5.2.1 Thực trạng vấn đề:
*Đặc điểm tình hình:
+ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm từ hội CMHS, chính quyền địa phương, các đoàn thể trong
và ngoài nhà trường. Cơ sở vật chất của trường có đầy đủ phòng học, bàn ghế
khang trang, phòng học thoáng mát.
- Là giáo viên chủ nhiệm đã nhiều năm, luôn nhiệt tình trong công tác, luôn tìm
tòi nghiên cứu, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những buổi bồi dưỡng
chuyên môn qua các tiết thao giảng trường, thao giảng liên cụm.
- Sĩ số học sinh lớp có 34 em, đa số học sinh có năng lực phẩm chất tốt. Đây là
điều kiện tốt giúp cho giáo viên quan tâm đến từng học sinh trong lớp và thực
hiện tốt nội dung mục tiêu giáo dục môn Tiếng Việt hiện nay.
- Học sinh có đủ đồ dùng học tập
g sáng kiến: Giáo dục (Tiếng Việt) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ 5/9/2020 cho đến nay. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Như chúng ta đã biết phân môn tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọc đúng, đọc hay học sinh sẽ cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ Nó là chìa khoá đưa các em vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận ra những tinh hoa của dân tộc đang được lưu trữ bằng chữ viết trong sách vở. Mỗi một văn bản, bài văn, bài thơ là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực, về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội... Mặt khác, thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn, bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó. Trước hết người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, trôi chảy và diễn cảm, đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm. 2 Qua nhiều năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc Tiểu học, tôi cứ trăn trở mãi: Làm thế nào để nâng cao năng lực đọc cho học sinh là hết sức cần thiết đối với giáo viên ở bậc tiểu học. Thông qua việc đọc đúng các em sẽ lĩnh hội những tri thức môn Tiếng Việt một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Nhằm nâng cao năng lực, kiến thức và kỹ năng của học sinh lớp 3 trong việc đọc diễn cảm, phát huy khả năng diễn đạt ngôn ngữ theo từng thể loại văn bản, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tay nghề, có bản lĩnh, tự tin trong giảng dạy nên tôi chọn đề tài:"Biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3".Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm yêu cầu thực tế đặt ra và hơn bao giờ hết là phải quan tâm và đầu tư nâng cao chất lượng cho học sinh nắm vững kiến thức đáp ứng được nhu cầu học tập ngày nay. Qua thời gian dài thử nghiệm và được sự đóng góp của Ban giám hiệu, đồng nghiệp, tổ khối tôi đã thực hiện thành công ở các lớp tôi từng chủ nhiệm. Đề tài mang tính khả thi được áp dụng rộng rãi trong tổ khối, đã triển khai và cùng thực hiện mang lại kết quả tốt khi dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3. 5.2. Nội dung sáng kiến: 5.2.1 Thực trạng vấn đề: *Đặc điểm tình hình: + Thuận lợi: - Được sự quan tâm từ hội CMHS, chính quyền địa phương, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Cơ sở vật chất của trường có đầy đủ phòng học, bàn ghế khang trang, phòng học thoáng mát. - Là giáo viên chủ nhiệm đã nhiều năm, luôn nhiệt tình trong công tác, luôn tìm tòi nghiên cứu, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những buổi bồi dưỡng chuyên môn qua các tiết thao giảng trường, thao giảng liên cụm. - Sĩ số học sinh lớp có 34 em, đa số học sinh có năng lực phẩm chất tốt. Đây là điều kiện tốt giúp cho giáo viên quan tâm đến từng học sinh trong lớp và thực hiện tốt nội dung mục tiêu giáo dục môn Tiếng Việt hiện nay. - Học sinh có đủ đồ dùng học tập. + Khó khăn: - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc là một trường được