5. Mô tả bản chất sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Giáo dục là nhân tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của
mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
và tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường là việc làm không thể thiếu. Đây là
động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và là chìa khóa vạn năng để mở cửa tiến vào tương lai.
Hiện nay có nhiều giải pháp đã và đang được nghiên cứu, áp dụng để góp
phần thực hiện mục tiêu trên. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh cũng là một trong những giải pháp
được nhiều người quan tâm nhằm đưa các hình thức dạy học mới vào nhà
trường. Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, môn toán ở Tiểu học2
nói chung và lớp 5 nói riêng cần có một phương pháp dạy học cụ thể phù hợp
với từng loại toán.
Một trong 5 nội dung chương trình cơ bản của toán 5 thì nội dung về Giải
toán có lời văn chiếm một thời lượng lớn. Xét riêng về loại toán chuyển động
đều ở lớp 5, đây là loại toán khó, rất phức tạp, phong phú đa dạng và có rất
nhiều kiến thức áp dụng vào thực tế cuộc sống. Mặt khác việc hình thành, rèn
luyện, củng cố các kỹ năng giải toán chuyển động đều còn ít nên các em không
thể tránh khỏi những khó khăn sai lầm khi giải loại toán này. Vì thế rất cần phải
có phương pháp cụ thể đề ra để dạy giải các bài toán chuyển động đều nhằm đáp
ứng các nội dung bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi
dưỡng nâng cao khả năng tư duy linh hoạt và óc sáng tạo của học sinh.
1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học ngành giáo dục Thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: S TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 PHẠM THỊ HOÀNG YẾN 06/08/1980 Trường TH An Lộc A Giáo viên dạy lớp 5 ĐHSP tiểu học 100% 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt toán chuyển động đều” 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Môn Toán). 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 6/9/2020. 5. Mô tả bản chất sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Giáo dục là nhân tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường là việc làm không thể thiếu. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và là chìa khóa vạn năng để mở cửa tiến vào tương lai. Hiện nay có nhiều giải pháp đã và đang được nghiên cứu, áp dụng để góp phần thực hiện mục tiêu trên. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh cũng là một trong những giải pháp được nhiều người quan tâm nhằm đưa các hình thức dạy học mới vào nhà trường. Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, môn toán ở Tiểu học 2 nói chung và lớp 5 nói riêng cần có một phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với từng loại toán. Một trong 5 nội dung chương trình cơ bản của toán 5 thì nội dung về Giải toán có lời văn chiếm một thời lượng lớn. Xét riêng về loại toán chuyển động đều ở lớp 5, đây là loại toán khó, rất phức tạp, phong phú đa dạng và có rất nhiều kiến thức áp dụng vào thực tế cuộc sống. Mặt khác việc hình thành, rèn luyện, củng cố các kỹ năng giải toán chuyển động đều còn ít nên các em không thể tránh khỏi những khó khăn sai lầm khi giải loại toán này. Vì thế