyện ngắn nổi tiếng của ông: Chí Phèo.
- Trích dẫn
	2. Thân bài
 a) Con người Chí Phèo chẳng những bị tước đoạt nhân tính mà còn bị hủy hoại cả nhân hình nữa.
	* Chí Phèo bị hủy hoại nhân hình:
- Ngay từ khi chào đời, Chí Phèo là một đứa con hoang, bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ. Được dân làng nuôi, Chí Phèo lớn lên như cây cỏ, tuổi thơ hết đi ở nhà này lại đi ở nhà nọ, tuổi thanh niên ra sức làm thân trâu ngựa cho nhà lí Kiến. Vì một chuyện ngờ ghen vớ vẩn, lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy, tám năm biệt tích trở về làng, Chí Phèo đã hoàn toàn biến đổi. Ngoại hình thật kinh tởm, “cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đên và rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!”.
- Chí Phèo chuyên rạch mặt, đâm chém người cho nên “cái mặt hắn vàng mà lại muốn xạm màu gio, nó vằn dọc vằn ngang, không thự tự, biết bao nhiêu là sẹo”.
- Người cố nông ấy hoàn toàn bị tước đoạt nhân hình, biến thành nửa người nửa vật: nó không còn phải là mặt người: nó là mặt của một con vật lạ.
	* Chí Phèo bị tước đoạt nhân tính:
- Từ lúc về làng, Chí Phèo hoàn toàn không kiểm soát được hành động của mình. Khi mua chịu rượu, bà hàng rượu ngần ngừ không muốn đưa thì hắn rút bao diêm, đánh cái xòe, châm lên mái lều của mụ. Mụ hoảng hốt kêu la om sòm, vội dập tắt được ngọn lửa mới cháy. Rồi khóc khóc mếu mếu, mụ ra chai rượu.
- Chí Phèo hoàn toàn bị tha hóa, hành động như người mất trí. Bao nhiêu việc ức hiếp phá phách, đâm chém, mưu hại, người ta giao cho hắn làm! Trong cơn say Chí Phèo hành động tàn bạo như một con quỉ dữ mất hết nhân tính. Những cơn say của hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong lúc say () uống rượu trong lúc say (), để rồi say nữa, say vô tận(). “Hắn đâu biết hắn đã phá bao cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”.
 b) Người nông dân bị lưu manh hóa ấy cuối cùng đã thức tỉnh:
 * Người nông dân bị tha hóa
- Trong tâm hồn tưởng chừng như chai đá, thậm chí bị hủy hoại hoàn toàn của Chí Phèo, bản chất lương thiện ngày thường bị che lấp đi, vẫn le lói một ánh sáng lương tri, sẽ bừng sáng khi gặp được cơ hội. Lúc được thị Nở chăm sóc, Chí Phèo rất ngạc nhiên vì xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn phải dọa nạt hay giật cướp mới có.
- Tình cảm chân thật của thị Nở đã khơi dậy ý thức và lương tâm của Chí Phèo. Từ lúc này, Chí mới ý thức tình trạng tha hóa của mình và bi kịch bắt đầu diễn ra trong đời sống nội tâm.
	* Cuối cùng đã thức tỉnh
- Sauk hi được thị Nở chăm sóc, lần đầu tiên khi tỉnh giấc, Chí Phèo bâng khuâng nghe tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ thì niềm ao ước có một gia đình nho nhỏ bừng lên. “Hắn có thể tìm bạn được, sao chỉ gây kẻ thù?”.
- Bản chất tốt đẹp của người lao động thức tỉnh trong lòng Chí: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! (). Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phằng, thân thiện của những người lương thiện”.
 c) Nhưng điều bi thảm là Chí chỉ muốn trở lại thành người mà không được:
 * Chí Phèo lại rơi vào bế tắc:
- Chí Phèo tha thiết muốn trở về sống lương thiện với mọi người nhưng tất cả làng Vũ Đại đều sợ hãi, xa lánh anh ta. Thị Nhở lại “cắt đứt” với Chí Phèo. Chí lại rơi vào tình thế hoàn toàn tuyệt vọng: sống lương thiện thì không được chấp nhận, làm lưu manh như cũ thì không thể và cũng không mốn.
- Những lời lẽ cuối cùng của Chí Phèo bộc lộ tất cả bi kịch nội tâm đó: “Tao muốn làm người lương thiện (). Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”.
	* Bi kịch biến thành thảm kịch:
	Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến, kẻ gây ra bi kịch đời Chí, rồi tự sát. Nhân vật Chí Phèo được xây dựng thành công: vừa có nét khát quát, vừa có cá tính. Người cố nông đó đã vừa bị hủy hoại nhân hình, vừa bị tước đoạt cả nhân tính. Nhân vật được miêu tả đặc sắc từ chân dung đến tính cách, từ bộ mặt đến những diễn biến tâm lí.
 3. Kết bài:
Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện ở tấm lòng yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người khốn khó. Tác giả phát hiện những phần sâu kín nhất trong tâm hồn họ, những gì còn lại của tình người, sự khát khao hạnh phúc, ước muốn yêu thương, nhất là quyền được làm người lương thiện.
3/ Đề 3: Anh (chị) hãy giải thích – chứng minh ý kiến sau: “Đời thừa là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao”.
Dàn ý:
1/ Mở bài:
- Từ khi viết những tác phẩm đầu tiên cho đến khi ngã xuống trên đường công tác, Nam Cao cầm bút vỏn vẹn có 15 năm. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, ông đã làm nên sự nghiệp của một đời văn. Người ta xem ông là nhà văn hiện thực xuất sắc, là nhà văn hàng đầu Việt Nam thế kỉ XX.
- Nhiều tác phẩm của ông cho đến nay vẫn tràn đầy sức sống. Nhiều nhân vật của ông vẫn sống giữa cuộc đời hôm nay. Tạo được những viết như thế chứng tỏ bút lực của Nam Cao có sức sống mãnh liệt. Đó là bút lực của một nhà văn có quan niệm nghệ thuật sâu sắc và đúng đắn.
- Nam Cao không viết thành hệ thống lí luận tư tưởng nghệ thuật của mình. Nhưng tư tưởng ấy được bộc lộ khá rõ nét trong nhiều tác phẩm của ông, đặc biệt như trong truyện ngắn Đời thừa. 
2. Thân bài:
a) Quan niệm của ông về mối quan hệ giữa nghệ thuật – cuộc đời. Ông cho rằng nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời.
Trước đây, trong truyện ngắn Trăng sáng ông đã phê phán thứ nghệ thuật thoát li cuộc đời. Theo ông, nghệ thuật mà không thoát ra từ những kiếp lầm than, đau khổ thì chỉ là “thứ ánh trăng lừa dối”. Ông cho rằng nghệ thuật phải miêu tả chân thật cuộc đời.
Ở Đời thừa, ông lại phê phán thứ văn chỉ mới miêu tả được cái bề ngoài của xã hội. Ông để cho nhân vật Hộ trong truyện ngắn này đánh giá cuốn Đường về của nhân vật Quyền chỉ là một cuốn sách “xoàng lắm”, chỉ có giá trị địa phương thôi, vì nó mới chỉ miêu tả được cái bề ngoài của xã hội.
Như vậy, nếu ở Trăng sáng, ông phê phán văn chương thoát li, thì ở Đời thừa ông lại phê phán thứ văn chương tả chân hời hợt. Trước sau ông đều khẳng định văn chương phải gắn bó với cuộc đời, phản ánh chiều sâu của cuộc đời.
Từ đó ông cho rằng một tác phẩm có giá trị phải là một tác phẩm thể hiện được những “rung động cả đời”. Hơn thế nữa một tác phẩm có giá trị là tác phẩm “vượt lên trên tất cả mọi bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởiNó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bìnhNó làm cho người gần người hơn”.
Giá trị của văn chương chính là ý nghĩa của nó đối với cuộc đời. Văn chương chỉ có giá trị khi nó vượt lên mọi bờ cõi và giới hạn, khi nó là của chung của loài người. Nó phải có giá trị nhân loại.
Hơn thế nữa văn chương có giá trị khi tác động mạnh mẽ đối với con người và cuộc đời: chứa đựng cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vùa đau đớn, vừa phấn khởi Nó làm cho người gầ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_van_o_truong_p.doc