Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Mục tiêu giáo dục của bậc THCS là “ Tiếp tục phát triển toàn diện về

đạo đức, trí tuệ , thể chất , thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con

người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa có trình độ học vấn THCS và những hiểu

biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học PTTH, THCN, học

nghề hoặc đi vào cuộc sống ”.

Vấn đề đặt ra là trường THCS có nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển

trở thành con người hữu ích cho xã hội và trước tiên là phát triển về mặt nhân

cách .

Về mặt nhân cách, hay nói cụ thể hơn là đạo đức, hạnh kiểm học sinh

(HS) phải được hình thành trên cơ sở tự rèn luyện của bản thân học sinh ngay

trên ghế nhà trường THCS. Đó là ý thức học tập nghiêm túc, chấp hành đúng

nội qui lớp học, trường học, chấp hành đúng pháp luật.

Nhưng thực trạng hiện nay, ở hầu hết các trường THCS đều xuất hiện

một bộ phận HS không chấp hành tốt nội qui nhà trường, học tập không

nghiêm túc làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền nếp chung của nhà trường

và chất lượng học tập giảm sút . Số HS này thường được gọi là học sinh chưa

ngoan (cá biệt )( HSCB ) có xu hướng phát triển. Nhà trường, giáo viên cũng

đã có nhiều biện pháp uốn nắn, giáo dục nhưng chưa có hiệu quả. Đây đó

vẫn thường xuyên bị phản ánh về việc học sinh tụ tập đánh nhau mà với cả

HS nữ! Rồi những điều không hay như quay video đánh nhau tung lên

mạng .