đóng trên địa bàn có dân cư gồm nhiều thành phần ở khắp mọi miền đến đây lập nghiệp, người dân chủ yếu làm nghề nông hoặc đi làm mướn, chỉ có một số ít là công nhân nên điều kiện kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn. 3 - Do điều kiện gia đình và tính ỷ lại của một số phụ huynh nên đã giao phó việc học tập của con em mình cho nhà trường, cho giáo viên, chưa thật sự quan tâm đến việc học của con cái. - Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình ở trường cũng như ở nhà. - Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều. *Phân tích thực trạng: -Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy kỹ năng đọc của học sinh lớp 3 còn hạn chế về việc đọc sai, hiểu sai, viết sai là khá phổ biến, ngay cả bản thân của giáo viên vẫn chưa tìm ra phương pháp để nâng cao kết quả giờ đọc. Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy gập khuôn, học sinh theo phương pháp mới cũng là đọc cá nhân, đọc theo nhóm, ... nhưng giáo viên hầu hết không kiểm soát được tốc độ đọc cũng như cách đọc của học sinh, không sửa sai. Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực, sinh ra nhàm chán khi học tập đọc, không hiểu được nội dung bài dẫn đến kết quả học tập của học sinh không cao. - Năm nay tôi được phân công dạy lớp 32 trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Lớp tôi có 34 học sinh trong đó có: 19 em nữ, 15 em nam. Trong lớp đa số học sinh chủ yếu là ở nông thôn nên việc giao tiếp của các em còn hạn chế, không mạnh dạn tự tin. *Nguyên nhân: - Sau một thời gian dài tiếp xúc và làm quen với học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc tôi nhận thấy rằng, sự phát triển ngôn ngữ ở học sinh Tiểu học ảnh hưởng rất nhiều từ ngôn ngữ địa phương nơi mà các em đang sinh sống. Đặc biệt là những học sinh dân tộc thiểu số sự hòa nhập của các em còn gặp rất nhiều khó khăn. - Một số em gia đình có hoàn cảnh khó khăn phải phụ giúp gia đình, các em không chú tâm vào việc tập đọc tại nhà dẫn đến việc các em học trước quên sau. Các em chủ yếu đọc được đoạn văn bản nhưng chưa nhận thức và cảm nhận được sắc thái tình cảm của tác giả gửi gấm vào văn bản. - Do địa bàn xã Thanh Lương trình độ dân trí chưa đồng đều nên việc quan tâm đến việc học tập của con cái chưa cao, tính tự giác học tập của các em còn hạn chế. 5.2.2 Các biện pháp thực hiện: *Một số yêu cầu để thực hiện giải pháp: + Đối với giáo viên: 4 - Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc chưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành nhiều thời gian cho việc soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh ở từng đoạn của bài. Giáo viên phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc chậm. Nhất là những tiết luyện đọc ở buổi chiều. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng. - Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của học sinh lớp mình. - Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn. - Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt. +Đối với học sinh: - Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay đọc sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn sửa chữa. - Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung hay trong các bài tập đọc nói riêng. - Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc. * Các biện pháp thực hiện: - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phương pháp dạy tập dọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học như: Chính âm, chính tả, ngữ điệu, .... + Để tổ chức dạy đọc cho học sinh chúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc, nắm bản chất kỹ năng đọc. Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. + Đọc bao gồm những yếu tố như: Tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì đọc được. Nhiệm vụ của sự phát triển kỹ năng đọc là sự tổng hợp thông tin từ các giác quan riêng lẻ là điểm phân biệt giữa người mới biết đọc và người đọc thành thạo. + Về cơ sở sinh lí của việc dạy đọc ta thấy đồng thời mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe văn bản được đọc. Ngay khi đọc thầm, dù không phát âm nhưng cơ 5 quan tri thức vẫn cảm nhận được tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản. - Nắm bắt được các cơ sở lý luận trên, ngay sau khi tôi đảm nhiệm chức vụ chủ nhiệm lớp 32, tôi đã cho các em khảo sát về năng lực đọc kết quả cụ thể như sau: Tổng số học sinh Đạt Chưa đạt 34 24 10 Với kết quả đánh giá trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp sau để nâng cao năng lực đọc của học sinh trong các tiết dạy của mình: - Trước tiên để giờ học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực ( nhất là đối với các em hiền, ít nói... ) tôi chủ động gần gũi tạo cảm giác thân thiện giữa cô và trò nhằm giúp các em mạnh dạn nói lên những mặt hạn chế của mình để tôi có các biện pháp khắc phục đối với từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt là các em có khiếm khuyết về kỹ năng nói như nói ngọng, nói lắp.... - Khi dạy cần tập trung vào yêu cầu cơ bản, cần linh hoạt phương pháp dạy tập đọc nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Với lớp 3 học sinh cần đọc đúng và rành mạch bài văn ( đạt yêu cầu tối thiểu khoảng 70 tiếng / phút ), để đạt được yêu cầu này giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức tổ chức cho học sinh luyện đọc. Đối với các từ khó phải cho học sinh luyện đọc chậm, chính xác có hình ảnh minh họa để các em phân biệt nghĩa của từ. - Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Chẳng hạn: Các em hay đọc sai tiếng có thanh ngã, thanh sắc, tiếng có các nguyên âm đôi như oa; yê; iê; ươ,... Khi đã sửa cho các em đọc đúng lỗi đó rồi, trong các tiết học sau giáo viên chú ý xem em nào còn mắc lỗi lại nữa không để kịp thời uốn nắn, hướng dẫn lại đối với một số trường hợp đặc biệt. -Trong việc luyện phát âm cần chú ý những từ, những âm mà theo đặc tính vùng miền hay phát âm sai do các em phải thường xuyên nghe và tiếp xúc với môi trường xung quanh. Ví dụ như âm “ ch” với âm “tr”, “ s” với “x”... ( đối với miền nam ) - Hướng dẫn đọc từng câu: Trước hết chia nhỏ đoạn thành từng câu. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu, cần theo dõi học sinh đọc để sửa lỗi phát âm, kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ. Giáo viên nên chia nhỏ văn bản cho nhiều học sinh được tham gia tích cực vào quá trình luyện tập, qua đó bộc lộ năng lực đọc của từng cá nhân. Lắng nghe học sinh đọc, để cảm nhận được ưu điểm hay hạn chế về kỹ năng đọc của học sinh để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời. Được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác học sinh còn nhận thức 6 được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và câu diễn đạt trọn ý. Từ đó học sinh sẽ học tốt các môn học còn lại. Phương pháp cụ thể: Giáo viên dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp câu thơ hay đoạn văn. Mỗi câu gọi 1 học sinh đọc. Gọi học sinh khác nhận xét bạn và đọc lại, chú ý đọc ngắt, nghỉ những cụm từ trong những câu văn dài trong bài văn xuôi. + Ví dụ: Câu trong bài : “Cóc kiện Trời” Cóc thấy nguy quá,/ bèn lên thiên đình kiện trời.// - Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào bảng phụ gọi 2 em đọc. Các em khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau với những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại. Học sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ sung và giáo viên thống nhất cách đọc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở: Để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài.) Ví dụ: Bài : “Mặt trời xanh của tôi” Gọi 1,2 em học sinh đọc tốt đọc diễn cảm; nếu học sinh chưa đọc được thì giáo viên đọc với giọng nhẹ nhàng, diễn cảm, nghỉ hơi dài khi kết thúc. Sau đó gọi một em đọc lại: Đọc bốn câu thơ sau: Đã có ai lắng nghe/ Tiếng mưa trong rừng cọ/ Như tiếng thác dội về/ Như ào ào trận gió.// Trong khi đọc giáo viên hướng dẫn đọc đúng đối với những câu thơ sau dấu chấm. Đối với các câu cảm, câu hỏi trong bài, giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng nhân vật và của tác giả. - Hướng dẫn đọc từng đoạn: Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài sau khi đã phân tích hướng dẫn đọc từng câu. Giáo viên theo dõi học sinh đọc để gợi ý hướng dẫn cách ngắt nghỉ, cách ngắt nhịp sao cho đúng, đọc đúng ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (nếu có); hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải trong Sách giáo khoa (SGK) thông qua đọc; từ ngữ chưa quen thuộc với học sinh địa phương ( nếu có ). - Hướng dẫn đọc từng đoạn theo nhóm: Có thể linh hoạt đọc theo nhóm đôi, nhóm tư, dựa vào cách đọc được hướng dẫn trên lớp. HS cần đọc và theo dõi 7 nhận xét bạn đọc. GV cần tạo cho học sinh thói quen đọc vừa phải để không ảnh hưởng nhiều đến nhóm khác, có kỹ năng nghe và theo dõi SGK để xác nhận kết quả đọc của bạn. - Hướng dẫn đọc đồng thanh: Hoạt động này phải vận dụng linh hoạt để phát huy tác dụng của hình thức luyện đọc đồng thanh, giáo viên cần luyện cho học sinh có cách đọc nhẹ nhàng, vừa phải. - Hướng dẫn luyện đọc lại dựa vào trình độ đọc của đa số học sinh trong lớp và đặc điểm của bài tập đọc, giáo viên lựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao cho phù hợp cần theo dõi thời gian đọc của từng em tránh đọc nhanh quá hay chậm quá: luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm một đoạn hoặc cả bài; đọc theo vai; tổ chức trò chơi học tập có tác dụng luyện đọc ... Riêng đối với các bài học thuộc lòng, dù đã luyện đọc kỹ, giáo viên cần bố trí thời gian để học sinh được học thuộc bài tại lớp với yêu cầu tối thiểu cần đạt là học thuộc khoảng 8 đến 10 dòng thơ trên lớp. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài với kết quả như trên cùng với sự đánh giá cao của Hội đồng sư phạm nhà trường, tôi tin tưởng rằng đề tài này có thể áp dụng vào dạy phân môn Tập đọc cho học sinh khối 3. 6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: -Về khách quan: cơ sở vật chất, đồ dùng học tập được đáp ứng tương đối đầy đủ đối với học sinh. Giáo viên các lớp luôn có tinh thần tự giác, tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. -Về chủ quan: Một số gia đình học sinh chưa quan tâm và phối hợp với nhà trường kịp thời. 8. Kết quả đạt được: Sau khoản thời gian áp dụng các phương pháp trên kết quả đánh giá năng lực đọc của học sinh đạt kết quả cao. (Tính đến ngày 20/02/2021) Tổng số học sinh Đạt Chưa đạt 34 32 2 Để thể nghiệm tính đúng đắn hiệu quả của đề tài tôi đã tổ chức dạy thực nghiệm ở tất cả học sinh khối 3. Sau khi dạy tôi được đồng nghiệp nhận xét: Lớp học có không khí học sôi nổi, học sinh đọc bài tốt hơn, tốc độ đọc phù hợp, diễn cảm. Kết thúc bài dạy học sinh nắm được các kiến thức tốt hơn so với yêu cầu đặt ra. 9. Bài học kinh nghiệm: 8 Muốn nâng cao chất lượng hiệu quả của các giờ dạy Tập đọc thì việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp là một yêu cầu cấp thiết. Để học sinh đọc đúng, đọc hay bước đầu cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì khâu luyện đọc - Rèn đọc đúng có vai trò rất quan trọng. Học sinh có đọc đúng mới hiểu đúng nội dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình đồng thời là điều kiện để các em tiếp xúc với môi trường xung quanh thông qua ngôn ngữ viết. Để làm tốt việc rèn đọc cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập đọc người giáo viên phải làm tốt những việc sau: - Mỗi giáo viên phải mẫu mực trong lời nói, việc làm, say sưa yêu nghề, mến trẻ, luôn bám trường, bám lớp. - Phải luôn nghiên cứu tìm hiểu về nội dung kiến thức, phương pháp bộ môn, nắm chắc hệ thống chương trình. Người giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, luôn cập nhật những thông tin, những đổi mới về phương pháp dạy học. - Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò chức năng ở phân môn Tập đọc. Trước hết giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm mọi bài Tập đọc trong cấp học nói chung, các bài tập đọc lớp 3 nói riêng. Phải đầu tư thời gian cho khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp. - Giáo viên phải kiên trì, thường xuyên rèn cho học sinh theo các bước: + Luyện cho học sinh phát âm đúng các phụ âm khó đọc hay lẫn lộn. + Luyện đọc đúng các cụm từ, ngắt nghỉ đúng câu. + Ngắt nghỉ đúng ở các câu văn, khổ thơ. + Luyện đọc mức độ từ thấp đến cao với học sinh chưa đạt chuẩn. + Luyện cho học sinh biết nhấn giọng ở câu văn, thể hiện tính cách nhân vật hoặc giọng vui, buồn trong các văn bản với giọng đọc, ngữ điệu, tốc độ đọc, âm sắc, nhằm diễn tả đúng nội dung bài. + Đối với những học sinh đọc sai, rèn dứt điểm ở tiết đọc và tiết luyện đọc ở buổichiều. + Nhiều học sinh được tham gia luyện đọc. - Luôn động viên khích lệ gây hứng thú học tập đọc đối với học sinh chưa đạt chuẩn, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Cử chỉ giáo viên, lời nói ngắn gọn dễ hiểu hướng học sinh thao tác tư duy chủđộng. - Học sinh phải chuẩn bị bài thật tốt ở nhà, đọc nhiều lần trước khi đến lớp. - Phối hợp nhịp nhàng về chương trình phân môn Tập đọc với các phân môn học khác như: Tập làm văn, kể chuyện... 9 - Thường xuyên thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp để học tập, trao đổi rút kinh nghiệm. - Tổ khối quan tâm bồi dưỡng thường xuyên hơn nữa những giáo viên năng lực còn hạn chế nhất là khâu đọc của giáo viên. - Sinh hoạt cụm trao đổi những kinh nghiệm cho đồng nghiệp học tập ở cấp Tổ, cấp Trường. Phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung đóng vai trò quan trọng giúp học sinh lớp 3 học tốt các môn khác, đồng thời giúp học sinh yêu thích Tiếng Việt hơn. Muốn dạy tốt phân môn Tập đọc, mỗi giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thực hiện. Với một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3. Bên cạnh đó để học sinh có khả năng đọc đúng, hay, diễn cảm thì người giáo viên phải dạy cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm ngay từ những lớp đầu cấp. Nhưng không phải bằng cách tăng thời gian luyện đọc mà coi trọng chất lượng đọc, mà phải xác định nội dung đọc, hiểu như nhau. Xác định được ngữ liệu nội dung từng đoạn của bài để xác định các yếu tố nghệ thuật và giá trị của chúng trong diễn đạt nội dung. Giáo viên phải là người đọc mẫu chuẩn, hay. Dạy phải tỉ mỉ, kiên trì, nhẹ nhàng. Việc đưa ra hệ thống phiếu bài tập phải đảm bảo các yêu cầu, phải thực hiện được mục đích, học sinh phải chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và trong học tập. Khi giảng dạy cần chú ý đến nội dung bài tập đọc. Những bài có yếu tố văn cần có những bài tập giúp học sinh phát hiện ra những giá trị tác dụng của chúng trong tác phẩm. Đây chỉ là một vài biện pháp nhỏ mà bản thân được học tập qua các đồng nghiệp, qua việc đúc kết nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 3. Bản thân tôi sẽ tiếp tục học tập, trao đổi cùng đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả của người giáo viên như Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. 10 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP THỊ XÃ 11 11. Danh
Tài liệu đính kèm: