Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phòng chống xâm hại tình dục học sinh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phòng chống xâm hại tình dục học sinh tiểu học

- Thông thường kẻ xâm hại không hoạt động một mình. Chúng có thể được hỗ trợ bởi những kẻ khác như: những kẻ tổ chức, những kẻ môi giới và những kẻ tạo điều kiện cho hoạt động xâm hại trẻ em xảy ra. Thủ phạm xác định trẻ em chúng muốn xâm hại. Chúng thường nhắm đến những trẻ dễ bị tổn thương. Thủ phạm tạo niềm tin ở trẻ bằng cách chia sẻ sở thích, tặng quà và kết bạn với trẻ. Thủ phạm bắt đầu tạo ra những bí mật riêng với trẻ bằng cách hứa hẹn, đe dọa hay ép buộc để trẻ không tiết lộ với ai. Thủ phạm tiến tới việc giới tính hóa mối quan hệ với trẻ. Chúng thường đề cập đến các vấn đề tình dục và chia sẻ với trẻ những tài liệu đồi trụy, khiến trẻ trở nên “mất cảnh giác”. Thủ phạm thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ.

- Kẻ xâm hại có thể là bạn bè của nạn nhân và gia đình của các em: Kẻ xâm hại thường xây dựng mối quan hệ thân thiết với nạn nhân và gia đình của các em để che giấu hành vi xâm hại.

- Xâm hại tình dục trẻ em có thể xảy ra trong hoạt động du lịch: Một số ít người lợi dụng hoạt động du lịch để xâm hại tình dục trẻ em. Chúng có thể là khách du lịch, khách lữ hành, hay công dân nước ngoài, có hành vi xâm hại tình dục trẻ em ở một hay nhiều quốc gia, nơi họ đến du lịch hoặc sinh sống.

 

doc 7 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 501Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phòng chống xâm hại tình dục học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC
HỌC SINH TIỂU HỌC
BÁO CÁO THAM LUẬN
“Biện pháp phòng chống xâm hại tình dục học sinh tiểu học”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 “Yêu sao ngôi trường em - Mái ấm một gia đình, chung lời hát tiếng cười, chung những niềm khát vọng, ” Đó là niềm vui, niềm khát vọng của tuổi thơ khi được cắp sách đến trường, được sống trong tình yêu thương của thầy cô, bè bạn, được vui chơi, sinh hoạt, học tập dưới một mái trường xanh, sạch, đẹp và an toàn. Một trong những yếu tố góp phần thực hiện tốt công tác xây dựng trường học an toàn mà chúng ta phải đặc biệt quan tâm “Công tác phòng chống xâm hại tình dục học sinh tiểu học”, nếu mỗi nhà trường thực hiện tốt là góp phần mang lại niềm tin cho gia đình và xã hội.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Thấy rõ vai trò, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ và phòng chống xâm hại tình dục học sinh, để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp đảm bảo an toàn cho học sinh trong sinh hoạt, học tập, vui chơi.
- Giúp học sinh nhận biết được các tình huống nguy cơ bị xâm hại tình dục, nắm bắt được các quy tắc an toàn bảo vệ bản thân. Có ý thức rèn luyện kỹ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại tình dục.
- Góp phần xây dựng trường học thân thiện, an toàn giúp học sinh phát triển toàn diện về: “Đức - Trí - Thể - Mĩ”.
III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao nhận thức, hiểu biết của mỗi cá nhân về những vấn đề liên quan đến phòng chống xâm hại tình dục trẻ em:
a) Xâm hại trẻ em là gì?
- Xâm hại trẻ em là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ. 
- Hàng ngày, trên thế giới có hàng triệu trẻ em bị xâm hại dưới các hình thức khác nhau. Xâm hại trẻ em xảy ra ở mọi quốc gia. Xâm hại bằng lời nói, ép buộc trẻ sờ mó, không chăm sóc trẻ, ví dụ: không tắm rửa, thay quần áo, cho trẻ ăn uống; Đánh đập và nhạo báng trẻ ở trường học, trêu ghẹo trẻ một cách quá đáng, xâm phạm sự riêng tư của trẻ, sử dụng trẻ như một nô lệ; Không quan tâm tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe của trẻ; Sờ mó những bộ phận riêng tư trên cơ thể trẻ, phớt lờ nhu cầu được yêu thương của trẻ; Không quan tâm tới nhu cầu học tập của trẻ, cho trẻ xem phim ảnh, ấn phẩm có nội dung đồi trụy; Dụ dỗ trẻ, bỏ mặc, không giám sát trẻ, bắt trẻ làm việc quá nhiều ảnh hưởng tới việc học tập, vui chơi của trẻ, ...
b) Xâm hại tình dục trẻ em là gì?