pdf 39 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1750Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chúng tôi luôn chia sẻ những kinh nghiệm cho nhau, giúp nhau cùng 
tiến bộ. Mặt khác, phải luôn tâm niệm HS lớp nào cũng là con của ta để ta 
phải quan tâm, giáo dục. Vì nếu ta không chủ nhiệm thì ta có thể dạy bộ môn 
nào đó, hoặc có thể năm nay ta không dạy không chủ nhiệm nhưng có thể 
năm nào đó mình lại dạy lớp ấy.... 
 2.3.1.5. Chúng tôi còn cùng nhau tìm ra giải pháp làm thế nào để biến HSCB 
thành HSĐB. Tìm hiểu tác hại của của các trò chơi đến với các em nhất là 
nghiện game (cái phổ biến nhất dễ lôi cuốn HS nhất bởi tính hấp dẫn của 
nó).Để rồi sau đó tìm ra phương pháp “cai” những hạn chế đó. 
2.3.1.6. Chúng tôi kết hợp trong các tiết sinh hoạt luôn lồng ghép các bài học 
và kĩ năng sống. 
Có những lần chúng tôi trình chiếu tác hại của game, thuốc lá...kết hợp với 
môn Ngữ văn – rất nhân văn mà cũng thật dễ hiểu – nó truyền tải rất tốt... 
VD: 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
14/37 
2.3.2. Cụ thể: Giáo viên chủ nhiệm đã sử dụng nhiều biện pháp khác 
nhau để giáo dục học sinh chưa ngoan như: 
-Giáo dục bằng giao việc: 
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thì hiện tượng học sinh 
hiếu động, cá biệt chủ yếu do dư thừa năng lượng (bệnh ADHD) và do môi 
trường giáo dục không phù hợp. Nếu tình trạng này kéo dài từ lứa tuổi học 
sinh đến khi trưởng thành thì rất khó chữa, thậm chí trở thành nỗi lo cho xã 
hội. Chính vì vậy, việc giáo dục các em bằng cách huy động hết năng lượng 
dư thừa vào việc chơi thể thao và các hoạt động bổ ích sẽ cải thiện được tâm 
lý và thể chất của các em 
Ví dụ: chúng tôi cho các em tự lên mạng tìm hiểu về tác hại của những thứ 
hấp dẫn với con người, với các em. Như vậy các em vẫn được lên mạng, tiếp 
xúc máy tính...nhưng là để làm việc, tìm hiểu. Sau đó các em ít nhiều đọc, rồi 
gọi lên thuyết trình...giúp các em hiểu hơn, thấy sợ hơn các trò vô bổ. Thấy 
được ích lợi của việc làm việc đúng đắn. 
- Giáo dục bằng “ cương mà nhu” trong các hoạt động 
Chúng tôi vẫn đáp ứng nhu cầu của các em theo thời đại thế hệ trẻ. 
Tìm thấy niềm đam mê trong ca hát, thể thao, võ thuật....chúng tôi đã thay 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
15/37 
các bản nhạc du dương bằng một ca khúc trẻ hoặc sôi động hay là các bản 
nhạc hot, remix... 
Tổ chức nhiều hoạt động bổ ích: giải đá bóng trong khối, thi nhảy, làm 
DJ, vẽ....Tất cả các hoạt động sẽ giúp các em có tinh thần tập thể cao. Mà các 
hoạt động đó thì các HSCB lại thường xuất sắc hơn các “con mọt sách” nên 
các em trở thành những cán bộ đại tài dẫn dắt các bạn khác. Lập tức các em 
thấy mình “oai”, có ý nghĩa, được người khác khâm phục, và khi đó các 
thành viên khác cũng có cái nhìn khác với các em. 
Tôi còn nhớ trong năm trường tổ chức chuẩn bị thi nhảy các bài dân 
vũ, bản thân tôi lo lắng vì mình không biết nhảy thì hướng dẫn thế nào? Các 
con chưa bao giờ nhảy thì làm sao? Vậy mà hứng khởi nhất trong lớp là 
Nam, Thianh – hai HS nghịch nhất của tôi vui sướng vô cùng. Tôi liền giao 
cho hai em là “đội trưởng”, các em về tìm bài nhảy trên mạng tham khảo, cho 
tôi duyệt xong thì hướng dẫn các bạn. Lúc nhìn bài dân vũ với bao động tác 
khó thế tôi cũng chia sẻ : “ Cô thấy khó quá con ạ! Làm sao mà nhớ các động 
tác, lại đúng nhạc nữa...” Các em còn an ủi tôi : “ Cô yên tâm, bọn em làm 
được”. Và quả thực, trong mỗi buổi tập các em say mê giúp đỡ các bạn còn 
cứng trong động tác, hướng dẫn tỉ mỉ lắm, chúng còn dạy cả tôi, làm tôi cuốn 
vào trò đó. Mà lúc đó và sau này những lời xuýt xoa “ Sao Thanh nhảy đẹp 
thế, dẻo thế...” làm cho em sung sướng. Từ đó tình đoàn kết ngày càng lên. 
Mỗi người vui vẻ giúp đỡ nhau những điểm yếu của mình trong cả hoạt động 
và học tập. 
- Giáo dục bằng tâm lý: 
GVCN cần tạo đựơc mối quan hệ gần gũi với các em, thật sự là chỗ 
dựa đáng tin cậy nhất sau cha mẹ của các em. Khi giao tiếp với các em 
GVCN phải luôn cởi mở, chân tình, vui vẻ dễ cảm hóa được các em.Khi có 
được mối quan hệ tốt các em sẽ thổ lộ những tâm tư tình cảm với GVCN mà 
không một chút ngần ngại. Những lời khuyên răn dạy bảo của GVCN sẽ có 
tác dụng lớn đối với các em.Nhiều lúc phải biết khích lệ các em hoặc lấy ví 
dụ từ chính bản thân để làm độ tin cậy với các em. 
Đây là quá trình cần lâu dài để tạo ra độ tin tưởng ở các em. Hãy luôn 
đóng vai trò là bạn của em. 
Ví dụ như em Nam học sinh lớp 6D của tôi từ năm đầu tiên tôi chuyển 
công tác về trường. Em là một HS yếu, viết chữ hay mất nét, thích chơi điện 
tử, hay chạy ra khỏi chỗ đặc biệt là rất hay đánh bạn với phương châm “ Lấy 
thịt đè người” (vì Nam tuy mới lớp 6 nhưng to cao vạm vỡ như thanh niên, có 
khi gấp đôi các bạn khác trong lớp). Trong mấy tuần đầu khi nhận lớp tôi đã 
thấy sự ngỗ nghịch của em nên càng để ý the dõi và kiểm tra nhiều hơn. 
Nhưng em chỉ ngồi yên trong tiết của tôi. Còn lại nhất là tiết toán do cô giáo 
còn trẻ, lại hiền nên em thường xuyên lấy lí do ra mượn bạn thước kẻ, bút chì 
hoặc com-pa...để ra khỏi chỗ trong giờ, ra cấu đứa này cái, vụt hay búng tai 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
16/37 
đứa khác cái, đứa nào mà tỏ thái độ không thích là bị dọa “ra chơi mày biết 
tay”; mà không bao giờ cần cô đồng ý hay không “mồm hỏi chân đã đi ra”! 
Nên trong giờ toán thật là vất vả cho cô và ngay cả trò khác cũng chán. Thế 
là trong tuần tiếp theo tôi làm biện pháp mạnh : dọa mời bố mẹ, đình chỉ nếu 
còn tiếp diễn, khi nào có tiết toán mà tôi trong giờ là tôi trở thành “thám tử” 
hoặc “giám khảo” dự giờ đột xuất của GV toán! Nhưng em cũng nắm được 
lịch của tôi, nên cũng ngồi yên trong tiết biết tôi có thể đi qua còn lại chưa có 
chuyển biến gì. Tôi phải gọi điện mời PH nhưng không ai nghe máy, đến tận 
nhà cũng chẳng có ai để nhắn đến gặp. 
Chưa biết giải quyết thế nào, bất chợt gặp Nam đang hí húi dưới bếp 
bắc nồi cơm lên bếp than tổ ong. Tôi chợt thấy em nhìn đáng thương làm sao, 
nhìn cậu bé mới thật hiền lành. Để cho Nam xong công việc, tôi mới lên tiếng 
: “ Nam à, có ai ở nhà không con?”. Một ánh mắt ái ngại vì biết tôi đến nhà 
và trông thấy sự tồi tàn của căn nhà, em đang chuẩn bị nấu cơm. Thế là tôi đã 
ngồi lại cùng trông nồi cơm cùng em, hỏi han về gia đình em. Lúc đó mới rõ 
hơn: cha mẹ em cách đây 3 năm đã thường xuyên cãi nhau vì bố đi lái tắc-xi 
nhưng có bồ bịch nên bỏ bê công việc, bán cả chiếc xe để đi chơi, chưa đủ về 
đòi bán đất của ông bà nội Nam...Đến năm ngoái vì không chịu được và bố 
Nam cũng muốn danh chính ngôn thuận đón cô gái kia về làm vợ nên hai bố 
mẹ đã li hôn. Nhưng rồi bố Nam còn mê mẩn cô gái đến mức đòi bán đất 
không được liền đuổi ông bà Nam xuống căn nhà cũ (vì căn nhà tầng của nhà 
