Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1

a. Lí do khách quan:

Ngày nay sự thật hiển nhiên đã xảy ra rạn nứt trong quá trình giáo dục. Sự

phát triển của công nghệ thông tin cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo

dục về cả 2 mặt lợi và hại

Lợi ở đây là thông tin về giáo dục đưa phổ biến rộng rãi thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức ( phim ảnh, thời sự,

chương trình văn nghệ .)

Song song với những lợi ích trên đó là những tác hại không nhỏ do không

kiểm soát hết được các nội dung thông tin nên bị rò rỉ những thông tin xấu đến

với người xem, người nghe( đặc biệt là trẻ em chưa ý thức được cái mình đang

xem là tốt hay xấu)

Do vậy giáo dục phải dựa vào những điều kiện sẵn có để đề ra biện pháp

giáo dục thích hợp, nhất là giáo dục đạo đức. “ Rèn đức, luyện tài” – Lời Bác Hồ

khuyên còn đó. Giờ đây , trước những cám dỗ vật chất luôn vây quanh thì công

việc đó lại càng quan trọng hơn gấp bội lần cho thế hệ học sinh của chúng ta.

pdf 15 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1703Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bài, phân tán khả năng 
chú ý của các em, không hiểu trọn vẹn bài học) 
*Về tác phong; 
Yêu cầu học sinh lễ phép với người trên, kính trọng thầy cô, hòa nhã với 
bạn bè, đoàn kết thương yêu với các bạn trong trường, yêu trường, yêu lớp 
* Các mặt khác 
Xây dựng ý thức bảo vệ của công ( không bẻ cây, hái hoa, vẽ bẩn) tuân 
thủ luật đi đường, vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể, Tôi luôn theo sát kịp 
thời phát hiện, chấn chỉnh ngay các hành vi sai lệch, tạo cho các em có nếp sống 
văn minh, văn hóa. Rèn luyện thói quen làm việc nghiêm túc, tinh thần tự giác, 
tích cực, giờ nào việc ấy 
Ngoài ra, tôi còn thực hiện các biện pháp liên quan đến giáo dục cho các 
em: 
Xây dựng lớp thành một tập thể vững mạnh cũng là một biện pháp giáo 
dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với giáo dục đạo đức. Thông qua tập thể, Tôi 
rèn cho học sinh tính tổ chức, ý thức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. Tình đoàn 
kếtTập thể này vững mạnh là môi trường giáo dục tốt. Chính trong môi 
trường này các em được lĩnh hội, khắc sâu, đầy đủ. Các em tự giác tu dưỡng, rèn 
luyện, cố gắng vươn lên về mọi mặt cho kịp ngang bằng với các bạn trong lớp. 
Do đó ưu điểm được phát huy mạnh mẽ, các biểu hiện sai lệch bị loại bỏ. 
Xây dựng cho các em tình yêu thương, đoàn kết, quan tâm lẫn nhau 
Tổ chức các giờ họp mặt, tâm sự để tìm hiểu về hoàn cảnh tâm tư của các 
bạn cùng tổ, cùng nhóm 
Tổ chức thăm hỏi giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn của cuộc sống, trong học 
tập, lao động 
Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa (vui chơi, tham quan xung quanh trường, 
giải trí tập thể) 
Lôi cuốn học sinh vào các hoạt động lớp, Sao Nhi đồng để giúp các em 
hoàn thiện nhân cách cá nhân. Dựa vào các nội dung thi đua hoạt động của 
trường tổ chức cho học sinh tham gia. Tôi khơi dậy tư tưởng của học sinh mình 
làm cho các em tích cực, hăng hái tham gia mọi phong trào được tổ chức. 