- Xâm hại tình dục trẻ em: Xảy ra khi một ai đó sử dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự tin tưởng của trẻ để lôi kéo trẻ vào hoạt động tình dục. Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm tất cả các hành vi tình dục không mong muốn, có thể bao gồm cả hành vi xâm hại có tiếp xúc hay hành vi xâm hại không tiếp xúc.
- Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm:
+ Làm những hình ảnh, video có tính chất xâm hại trẻ em.
+ Ép buộc trẻ em xem hay tham gia các hoạt động tình dục.
+ Ép buộc trẻ em quan hệ tình dục hoặc lôi kéo trẻ em vào các hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với người lớn.
- Các hình thức xâm hại: Trẻ em thường bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong cùng một thời điểm. Có bốn hình thức chính của xâm hại trẻ em như: (Thể chất, tình dục, tinh thần, xao nhãng). 
- Ảnh hưởng của xâm hại trẻ em: Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể chất và tâm lý đối với nạn nhân trẻ em. Những hậu quả của xâm hại trẻ em cũng ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em không bao giờ có lỗi trong việc bị xâm hại, ngay cả khi việc này làm ảnh hưởng tới gia đình và cộng đồng.
c) Thủ đoạn của kẻ xâm hại như thế nào?
- Kẻ xâm hại tình dục trẻ em dùng rất nhiều thủ đoạn để tiếp cận và xâm hại trẻ em.
- Nhiều người thường nghĩ rằng, xâm hại tình dục trẻ em chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên bởi một người lạ. Trên thực tế, những kẻ xâm hại thường dành nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ (đôi khi là với gia đình trẻ). Quá trình này gọi là “Dụ dỗ” và có thể diễn ra theo một số bước: Không phải tất cả những kẻ xâm hại tình dục trẻ em đều áp dụng cùng một thủ đoạn dụ dỗ. Một số kẻ sử dụng các thủ đoạn khác như: Tấn công bất ngờ, mua chuộc, lừa dối, khống chế, ép buộc.
- Thông thường kẻ xâm hại không hoạt động một mình. Chúng có thể được hỗ trợ bởi những kẻ khác như: những kẻ tổ chức, những kẻ môi giới và những kẻ tạo điều kiện cho hoạt động xâm hại trẻ em xảy ra. Thủ phạm xác định trẻ em chúng muốn xâm hại. Chúng thường nhắm đến những trẻ dễ bị tổn thương. Thủ phạm tạo niềm tin ở trẻ bằng cách chia sẻ sở thích, tặng quà và kết bạn với trẻ. Thủ phạm bắt đầu tạo ra những bí mật riêng với trẻ bằng cách hứa hẹn, đe dọa hay ép buộc để trẻ không tiết lộ với ai. Thủ phạm tiến tới việc giới tính hóa mối quan hệ với trẻ. Chúng thường đề cập đến các vấn đề tình dục và chia sẻ với trẻ những tài liệu đồi trụy, khiến trẻ trở nên “mất cảnh giác”. Thủ phạm thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ.
- Kẻ xâm hại có thể là bạn bè của nạn nhân và gia đình của các em: Kẻ xâm hại thường xây dựng mối quan hệ thân thiết với nạn nhân và gia đình của các em để che giấu hành vi xâm hại.
- Xâm hại tình dục trẻ em có thể xảy ra trong hoạt động du lịch: Một số ít người lợi dụng hoạt động du lịch để xâm hại tình dục trẻ em. Chúng có thể là khách du lịch, khách lữ hành, hay công dân nước ngoài, có hành vi xâm hại tình dục trẻ em ở một hay nhiều quốc gia, nơi họ đến du lịch hoặc sinh sống.
- Xâm hại tình dục trẻ em có thể xảy ra trong nhà trường: 
Nơi được coi là an toàn như trường học, nơi bố mẹ các em từng tin tưởng là chỗ an toàn nhât đối với con em của mình thì thực tế cũng đã xảy ra không ít trường hợp đau lòng như các em bị chính thầy giáo, bị chính nhân viên trong nhà trường xâm hại, bị những kẻ đồi bại trà trộn vào trong nhà trường những giờ ra về, thậm chí ấu dâm xảy ra trong lớp học,  thật sự là vấn đề cực kì nguy hiểm vì nó làm cho mất niềm tin và gây lo âu cho các bậc cha mẹ. Đây là một thực tế vô cùng đau lòng.
d) Các dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ bị xâm hại là gì?
* Hành vi của trẻ: 
- Mặc dù những biểu hiện dưới đây vẫn chưa chứng tỏ trẻ bị xâm hại nhưng đó là những dấu hiệu cảnh báo mà chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý:
- Thay đổi tâm trạng, Thái độ sợ sệt trở nên thu mình, trầm cảm, cáu giận bất thường hay trở nên hung hăng.