Nam trước do được đền bù tiền ông bà xây cho và sang tên cho Nam – dưới 
sự giám hộ của bố Nam thôi). Thật trớ trêu! Thế nên Nam nói em thấy xấu hổ 
lắm, em không còn tâm trí để học. 
Đúng là cảnh đời lắm nỗi, không biết nói gì tôi an ủi Nam và mong con 
cố gắng vì mình và ít nhất vì ông bà. Lần đầu tôi nhìn thấy Nam ngân ngấn 
nước mắt, ánh mắt toát lên sự buồn mà vui, ánh mắt ấy mới hiền làm sao. 
Rồi càng tìm hiểu tôi còn biết em rất say mê đánh cờ tướng vì từ nhỏ 
em đã được ông nội dẫn đi trong những buổi ông dạy các anh chị tuyển thủ 
của xóm, làng ; xem trong các ngày hội làng đánh cờ người ; lúc nào cũng 
muốn học thật giỏi để ông dạy cho hết các nước cờ hay, làm thế nào phá 
được các nước cờ khó....Tôi nghĩ, nếu Nam giỏi được cờ tướng thì không lí 
nào không giỏi văn hóa được. Vì thế vào mỗi dịp có tổ chức thi các giải thể 
thao ở trường, huyện (trước) tôi đều ghi tên em và quả thực em đã mang về 
cho trường giải cao. 
Cũng từ đó em bắt đầu cố gắng hơn trong mọi hoạt động, đã dần tiến 
bộ, cuối kì còn được HSTT. 
 -Giáo dục bằng tập thể: 
Ở tuổi các em, bạn bè có một vị trí rất lớn trong mối quan hệ xã hội 
của các em, thường ở lứa tuổi này các em chưa ý thức được việc nào là cần 
thiết hơn, chính vì thế đa phần trong quan hệ với thầy cô giáo các em thường 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
17/37 
có biểu hiện bao che cho nhau, nhất là những khi đề cập tới các đối tượng 
học sinh cá biệt, mặc dù biết việc làm của bạn là sai, tuy vậy khi hỏi đến phần 
lớn các em đều trả lời một câu chung nhất( không biết) - đối với những em có 
quan hệ gần gũi với HS cá biệt, cũng có thể các em ngại không dám nói ra sự 
thật vì sợ sự đe doạ của các bạn...Nhưng phải nói rằng tất cả những suy nghĩ, 
những việc làm của các em cá biệt thì chính các em học sinh cùng lớp, cùng 
khối là biết rõ nhất. 
 Về vấn đề này GVCN cần khéo léo trong cách điều tra, có thể là điều 
tra bằng cách giao nhiệm vụ theo dõi tìm hiểu cho ban cán sự lớp hoặc một 
đối tượng HS đáng tin cậy nhất nào đó và sẽ trao đổi với các em bằng cách 
bảo mật thông tin. Thường thì những em này sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn 
tin chính xác nhất. Sau khi nắm được thông tin, phân tích tình hình, GVCN 
hướng dẫn các em gần gũi và giúp đỡ bạn, nên tạo được quan hệ tốt và nhất 
là tạo cho những em cá biệt có niềm tin với mình. Phải nói rằng trong quan 
hệ bạn bè các em sẽ bộc lộ rõ cá tính không e ngại. GVCN thường xuyên giữ 
mối quan hệ với các em này tìm hiểu những khó khăn khi phải thuyết phục 
HS cá biệt để tháo gỡ khó khăn cho các em, thường xuyên cung cấp biện 
pháp xử lý kịp thời những biến động của các đối tượng và động viên các em, 
tạo cho các em có niềm tin thuyết phục, giúp đỡ học sinh cá biệt tiến bộ. 
 Ví dụ: Em Nguyễn Văn Thịnh lớp 7 A5 do cô Đỗ Thị Hương chủ 
nhiệm là một HSCB, rất hay gây gổ và dường như đánh “ không thương tiếc” 
đối với các bạn bằng một “máu liều” đến nỗi hai ba bạn to con nhất lớp còn 
phải nể sợ dù em nhỏ con hơn nhiều. 
 Em rất hay gây sự bằng cách là ngáng chân các bạn khi các bạn đi qua 
lớp mình, bạn nào lên tiếng là Thịnh sửng cồ lên luôn và thế là xông vào 
đánh nhau. Rồi chẳng ai dám nói khi Thịnh làm điều gì quá đáng, bị đánh cho 
sưng hết cả môi vều ra, rách môi phía trong mà khi cô giáo hỏi thì bảo em bị 
ngã. Cô Hương đã rất vất vả để có thể tìm được câu trả lời thực, ban đầu là từ 
