5.2. Nội dung sáng kiến:
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, nhân viên các thầy
cô phụ trách và đội viên, nhi đồng toàn liên đội về hoạt động câu lạc bộ văn
nghệ, thể dục thể thao. Tổ chức các buổi tập huấn cho ban chỉ huy liên chi đội
và giáo viên phụ trách sao chi.
- Biện pháp 2. Các bước cơ bản cần chuẩn bị trước khi thực hiện hoạt
động thể dục giữa giờ và múa sân trường:
a. Xác định mục tiêu:
Để có một buổi múa sân trường, thể dục giữa giờ nghiêm túc, hay và hiệu
quả, theo tôi trước hết Tổng phụ trách Đội cần xác định được vấn đề:
Đối tượng thực hiện: đối tượng thực hiện chủ yếu là các em học sinh.
Mục tiêu: mục tiêu của hoạt động là giúp ích cho các em như thế nào, có ý
nghĩa giáo dục ra sao.
Cần tìm bản nhạc phù hợp mà vui tươi, hứng khởi thu hút các em, động
tác phù hợp với lứa tuổi học sinh.
b. Công tác chuẩn bị:
+ Đối với người dạy múa:
- Học thuộc, nắm vững điệu múa.3
- Biết chọn ra những động tác chính của điệu múa, nghiên cứu cách tập
tốt nhất giúp các em mau thuộc điệu múa.
- Chuẩn bị những phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc dạy múa.
- Trang phục, đầu tóc, dày dép gọn gàng tiện lợi cho việc thao tác động
tác khi dạy múa.
- Phong cách hướng dẫn vui, cởi mở, trình bày diễn giải động tác ngắn
gọn, mạch lạc rõ ràng trong khẩu lệnh hô đếm động tác.
Phối hợp giáo viên phụ trách sao chi, ban chỉ huy liên chi đội tập thuộc
động tác.
+ Các em học múa:
Người dạy múa chuẩn bị cho các em có tâm thế sẵn sàng tập múa như:
Giới thiệu điệu múa gắn với các hoạt động Đội sẽ tổ chức cho các em trong thời
gian tới, có yêu cầu cụ thể với từng đơn vị trong tập luyện để giúp các em có ý
thức tập múa.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Tôi ghi tên dưới đây: 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Biện pháp duy trì và nâng cao chất lượng múa sân trường, thể dục giữa giờ” 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Thị Hoa, giáo viên trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : Từ ngày 10 tháng 09 năm 2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: - Tôi chọn biện pháp này vì chúng chưa từng được áp dụng ở trường mà Tôi đang công tác. Vui chơi, múa hát là một hoạt động rất gần gũi với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Thông qua vui chơi, múa hát thì trí tuệ của các em được phát triển hình thành khả năng phân tích , phát hiện và cảm nhận thế giới xung quanh. Trong khi vui chơi, múa hát các em có thể suy nghĩ, tìm tòi, tưởng tượng và thể hiện mình trước đám đông, trước tập thể. Các em hoạt động sôi nổi, hết mình và chủ động bộc lộ những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Chính vì lẽ đó việc tổ chức vui chơi, múa hát cho thiếu nhi có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi trước hết Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Dương Thị Hoa 17/07/1989 Trường TH Nguyễn Bá Ngọc Giáo viên CĐSP Mỹ thuật 100% 2 đó là môi trường, là phương tiện giáo dục các phẩm chất đạo đức cho các em. Trên cơ sở cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên và xã hội, phát triển các năng lực, trang bị các phương pháp, kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát triển tình cảm, thói quen đức tính tốt đẹp của con người. Cùng với các kiến thức của các môn học mà các em đã được học trên lớp thì việc tổ chức hoạt động vui chơi, múa hát còn nhằm giúp cho các em nắm bắt được một số khái niệm, cách tổ chức vui chơi, múa hát và bước đầu làm quen với các trò chơi, các bài múa đơn giản mang tính giáo dục cao. Thông qua hoạt động vui chơi, múa hát giúp cho các em có được tính sáng tạo, thông minh và nhanh nhẹn. Ngoài ra, còn giúp cho các em phát triển một cách toàn diện về thể lực và ngày càng hoàn thiện hơn về nhân cách của mình, học sinh tự tin tham gia hoạt động thể dục giữa giờ cũng như múa hát sân trường, luôn phấn đấu, thi đua để đạt thành tích học tập và rèn luyện cao, thể hiện năng kiếu, nhu cầu của bản thân một cách thiết thực. Nhằm chọn và phát hiện những em có năng khiếu múa hát vào đội văn nghệ của trường đây là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt, học tập hàng ngày của các em: “Học mà chơi Chơi mà học”. Chính vì thế tôi chọn sáng kiến "Biện pháp duy trì và nâng cao chất lượng múa sân trường, thể dục giữa giờ” 5.2. Nội dung sáng kiến: - Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, nhân viên các thầy cô phụ trách và đội viên, nhi đồng toàn liên đội về hoạt động câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao. Tổ chức các buổi tập huấn cho ban chỉ huy liên chi đội và giáo viên phụ trách sao chi. - Biện pháp 2. Các bước cơ bản cần chuẩn bị trước khi thực hiện hoạt động thể dục giữa giờ và múa sân trường: a. Xác định mục tiêu: Để có một buổi múa sân trường, thể dục giữa giờ nghiêm túc, hay và hiệu quả, theo tôi trước hết Tổng phụ trách Đội cần xác định được vấn đề: Đối tượng thực hiện: đối tượng thực hiện chủ yếu là các em học sinh. Mục tiêu: mục tiêu của hoạt động là giúp ích cho các em như thế nào, có ý nghĩa giáo dục ra sao. Cần tìm bản nhạc phù hợp mà vui tươi, hứng khởi thu hút các em, động tác phù hợp với lứa tuổi học sinh. b. Công tác chuẩn bị: + Đối với người dạy múa: - Học thuộc, nắm vững điệu múa. 3 - Biết chọn ra những động tác chính của điệu múa, nghiên cứu cách tập tốt nhất giúp các em mau thuộc điệu múa. - Chuẩn bị những phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc dạy múa. - Trang phục, đầu tóc, dày dép gọn gàng tiện lợi cho việc thao tác động tác khi dạy múa. - Phong cách hướng dẫn vui, cởi mở, trình bày diễn giải động tác ngắn gọn, mạch lạc rõ ràng trong khẩu lệnh hô đếm động tác. Phối hợp giáo viên phụ trách sao chi, ban chỉ huy liên chi đội tập thuộc động tác. + Các em học múa: Người dạy múa chuẩn bị cho các em có tâm thế sẵn sàng tập múa như: Giới thiệu điệu múa gắn với các hoạt động Đội sẽ tổ chức cho các em trong thời gian tới, có yêu cầu cụ thể với từng đơn vị trong tập luyện để giúp các em có ý thức tập múa. * Thực hành dạy múa: - Người dạy giới thiệu điệu múa, làm mẫu động tác. - Hướng dẫn các em tập những động tác chính của điệu múa theo thứ tự từng động tác từ đơn giản đến phức tạp. - Tập cho các em từng câu, đoạn múa ngắn gọn gắn với đội hình cụ thể. - Giúp các em thực hiện nối các công đoạn múa ngắn lại với nhau cho liên hoàn. - Phát hiện những lỗi trong động tác hoặc rối không rõ lỗi di chuyển đội hình để bổ khuyết kịp thời cho các em. - Thực hiện điệu múa từ đầu đến cuối ít nhất 3 lượt để các em ghi nhớ động tác. - Người dạy biểu diễn lại điệu múa từ đầu đến cuối cho các em theo. + Kiểm tra kết quả học tập: - Người dạy múa hướng dẫn phổ biến cách kiểm tra cho các em nắm vững. Nắm được mục tiêu này thì Tổng phụ trách Đội sẽ dễ dàng xây dựng được kế hoạch hoạt động hiệu quả hơn. C . Nhạc múa thể dục. Bài thể dục trước nay là dùng tiếng trống điều hành, một bạn đại diện đánh bài trống thể dục cho các bạn tập, như vậy sẽ rất nhàm chán, và bạn đánh trống sẽ rất mỏi tay. Thay vì đánh trống thì Tổng phụ trách nghiên cứu tìm bản nhạc phù hợp thay thế sẽ kích thích các em vào bài tập hơn. - Biện pháp 3: Tạo không khí thi đua sôi nổi. 4 Khi tổng phụ trách phân công nhiệm vụ và bên cạnh đó đề ra mục tiêu của chương trình, xét thi đua, cộng trừ điểm. để tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các lớp từ đó phong trào thể dục, múa sân trường không trở nên nhàm chán và đồng đều hơn. Ví dụ: Múa đều, nghiêm túc: + 10đ Múa chưa đều, chưa nghiêm túc: - 20đ Tổ chức cuộc thi múa sân trường: khen thưởng khích lệ tinh thần thia đua sôi nổi, để khi ráp nhạc múa toàn trường sẽ đều và đẹp. Phụ kiện cầm khi múa sân trường cũng rất quan trọng giúp các em thích thú tham gia: bông múa, bông kim tuyến, quạt, gậytùy vào bài nhạc và điều kiện trường để trang bị cho phù hợp. - Biện pháp 4: Trong giờ tập yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, đoàn viên thanh niên phải cùng tập để khích lệ tinh thần các em cũng như giúp ổn định đi vào bài nhanh hơn, các em cùng múa đều đẹp hơn. - Biện pháp 5: Tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng nhí để phát hiện những nghệ sĩ múa phục vụ cho trương trình văn nghệ cũng như các hoạt động khác của nhà trường hiệu quả. Khuyến khích tinh thần các em tham gia sinh hoạt đội. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp nêu trên có thể áp dụng rộng rãi cho các trường TH, THCS có Điều kiện tương tự trên địa bàn thị xã Bình Long và xã Thanh Lương như: Trường TH Thanh Lương A, TH Thanh Lương B,..THCS Thanh Lương. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Cơ sở vật chất: trường cần có sân tập rộng rãi, mát và các thiết bị liên quan: loa phát nhạc, mic, bông múa - Xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: a. Kết quả: Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động và giao công việc cụ thể cho các lớp, theo lịch phân công các lớp đã có ý thức rất tốt khi thực hiện, khi nghe tiếng trống trường ra chơi, các em ùa ra cầm bông múa rực rỡ sắc màu với nụ cười rạng rỡ thích thú. 5 Trường vừa tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường nên không thể mở nhạc cho các bạn tập, các em chạy lại hỏi cô: Cô ơi có múa, tập không cô, tại sao, vì sao với vẻ mặt tiếc nuối Với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, sự nhắc nhở của Tổng phụ trách Đội trong quá trình thực hiện hoạt động không còn những âm thanh “rác” gây cảm giác khó chịu khi tập. Đồng thời cũng rèn luyện cho các em tính đoàn kết, phối hợp đồng đều. Một năm học có thể thay đổi nhạc, động tác 2, 3 lần để làm mới mẻ cho hoạt động. Các em biết nhiều hơn về các bài múa. Thông qua hoạt động múa sân trường, thể dục giữa giờ giúp các em có tinh thần thoải mái cho tiết học tiếp theo, giảm bớt áp lực trong việc học tập. Tạo được sự thi đua giữa các lớp, khi các em có tinh thần thi đua như vậy sẽ giúp cho chất lượng hoạt động ngày một tốt hơn. Với tất cả những sự thay đổi trên, chương trình hoạt động múa sân trường, thể dục giữa giờ trong nhà trường đã và đang là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi giờ đến lớp cũng như ra chơi. Ngày càng thu hút thầy cô và học sinh tham gia nhiệt tình. 6 b. Bài học kinh nghiệm: Sau khi sáng kiến được áp dụng đã mang lại những kinh nghiệm như sau: Chất lượng hoạt động múa sân trường của liên đội được nâng cao, đa dạng về hình thức, nội dung phong phú, thu hút học sinh tham gia. Học sinh có ý thức tự giác, tinh thần tự quản cao, tích cực, chủ động, nhiệt tình hơn khi tham gia. Tạo được không khí thi đua, học tập sôi nổi giữa các chi đội. Chất lượng giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được nâng cao hơn. Đánh giá của Hội đồng sáng kiến cấp trường: ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có). Đánh giá của Hội đồng Sáng kiến Thị xã. ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu ( nếu có). Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Trương Thị Lệ Thảo 13/05/1997 Trường TH Nguyễn Bá Ngọc Giáo viên Đại học sư phạm 2 Đoàn Duy Khoa 24/07/1986 Trường TH Nguyễn Bá Ngọc Giáo viên Đại học sư phạm Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Lương, ngày 20 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn Dương Thị Hoa
Tài liệu đính kèm: