Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp huấn luyện phân môn Chạy cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp huấn luyện phân môn Chạy cho học sinh Tiểu học

5. Mô tả bản chất của sáng kiến

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình luyện tập, cần xây dựng cho các em

niềm say mê, sự tự tin, bản lĩnh trong thi đấu. Để các em có được bản lĩnh đó

người giáo viên cần phải thường xuyên tổ chức cho các em thi đấu với nhau ở

trong trường, áp dụng từ không tính giờ đến tính giờ.

5.2 Nội dung sáng kiến:

5.2.1 Tình trạng của các giải pháp đã biết:

* Trường Tiểu học Thanh Lương B có 5 khối lớp với 15 lớp học, tổng số

học sinh toàn trường là 365em. Đa số các em học sinh đều thích chạy, nhảy. Các

em có nhiều xúc cảm, tò mò, ham tìm hiểu, thích giao lưu với bạn bè, có đội ngũ

giáo viên trẻ giàu kinh nghiệm. Ban giám hiệu luôn chú trọng đến phong trào thể2

dục thể thao, thường xuyên quan tâm giúp đỡ đến từng giáo viên, tạo điều kiện

thuận lợi cho mỗi giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

*Bên cạnh những thuận lợi ở trên phân môn chạy còn gặp phải những khó

khăn như sau:

- Phụ huynh hiểu biết về phân môn chạy còn hạn chế, chưa tạo điều kiện cho

con em mình tham gia tập luyện.

- Thành lập đội tuyển chưa có tính kế thừa.

- Thời gian tập luyện chưa thường xuyên.

- Chưa có chiến thuật thi đấu hợp lí.

- Bản lĩnh thi đấu còn chưa tốt.

- Chưa phát huy được vai trò của phụ huynh.