- Hay bị giật mình, thoáng vui, thoáng buồn.
- Bỏ nhà, đi đâu đó một thời gian.
- Học hành sa sút, bỏ học không lý do.
- Có tiền, quà tặng, điện thoại,  không rõ nguồn gốc.
- Lạm dụng chất gây nghiện (bao gồm cả ma túy và rượu).
- Có các hành vi tính dục không phù hợp với lứa tuổi.
- Trẻ có hành vi hay gây rối.
- Nếu bị xâm hại tình dục nghiêm trọng, trẻ có thể bị sốc, có những vết cào, bầm tím, vùng kín bị sưng, chảy máu, 
* Hành vi của người lớn:
- Cảnh giác với hành vi của những người lớn xung quanh trẻ. Những hành vi này có thể bao gồm: quan tâm quá mức, tặng quà, gây ảnh hưởng quá mức, yêu cầu được ở một mình với trẻ hoặc đến thăm trẻ mà không có sự giám sát của người lớn khác.
* Những dấu hiệu và triệu chứng về thể chất:
- Các dấu hiệu và triệu chứng về thể chất ở trẻ bao gồm: Mang thai, tổn thương hoặc các nhiễm trùng (ví dụ như các bệnh và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục).
* Sự chia sẻ:
- Đôi khi, trẻ cảm thấy ngại chia sẻ với bố mẹ hoặc người chăm sóc về xâm hại, trẻ sẽ chia sẻ với những người lớn khác mà trẻ tin tưởng.
* Những dấu hiệu cảnh báo tại cộng đồng:
- Những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ cao bị xâm hại. Những cộng đồng có nhiều trẻ ăn xin, trẻ bỏ học, trẻ lang thang hoặc kiếm sống trên đường phố, trẻ thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, trẻ nghiện trò chơi điện tử hoặc internet là những cộng đồng có nguy cơ cao về xâm hại tình dục trẻ em.
- Cũng cần cảnh giác với những cộng đồng phát triển các dịch vụ giải trí hoặc du lịch có liên quan đến công nghiệp tình dục.
e) Các tình huống có nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em
- Đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
- Ở trong phòng kín một mình với người lạ.
- Nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
- Đi nhờ xe người lạ.
- Để cho người lạ đến gần tới mức họ có thể chạm tay vào người mình.
- Để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình
- Nói chuyện điện thọai với người lạ là mình đang ở nhà một mình.
2. Nâng cao nhận thức về Quyền được bảo vệ của trẻ em
a) Một số Luật bảo vệ trẻ em:
- Trẻ em có quyền được bảo vệ theo Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em và luật pháp Việt Nam:
+ Luật Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em.
+ Luật Giáo dục.
+ Luật Hình sự.
+ Luật Hôn nhân và Gia đình.
+ Luật Lao động.
- Mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ: Tất cả trẻ em trên thế giới đều có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại. Là người lớn, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Không bao giờ được đổ lỗi cho trẻ em về việc trẻ em bị xâm hại.
b) Ai trong cộng đồng có thể giúp?
- Giáo viên, nhân viên y tế, công an, người dân, lãnh đạo địa phương, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, cán bộ bảo vệ trẻ em,  là những người có thể giúp đỡ và bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục tại cộng đồng. Sự phối hợp chính là mấu chốt của thành công trong công tác bảo vệ trẻ em. 
- Chúng ta cần biết chắc chắn ai là người chuyên trách trong mạng lưới bảo vệ trẻ em tại địa phương, từ đó, có thể hành động phù hợp và ngay lập tức khi trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.
c) Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội: 
- Trẻ em là người dưới 18 tuổi (theo Công ước Quốc tế) và dưới 16 tuổi (theo Luật Chăm sóc trẻ em): Cần được bảo vệ đặc biệt. 
- Tất cả những người có tiếp xúc chuyên môn với trẻ (bao gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế, cán bộ làm công tác xã hội, công an, cộng đồng) đóng một vai trò quan trọng trong phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với nguy cơ trẻ em bị xâm hại.
3. Các biện pháp thực hiện phòng chống xâm hại tình dục học sinh trong trường tiểu học: 
a) Công tác tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống:
- Hiện nay việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh luôn được gia đình và xã hội quan tâm, để đáp ứng yêu cầu xã hội mục tiêu giáo dục hiện nay, trong giảng dạy tại nhà trường, bên cạnh việc cung cấp những kiến thức ban đầu về các môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội,  cho các em, học sinh cần được cung cấp những tri thức sơ đẳng về những chuẩn mực hành vi xã hội gắn với những chuẩn mực đạo đức để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai, biết xử lý và ra quyết định đúng thời điểm, đúng với tình huống là một kỹ năng thực sự cần thiết của trẻ.
