Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp Một tại trường Tiểu Học Mạc Thị Bưởi xã Eakiết huyện CưM’gar Tỉnh ĐăkLăk

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp Một tại trường Tiểu Học Mạc Thị Bưởi xã Eakiết huyện CưM’gar Tỉnh ĐăkLăk

Kĩ năng đọc: Đọc là kĩ năng mà chỉ vào lớp một các em mới được làm quen nên nhiều học sinh tỏ ra rất bỡ ngỡ. Ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta gồm các đơn vị: âm, vần, tiếng, từ, câu. Vì vậy để học sinh biết đọc đầu tiên các em phải nắm được đơn vị nhỏ nhất là âm. Một thực trạng diễn ra ở trường tôi là việc ghi nhớ âm của học sinh thường rất khó khăn, có những em gần hết cả năm học lớp một vẫn chưa thuộc hết bảng chữ cái. Vậy biện pháp nào có thể giúp các em ghi nhớ được chữ cái là điều mà tôi rất trăn trở vì chính việc không nhớ âm nên các em không thể đọc. Sau nhiều nỗ lực tìm tòi, tôi phát hiện ra nếu bắt học sinh lớp một ghi nhớ được từng âm chỉ qua việc nhìn vào chữ và đọc đi đọc lại âm đó là không khả thi. Các em chỉ nhớ ngắn hạn lúc đấy và khi chuyển sang học âm mới các em dễ quên ngay âm đã học. Mà chương trình sách Tiếng Việt lớp một gần như yêu cầu mỗi ngày các em phải học một đến hai âm mới nên dẫn đến nhiều em không thể đuổi kịp chương trình sách giáo khoa.

 Từ đấy tôi đã vận dụng phương pháp giúp các em nhớ âm gắn liền với hình ảnh. Ví dụ như : âm kh gắn liền với quả khế. Khi học sinh không nhớ âm kh, giáo viên có thể gợi mở âm này có trong tiếng khế học sinh sẽ nhớ ra âm kh.

 Hoặc khi học âm ch, giáo viên gợi mở bằng hình ảnh con chó để giúp học sinh dễ nhớ âm ch,.

 Và qua những lần gợi mở đó học sinh dần dần ghi nhớ được âm và sau một thời gian các em đã nhớ âm mà không cần gợi mở bằng hình ảnh. Sau khi học sinh nắm hết các âm thì qua phần đọc vần và từ hay câu các em sẽ thuận lợi hơn.

 

doc 27 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 2375Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp Một tại trường Tiểu Học Mạc Thị Bưởi xã Eakiết huyện CưM’gar Tỉnh ĐăkLăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học không đều đặn; sách vở, đồ dùng của các em còn thiếu thốn.
	Một số giáo viên vẫn còn tâm lí e ngại việc dạy lớp Một. Nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp một mới ra trường nên còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy.
	Một số giáo viên chưa thực sự mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là dạy học môn Tiếng Việt.
	Cơ sở vật chất nhà trường chưa đủ để dạy học 2 buổi/ngày vì vậy thời gian được học, luyện tập của học sinh chưa nhiều. Giáo viên không có nhiều thời gian để phụ đạo thêm môn Tiếng Việt cho học sinh.
	Đồ dùng dạy học có sẵn trong nhà trường chủ yếu là tranh ảnh, chưa có nhiều đồ dùng bằng mẫu các vật thật nên chưa thực sự lôi cuốn học sinh cao. Trong khi đó để làm các đồ dùng tự làm phục vụ cho môn học Tiếng Việt mất nhiều thời gian nên hạn chế thời lượng để giáo viên tập trung tìm tòi, nghiên cứu bài dạy.