Tổ chức thi đua “ Vở sạch chữ đẹp” đã nhen lên trong tâm hồn các em sự 
hứng khởi, tạo không khí thi đua sôi nổi, lòng tin vào chính mình. Qua đó các 
em có biểu hiện tình đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tiến bộ. Nhắc nhở bạn từ 
cách ngồi viết, đến việc nhắc bạn viết chữ đẹp hơn, rồi cao hơn là cùng nhau giải 
5 
bài tập khó- Khi tổ chức thi đua tôi cần chú ý một số điểm cho chính mình để 
phù hợp với các em. 
- Xác định mục tiêu cụ thể vừa sức với học sinh. 
- Đôn đốc sát sao vì thế đã duy trì khí thế thi đua 
- Sơ kết đều đặn, kịp thời biểu dương khen ngợi, uốn nắn những lệch lạc 
trong thi đua 
- Dùng nhiều hình thức hấp dẫn tổ chức thi đua 
- Chú ý bồi dưỡng và trao dồi các gương điển hình 
- Từ đó, sự tự giác phấn đấu vươn lên góp phần giữ vững, phát huy những 
giá trị tốt đẹp 
Biện pháp 2: Tiến hành giáo dục nâng cao và hoàn thiện: 
Khi học sinh đã tạm đi vào nề nếp tôi bắt đầu nâng cao mức độ giáo dục, 
yêu cầu, đòi hỏi cao hơn đối với các em. Tôi cho các em củng cố lại 5 Điều Bác 
Hồ, 5 nhiệm vụ của học sinh, tiếp tục dạy tiếp 5 phẩm chất học sinh để lập 
thành một hệ thống đạo đức hoàn chỉnh. Đó là: 
NĂM ĐIỀU BÁC HỒ DẠY 
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. 
2. Học tập tốt, lao động tốt. 
3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tôt. 
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. 
5. Khiêm tốn thật thà dũng cảm. 
NĂM NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH 
1.Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập: chấp hành nội quy 
nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập 
2. Hiếu thảo với cha mẹ; ông bà; kính trọng lễ phép với thầy giáo, cô 
giáo; nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, người 
khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn 
3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân. 
4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp, giữ gìn, bảo 
vẹ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện 
trật tự an toàn giao thông. 
5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường của địa 
phương. 
CÁC PHẨM CHẤT CHỦ YẾU CẦN PHÁT TRIỂN CHO HỌC SINH 
1. Yêu nước 
2. Nhân ái 
3. Chăm chỉ 
4. Trung thực 
5. Trách nhiệm 
Tôi giảng giải các phẩm chất và nêu lên yêu cầu từng phẩm chất để học 
sinh thực hiện. Kế đến tôi lại giao nhiệm vụ cho các em tự quản lý với nhau, các 
tổ theo dõi, kiểm soát lớp, cuối tuần báo cáo kết quả cho lớp trưởng để trình lại 
6 
cho cô. Bằng hình thức này, tôi thấy các em từng bước tiến bộ hơn vì sự quản lý 
giữa các em với nhau sẽ sát sao hơn so với cô chủ nhiệm. Lớp học đi dần vào 
qui củ, gánh nặng của giáo viên chủ nhiệm cũng vơi dần 
Dù vậy ở giai đoạn này, công việc tìm hiểu về học sinh vẫn còn tiếp tục 
nhưng ở góc độ khác. Lần này tôi đi sâu, tỉ mỉ, toàn diện hơn. Đồng thời tôi đưa 
ra các chủ trương giáo dục, nêu rõ để học sinh hiểu và sẵn sàng thực hiện đúng 
theo yêu cầu đạo đức cô đặt ra. 
Tôi lại cho lớp với không khí thoải mái, tự nhiên như ở một đại gia đình 