pdf 8 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 673Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp huấn luyện phân môn Chạy cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục Thị xã Bình Long . 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên 
Ngày 
tháng năm 
sinh 
Nơi 
công tác 
Chức 
danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ 
(%) 
đóng 
góp vào 
việc tạo 
ra sáng 
kiến 
1 NGÔ THỊ HƯƠNG 14/06/1986 
Trường 
Tiểu học 
Thanh 
Lương B 
Giáo 
viên 
Đại học 100% 
1.Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:“Biện pháp huấn luyện phân 
môn Chạy cho học sinh Tiểu học”. 
 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng 
kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (thể dục) 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 09 năm 2020 . 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến 
 5.1. Tính mới của sáng kiến: 
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình luyện tập, cần xây dựng cho các em 
niềm say mê, sự tự tin, bản lĩnh trong thi đấu. Để các em có được bản lĩnh đó 
người giáo viên cần phải thường xuyên tổ chức cho các em thi đấu với nhau ở 
trong trường, áp dụng từ không tính giờ đến tính giờ. 
 5.2 Nội dung sáng kiến: 
 5.2.1 Tình trạng của các giải pháp đã biết: 
 * Trường Tiểu học Thanh Lương B có 5 khối lớp với 15 lớp học, tổng số 
học sinh toàn trường là 365em. Đa số các em học sinh đều thích chạy, nhảy. Các 
em có nhiều xúc cảm, tò mò, ham tìm hiểu, thích giao lưu với bạn bè, có đội ngũ 
giáo viên trẻ giàu kinh nghiệm. Ban giám hiệu luôn chú trọng đến phong trào thể 
2
dục thể thao, thường xuyên quan tâm giúp đỡ đến từng giáo viên, tạo điều kiện 
thuận lợi cho mỗi giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
*Bên cạnh những thuận lợi ở trên phân môn chạy còn gặp phải những khó 
khăn như sau: 
- Phụ huynh hiểu biết về phân môn chạy còn hạn chế, chưa tạo điều kiện cho 
con em mình tham gia tập luyện. 
- Thành lập đội tuyển chưa có tính kế thừa. 
- Thời gian tập luyện chưa thường xuyên. 
- Chưa có chiến thuật thi đấu hợp lí. 
- Bản lĩnh thi đấu còn chưa tốt. 
- Chưa phát huy được vai trò của phụ huynh. 
5.2.2 Các giải pháp thực hiện. 
 Phân môn chạy ở Tiểu học gồm có các nội dung: chạy 60m, chạy tiếp sức. Các 
nội dung này năm nào cũng được tổ chức thi đấu. 
 Hơn nũa chạy là các động tác tự nhiên có tác dụng phát triển toàn diện về thể 
lực và tăng cường sức khỏe. Chính vì vậy, chạy được xem là rất quan trọng trong 
giáo dục thể chất cũng như trong chương trình tập luyện vì sức khoẻ của mọi 
người. 
 Phân môn chạy là nội dung không chỉ có tác dụng rèn luyện sức bền, sức 
nhanh, mà còn giáo dục những phẩm chất tốt đẹp như tính tổ chức kỷ luật, kiên 
cường, bình tĩnh, mưu trí, nhanh nhẹn. 
 Chính vì vậy để chuẩn bị cho học sinh có thể tham gia tập luyện và có thành 
tích trong thi đấu đòi hỏi người giáo viên huấn luyện phải đặc biệt chú ý những 
điểm cơ bản sau đây: 
5.2.2.1 Xây dựng phong trào chạy sôi nổi và rộng khắp. 
Xây dựng phong trào chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức trong toàn trường, tạo 
sự đam mê môn học cho các em. 
Ở đâu có phong trào thì ở đó có thi đua, mà có thi đua thì sẽ có thành tích. 
Tổ chức dạy Chạy cho học sinh ngay từ năm lớp ba. 
Dạy cho các em các bài tập phát triển sức nhanh, sức bền. 
Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường đưa thành tích của giáo viên có 
học sinh năng khiếu vào bình xét trong các đợt thi đua, coi đó là tiêu chí để xếp 
loại thi đua của cá nhân và tập thể. Đối với bản thân em học sinh có giải ở các cấp 
thì đề nghị nhà trường biểu dương khen thưởng vào dịp tổng kết và cả trong các 
cuộc họp phụ huynh học sinh toàn trường. 
Phối hợp với các ban ấp, chi đoàn ấp, tham mưu cho họ về luật, về công tác 
tổ chức và trọng tài đưa các nội dung Chạy vào thi đấu trong các dịp lễ hội ở địa 