	Chương trình sách giáo khoa môn Tiếng Việt một còn nặng nề, quá tải đối với học sinh. Chưa có nhiều dạng bài tập trắc nghiệm hay phần trải nghiệm thực tế cho học sinh nên dẫn đến áp lực cho cả giáo viên và học sinh về nội dung kiến thức trong mỗi tiết học. Và nội dung kiến thức dài phải truyền tải trong thời gian ngắn của tiết học nên dẫn đến mỗi tiết học Tiếng Việt thường diễn ra theo hướng một chiều và khô khan đối với người học.
	Chính từ những nguyên nhân trên nên chất lượng môn Tiếng Việt lớp một nói chung tại trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi và chất lượng môn Tiếng Việt lớp tôi chủ nhiệm nói riêng vẫn còn thấp với tỉ lệ học sinh chưa biết đọc, chưa biết viết cao. Hầu như trong năm học nào tỉ lệ học sinh lớp Một lưu ban vì yếu môn Tiếng Việt vẫn luôn dẫn đầu.
Năm học
Lớp
Sĩ số
HS đọc yếu
HS viết yếu
2014 – 2015 
1e
20
10 = 50%
10 = 50%
2015 – 2016 
1e
29
15 = 51%
15 = 51%
2016 – 2017 
1c
32
17 = 53% 
17 = 53%
2017 – 2018 
1h
17
8 = 47% 
8 = 47%
 Qua kết quả khảo sát tôi thấy học sinh đọc viết yếu còn rất nhiều, là một giáo viên nhiều năm giảng dạy khối lớp Một, bản thân tôi luôn trăn trở về chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh lớp một. Tôi luôn nung nấu tìm ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho lớp tôi chủ nhiệm nói riêng và chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp Một trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi nói chung.
II.3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
II.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Giúp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp Một của học sinh dân tộc thiểu số nói riêng và lớp Một ở trường nói chung..
	- Tổ chức các tiết học môn Tiếng Việt trở nên lôi cuốn, hấp dẫn học sinh hơn.
	- Học sinh tích cực trong học tập, tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt.
II.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Trong quá trình thực hiện đề tài ‘‘Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp Một cho học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu Học Mạc Thị Bưởi xã Eakiêt huyện CưM’gar Tỉnh ĐăkLăk. .’’, bản thân tôi đã nghiên cứu và tích lũy được một số biện pháp sau:
* Xác định mục tiêu, yêu cầu của môn Tiếng Việt lớp Một
Để một kế hoạch được thành công như mong muốn thì trước tiên người lập kế hoạch cần xác định được mục tiêu của kế hoạch mình đề ra là gì. Trong dạy học cũng vậy mỗi một môn học đều có những mục tiêu, yêu cầu cụ thể cả về kiến thức, thái độ và kĩ năng mà người học cần đạt được. Vì vậy để có thể nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp Một, trước tiên người giáo viên cần phải hiểu và nắm vững mục tiêu môn Tiếng Việt lớp Một. Mục tiêu của môn học chính là kim chỉ nam giúp người thầy có cơ sở để xây dựng kế hoạch môn học và kế hoạch từng tiết học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Bên cạnh những mục tiêu đã được quy định chung cho mỗi môn học hay bài học, giáo viên cần đưa ra được những mục tiêu riêng đối với đối tượng lớp mình giảng dạy.
	Ví dụ: Môn Tiếng Việt lớp Một hướng đến mục tiêu giúp học sinh hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ở các mức độ cụ thể vào từng giai đoạn nhất định và tùy theo từng dạng bài. Chẳng hạn đối với dạng bài làm quen với âm và chữ, mục tiêu của dạng bài này yêu cầu học sinh: Làm quen và nhận biết được âm và chữ; bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật; phát triển lời nói tự nhiên theo các chủ đề. Vậy khi đã xác định được mục tiêu của dạng bài này, giáo viên cần luôn bám sát các mục tiêu đã vạch ra mà thiết kế bài học để cốt yếu làm sao sau bài học các em học sinh đều đạt được những mục tiêu trên thì bước đầu giáo viên đã thành công.