vẫn đảm bảo nghiêm túc, kỉ cương. 
Dù vậy tôi cũng không quên chăm sóc cho học sinh của mình. Tôi kiên 
trì, bền bỉ theo dõi, cố gắng khắc phục dù chỉ các lỗi nhỏ nhặt một cách kịp thời. 
Với các sai phạm tôi đưa ra cách xử lí khác nhau tùy mức độ nhưng chỉ 
nhằm làm cho các em nhớ mà không tái phạm chứ không làm cho các em sợ hãi 
mất tinh thần. 
Có một mẩu chuyện khá lí thú về việc làm theo chuẩn mực đạo đức đó là: 
Vì sao khi chào hỏi lại phải gật đầu? 
Học sinh nghe câu hỏi này có vẻ lúng túng suy nghĩ, tôi từ tốn nói: Các 
em hãy so sánh một bông lúa nặng bông do được chăm sóc tốt có hạt căng tròn, 
đạt chất lượng cao thì bao giờ cũng rũ xuống còn với một bông lúa nép hạt, chất 
lượng kém do không được chăm sóc tốt, hoặc do môi trường xấu thì luôn luôn 
thẳng đứng. Ở đây muốn nói các em cũng như những bông lúa nặng hạt nêu 
trên. Thực tế các em ai cũng được cha mẹ, thầy cô chăm sóc, dạy bảo tốt. Vì vậy 
khi chào hỏi thầy cô, hay phụ huynh hoặc người lớn tuổi, các em nhớ phải gật 
đầu khẽ chào, có như thế mới là con ngoan, trò giỏi được không nào! Cả lớp 
chừng như sôi nổi và hứa làm theo lời cô để được cô khen. 
Trở lại việc giáo dục đạo đức cho học sinh của tôi. Cùng tồn tại với khen 
thưởng là trách phạt như: phạt quét lớp, chăm sóc cây xanh trong lớp học. Tôi 
luôn tỏ ra nghiêm khắc mà mềm mỏng. Biểu hiện thái độ buồn phiền, rất xót xa 
khi phải phạt học sinh để các em nhận ra cái lỗi của mình. Đồng thời có sự an ủi, 
động viên, khuyến khích với những em phạm lỗi để em đó không tái phạm nữa. 
Vào lớp trong giờ học, tôi đưa ra khẩu hiệu “ chăm chú nghe giảng, hăng 
hái phát biểu ý kiến” khuyên các em cố gắng học thật tốt tránh hiện tượng lơ là 
làm việc riêng, nói chuyện trong giờ học cho học sinh bằng cách phân công 
trưởng bàn quản lí các bạn trong bàn mình. Bạn nào vi phạm sẽ phải trực nhật 
lớp. 
Giờ chơi, tôi tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí xung quanh các chủ 
đề về đạo đức( ai làm việc tốt trong tuần, em đã làm tốt điều gì..) Đồng thời, 
quan sát theo dõi để phát hiện kịp thời những thiếu sót, sai trái mà chấn chỉnh 
kịp thời. Khuyên bảo các em nên tổ chức chơi sao cho thật khoa học, bổ ích. 
Tránh tình trạng gây cãi nhau, làm mất tình thân ái, đoàn kết, trong tập thể lớp 
bằng nhiều phong trào thi đua giúp bạn mọi mặt như giải toán, đọc bài, cho bạn 
mượn dụng cụ học tập. 
Song giáo dục cho học sinh, tôi củng cố thực hiện thật nghiêm chỉnh 
những gì mình đã nói, mọi việc phải nhất nhất mẫu mực, luôn gần gũi giúp đỡ 
các em. Với gia đình, tôi tranh thủ những lúc phụ huynh đưa đón con về để trao 
7 
đổi ngắn về các nội dung của trường đề ra, tìm hiểu thêm về sự giáo dục ở nhà. 
Qua trao đổi, tôi gợi ý cho họ những ý kiến nhỏ về tầm quan trọng của công việc 
này. Giới thiệu một số nét giáo dục cần quan tâm( chọn những câu chuyện hay 
đọc cho các em nghe, nhắc nhở các em làm việc tốt, tạo cho các em có những 
hành vi tốt) 
Hơn nữa tôi cũng thông báo vài điểm về tình hình đạo đức của con họ để 
gia đình có biện pháp giáo dục thêm cho các em. 