các HS khối trên nói ra vì Thịnh “ nổi tiếng” lắm. Điều này buộc cô Hương 
phải vào cuộc nhiều hơn. Cô đã phải một lần nhờ một bạn gây sự lại để cô 
chứng kiến được cuộc ẩu đả sắp diễn ra (được báo trước - vì cô biết rằng với 
tính hung hăng ấy thì chỉ cần một lí do nhỏ thôi cũng làm Thịnh tức và xông 
vào đánh nhau ngay.). Đến lúc này Thịnh mới nhận lỗi. 
 Qua điều tra, hỏi han cô Hương cũng mới rõ hơn vì Thịnh là HS nơi khác 
chuyển đến. Thịnh là con nhà giàu có lắm, nhưng bố Thịnh lại rất hay cục 
cằn, đánh mẹ Thịnh có lần còn phải đi khâu. Em cũng chịu những trân đòn 
của bố không kém. Vì vậy em muốn có sức mạnh để người khác sợ. 
 Bằng giáo dục tập thể, cô Hương đã mạnh dạn và trao đổi để Thịnh vạch 
lưng để các bạn xem những vết lằn roi. Và phân tích với lớp, Thịnh rằng ai 
đánh cũng bị đau cả, mình khỏe hơn người này nhưng có người khác khỏe 
hơn mình thì sao? 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
18/37 
 Từ đó Thịnh bớt dần và kiềm chế được mình, say sưa việc học hơn. Trở 
thành “ đại ca Dế Mèn cho các chị nhà Trò trước bọn nhện”, và từ đó biệt 
danh Thịnh Dế Mèn ra đời. Em vui vẻ chấp nhận nó. 
 - Kết hợp với phụ huynh học sinh: 
Một số GVCN trao đổi việc giáo dục học sinh cá biệt qua các cuộc 
họp phụ huynh học sinh chung của lớp, GVCN báo cáo kết quả rèn luyện của 
từng em và mời phụ huynh các đối tượng này ở lại để trao đổi riêng, tránh sự 
mặc cảm của phụ huynh.Ngoài ra GVCN còn trao đổi việc giáo dục các em 
qua việc đến thăm gia đình học sinh. Khi đến thăm gia đình học sinh, GVCN 
có thể tìm hiểu điều kiện sinh hoạt của gia đình và nắm được tình hình của 
các em ở nhà.Hay GVCN có thể trao đổi việc giáo dục học sinh cá biệt bằng 
phiếu liên lạc, tin nhắn qua sổ liên lạc điện tử. Ở một số lớp, GVCN quy định 
mỗi em có một sổ liên lạc giữa phụ huynh học sinh và GVCN lớp. Để tránh 
trường hợp các em giả mạo việc nhận xét vào sổ, đầu năm các giáo viên yêu 
cầu phụ huynh ghi đầy đủ thông tin và ký tên vào sổ, nộp cho GVCN, hằng 
tuần có việc cần thiết liên hệ với phụ huynh, GVCN sẽ ghi vào sổ để các em 
đem về trình với phụ huynh vào ngày thứ bảy và nộp lại cho GVCN vào thứ 
hai. Cách làm này cũng có thể thường xuyên trao đổi với phụ huynh và kịp 
thời giáo dục, chấn chỉnh những sai phạm của các em.Đối với một số trường 
hợp đặc biệt, GVCN cũng có thể gửi thông tin về gia đình học sinh thông qua 
mạng liên lạc điện tử. Cách làm này có tính chất cập nhật thông tin nhanh 
chóng, chính xác và qua đó giúp gia đình học sinh nắm bắt thông tin nhanh 
và có biện pháp phối kết hợp với GVCN để giáo dục học sinh kịp thời. 
- Kết hợp giáo dục qua giáo viên bộ môn: 
Như phần trình bày nguyên nhân trên, một phần biểu hiện cá biệt của 
các em là do quan hệ giữa giáo viên và học sinh chưa tốt, có em có những 
phản kháng đối với những hành động quá đáng của một vài giáo viên. ví dụ 
như có giáo viên dùng những lời quá nặng nề trong việc nhận xét học sinh 
không thuộc bài cũ, không hiểu được bài hay có những biểu hiện áp đặt, thiếu 
công bằng ... Để xác định chính xác cá biệt của học sinh từ nguyên nhân này 
hay không, GVCN thăm dò hỏi tất cả giáo viên dạy bộ môn của lớp để có 
biện pháp giáo dục thích hợp và cũng từ đó GVCN có thể góp ý ngay với 
giáo viên trong việc cần phải tôn trọng và công bằng trong đối xử với HS . 
Cũng có thể do tính cách cá biệt của các em, ở mỗi môn học em có một 
biểu hiện cá biệt khác nhau, GVCN tổng hợp các ý kiến để xác định nguyên 
nhân cơ bản. 
 Từ việc trao đổi trên GVCN tìm ra những ưu điểm của các em để động 
viên đồng thời lồng vào từng chút một những khuyết điểm của các em để 
nhắc nhở khắc phục. 
- Kết hợp với các ban ngành, các bộ phận trong và ngoài nhà trường: 
 + Kết hợp với tổ chức Đội thiếu niên: 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
19/37 
Đây là tổ chức chuyên về mảng giáo dục hạnh kiểm học sinh. Tổ chức 
này có ban chỉ huy liên chi đội, có đội sao đỏ thường xuyên theo dõi các hoạt 
động của toàn trường và từng lớp học, có một tổng phụ trách Đội chuyên 
trách tổ chức các hoạt động Đội và kịp thời xử lý những vi phạm của học 
sinh, hơn thế nữa có phong trào thi đua làm đòn bẩy nên thường các biện 
pháp luôn đạt hiệu quả giáo dục cao. 
 + Đối với đội cờ đỏ: GVCN yêu cầu các em ghi lại tên của tất cả 
những em vi phạm - có như vậy mới kịp thời có được thông tin và xử lý dứt 
điểm những vi phạm đựơc. 
 + Với tổng phụ trách Đội: GVCN thường xuyên giữ mối quan hệ chặt 
chẽ. Đề nghị TPT Đội tham mưu với chính quyền nhà trường và công an 
phường phối hợp tổ chức giáo dục các đối tượng học sinh cá biệt. 
2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng các biện pháp đã sử dụng 
2.3.3.1. Ưu điểm 
Nhờ có sự phối kết hợp nhiều biện pháp giáo dục khác nhau nên số lượng học 
sinh chưa ngoan trong trường mỗi năm một giảm. Tìm được nhiều tài năng 
cá biệt từ những HSCN. 
2.3.3.2. Tồn tại: 
Bên cạnh những kết quả khả quan mà thầy và trò nhà trường đã đạt 
được đặc biệt là việc giảm tỉ lệ học sinh cá biệt thì vẫn còn những em chưa 
cải tạo được hết, năm học 2015 - 2016 nhà trường đã buộc phải đuổi học 1 
năm với em Trần Đăng Tú lớp 6B. 
 Như vậy, giáo dục HSCN là một nghệ thuật, nghệ thuật dạy trẻ. Thầy, 
cô GVCN phải đóng nhiều vai: vừa là tác giả, vừa là đạo diễn, là diễn viên, 
khán giả thậm chí có lúc tự coi mình là học sinh. Làm thầy phải hiểu trò đang 
nghĩ gì, làm gì. Nếu thuở ấy mình là học sinh như bọn trẻ bây giờ mình thích 
thầy sẽ xử lý ra sao thì nay con trẻ cũng thế thôi. Phải biết rằng bài giảng là 
một “món ăn”, nếu nhàm chán, học trò sẽ bỏ “ăn”, bỏ học dẫn đến kết quả 
giáo dục của thầy kém hiệu quả. 
 Và tôi đọc ở đâu đó có người nói và kịp ghi chép lại làm kim chỉ nam 
cho mình: “ Quản lý, đào tạo, chăm sóc và giáo dục các học trò cá tính của 
tôi không khác gì chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp, người nghệ 
nhân phải tự tay làm tỉ mỉ, giàu cảm xúc sáng tạo, không thể làm ào ào 
như hàng công nghiệp sản xuất đại trà.”. 
Từ việc nghiên cứu các dạng HS cá biệt và những nguyên nhân dẫn 
đến tình trạng ấy cũng như nghiên cứu các biện pháp mà đồng nghiệp đã sử 
dụng,cũng tự mình thực hành ,tôi đã tìm ra những phương pháp tối ưu để 
từng bước cảm hoá giáo dục các em. 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
20/37 
CHƯƠNG III 
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN TIẾN BỘ 
Từ những thực tế trên, sau đây là một vài cách giáo dục của bản thân 
trong việc giáo dục HSCN tiến bộ mà tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp 
qua đề tài này. 
3.1: Định hướng đề xuất biện pháp cho việc thực hiện các biện pháp cụ 
thể của GVCN: 
* Xuất phát từ những biện pháp của các đồng nghiệp, định hướng của nhà 
trường, mỗi GVCN có những cách khác nhau áp dụng cụ thể cho từng lớp 