rất cần phải có phương pháp cụ thể đề ra để dạy giải các bài toán chuyển động đều nhằm đáp ứng các nội dung bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng nâng cao khả năng tư duy linh hoạt và óc sáng tạo của học sinh. 5.2. Nội dung sáng kiến: a/Thực trạng Qua nắm bắt tình hình thực tế khả năng tiếp thu môn Toán phần chuyển động đều của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến, tôi thống kê với kết quả cụ thể như sau: Tổng số học sinh Số học sinh nắm vững 3 dạng toán chuyển động, nhận dạng đúng và đưa các bài toán về dạng cơ bản để giải, thực hành giải toán thành thạo, tự tin, hào hứng khi gặp bài toán về chuyển động đều Số học sinh nắm được 3 dạng toán chuyển động, nhận dạng tương đối chính xác các bài toán dạng cơ bản, thực hành giải được các bài toán về chuyển động đều nhưng đôi khi còn lúng túng. Số học sinh tiếp thu bài hạn chế, chưa biết suy luận khi làm bài, làm bài chưa chính xác. 39 9/39 20/39 10/39 b/ Nội dung cần giải quyết Từ kết quả trên, tôi đã tìm hiểu và tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến kết quả học sinh nắm bắt phần giải toán phần chuyển động đều chưa tốt, đó là: - Do thời gian phân bố cho loại toán chuyển động đều ít nên học sinh không được củng cố rèn luyện kĩ năng giải loại toán này một cách hệ thống, sâu sắc. Việc mở rộng hiểu biết và phát triển khả năng tư duy, trí thông minh, óc sáng tạo cho học sinh còn hạn chế. - Học sinh chưa được rèn luyện giải theo dạng bài nên khả năng nhận dạng bài và vận dụng phương pháp giải cho từng dạng bài chưa có. Dẫn đến học sinh lúng túng, chán nản khi gặp loại toán này. - Đa số giáo viên chưa nghiên cứu để khai thác sâu kiến thức, dạy máy móc, chưa chú trọng làm rõ bản chất toán học, chỉ dạy cho học sinh nhớ công 3 thức và vận dụng công thức làm bài. Chính vì vậy mà học sinh chưa có sự sáng tạo trong từng bài toán tình huống chuyển động cụ thể có trong cuộc sống. - Khi làm bài nhiều em không đọc kĩ đề bài, suy nghĩ thiếu cẩn thận, hấp tấp nên bỏ sót dữ kiện đề bài cho và khó tìm ra cách giải. - Nhiều học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, hiểu bài máy móc, chỉ làm theo mẫu chứ chưa tự suy nghĩ để tìm cách giải. c/Các giải pháp thực hiện Chuyển động đều là dạng toán về các số đo đại lượng. Nó liên quan đến 3 đại lượng là quãng đường (độ dài), vận tốc và thời gian. Bài toán đặt ra là: Cho biết một số trong các yếu tố hay mối liên hệ nào đó trong chuyển động đều. Tìm các yếu tố còn lại. Vì vậy, mục đích của việc dạy giải toán chuyển động đều là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa đại lượng đã cho và đại lượng phải tìm, mô tả quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải bài toán. Để thực hiện mục đích trên, giáo viên cần thực hiện các yêu cầu sau: - Tự giải bài toán bằng nhiều cách (nếu có). - Dự kiến những khó khăn, sai lầm của học sinh. - Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm, thuật ngữ và thực hiện các bước giải bài toán chuyển động đều. - Rèn luyện cho học sinh năng khiếu năng lực khái quát hoá giải toán. Cụ thể như sau * Khâu giải toán: Là khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị dạy giải bài toán của người giáo viên. Chỉ thông qua giải toán, giáo viên mới có