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện sớm, tự phòng ngừa các hoạt động xâm hại tình dục và hỗ trợ tư vấn pháp lý khi cần thiết. 
- Rèn kỹ năng sống giáo dục lồng ghép trong các tiết học, trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, trong các buổi sinh hoạt giáo dục giới tính.
- Tạo sân chơi bổ ích, thiết thực và hiệu quả cho các em học sinh, thông qua các hoạt động vui chơi, trải nghiệm sáng tạo giáo dục hình thành cho các em nhận thức, có kỹ năng phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em.
b) Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện: 
- Nhà trường xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch an toàn trường học ngay từ đầu năm học có nội dung về công tác phòng chống xâm hại tình dục học sinh tiểu học, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và của địa phương, thành lập Ban chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo an toàn trong nhà trường. Triển khai thực hiện trong Hội đồng sư phạm. Nâng cao nhận thức của từng thành viên trong nhà trường, thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh. 
- Bộ phận chuyên môn chỉ đạo giáo viên ở từng khối lớp lồng ghép giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh sao cho phù hợp đặc điểm tâm lý của từng độ tuổi.
+ Dạy học sinh về giới tính và các vùng nhạy cảm, không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm.
+ Dạy cho học sinh cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.
+ Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.
+ Tránh xa người lạ mặt: Dạy cho học sinh cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đồng thời, giáo viên nên cảnh báo cho học sinh những nguy hiểm có thể gặp phải khi các em đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo. Không tự ý để người lạ đón rước từ trường về nhà nếu không có ý kiến của ba mẹ.
+ Dạy học sinh cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác: Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn, dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn cầu cứu người xung quanh. 
+ Dạy cho học sinh ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
+ Khi các em ở nhà một mình, cần dạy học sinh lưu ý an toàn và tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý các em không nên đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ.
+ Dạy các em hãy kể ngay với những người tin cậy khi có sự việc bất thường xảy ra. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,  cho đến lúc có người tin và giúp đỡ em.
+ Nếu các em bị cưỡng hiếp, hãy báo cho bố mẹ hoặc người thân đưa đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
+ Hãy nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục. Hãy nhớ rằng em có quyền được bảo vệ và có quyền được giúp đỡ để được an toàn.
- Sau mỗi tháng, mỗi học kỳ cần sơ kết rút kinh nghiệm để từ đó thực hiện tốt hơn trong các đợt tiếp theo.
c) Công tác phối hợp giữa các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường, với phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội:  
- Nhà trường phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc phòng chống nạn xâm hại trẻ thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm, các buổi trao đổi gặp gỡ với giáo viên chủ nhiệm,  Tuyên truyền kiến thức về xâm hại và phòng chống nạn xâm hại trẻ. Vận động cha mẹ học sinh cần dành nhiều thời gian cho trẻ như thường xuyên hỏi về tình hình học tập và sinh hoạt trong ngày, đưa đón con đến trường đúng giờ quy định, thông báo cho nhà trường những vấn đề xảy ra với trẻ để cùng phối hợp ngăn chặn.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên TPHCM, lực lượng đoàn viên trong nhà trường, xây dựng Đội Sao đỏ kiểm tra các hoạt động trong giờ ra chơi và giờ về của học sinh.ghi lại các bất thường xảy ra trong nhà trường. 
- Thành lập tổ tư vấn học đường cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc cho học sinh về mọi vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính cho trẻ.
- Phối hợp với Ban điều hành khu phố, lực lượng bảo vệ khu phố, công an khu vực trong việc cảnh giác và ngăn chặn các tệ nạn xã hội tham nhập học đường.
- Phản ảnh những vấn đề về an ninh trật tự trường học trong các buổi họp giao ban với chính quyền địa phương.
IV. KẾT LUẬN
Hiện nay, xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề toàn cầu, ẩn chứa nhiều nguy cơ có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, kể cả trong mỗi nhà trường. Vì vậy, mỗi chúng ta không thể chủ quan, lơ là trong nhiệm vụ xây dựng môi trường học an toàn, lành mạnh. Vấn đề cốt lõi trong việc bảo vệ trẻ em bắt đầu từ cách phòng ngừa. Việc tổ chức chuyên đề hôm nay là một biện pháp phòng ngừa vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em một cách hiệu quả nhất. Qua chuyên đề “Công tác phòng chống xâm hại tình dục học sinh tiểu học”, chúng tôi hy vọng sẽ chia sẻ, đóng góp thêm một số kinh nghiệm, biện pháp đã thực hiện trong thời gian để cùng các đơn vị trường học trên địa bàn quận thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh./. 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phong_chong_xam_hai_tinh_duc.doc