Với Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong 
Tôi liên hệ, gợi ý để các thầy cô thống kê lại những gì còn tồn đọng, giúp các 
em thấy rõ mà sửa chữa, khắc phục. Đồng thời nêu lên những gương điển hình 
tiên tiến trước toàn trường làm cho những em được khen hãnh diện về hành vi 
của mình. Riêng học sinh khác có sự háo hức được khen, biểu dương như bạn 
mình. 
Trong giao tiếp hằng ngày tôi sưu tầm những bài hát, câu thơ, câu chuyện 
về “ chăm ngoan, lễ phép” để truyền lại cho các em, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho 
các em tập luyện thành thói quen. 
Biện pháp 3: Giáo dục nội khóa 
Trong các giờ học, ở từng phân môn tôi đều vận dụng hết các điều có thể 
trong phạm vi cho phép của bài học để giáo dục tư tưởng, rèn luyện đạo đức cho 
các em.Giúp các em thấy được tầm quan trọng, yêu cầu, ý nghĩa sâu xa của bài 
học từ đó thực hiện theo cho đúng 
Thêm vào đó là việc tiến hành luyện tập, thực nghiệm bài học, tôi tạo cho 
học sinh mối liên hệ giữa bài học và thực tế. Từ đó các em có động cơ hoạt động 
tích cực. 
Riêng giờ sinh hoạt, tôi tổ chức cùng kể chuyện nhau nghe để cùng các 
em thi nhau kể những câu chuyện hay, lý thú vừa tạo cho các em cảm nhận được 
cái đẹp cuộc sống vừa cung cấp thêm những chuẩn mực hành vi đạo đức giáo 
dục, sửa chữa, rèn luyện cho các em từng hành vi nhỏ. 
VD: Dùng hai tay để trao, nhận vật gì đối với người lớn, gọi dạ bảo 
vângkhuyên nhủ các em về tính cẩn thận, ý thức giữ gìn đồ dùng học tập. 
Qua các cách thức, biện pháp trên của giáo viên chủ nhiệm cho thấy có 
những điều mà mỗi người giáo viên cần biết đến, cần học hỏi để giáo dục tốt 
hơn cho lớp của mình. 
Tuy nhiên, đó chỉ là những cái mà học sinh phải làm còn giáo viên chủ 
nhiệm thì sao? 
Theo tôi “Muốn giáo dục học sinh thì trước tiên ta phải xem lại mình đã, 
mình đã tốt chưa, làm được như lời mình nói hay chưa mà bảo các em làm 
đúng” 
Vì thế mỗi thầy, cô giáo phải tự hoàn thiện mình để học sinh nhìn nhận đánh giá 
người thầy với thái độ:“Trọng thầy vì đạo đức của thầy","Phục thầy vì kiến 
thức của thầy", "Quý mến thầy vì lòng độ lượng của thầy”. 
Như thế, cái cần thiết để giáo dục thành công là vừa hoàn thiện mình thêm 
vừa giáo dục học sinh. Có như thế mới xứng đáng là thần tượng của trẻ nhỏ, mới 
có được niềm tin nơi trẻ thì giáo dục sẽ dễ dàng hơn. Cô giáo là tấm gương sáng 
nhất để học sinh soi mình vào đấy mà làm sáng mình theo. Những việc làm tốt 
8 
hằng ngày của giáo viên sẽ được học sinh “ bắt chước” theo ngay. Vì thế ở mọi 
tình huống giáo viên luôn gương mẫu và ứng xử tốt. 
Trong những lúc rảnh rỗi, tôi thường hòa mình cùng lớp với những hoạt 
động vui chơi ( kết bạn, đèn xanh đèn đỏ, đóng kịch ai tốt, ai xấu, múa 
hátTrong các trò chơi đều mang một ý nghĩa giáo dục cụ thể ( giúp các em 
đoàn kết, thương yêu nhau, gắn bó với nhau hơn, giúp phân biệt được cái tốt, cái 
xấu trong trò chơi, để từ trò chơi các em có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống 
của mình) 
Hay mỗi tuần, với việc dạy môn đạo đức, tôi phát động phong trào thi đua 