phương ấp, như rằm trung thu cùng với các môn thể dục thể thao khác. Khi đó 
phong trào Chạy sẽ được nhân rộng không chỉ ở trường học mà còn ở cả các địa 
phương trong khu vực điểm trường. 
5.2.2.2 Thành lập đội tuyển chú trọng tính lâu dài, kế thừa. 
3
Chủ động dạy phân môn chạy và tập luyện cho các em từ lớp ba, sau đó tập 
cho các em trong 2 năm đến năm thứ ba tức là năm lớp 5 ta tuyển chọn lấy em có 
năng khiếu đi thi. Khi đó kĩ thuật Chạy của các em tương đối chín. 
Kiểm tra hồ sơ và độ tuổi của các em trong đội tuyển cho đúng. 
Khi chọn thành viên đội tuyển nên chọn những em có nhà ở gần nhau. Hoặc 
chọn những em nhà có từ hai anh em(chị em) có sức khỏe tốt thì vì như vậy thì ở 
lớp hay ở nhà lúc nào các em cũng có người để tập Chạy, khi đó ta đã tận dụng 
được thời gian để các em tập luyện. 
5.2.2.3 Tổ chức luyện tập. 
a. Tập luyện thường xuyên, liên tục. 
“Học hành vất vả kết quả ngọt bùi”, Chạy cũng vậy muốn có thành tích tốt 
thì phải miệt mài luyện tập mỗi ngày, mỗi tuần phải tập một cách liên tục. Tôi lấy 
ý kiến từ học sinh qua quá trình tập luyện trên cơ sở đó đúc kết thành một thời gian 
biểu thích hợp nhằm tạo được sự hưng phấn nhất định khi tập luyện. 
* Thời gian ở trường: 
- Tập luyện định kỳ theo hướng dẫn của giáo viên. 
Giáo viên sẽ lên lịch cụ trong tuần, cùng tập luyện vối các em, hỗ trợ học 
sinh về kĩ thuật. 
- Tập luyện đột xuất. 
Ngoài những buổi tập định kì thì giáo viên có thể tổ chức tập luyện đột xuất 
cho học sinh vào tất cả các buổi trong tuần. 
* Thời gian ở nhà: 
Tập theo tổ, nhóm ở địa bàn nơi các em cư trú. 
Tập luyện tự nguyện theo đôi, đội bạn cùng chạy. 
Trong các buổi tập nên tổ chức cho các em đấu với nhau , mỗi lần thắng tính 
một điểm. Sau mỗi buổi tập huấn luyện viên phải ghi lại tổng số điểm của từng em 
đạt được trong mỗi buổi tập. Điểm các em đạt được đó được thống kê vào một 
bảng điểm theo từng buổi, từng tuần và từng tháng treo ở góc phòng tập luyện để 
cho các em đều nhìn thấy, đều biết kết quả của mình của bạn. Nhằm kích thích ý 
chí tâm huyết thi đấu của các em, nếu em nào đó thấy mình bị kém điểm của bạn 
sẽ cảm thấy phải quyết tâm hơn sẽ tự giác tăng cường luyện tập để hôm sau thắng 
bạn lấy lại vị trí trên bảng thi đấu. Như vậy là ta đã xây dựng cho các em tinh thần 
khát khao chiến thắng. Từ đó sẽ nâng cao thành tích. 
 Rèn khả năng tập trung cho các em. Tính tập trung của các em học sinh tiểu 
học chưa cao, đòi hỏi huấn luyện viên phải có mặt liên tục khi các em tập luyện 
nếu thấy em nào không chú ý thì nhắc nhở ngay, chấn chỉnh ngay, cần thiết phải 
rút kinh nghiệm ngay . 
b. Đa dạng đối tượng thi đấu. 
Kết hợp cho các em học hỏi và thi đấu với các bạn ở các khối lớp khác nhau 
để da dạng đối tượng thi đấu. 
Hàng tháng tổ chức cho các em giao lưu thi đấu với các trường bạn, đặc biệt 
nếu có điều kiện thì cho các em giao lưu với các em ở cấp hai các anh chị lớn hơn, 
sức bền, sức nhanh cao hơn các em sẽ học hỏi được nhiều, thua nhiều thì mới học 
được nhiều. Chú ý khi giao lưu với trường bạn thì công tác tổ chức( địa điểm thi 
đấu , trọng tài,) phải thật tốt coi như là một buổi thi đấu thật. 
4
Bản thân người giáo viên huấn luyện cần phải luyện tập thường xuyên, học 
hỏi sách vở và các đồng nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn của mình để trực 
tiếp tham gia tập luyện cho học sinh qua quá trình vừa tập luyện vừa chỉ cho các 
em các kinh nghiệm hay, luôn xác định mình là người bạn cùng chạy với các em. 
5.2.2.3 Chiến thuật tập luyện. 
a. Xây dựng các bài tập phát triển sức nhanh, sức bền. 
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, các em rất nhanh xuất hiện những phản xạ có 
điều kiệnvới các hoạt động thực tế thường gặp trong cuộc sống. Vì vậy nhiệm vụ 
hoạt độngcụ thể càng hẹp, bài tập càng dễ hiểu thì việc hoàn thành càng nhanh. 
 Đối với các em ở lứa tuổi này cần phải phát triển một cách toàn diện và cân 