*Chú trọng rèn luyện các kĩ năng theo yêu cầu của môn Tiếng Việt cho học sinh lớp Một
	Yêu cầu của môn Tiếng Việt là rèn luyện cho học sinh 4 kĩ năng chính: nghe, nói, đọc, viết. Các kĩ năng này không tồn tại độc lập mà song hành bổ trợ cho nhau. Sau nhiều năm giảng dạy học sinh lớp Một tại trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, bản thân tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trên:
	Kĩ năng đọc: Đọc là kĩ năng mà chỉ vào lớp một các em mới được làm quen nên nhiều học sinh tỏ ra rất bỡ ngỡ. Ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta gồm các đơn vị: âm, vần, tiếng, từ, câu. Vì vậy để học sinh biết đọc đầu tiên các em phải nắm được đơn vị nhỏ nhất là âm. Một thực trạng diễn ra ở trường tôi là việc ghi nhớ âm của học sinh thường rất khó khăn, có những em gần hết cả năm học lớp một vẫn chưa thuộc hết bảng chữ cái. Vậy biện pháp nào có thể giúp các em ghi nhớ được chữ cái là điều mà tôi rất trăn trở vì chính việc không nhớ âm nên các em không thể đọc. Sau nhiều nỗ lực tìm tòi, tôi phát hiện ra nếu bắt học sinh lớp một ghi nhớ được từng âm chỉ qua việc nhìn vào chữ và đọc đi đọc lại âm đó là không khả thi. Các em chỉ nhớ ngắn hạn lúc đấy và khi chuyển sang học âm mới các em dễ quên ngay âm đã học. Mà chương trình sách Tiếng Việt lớp một gần như yêu cầu mỗi ngày các em phải học một đến hai âm mới nên dẫn đến nhiều em không thể đuổi kịp chương trình sách giáo khoa. 
 Từ đấy tôi đã vận dụng phương pháp giúp các em nhớ âm gắn liền với hình ảnh. Ví dụ như : âm kh gắn liền với quả khế. Khi học sinh không nhớ âm kh, giáo viên có thể gợi mở âm này có trong tiếng khế học sinh sẽ nhớ ra âm kh. 
 Hoặc khi học âm ch, giáo viên gợi mở bằng hình ảnh con chó để giúp học sinh dễ nhớ âm ch,...
 Và qua những lần gợi mở đó học sinh dần dần ghi nhớ được âm và sau một thời gian các em đã nhớ âm mà không cần gợi mở bằng hình ảnh. Sau khi học sinh nắm hết các âm thì qua phần đọc vần và từ hay câu các em sẽ thuận lợi hơn.
	Ngoài ra để kĩ năng đọc của học sinh được thông tạo thì giáo viên cần dành nhiều thời lượng để các em được đọc, lưu ý là cần áp dụng nhiều hình thức đọc như đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc đồng thanh để học sinh không nhàm chán. Trong đó cần tăng cường các lượt đọc cá nhân và dần giảm bớt đọc đồng thanh để tránh tình trạng các em đọc vẹt.
	Kĩ năng viết: Cũng như kĩ đọc khi bắt đầu vào lớp một các em mới được rèn luyện nhiều kĩ năng viết vì vậy trong những tuần học đầu tiên đối với giáo viên lớp một vô cùng vất vả. Nhiều em chưa biết cầm bút nên gần như trong suốt tiết học giáo viên phải đến cầm tay cho từng em. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận ra rằng muốn các em viết tốt thì giáo viên lớp một trước tiên cần hướng dẫn các em tư thế ngồi viết và cách cầm bút để tránh hình thành những thói quen sai ảnh hưởng đến sức khỏe và nét chữ các em. Mặt khác để các em có thể viết được chữ thì giáo viên cần giúp các em viết thành thạo các nét cơ bản vì chữ được cấu tạo từ các nét. Đặc biệt khi học sinh đã viết thành thạo các chữ cái thì qua phần viết vần hoặc từ, chúng ta nên rèn cho học sinh kĩ năng nghe viết ngay từ lớp một. Điều này không chỉ giúp nâng cao kĩ năng viết mà còn giúp học sinh khắc sâu kĩ năng đọc. Hơn nữa cần coi trọng việc rèn luyện nhân cách cho học sinh qua việc luyện chữ bởi ‘‘Nét chữ là nết người’’.