làm theo chủ đề nhằm tạo cho học sinh thực hành, áp dụng từ bài học vào đời 
sống hằng ngày. Tập luyện dần các chuẩn mực đạo đức cần có của người học 
sinh. 
Với mỗi hình thức để tạo thói quen tốt cho học sinh, tôi đều có nhận xét, 
nêu gương điển hình tốt nhất để cả lớp làm theo. Đồng thời tôi hệ thống lại 
những việc cần ghi nhớ, thực hiện để khắc sâu vào tâm trí các em. 
GV cần có những cách thức khác nhau để thu hút học sinh, cần có một 
hiệu lệnh báo rằng đã đến lúc học sinh phải tập trung làm việc. Lúc học sinh làm 
ồn giáo viên không cố để nói to hơn, át học sinh mà phải làm điều ngược lại: 
đứng lặng và ra hiệu “ suỵt”. Hãy dùng tất cả các ngôn ngữ cơ thể để học sinh 
nhận thấy giáo viên đang hướng về các em và chú ý chỉ giao nhiệm vụ, nêu yêu 
cầu của hoạt động khi mắt đã kết nối với học sinh. Lúc giao nhiệm vụ, luôn nhìn 
vào mắt học sinh với ánh mắt thân thiện, khích lệ. Không cho phép GV lên lớp 
chỉ cốt nói những điều thầy định nói mà không chú ý gì đến phản ứng của HS. 
Không vội vàng giao nhiệm vụ khi học sinh chưa chuẩn bị được tâm lí vào cuộc 
giao tiếp. 
Phối hợp với giáo viên bộ môn: Chú ý đến mọi đối tượng học sinh, để tận 
tình giúp đỡ các em tiếp thu tốt nhất kiến thức mình truyền đạt. Tích cực nâng 
cao chất lượng giờ dạy, chú trọng yêu cầu hiệu quả việc lồng ghép nội dung giáo 
dục đạo đức cho học sinh trong môn học, giờ học có vị trí quan trọng đối với 
việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, đạo đức về 
quyền và nghĩa vụ công dân sẽ giúp học sinh có thái độ tích cực và thực hiện 
những hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức. 
 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Giúp giáo viên áp dụng một số phương pháp, biện pháp trong công tác 
chủ nhiệm. Từ đó có hướng đi đúng đắn cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh 
hiện nay và mai sau. 
Đề tài có thể triển khai và áp dụng được trong các trường Tiểu học nói 
chung và trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc nói riêng. 
6. Kết quả đạt được: 
Với các biện pháp trên, tôi đã đạt được một số kết quả rất khả quan. Hầu 
hết học sinh đều học tập nghiêm túc, có những tiến bộ trong các hành vi, thói 
quen hằng ngày, có nhiều em nhặt được của rơi( bút chì, bút mực, tẩy, phấn, ..) 
đã trả lại cho bạn hoặc nhờ cô trả, tuyệt đối lễ phép với người lớn, ngoan, vâng 
lời. 
9 
 Năm học: 2019 – 2020 về năng lực phẩm chất đạt 100%. 
Học kì I năm học: 2020 – 2021 về năng lực, phẩm chất đạt 100%. 
Có một việc làm của học sinh lớp1 mà tôi chủ nhiệm thấy rất vui đó là: 
Qua bài dạy Tập đọc Gửi lời chào lớp Một, khiến các em học sinh liên hệ ngay 
vào thực tế, đã bảo nhau viết lên những dòng suy nghĩ để gửi cho tôi vào buổi 
tổng kết lớp như sau: 
 Con phải xa cô rồi con hứa với cô con sẽ học giỏi và ngoan còn con chúc 
cô mạnh khỏe ( cô giáo kính yêu) con Hoàng Linh. 
Và em Kiều Uyên lại viết Kiều Uyên kính tặng cô: Chúng con phải xa cô 
rồi tạm biệt cô nhé, con chúc cô mạnh khỏe, từ hồi con mới vào học cô đã dạy 
con từng điều hay, con sẽ hứa con sẽ vâng lời cô. 
Còn em Thúy Ngân lại viết: Chúng con phải xa cô rồi con sẽ nghe lời cô, 
con sẽ luôn bên cô mà, con chúc cô mạnh khỏe. 
Em Trúc Vy lại viết: Cô giáo của con, con rất nhớ cô vì con xa cô rồi. 
Em Hồng Ngọc viết tiếp: Con sẽ xa cô rồi con rất nhớ kỉ niệm con và cô 
học cùng lớp. Tiếp theo là em Ngọc Diệp viết: Cô giáo của con ơi, cô đã dạy 
con. Từ bài học, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, cô Thơm dạy dạy con vui 
lắm. Ai mà ngoan ngoãn thì thầy cô cũng quý mến. Con cảm ơn thầy cô, chúc cô 
luôn mạnh khỏe. 
Và gần đây vào giờ ra chơi có em Thành Lâm nói cô ơi! Con khát nước, 
tôi kịp thời đưa chai nước của mình đang dùng cho em uống, em ấy lễ phép cầm 
hai tay và nói con cảm ơn cô ạ! Thấy thế bạn Như Thảo đứng cạnh liền bảo: Sao 
cô thương tụi con quá à! Nghe em nói tôi rất vui và hạnh phúc khi học trò cảm 
nhận được sự quan tâm của thầy cô, đúng như câu nói : “Cho đi là còn mãi” 
Tôi nhận thấy những tình cảm, những lời nói chân tình, thơ ngây của các 
em thể hiện qua những dòng chữ viết còn sai lỗi chính tả, thế mà lại thắm đượm 
tình thầy trò. 
Phong trào vượt khó vẫn không ngừng phát triển. Cảm động nhất là có 
nhiều em quên đem bút, tức thì các em khác có dư bút cho mượn ngay. Lắm lúc 
các em còn tranh nhau cho bạn mượn. Hay việc bạn bị ngã đã nâng đỡ bạn đứng 
lên dịu dàng. 
Hầu hết các học sinh trong lớp đã thực sự chuyển biến về thói quen đạo 
đức, các em có tinh thần vươn lên, để tốt hơn, ngoan hơn. Tình cảm bạn bè trong 
lớp ngày một thân thiết và bền chặt hơn 
Gương “người tốt, việc tốt” ngày một tăng lên và mất hẳn biểu hiện xấu. 
Với phụ huynh, cũng có một số người đã hiểu và kết hợp với trường, với 
giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời giáo dục cho con em mình. Việc chú ý, quan 
tâm đến quá trình phát triển nhân cách, đạo đức đã có biểu hiện tốt. 
Theo lời kể của một số phụ huynh nói: Khi tôi trao cho con vật gì, nếu 
con chỉ nhận một tay với vẻ không cung kính, hoặc việc đi học hoặc về không 
chào hỏi, vòi vĩnh mẹ mua quà vặt.tức thì tôi bảo: Cô giáo dạy con phải như 
thế nào? Con tôi bẽn nẽn và tròn xoe mắt nhưng rồi hiểu ra liền thay đổi ngay 
hành động của mình. 
Trong học tập, lao động em nào tích cực, chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn bè 
và có tiến bộ tôi thưởng một logo con gấu có ghi xuất sắc hoặc rất tốt vào tiết 
10
sinh hoạt lớp. Các em sẽ rất vui và cùng nhau thi đua trong học tập, lao động. Có 
một niềm vui nho nhỏ xin chia sẻ với quý thầy cô đó là: Phụ huynh trong lớp đã 
nhắn tin Cô ơi em Đức được logo Xuất sắc mừng quá cô ạ, cười không ngủ được 
em Đức nói đây là thành tích cao nhất trong môn Toán con cố gắng nhiều lắm 
nay con mới đạt được con vui quá mẹ ơi, phụ huynh tiếp lời Cảm ơn cô nhiều 
lắm luôn, còn phụ huynh em Quang Đăng cũng nhắn tin kể con cũng rất phấn 
khởi thấy thích thú học bài ở nhà khi con được tặng lo go rất tốt, cảm ơn cô vì 
điều này. Như vậy nề nếp học tập của cả lớp sẽ tốt hơn và công việc giảng dạy 
sẽ thuận lợi rất nhiều. 
Tôi luôn lắng nghe những thắc mắc của các em. Công việc tôi giao trên 
tinh thần thầy phân công - trò hợp tác để các em thấy được công việc mình làm 
là không bắt buộc. Tôi luôn khuyến khích các em mạnh dạn kiến nghị, đề xuất. 
Nếu hợp lí tôi làm theo cách của các em. Như vậy các em sẽ thấy vai trò của 
mình thật quan trọng và các em càng cố gắng hơn. 
Điều này cho thấy, nếu không phối hợp chặt chẽ của gia đình – Nhà 
trường ( chưa kể đến xã hội) thì có lẽ học sinh chúng ta chưa hẳn đã thực sự 
ngoan như thực tế ở trường mà ta cảm nhận. 
Đạt được kết quả trên làm cho tôi rất vui, một thứ tình cảm là lạ chợt xuất 
hiện trong tôi khi nhận được kết quả đó. Tôi nghĩ có lẽ đó gọi là ‘ tình yêu nghề, 
mến trẻ’ mà người ta thường hay nhắc đến. Và tôi chợt nghĩ vai trò của một giáo 
viên chủ nhiệm chắc chắn sẽ không nhỏ trong quá trình giáo dục đạo đức cho 
học sinh chúng ta. 
7. Bài học kinh nghiệm 
Khi giáo dục cần vận dụng uyển chuyển, đa dạng, phong phú các phương 
pháp giáo dục, không nên xem nhẹ một biện pháp nào để để rồi quá đề cao một 
cách thức nào. Muốn học sinh có đạo đức tốt thì giáo viên nâng cao phẩm chất 
của chính mình trước. Từ đó học sinh mới có gương tốt ở thầy cô mà noi theo. 
Để kịp thời tiếp cận chương trình GDPT mới 2018. Do đó mỗi giáo viên 
cần nâng cao năng lực của mình trong công tác quản lí lớp học và chủ động vận 
dụng các PP mới để giảng dạy: tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng 
khoa học công nghệ vào mỗi bài giảng sẽ khiến mỗi tiết học là một giờ vui với 
học sinh. Qua đó ít nhiều sẽ phát triển được năng lực, phẩm chất cho các em. 
Điều đặc biệt cần chú ý là giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ có ở 
nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp dạy học. Thay vì là người ban 
phát kiến thức, thì gv sẽ là người đồng hành cùng HS đi tìm kiến thức, thay vì 
thuyết giảng những quy tắc ứng xử, giao tiếp, văn hóa, đòi hỏi giáo viên phải 
xây dựng được hình ảnh bản thân là nhân vật giao tiếp mẫu mực, thân thiện, hợp 
tác. 
Đối với lớp của tôi sĩ số khá đông, tôi đã chia nhỏ nhóm đối tượng HS để 
uốn nắn hướng dẫn kịp thời cho các em, giai đoạn đầu tôi không ghi nhận xét 
nhiều vào vở mà trực tiếp giúp đỡ các em khi gặp khó khăn, GV chú ý ghi nhận 
tuyên dương các em dù tiến bộ nhỏ nhất qua việc thưởng logo học tập: xuất sắc, 
rất tốt, cần cố gắng, đồng thời tôi phải chuẩn bị cả một số gôm tẩy , bút chì.. để 
giúp đỡ các em khi cần. 
11
Tôi nhận thấy CTGDPT mới 2018, cần chú ý đến việc tạo mối quan hệ tốt 
giữa trò với trò. Khi các em hiểu nhau thì sẽ hợp tác trong mọi công việc. Khi 
tham gia các trò chơi vận động hoặc các hoạt động học tập tôi thường cho các 
em tham gia tập thể để các em có tinh thần đoàn kết và hiểu nhau hơn. Giáo viên 
cần nói ít đi để học sinh được nói nhiều hơn với hàm ý thầy cô nên dành nhiều 
thời gian cho HS suy nghĩ để dạy được cho học sinh chuyển từ việc: Học xong 
biết cài gì sang học xong biết làm gì, vì vậy mỗi giáo viên luôn cố gắng thay đổi 
nhiều điều trong cách dạy học so với trước đây. 
Tôi thường xuyên tranh thủ thời 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sin.pdf