đối các tố chất thể lực, cần chú ý phát triển tố chất nhanh, bền, linh hoạt mềm dẻo. 
Vì vậy cần cho các em nắm thật chắc những kĩ xảo vận động cơ bản. Những kĩ 
năng, kĩ xảo vận động đã không chỉ có ý nghĩa thực dụng, mà còn giúp các em có 
khả năng sống tốt hơn. 
Ở lứa tuổi này các em cần phải nghiêm chỉnh thực hiện các bài tập theo thứ 
tự (Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, dần dần nâng cao độ khó). 
Ví dụ: 
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy biến tốc, chạy cầu 
thang, chạy trên cát, chạy tốc độ có bấm giờ. 
Khi giảng dạy bài tập khó phải dạy theo từng phần sau đó mới tiến hành 
giảng dạy hoàn chỉnh. Có như vậy, các em mới tiếp thu một cách hiệu quả những 
kĩ năng, kĩ xảo vận động trong chương trình học tập. 
b- Tổ chức rút kinh nghiệm là chìa khoá của thành công. 
Sau mỗi buổi tập luyện, giao lưu thi đấu huấn luyện viên phải làm công tác 
tổng kết rút kinh nghiệm.Chính điều này sẽ tạo điều kiện nâng cao trình độ hiểu 
biết cho toàn đội rút ra những bài học quí báu trong quá trình thi đấu. 
Trong quá trình tổng kết phải nhắc nhở đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức 
kỷ luật của từng cá nhân và toàn đội nhưng không quá nghiêm khắc làm ảnh hưởng 
đến tâm lý của vận động viên. 
 Tuyên dương những vận động viên có thành tích, có cố gắng trong quá trình 
thi đấu. 
Tạo không khí thoả mái phấn khởi sau trận đấu cho dù kết quả thắng lợi hay 
thất bại. 
* Lưu ý: 
Khi các em thắng ta cần tuyên dương các em để các em có thêm động lực. 
Khi các em tập mà bị thua thì giáo viên huấn luyện, thông cảm, động viên 
khích lệ các em, nhẹ nhàng chỉ cho các em biết tại sao thua. 
 c. Khắc phục những thói quen không tốt. 
Trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu một số em có những thói quen 
không tốt như: 
Xuất phát chưa tốt dẫn đến các em bị lỡ nhịp . 
Chưa biết phân chia sức trong khi chạy, thường tăng tốc ở lúc xuất phát 
nhưng khi gần tới đích thì lại giảm tốc độ. 
 Chưa biết dùng hết sức để tăng tốc về đích. 
 Khi về tới gần đích học sinh không chạy qua vạch đích. 
5
5.2.2.4 Xây dựng và hình thành bản lĩnh thi đấu cho các em. 
Đối với học sinh Tiểu học các em còn nhỏ, trường cách xa trung tâm Thị xã, 
các em chưa mạnh dạn trong giao tiếp, còn mất bình tĩnh trong thi đấu. 
Trong thi đấu các em có sức nhanh, sức bền ngang nhau em nào có bản 
lĩnhthi đấu hơn, tinh thần thi đấu thoải mái hơn thì em đó sẽ giành chiến thắng. 
Thường xuyên tổ chức cho các em thi đấu giao lưu giữa các khối lớp trong 
nhà trường. Khi các em thi đấu ở nhiều lứa tuổi, trình độ khác nhau sẽ tạo cho các 
em có cơ hội làm quen với nhiều đối tượng, khi gặp đối thủ có sức nhanh, sức bền 
cao hơn các em cũng sẽ bình tĩnh, đưa ra những chiến thuật, hợp lí và giành kết 
quả tốt hơn. 
Tổ chức cho các em giao lưu với trường bạn nhằm giúp các em có cơ hội 
học hỏi đối phương, mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với các bạn ở trường khác. 
Trong tập luyện và thi đấu nên cho các em làm quen với bấm giờ. 
Vai trò của thầy cô và phụ huynh hỗ trợ động viên các em trong những ngày 
thi đấu cũng góp phần cổ vũ tinh thần, hình thành bản lĩnh thi đấu tạo cho các em 
sự yên tâm vững vàng góp phần làm nên chiến thắng. 
Ngày thi đấu giáo viên huấn luyện luôn bên cạnh kịp thời động viên các em 
yên tâm thi đấu cũng là để quan sát rút kinh nghiệm cho học sinh cũng như bản 
thân về công tác huấn luyện. 
 5.2.2.5 Kết hợp chặt chẽ và phát huy vai trò của phụ huynh học sinh. 
Giáo viên thể dục, giáo viên chủ nhiệm cần làm thật tốt công tác tư tưởng 
với phụ huynh học sinh. Đặc biệt là các bạn nữ vẫn còn có nhiều phụ huynh cho 
rằng: “con gái chỉ nên học văn hóa”, do đó mà phụ huynh không tạo điều kiện cho 
các em tham gia tập luyện. Chính vì vậy, giáo viên huấn luyện cần phải gặp gỡ trao 
đổi với phụ huynh để phụ huynh hiểu và tạo điều kiện cho các em tham gia tập 