của mình. Riêng tôi, qua những điều trên, tôi thiết nghĩ mình cần phải có một 
số phẩm chất sau: 
3.1.1. Biết lắng nghe: Giáo viên chủ nhiệm luôn giữ mối quan hệ gần gũi, 
thân thiết với học sinh, đặc biệt là với học sinh chưa ngoan, hãy khuyến khích 
các em nói ra những điều mình nghĩ bằng nhiều cách khác nhau. “Lắng nghe 
và thấu hiểu” là điều mà các học sinh chưa ngoan thật sự rất cần ở giáo viên 
chủ nhiệm. 
3.1.2. Biết quan tâm: Giáo viên chủ nhiệm quan tâm bằng cách trò chuyện, 
hỏi thăm hoàn cảnh gia đình học sinh, về bạn bè thân của các em, biết được 
sở thích, cá tính cũng như thái độ, sự lễ phép của học sinh đối với người lớn. 
Kêu gọi và yêu cầu các học sinh khác trong lớp quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ 
bạn mình, không nên xem thường hay cô lập các bạn chưa ngoan đó. Dưới sự 
hỗ trợ của cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm luôn theo dõi được những biểu 
hiện hàng ngày của học sinh chưa ngoan, tránh được sự kết luận về vấn đề 
nào đó thiếu chính xác làm tổn thương đến tâm lý và tình cảm của các em. 
3.1.3. Có uy tín với học sinh và đồng nghiệp về chuyên môn và tư cách đạo 
đức, tác phong sinh hoạt: Giáo viên có tầm hiểu biết rộng rãi ngoài việc biết 
tốt bộ môn của mình, bao giờ cũng giải đáp được vấn đề học sinh đang qua 
tâm thì ảnh hưởng và uy tín của giáo viên sẽ tác động mạnh đến việc giáo dục 
đạo đức học sinh. Mặt khác, uy tín về tư cách đạo đức của giáo viên có ảnh 
hưởng rất lớn đến sự hình thành ý thức và hành vi của học sinh. Nếu được 
như vậy, chắc chắn rằng tầm ảnh hưởng của giáo viên chủ nhiệm đối với các 
học sinh chưa ngoan sẽ không nhỏ. 
3.1.4. Động viên và định hướng: Thông thường các học sinh chưa ngoan 
không định hướng được mình cần rèn luyện thế nào để giúp ích bản thân và 
hoàn thành nhiệm vụ học tập. Mặt khác, một trong những nguyên nhân chủ 
yếu làm học sinh chưa ngoan đều bắt đầu từ sự học kém, dẫn đến bất mãn, 
chán học rồi bỏ mặt mọi việc. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm là người 
giúp học sinh biết định hướng và động viên, khích lệ các em trên tinh thần 
“Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hãy tìm và 
tuyên dương những mặt tốt ở các em dù nhỏ thay vì cứ phê bình khi các em 
sai phạm. 
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tiến bộ 
21/37 
3.1.5. Là “Người bạn lớn”: Giáo viên chủ nhiệm hãy là “Người bạn lớn” của 
học sinh. Chính điều này làm cho học sinh chưa ngoan thấy mình không hề bị 
“bỏ rơi”, tình cảm thầy trò được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho 
những tâm sự, chia sẻ. Khi đó những lời động viên, những định hướng của 
giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao. 
3.1.6. Nghiêm khắc: Giáo viên chủ nhiệm tỏ ra nghiêm khắc với tất cả học 
sinh trong lớp, tôn trọng học sinh, xử lý mọi việc công bằng cho dù là cán bộ 
lớp hay học sinh chưa ngoan vi phạm. Như thế các học sinh chưa ngoan sẽ 
cảm thấy giáo viên chủ nhiệm đều tôn trọng mọi học sinh, không thiên vị, 
không hề “ghét bỏ” mình. 
3.1.7. Vui tính: Ngoài những điều trên, giáo viên chủ nhiệm cần phải có óc 
khôi hài, luôn vui vẻ với mọi người, kể cả học sinh chưa ngoan. Điều này 
giúp cho học sinh có cảm giác dễ gần với giáo viên, dễ sẻ chia tâm sự, mối 
quan hệ giữa thầy trò tránh được sự căng t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_chua_ngoan.pdf