	Kĩ năng nghe, nói: Hai kĩ năng này các em đã biết được trước khi vào lớp một vì vậy giáo viên có phần thuận lợi hơn trong quá trình rèn luyện cho các em. Tuy nhiên với đa phần học sinh tại trường tôi là người đồng bào dân tộc thiểu số nên kĩ năng nghe nói tiếng Việt của các em có phần hạn chế hơn. Vì vậy trong khi giảng dạy đặc biệt ở phần luyện nói các em thường rất rụt rè hoặc nếu nói cũng lúng túng trong diễn đạt. Hiểu được khó khăn của các em nên tôi luôn động viên các em. Hơn nữa tôi cố gắng thiết kế ra các câu hỏi gợi ý theo từng chủ đề sao cho phù hợp, súc tích để học sinh dễ hiểu và thuận lợi trong diễn đạt. Khi học sinh nói được những câu nói tự nhiên, lưu loát thì giáo viên cần kịp thời động viên để các em tự tin hơn. Ngoài ra để phát triển kĩ năng nghe - nói cho học sinh, giáo viên cần tăng cường tiếp xúc, trò chuyện với các em cũng như khuyến khích các em thường xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp với bạn bè, người thân.
* Giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh
	Mỗi một cá thể vừa mới chào đời đã mang trong mình những bản chất riêng không ai giống ai. Đó là quy luật của tạo hóa. Vậy là một nhà giáo dục, chúng ta cần tôn trọng những bản sắc riêng vốn có ở mỗi đứa trẻ và dạy học cần phù hợp với đặc điểm từng đối tượng học sinh. Đặc biệt trong học tập môn Tiếng Việt, khi mới vào lớp một vốn ngôn ngữ của mỗi một em có nhiều mức độ khác nhau. Có những em rất tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Việt nhưng có nhiều em vì vốn từ và kĩ năng nghe hiểu chưa thành thạo nên các em hay nhút nhát không tự tin. Như vậy trong dạy học, giáo viên cần tránh so sánh và có những nhận xét tiêu cực mà với lòng yêu trẻ, chúng ta cần chấp nhận sự khác nhau ở trẻ và đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của từng em sao cho mỗi học sinh đều hoàn thành nội dung môn học.
	Ví dụ: Trong mỗi lớp học luôn có sự phân hóa về nhận thức của học sinh, có những em ghi nhớ âm vần rất nhanh nhưng cũng có một số em học âm vần vô cùng khó khăn và hay quên. Trong trường hợp này, là một giáo viên tâm huyết, ngoài sự tuyên dương cho những học sinh nổi trội chúng ta cần có sự quan tâm, động viên những học sinh chậm tiến. Ngoài ra cần tìm ra nguyên nhân và áp dụng những giải pháp giúp đỡ các em tiến bộ trong học tập.
* Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
	Từ lúc mới chào đời các em học sinh dân tộc thiểu số đã làm quen với tiếng mẹ đẻ còn tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ thứ hai để các em giao tiếp trong xã hội. Đặc biệt tại trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi nơi tôi công tác, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số tại các phân hiệu chiếm 100% nên vấn đề tăng cường tiếng Việt cho học sinh là một vấn đề thiết yếu và cấp bách. Nhiều năm giảng dạy lớp một, tôi đã quen với thực trạng khi mới vào lớp một, hầu như kĩ năng nghe nói tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số tại trường rất khó khăn. Hơn thế nữa nhiều em học sinh người Hmông còn không hiểu tiếng Việt vì vậy giáo viên giảng dạy lớp một vô cùng khó khăn. Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường cũng như học hỏi từ đồng nghiệp, bản thân tôi sau nhiều năm giảng dạy lớp một đã đúc kết ra nhiều kinh nghiệm khắc phục tình trạng học môn Tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số. Và một trong những giải pháp có hiệu quả nhất là tập trung tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Khi tiến hành giải pháp này bản thân tôi cũng như các giáo viên lớp một khác gặp vấn đề khó khăn lớn là cơ sở vật chất nhà trường chưa đảm bảo để học 2 buổi/ngày nên không có nhiều thời gian để tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Vì vậy giáo viên chỉ có thể tăng cường tiếng Việt trong các tiết học chính. Ngoài ra trong các tiết học các môn chuyên giáo viên cũng lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho các em bằng cách có thể giảm thời lượng một số môn chuyên để dành thời gian cho việc học môn Tiếng Việt. Và trong các tiết học này giáo viên có thể kết hợp dạy các kĩ năng tiếng Việt cho học sinh. Bên cạnh đó, vào thời gian sinh hoạt đầu giờ hoặc sinh hoạt Sao, giáo viên lớp một thông qua các hoạt động mà mình thiết kế vẫn chú trọng đến việc tăng cường tiếng Việt. Với phương châm học tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi nên những năm gần đây chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số ở lớp một của trường tôi đã có nhiều tiến triển.
* Chú trọng nhiệm vụ phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt
	Trong những năm giảng dạy lớp Một tại trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi, tôi nhận thấy một thực trạng là học sinh yếu đặc biệt là yếu môn Tiếng Việt luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các khối lớp. Để thay đổi thực trạng đó yêu cầu người giáo viên phải đặt nhiệm vụ phụ đạo học sinh yếu là nhiệm vụ cấp thiết nhất. Việc phụ đạo học sinh yếu phải cần có sự tâm huyết của người thầy vì giảng dạy đối tượng học sinh yếu thường gây cho người dạy tâm lí chán nản. Để có thể vực các em học sinh yếu tiến bộ trong học tập thì điều đầu tiên giáo viên cần xác định cho mình tư tưởng vững vàng và yêu cầu phải cố gắng hết mình về công sức và thời gian. Đối với học sinh yếu môn Tiếng Việt, giáo viên cần nắm được các em yếu ở kĩ năng nào, cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao và đưa ra giải pháp phù hợp với từng trường hợp. Mặt khác để công tác phụ đạo học sinh yếu thành công, ngay từ đầu năm học thông qua nắm bắt năng lực của từng em, giáo viên cần chủ động lên kế hoạch phụ đạo kịp thời và thường xuyên. Ngoài ra, tâm lí các em học yếu thường hay tự ti, mặc cảm vì vậy giáo viên cần nhẹ nhàng, luôn động viên các em để các em thấy được thầy cô luôn tin tưởng ở các em rằng các em sẽ tiến bộ nếu các em cố gắng. Khi các em có sự tiến bộ dù chỉ là nhỏ nhưng giáo viên nên kịp thời tuyên dương để các em có thêm niềm vui và động lực để phấn đấu. Tôi tin rằng nếu giáo viên chúng ta thực sự dành nhiệt huyết cho công tác phụ đạo học sinh yếu thì tỉ lệ học sinh yếu môn Tiếng Việt ở lớp một sẽ giảm đáng kể.
* Kết hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn học sinh rèn luyện tiếng Việt
	Giáo dục không thể thành công nếu thiếu đi sự kết hợp của gia đình và nhà trường mà giáo viên chính là cầu nối giữa nhà trường và gia đình. Đối với học sinh lớp một, gia đình càng chiếm vai trò quan trọng trong giáo dục bởi các em còn nhỏ chưa thể tự chủ động với thói quen học tập và sinh hoạt. Các em luôn cần sự quan tâm hướng dẫn của người lớn. Với học sinh lớp một trường tôi các em thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa ở các địa phương khác vì hầu hết gia đình các em thuộc diện hộ nghèo nên kinh tế chi phối rất nhiều đến việc học của các em. Vì phải bon chen lo kiếm tiền cho bữa ăn hằng ngày nhiều phụ huynh phải bỏ xứ đi làm xa để con nhỏ ở nhà tự bảo ban nhau trong sinh hoạt, học tập. Chính điều đó việc học của các em hầu như là khoán trắng cho giáo viên và nhà trường. Mà thời gian các em học ở trường chỉ được một buổi, về nhà lại không được bố mẹ đôn đốc nên chất lượng học tập của các em rất thấp. Đặc biệt hơn học sinh lớp một lần đầu tiên các em được làm quen với âm, vần. Nếu chỉ được đọc vài lượt ở lớp và về nhà không được củng cố lại thì việc các em nhanh quên là điều không thể tránh khỏi. Là một người giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp một, với tôi sự phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt luôn là vấn đề khiến tôi băn khoăn. Chính vì vậy ngay từ buổi tiếp xúc đầu tiên với phụ huynh của lớp, tôi luôn nhấn mạnh để phụ huynh hiểu được vai trò to lớn của họ trong giáo dục, khẳng định cho họ biết muốn thế hệ con em mình thoát nghèo không phải vất vả như thế hệ bố mẹ thì phải đầu tư cho con đi học để biết chữ. Giúp phụ huynh lớp một không còn tâm lí việc cho con đến trường chỉ nhằm có người trông trẻ còn con mình học được gì thì học. Mặt khác tôi chứng minh cho phụ huynh thấy được hầu hết những học sinh lớp một lưu ban đều rơi vào hoàn cảnh thiếu sự quan tâm từ gia đình. Khi phụ huynh đã nhận thức được vai trò của mình, tôi hướng dẫn họ cách giáo dục con ở nhà. Chẳng hạn đối với môn Tiếng Việt, sau thời gian học trên lớp ở nhà bố mẹ cần tạo thói quen cho con ôn lại bài đã học để khắc sâu. Hoặc để rèn luyện kĩ năng nghe nói tiếng Việt cho các em là đồng bào dân tộc thiểu số thì bố mẹ cần tăng cường giao tiếp với các em bằng tiếng Việt. Ngoài ra để có sự liên kết chặt chẽ với phụ huynh, giáo viên cần giữ liên lạc thường xuyên bằng việc đến thăm nhà, gọi điện hỏi thăm hay sẵn sàng tư vấn cho phụ huynh cách dạy con khi họ gặp khó khăn. Nhờ có sự cộng tác mạnh mẽ giữa phụ huynh và giáo viên mà chất lượng học tập môn Tiếng Việt lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt.
* Đào tạo các học sinh giỏi Tiếng Việt thành ‘‘trợ giảng’’ cho giáo viên
	Kinh nghiệm giáo dục của ông cha ta từ xưa đã đúc kết ra rằng: ‘‘Học thầy không tày học bạn’’. Quả thật như vậy đôi khi việc chỉ học với giáo viên là chưa đủ mà các em cần học tập ở bạn bè. Và cùng lứa tuổi với nhau các em dễ học hỏi lẫn nhau hơn. Hiểu được điều đó nên trong những năm dạy lớp Một, tôi đã mạnh dạn áp dụng hình thức học tập lẫn nhau. Để hình thức học tập này hiệu quả, trước tiên giáo viên cần phát hiện, bồi dưỡng các em nổi trội thành những trợ giảng đắc lực cho mình. Ví dụ trong môn Tiếng Việt lớp một qua vài tuần học đầu tiên giáo viên sẽ có thể phát hiện ra được những học sinh đọc viết tốt và tiến hành sắp xếp lại vị trí ngồi để các em nổi trội ngồi cùng bàn với các bạn chậm tiến. Ngoài ra giáo viên hướng dẫn các em học tốt cách giúp đỡ bạn mình một số việc trong tiết học như: nhắc nhở bạn thực hiện theo yêu cầu của giáo viên; đọc mẫu để bạn đọc theo, hướng dẫn lại khi bạn viết sai; kiểm tra chéo lẫn nhau trong giờ truy bài; hoặc đối với một số bạn đặc biệt chưa thông thạo tiếng Việt có thể dịch lại yêu cầu của giáo viên thành tiếng mẹ đẻ để bạn hiểu,...
	Sau một thời gian vận dụng hình thức học tập lẫn nhau tôi nhận thấy chất lượng học tập nói chung và chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng ở lớp tôi giảng dạy đã có sự thay đổi nhiều theo hướng tích cực: Những học sinh chậm tiến dần theo kịp tiến độ học tập còn các bạn học tốt được rèn luyện thêm nhiều kĩ năng và hơn hết tình bạn giữa các em ngày càng khăng khít, gắn bó.
* Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Tiếng Việt
	Theo như cách dạy học trước đây, giáo viên là trung tâm của lớp học, giáo viên tích cực hoạt động còn học sinh chỉ thụ động nghe và làm theo. Cách dạy học này đã không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại vì yêu cầu của xã hội bây giờ đòi hỏi sản phẩm của giáo dục phải là những con người chủ động, tích cực, tự tin. Vậy để đáp ứng được nhu cầu này đòi hỏi giáo dục phải thay đổi cách dạy, phải thay đổi vị trí của người học từ thụ động thành tích cực, chủ động. Muốn làm được như vậy người giáo viên cần phải thay đổi mình trong tư duy giảng dạy, hạn chế những kiến thức bắt học sinh phải thừa nhận mà cần tổ chức, thiết kế các hoạt động để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức. Chẳng hạn theo cách dạy học trước đây, khi dạy Tiếng Việt lớp một, bao giờ giáo viên cũng đọc mẫu, viết mẫu và học sinh chỉ dựa vào mẫu rồi nhắc lại làm theo. Nhưng một vài năm gần đây tôi đã thử mạnh dạn thay đổi cách dạy của mình đó là giáo viên sẽ hạn chế làm mẫu mà thay vào đó sẽ phát huy tính tích cực của học sinh là để học sinh làm mẫu và giáo viên sẽ là người tổ chức và sửa sai cho học sinh khi cần. Ví dụ trong phần luyện viết bảng con ở phân môn Học vần, theo thiết kế của sách giáo viên bao giờ giáo viên cũng viết mẫu để học sinh viết theo nhưng qua giảng dạy tôi nhận thấy đôi khi việc viết mẫu của giáo viên là không cần thiết. Đặc biệt khi học sinh đã viết thành thạo các âm thì sang viết vần hoặc từ, chúng ta có thể để học sinh tự đánh vần rồi viết. Việc làm này giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức và đồng thời cũng hình thành cho các em kĩ năng nghe viết cho những năm học sau. Chỉ một sự thay đổi nhỏ nhưng chất lượng của học sinh đã có sự chuyển biến đáng kể đó là khi các em lên lớp hai học sinh không bỡ ngỡ với phân môn chính tả nghe – viết như trước đây nữa. 
* Xây dựng tiết học Tiếng Việt nhẹ nhàng, lôi cuốn
	Đối với học sinh lớp Một vừa mới chuyển tiếp từ bậc học mầm non lên nên các em vẫn còn thói quen vừa học vừa chơi. Chính vì thế nếu phải ngồi lâu tiếp thu lượng kiến thức nặng của một tiết học thực sự quá sức đối với các em. Hơn nữa lượng kiến thức trong một tiết học Tiếng Việt theo chương trình hiện hành có phần quá tải đối với học sinh lớp Một và cả đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Điều đó dẫn đến tiết học Tiếng 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.doc