luyện. Việc luyện tập không mất nhiều thời gian, không ảnh hưởng đến kết quả học 
tập, khi mà phụ huynh đã thông tư tưởng rồi thì họ sẽ tác động tích cực đến em 
học sinh; thậm chí họ còn giúp chúng ta động viên khích lệ các em tham gia tập 
luyện thi đấu. 
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về kết quả tập luyện của các 
em. 
 5.3 Khả năng áp dụng sáng kiến: 
 Sáng kiến có khả năng áp dụng trong tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn 
thị xã Bình Long. 
 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có. 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến hiệu quả: 
Hình thành cho các em sự đam mê yêu thích đặc biệt đối với môn Chạy. 
Học sinh có thái độ tập luyện nghiêm túc, có tính kỉ luật, có nhận thức đúng 
đắn về môn học, có ý thức tự chủ, chủ động , tự giác, tích cực tập luyện, thì mới 
đạt hiệu quả cao. 
Sau mỗi buổi tập luyện, giao lưu thi đấu huấn luyện viên phải làm công tác 
tổng kết rút kinh nghiệm thi đấu.Chính điều này sẽ tạo điều kiện nâng cao trình độ 
hiểu biết cho toàn đội. Rút ra những bài học quí báu trong quá trình thi đấu. 
6
Trong quá trình tổng kết phải nhắc nhở đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức 
kỷ luật của từng cá nhân và toàn đội nhưng không quá nghiêm khắc làm ảnh hưởng 
đến tâm lý của vận động viên. 
Tạo không khí thoả mái phấn khởi sau trận đấu cho dù kết quả thắng lợi hay 
thất bại. 
Nhà trường và gia đình tạo mọi điều kiện thuận lợi, thời gian tập luyện cho 
học sinh. 
Tuyên dương những vận động viên có thành tích, có cố gắng trong quá trình 
thi đấu. 
 8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng của sáng kiến: 
 8.1: Kết quả. 
 Qua quá trình áp dụng vào huấn luyện phân môn chạy của trường Tiểu học 
Thanh Lương B khi tham gia hội khỏe phù đổng các cấp đã gặt hái được một số 
thành tích như sau: 
NĂM 
HỌC 
HỌ TÊN HỌC SINH 
THÀNH TÍCH CẤP TRƯỜNG 
NỘI DUNG HUY CHƯƠNG 
2020 
- 
2021 
Thị Ngọc Trinh Chạy 60m Nữ Huy chương vàng 
Vũ Hoài Bảo Thi Chạy 60m Nữ Huy chương bạc 
Ng.Thị Tuyết Nhi Chạy 60m Nữ Huy chương đồng 
Ng. Duy Trường Chạy 60m Nam Huy chương vàng 
Ng. Quốc Cường Chạy 60m Nam Huy chương bạc 
Khổng Đức Anh Chạy 60m Nam Huy chương đồng 
Thị Ngọc Trinh 
Chạy tiếp sức nữ 
Huy chương vàng 
Vũ Hoài Bảo Thi 
Ng.Thị Tuyết Nhi 
Thái Gia Như 
Ng. Duy Trường 
Chạy tiếp sức nam Huy chương vàng 
Ng. Quốc Cường 
Khổng Đức Anh 
Ng. Minh Hiếu 
 8.2: Bài học kinh nghiệm. 
Tạo ra phong trào chạy sôi nổi và rộng khắp trong toàn trường và địa 
phương khu vực điểm trường. 
 Coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng được một học sinh năng khiếu cũng vinh 
dự như là đã đào tạo ra được một học sinh giỏi văn hoá và đó cũng là tiêu chí để 
xếp loại thi đua cho cá nhân và tập thể. 
Dạy cho các em các bài tập bỗ trợ. 
7
Đa dạng đối tượng thi đấu của đội tuyển. 
Khắc phục những thói quen không tốt mà các em hay mắc phải trong quá 
trình luyện tập và thi đấu. 
Chiến thuật cơ bản trong chạy là phải biết phân bố sức hợp lí. 
Kết hợp chặt chẽ và phát huy vai trò của phụ huynh học sinh trong tập luyện 
cho các em. 
Bồi dưỡng học sinh năng khiếu phải chú trọng tính lâu dài và kế thừa. 
Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi buổi tập. 
Biểu dương khen thưởng kịp thời các em đạt thành tích cao các kì thi đấu 
trướchọc sinh, phụ huynh học sinh trong toàn trường. 
Ý kiến nhận xét của Hội đồng sáng kiến cấp trường. 
.................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
8
 9.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử. 
Ý kiến nhận xét của Hội đồng sáng kiến cấp Thị xã. 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là đúng sự thật và hoàn toàn 
chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Thanh Lương, ngày 15 tháng 02 năm 2021 
 Giáo viên. 
 Ngô Thị Hương 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_huan_luyen_phan_mon_chay_cho.pdf