thể dự kiến được những khó khăn sai lầm mà học sinh thường mắc phải, và khi giải bài toán bằng nhiều cách giáo viên sẽ bao quát được tất cả hướng giải của học sinh. Đồng thời hướng dẫn các em giải theo nhiều cách để kích thích lòng say mê học toán ở trẻ. * Dự kiến khó khăn sai lầm của học sinh: Đây là công việc không thể thiếu được trong quá trình dạy giải toán. Từ dự kiến những sai lầm của học sinh, giáo viên đặt ra phương án tốt giải quyết cho từng bài toán. Một số khó khăn, sai lầm học sinh thường mắc phải khi giải loại toán này là: 4 - Tính toán sai - Viết sai đơn vị đo - Nhầm lẫn giữa thời gian và thời điểm - Vận dụng sai công thức - Học sinh lúng túng khi đưa bài toán chuyển động ngược chiều (hoặc cùng chiều) lệch thời điểm xuất phát về dạng toán chuyển động ngược chiều (hoặc cùng chiều) cùng thời điểm xuất phát. - Câu lời giải (lời văn) không khớp với phép tính giải: * Tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán. - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán bằng các thao tác. + Đọc bài toán (đọc to, đọc thầm, đọc bằng mắt). + Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng để hiểu nội dung, nắm bắt bài toán cho biết cái gì ? Bài toán yêu cầu phải tìm cái gì ? - Tìm cách giải bài toán bằng các thao tác: + Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ hoặc bằng lời (nên khuyến khích học sinh tóm tắt bằng sơ đồ) + Cho học sinh diễn đạt bài toán thông qua tóm tắt. + Lập kế hoạch giải bài toán: xác định trình tự giải bài toán, thông thường xuất phát từ câu hỏi của bài toán đi đến các yếu tố đã cho. Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện đã cho với yêu cầu bài toán phải tìm và tìm được đúng phép tính thích hợp. - Thực hiện cách giải và trình bày lời giải bằng các thao tác: + Thực hiện các phép tính đã xác định (ra ngoài nháp) + Viết câu lời giải + Viết phép tính tương ứng + Viết đáp số - Kiểm tra bài giải: kiểm tra số liệu, kiểm tra tóm tắt, kiểm tra phép tính, kiểm tra câu lời giải, kiểm tra kết qủa cuối cùng xem có đúng với yêu cầu bài toán. * Rèn luyện năng lực khái quát hóa giái toán: - Làm quen với các bài toán thiếu hoặc thừa dữ kiện. - Lập bài toán tương tự (hoặc ngược) với bài toán đã giải. - Lập bài toán theo cách giải cho sẵn. 5 DẠNG 1: BÀI TOÁN CÓ MỘT CHUYỂN ĐỘNG THAM GIA *Kiến thức cần ghi nhớ: - Công thức tính quãng đường: s = v t - Công thức tính vận tốc: v = s : t - Công thức tính thời gian: t = s : v 1. Loại bài TÌM VẬN TỐC *Lưu ý: - Nếu quãng đường là km, thời gian là giờ thì vận tốc là km/giờ. - Nếu quãng đường là m, thời gian là phút thì vận tốc là m/phút. Bài 1/139: Một người đi xe máy đi trong 3giờ được 105km. Tính vận tốc của người đi xe máy. Tóm tắt: * Đối với bài toán này, học sinh chỉ cần áp dụng công thức để giải. Bài giải Vận tốc của người đi xe máy: 105 : 3 = 35 (km/giờ) Đáp số: 35 km/giờ Bài 3/140: Quãng đườngAB dài 25 km. Trên đường đi từ A đến B, một người đi bộ 5 km rồi tiếp tục đi ô tô trong nửa giờ thì đến B. Tính vận tốc của ô tô. Tóm tắt: Phân tích và giải: - Với bài toán này, học sinh sẽ không thể áp dụng công thức làm ngay được mà phải suy luận để tìm cách giải. - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định kĩ trên sơ đồ xem quãng đường mà người đó đi bằng ô tô là bao nhiêu và đi ô tô hết bao nhiêu thời gian? (nửa giờ tức là 0,5 giờ) rồi mới áp dụng công thức để giải. v = km/giờ ? 105 km Đi bộ A B Đi ô tô 25 km v = km/giờ ? t = nửa giờ 6 Bài giải Đổi: nửa giờ = 0,5 giờ Quãng đường người đó đi bằng ô tô: 25 – 5 = 20 (km) Vận tốc của ô tô: 20 : 0,5= 40 (km/giờ) Đáp số: 40 km/giờ 2. Loại bài TÌM QUÃNG ĐƯỜNG Bài 2/141: Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 12,6 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó. Tóm tắt: Phân tích và giải: - Với bài toán này, học sinh sẽ dễ bị mắc sai lầm khi làm loại bài này vì các em cứ máy móc áp dụng công thức tính: muốn tìm quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian tức là các em sẽ làm ngay: Quãng đường người đi xe đạp đi được: 12,6 15 = 189 (km) - Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định xem đề bài cho biết vận tốc là đơn vị nào. Nếu vận tốc là km/phút thì ta chỉ cần áp dụng công thức để tính. Còn vận tốc là km/giờ thì ta phải đổi thời gian 15 phút là bao nhiêu giờ. (Giáo viên cần nhấn mạnh và lưu ý để học sinh không bị nhầm lẫn khi xác định dữ kiện đề bài cho biết) Bài giải Đổi: 15phút = 0,25 giờ Quãng đường người đi xe đạp đi được: 12,6 0,25 = 3,15 (km) Đáp số: 3,15km Bài 2/144: Một xe máy đi qua chiếc cầu dài 1250m hết 2 phút. Tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là km/giờ. Tóm tắt: s : 1250m t : 2 phút v : ...km/giờ Phân tích và giải: t = 15 phút v= 20km/giờ ? km 7 - Bài toán này là bài toán khó đối với học sinh vì đề bài cho quãng đường là 1250m và thời gian là 2 phút nhưng tìm vận tốc lại là km/giờ. - Vì vậy học sinh sẽ dễ dàng đổi quãng đường về đơn vị km nhưng lại khó tìm thời gian là bao nhiêu giờ. - Khi hướng dẫn học sinh ở bài này, giáo viên cần lưu ý học sinh nếu đơn vị thời gian không đưa về dưới dạng số thập phân được thì đưa về dưới dạng phân số và áp dụng công thức để giải bình thường. - Ví dụ trường hợp bài toán này, giáo viên phải hướng dẫn học sinh viết thời gian là 60 2 và rút gọn thành 30 1 - Từ đó dễ dàng áp dụng công thức để giải Bài giải Đổi: 1250m = 1,25km 2 phút = 30 1 Vận tốc của xe máy: 1,25 : 30 1 = 37,5 (km/giờ) Đáp số: 37,5 km/giờ 2. Loại bài TÌM THỜI GIAN Bài 2/143: Trên quãng đường 2,5km, một người chạy với vận tốc 10 km/giờ. Tính thời gian chạy của người đó. Tóm tắt: * Đối với bài toán này, học sinh chỉ cần áp dụng công thức để giải. (lưu ý: khi tìm được thời gian, không được viết đơn vị thời gian dưới dạng số thập phân hoặc phân số) Bài giải Thời gian chạy của người đó: 2,5 : 10 = 0,25 (giờ) = 15 phút Đápsố: 15 phút Bài 3/143: (Bài Luyện tập) Một con ốc sên bò với vận tốc 12 cm/phút. Hỏi con ốc sên đó bò được quãng đường 1,08m trong thời gian bao lâu. Tóm tắt: t = giờ? v= 10 km/giờ 2,5 km 8 Phân tích và giải: - Với bài toán này, học sinh lại gặp một dạng toán tìm thời gian không giống như công thức đã học ở bài mới mà phải tư duy và suy luận để đổi quãng đường hoặc vận tốc theo đề bài. Cách 1: đổi quãng đường về đơn vị cm như vận tốc đã cho thì ta sẽ giải như sau: Bài giải Đổi 1,08m = 108cm Thời gian ốc sên bò được 1,08m: 108 : 12 = 9 (phút) Đáp số: 9 phút Cách 2: đổi vận tốc về đơn vị m/phút như quãng đường đã cho thì ta sẽ giải như sau: Bài giải Đổi 12 cm/phút = 0,12 m/phút Thời gian ốc sên bò được 1,08m: 1,08 : 0,12 = 9 (phút) Đáp số: 9 phút DẠNG 2: BÀI TOÁN CÓ HAI CHUYỂN ĐỘNG NGƯỢC CHIỀU *Kiến thức cần ghi nhớ: - Vận tốc động tử (vật chuyển động) thứ nhất kí hiệu là v1 - Vận tốc động tử thứ hai kí hiệu là v2 - Tìm tổng vận tốc khi hai động tử có quãng đường AB, cùng khởi hành và thời gian hai động tử gặp nhau ta tính quy tắc: Tổng vận tốc = quãng đường : thời gian (v1 + v2) = s : t - Tìm thời gian khi hai động tử có quãng đường AB, cùng khởi hành và vận tốc của hai động tử ta tính như sau: Thời gian = quãng đường : tổng hai vận tốc t = s : (v1 + v2) - Tìm quãng đường AB khi cùng khởi hành và hai động tử ngược chiều gặp nhau, vận tốc của hai động tử thực hiện qua quy tắc: Quãng đường = tổng vận tốc thời gian s = ( v1 + v2 ) t t = giờ? v= 10 km/giờ 1,08m 9 Bài 1b/145: Quãng đường AB dài 276km. Hai ô tô khởi hành cùng một lúc, một xe đi từ A đến B với vận tốc 42 km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 50km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau? Tóm tắt: Phân tích và giải: - Đối với loại bài này, nếu học sinh không nắm vững quy tắc thì rất khó để giải bài toán. Bài giải Tổng vận tốc của hai xe: 42 + 50 = 92 (km/giờ) Hai ô tô gặp nhau sau: 276 : 92 = 3 (giờ) Đáp số: 3 giờ Có thể cho học sinh thuộc 4 câu thơ sau: "Dẫu có xa xôi chẳng ngại chi, Tôi - Bạn hai kẻ ngược chiều đi, Vận tốc đôi bên tìm tổng số, Đường dài chia tổng chẳng khó gì !" Bài 4/162: Một ô tô và một xe máy khởi hành cùng một lúc và ngược chiều nhau. Ô tô đi từ A với vận tốc 48,5 km/giờ, xe máy đi từ B với vận tốc 33,5 km/giờ. Sau 1 giờ 30 phút ô tô và xe máy gặp nhau tại C. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét? Tóm tắt: Phân tích và giải: - Giáo viên cần phân tích cho học sinh hiểu với thời gian đi là 1 giờ 30 phút thì ô tô đi được quãng đường bao nhiêu và xe máy đi được quãng đường bao nhiêu tức là: 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ v1= 42km/giờ A B v= 50km/giờ 276 km Ô tô A B Xe máy km? v1= 48,5km/giờ v2= 33,5km/giờ C 10 Quãng đường ô tô đi: 48,5 1,5 = 72,75 (km) Quãng đường xe máy đi: 33,5 1,5 = 50,25 (km) - Nhưng khi học sinh đã áp dụng thành thạo công thức tính thì các em chỉ vận dụng công thức tính bằng cách tìm tổng vận tốc của hai động tử và chỉ việc lấy tổng vận tốc nhân với thời gian. Bài giải 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ Tổng vận tốc của ô tô và xe máy: 48,5 + 33,5 = 82 (km/giờ) Quãng đường AB dài: 82 1,5 = 123 (km) Đáp số: 123 km DẠNG 3: BÀI TOÁN CÓ HAI CHUYỂN ĐỘNG CÙNG CHIỀU *Kiến thức cần ghi nhớ: ` - Tìm quãng đường AB, khi hai động tử có một khoảng cách, cùng khởi hành đến khi đuổi kịp nhau được tính như sau: AB = hiệu hai vận tốc thời gian s = (v1 – v2 ) t (điều kiện v1 > v2) - Tìm hiệu vận tốc, khi cùng khởi hành trên một quãng đường và thời gian hai động tử gặp nhau được tính như sau: Hiệu hai vận tốc = quãng đường : thời gian v1 – v2 = s : t (điều kiện v1 > v2 ) - Tìm thời gian, cùng khởi hành trên quãng đường và vận tốc hai động tử : Thời gian = quãng đường : hiệu hai vận tốc t = s : (v1 – v2) (điều kiện v1 > v2) Bài 1b/146: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ. Sau 3 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp? Tóm tắt: Phân tích và giải: - Bài toán này lại là một dạng mới trong chương trình toán chuyển động. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học sinh thật kĩ thì học sinh mới nắm được cách giải. Hơn nữa học sinh cũng phải nhạy bén trong phân tích, tìm tòi thì mới giải được bài này. v1= 36 km/giờ B v2 = 12 km/giờ Xe máy Xe đạp A Đuổi kịp sau giờ? 11 - Xe máy cách xe đạp bao nhiêu km? Là quãng đường xe đạp đi trong 3 giờ (12 3 = 36 km). - Sau mỗi giờ thì người đi xe máy sẽ đến gần người đi xe đạp bao nhiêu km? Tìm hiệu của hai vận tốc (36 – 12 = 24 km). - Áp dụng công thức để giải. Bài giải Sau 3 giờ xe đạp đi được quãng đường: 12 3 = 36 (km) Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp: 36 : (36 – 12) = 1,5 (giờ) = 1 giờ 30 phút Đáp số: 1giờ 30 phút Có thể cho học sinh thuộc 4 câu thơ sau: " Trên đường kẻ trước với người sau, Hai kẻ cùng chiều muốn gặp nhau, Vận tốc đôi bên tìm hiệu số, Đường dài chia hiệu khó chi đâu !" 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Với sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho các em khối lớp 5 ở tiểu học. 6. Những thông tin cần được bảo mật : Không. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên áp dụng cho học sinh thường xuyên trên lớp ở các tiết học các tiết Toán có liên quan đến Toán chuyển động đều. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: a/ Kết quả Với những biện pháp vừa nêu trên đã giúp cho học sinh thể nắm chắc các dạng Toán về chuyển động đều hơn, học sinh có kĩ năng giải toán nhanh hơn, chính xác hơn. Sau một thời gian áp dụng đối với học sinh lớp Năm 5 do tôi chủ nhiệm so với trước khi chưa áp dụng sáng kiến thu được kết quả cụ thể như sau: TSHS Số học sinh nắm vững 3 dạng toán chuyển động, nhận dạng đúng và đưa các bài toán về dạng cơ bản để giải, thực hành Số học sinh nắm được 3 dạng toán chuyển động, nhận dạng tương đối chính xác các bài toán dạng cơ bản, thực hành giải được các Số học sinh tiếp thu bài hạn chế, chưa biết suy luận khi làm bài, làm bài chưa chính xác. 12 giải toán thành thạo, tự tin, hào hứng khi gặp bài toán về chuyển động đều bài toán về chuyển động đều nhưng đôi khi còn lúng túng. Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến 39 39 9/39 18/39 20/39 21/39 10/39 0/39 b/ Bài học kinh nghiệm: Để giúp các em nắm chắc các dạng toán về chuyển động, giáo viên cần phải thực hiện những yêu cầu sau: - Phải kiên trì nắm bắt tình hình học sinh đến từng đối tượng xem các em chưa nắm chắc kiến thức ở phần nào? Qua đó để có biện pháp hỗ trợ thích hợp cho các em. - Giáo viên phải kiên trì hướng dẫn học sinh từng dạng toán cụ thể để từ đó các em biết vận dụng giải bài toán một cách phù hợp. - Khơi dậy tính kiên trì học hỏi, rèn luyện ở các em. - Tuyên dương kịp thời những học sinh có tiến bộ, thường xuyên chú trọng phụ đạo học sinh chưa nắm chắc kiến thức. Nhận xét của Hội đồng Sáng kiến nhà trường . . . . . ..... . . . 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: 13 Nhận xét của Hội đồng Sáng kiến Thị xã . . . ..... . . . ..... . . . Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. An Lộc, ngày 20 tháng 02 năm 2021. Người nộp đơn Phạm Thị Hoàng Yến
Tài liệu đính kèm: