Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT số 3 Văn Bàn

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT số 3 Văn Bàn

Để tổ chức một hoạt động ngoại khóa đơn giản hay phức tạp đều cần có sự chuẩn bị, đầu tư từ người dạy đến người học. Mới đầu sẽ khó khăn nhưng chỉ sau một hoạt động mọi việc sẽ trở nên đơn gian hơn khi học sinh có hứng thú, thích được làm việc và hợp tác tích cực. Bản thân người viết đã áp dụng hoạt động ngoại khóa: học sinh lớp dạy thi tìm hiểu về tác gia văn học, thi viết kịch bản, xem các tư liệu về văn học sử, xem các trích đoạn tác phẩm, khi học sinh tự tin hơn, học sinh tự tin diễn kịch trong giờ ngoại khóa của cả trường. việc thực hiện ngoại khóa văn học không nhất thiết phải nhiều thời gian, chúng ta có thể tổ chức trong giờ tự chọn, giờ văn học sử, kết hợp với ngoại khóa của tổ, trường hay hoạt động của đoàn trường.

Thông qua các hoạt đông ngoại khóa văn học khi tôi áp dụng tại trường THPT Số 3 Văn Bàn, tôi nhận thấy có nhứng kết quả nhất định:

Biến chuyển rõ nhất là học sinh hứng thú hơn nhiều với môn Ngữ Văn, giờ học không còn một chiều, nặng nề về kiến thức khi cả hai phía người dạy và người học đều được hứa hẹn những giờ ngoài giờ thú vị.

Học sinh nắm bắt tác phẩm, hình tượng trong tác phẩm sâu hơn. Ghi nhớ tốt hơn những kiến thức văn học sử.

Học sinh độc lập hơn trong suy nghĩ, biết đưa ra những nhìn nhận, đánh giá của cá nhân sâu sắc hơn.

Học sinh biết kết hợp, phân công nhiệm vụ cho nhau trong hoạt động nhóm, hoạt động tập thể.

Học sinh gắn kết, đoàn kết với nhau hơn khi nhận ra được sức mạnh tập thể.

Học sinh có điều kiện thể hiện khả năng sáng tạo, bồi đắp tư duy sáng tạo.

Người học tự tin hơn trong tất cả các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ.

Có kiến thức sâu, rộng hơn về các tác phẩm văn học, các vấn đề văn học.

Biết nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống và tìm cách khắc phục, giải quyết những vấn đề nảy sinh.

Qua các hoạt động ngoại khóa, tất cả các đối tượng học sinh sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, từ đó hoàn thiện nhân cách.

 

doc 28 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 752Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn lớp 11 tại trường THPT số 3 Văn Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng phép kiểm chứng t-test để kiểm chứng sự tác động.
III. Quy trình nghiên cứu 
1.Chuẩn bị của giáo viên
Trước khi thực hiện đề tài, bản thân người viết đã tìm hiểu, nghiên cứu về phương pháp ngoại khóa, tìm hiểu những mặt tích cực, cách thực hiện phương pháp này, hình thức ngoại khóa nào phù hợp với điều kiện, đối tượng học sinh lớp 11 của trường THPT Số 3 Văn Bàn. trình bày ở phần phụ lục)
Khi thực hiện phương pháp ngoại khóa cho nội dung hoặc phần học nào, giáo viên phải chuẩn bị giao nhiệm vụ, hướng dẫn cụ thể cho học sinh.
Lớp thực nghiệm: áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học- hình thức sân khấu hóa và ứng dụng công nghệ thông tin thường xuyên.
Lớp đối chứng: Không sử dụng phương pháp ngoại khóa thường xuyên với hình thức sân khấu hóa và ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Tiến trình thực nghiệm
Phương pháp ngoại khóa văn học được áp dụng trong hoặc sau các tiết học chính khóa.
Cụ thể:
Hình thức sân khấu hóa có thể được thực hiện sau khi học xong phần văn học sử, truyện ngắn, các tác phẩm hoặc đoạn trích kịch, khi tìm hiểu về thể loại văn học.
 Hình thức ngoại khóa bằng ứng dụng công nghệ thông tin: khả năng vận dụng rộng rãi hơn. Có thể áp dụng trong giờ học chính khóa, sau giờ học chính khóa. Có thể sử dụng hình ảnh, một thước phim ngắn, một bộ phim tư liệu, tài liệu bổ sung
Với hình thức sân khấu hoa, tôi thường sử dụng trong các giờ học tự chọn, hoặc ngoại khóa ngoài giờ.
Ví dụ:
Tiết PPCT
Tên bài
Hình thức ngoại khóa
39, 40, 41
Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
Ứng dụng công nghệ thông tin
44, 45
Hạnh phúc của một tang gia ( trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
Sân khấu hóa
50,53,54
Chí Phèo ( Nam Cao)
Sân khấu hóa
60, 61, 62
Vĩnh biệt Cử Trùng Đài ( trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng)
Ứng dụng công nghệ thông tin
64, 65
Tình yêu và thù hận ( trích Ro-me-o và Giulli-et)
Sân khấu hóa
102, 103
Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( trích Những người khốn khổ)
Ứng dụng công nghệ thông tin
112,113
Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận
Sân khấu hóa
	IV. Đo lường và thu thập dữ liệu
Tôi sử dụng phiếu thăm dò để kiểm chứng mức độ hứng thú của học sinh cả khối học sinh 11 ( 122 học sinh) đối với ngoại khóa văn học được áp dụng trong quá trình dạy – học.
Sử dụng một bài kiểm tra 1 tiết, sử dụng kết quả cuối năm để kiểm chứng sự thay đổi kết quả học tập sau tác động đối với hai nhóm lớp thực nghiệm và kiểm chứng. Căn cứ vào kết quả học tập để xác định sự thay đổi chất lượng môn học.
Vì phiếu thăm dò được hỏi khách quan, còn kết quả học tập được thông qua các bài kiểm tra chính thức, kết quả chính thức nên mức độ tin cậy và giá trị của dữ liệu là rất cao.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Các kĩ thuật thống kê được sử dụng trong nghiên cứu: tính phần trăm ( %), tính giá trị mode; trung vị; giá trị trung bình; độ lệch chuẩn; giá trị p của phép kiểm chứng T-test; mức độ ảnh hưởng, hệ số tương quan.
Kết quả:
Kiểm chứng độ hứng thú của học sinhvới môn học khi áp dụng ngoại khóa văn học
STT
Nội dung câu hỏi điều tra
 Trả lời
1
Em có hứng thú với các hoạt động ngoại khóa về văn học được tổ chức trong năm học vừa qua không?
Rất hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
96.7%
3.3%
0%
2
Khi được giao nhiệm vụ nội dung ngoại khóa, ý thức chuẩn bị của em như thế nào?
Tích cực
Bình thường
không thực hiện
86,1%
8,2%
5,7%
3
Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa văn học, việc học môn Ngữ Văn của em thay đổi theo chiều hướng nào?
Tích cự
Tiêu cực
Không ảnh hưởng gì?
83,6%
4,2%
12,2%
4
Theo em nên tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học như thế nào?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không tổ chức
96,7%
3,3
0%
Trong khi đó các phiếu ở lớp thực nghiệm đạt kết quả cao nhất.
Kiểm chứng kết quả tác động của hoạt động ngoại khóa văn học tới chất lượng môn học
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Mode
5
5,5
3
3
Trung vị
5,00
6,00
4,50
4,25
Giá trị trung bình
4,00
6,05
4,52
4,63
Độ lệch chuẩn
1,44
1,29
1,54
1,73
Giá trị của phép kiêm chứng T-test
Nhóm thực nghiệm
Giá trị p
Kết luận
Kiểm tra trước và sau tác động
0,00
Có ý nghĩa
Nhóm đối chứng
Giá trị p
Kết luận
Kiểm tra trước và sau tác động
0,328
Không có ý nghĩa
Mức độ ảnh hưởng ( ES) của nhóm thực nghiệm sau tác động với nhóm đối chứng
SMD = ( GTTB nhóm thực nghiệm – GTTB nhóm đối chứng)/ độ lệch chuẩn nhóm đối chứng
ES
Ảnh hưởng
Sau tác động
0,82
Có ý nghĩa lớn
Kết quả học tập của 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng
Lớp
Xếp loại học lực
Tổng
11A3
Kém
Yếu
TB
Khá
Giỏi
Trước TĐ
0
7
17
4
0
28
%
35
60,7
14,3
0
Sau TĐ
0
3
15
9
1
28
%
10,7
53,6
32,1
3,6
11A4
Trước TĐ
2
10
12
5
0
29
%
6.9
34,5
41,4
17,2
0
Sau TĐ
0
8
14
6
1
29
%
0
27,6
48,3
20,7
3,4
2. Bàn luận kết quả
Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm: điểm trung bình là 6,05; kết quả kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình là 4,63. Độ chênh lệch điểm giữa hai nhóm là 1,42.
Qua phân tích dữ liệu cho thấy kết quả sau tác động có ý nghĩa, điểm 2 nhóm đối chứng, nhóm thực nghiệm thay đổi, nhóm thực nghiệm kết quả học tập tăng, số học sinh xếp loại học lực khá giỏi cao hơn so với khi chưa tác động, điểm trung bình, yếu giảm xuống. Trong đó nhóm đối chứng điểm yếu có giảm nhưng chậm, xếp loại học lực khá giỏi ít hơn.
Mức độ ảnh hưởng là 0,82 chứng tỏ độ ảnh hưởng sau tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T- test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm lớp p= 0.00 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm lớp không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
Qua phiếu thăm dò học sinh, phần lớn học sinh rất hứng thú với hoạt động ngoại khóa, thừa nhận ảnh hưởng tích cực của hoạt động này tới kết qủa học tập của mình và muốn được tham gia các hoạt động như vậy thường xuyên trong quá trình học tập.
Như vậy giả thuyết nghiên cứu: Áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ Văn tại trường THPT Số 3 Văn Bàn đã được kiểm chứng.
Việc áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học đã tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn tại trường THPT Số 3 Văn Bàn, góp phần đổi mới giáo dục.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Việc áp dụng phương pháp ngoại khóa văn học vào quá trình dạy và học văn tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 11 tại trường THPT Số 3 Văn Bàn.
2. Hiệu quả áp dụng
Để tổ chức một hoạt động ngoại khóa đơn giản hay phức tạp đều cần có sự chuẩn bị, đầu tư từ người dạy đến người học. Mới đầu sẽ khó khăn nhưng chỉ sau một hoạt động mọi việc sẽ trở nên đơn gian hơn khi học sinh có hứng thú, thích được làm việc và hợp tác tích cực. Bản thân người viết đã áp dụng hoạt động ngoại khóa: học sinh lớp dạy thi tìm hiểu về tác gia văn học, thi viết kịch bản, xem các tư liệu về văn học sử, xem các trích đoạn tác phẩm, khi học sinh tự tin hơn, học sinh tự tin diễn kịch trong giờ ngoại khóa của cả trường. việc thực hiện ngoại khóa văn học không nhất thiết phải nhiều thời gian, chúng ta có thể tổ chức trong giờ tự chọn, giờ văn học sử, kết hợp với ngoại khóa của tổ, trường hay hoạt động của đoàn trường. 
Thông qua các hoạt đông ngoại khóa văn học khi tôi áp dụng tại trường THPT Số 3 Văn Bàn, tôi nhận thấy có nhứng kết quả nhất định:
Biến chuyển rõ nhất là học sinh hứng thú hơn nhiều với môn Ngữ Văn, giờ học không còn một chiều, nặng nề về kiến thức khi cả hai phía người dạy và người học đều được hứa hẹn những giờ ngoài giờ thú vị.
Học sinh nắm bắt tác phẩm, hình tượng trong tác phẩm sâu hơn. Ghi nhớ tốt hơn những kiến thức văn học sử.
Học sinh độc lập hơn trong suy nghĩ, biết đưa ra những nhìn nhận, đánh giá của cá nhân sâu sắc hơn.
Học sinh biết kết hợp, phân công nhiệm vụ cho nhau trong hoạt động nhóm, hoạt động tập thể.
Học sinh gắn kết, đoàn kết với nhau hơn khi nhận ra được sức mạnh tập thể.
Học sinh có điều kiện thể hiện khả năng sáng tạo, bồi đắp tư duy sáng tạo.
Người học tự tin hơn trong tất cả các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ.
Có kiến thức sâu, rộng hơn về các tác phẩm văn học, các vấn đề văn học.
Biết nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống và tìm cách khắc phục, giải quyết những vấn đề nảy sinh.
Qua các hoạt động ngoại khóa, tất cả các đối tượng học sinh sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, từ đó hoàn thiện nhân cách.
3. Phạm vi ứng dụng
Đề tài nghiên cứu khoa học của tôi rút ra từ thực tiễn giảng dạy trong khi tôi cùng các đồng nghiệp của mình nỗ lực tìm một cách thức để thu hút, tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ Văn và nhằm nâng cao chất lượng cho môn học. Đề tài này được thực nghiệm trên đối tượng tôi trực tiếp giảng dạy và học sinh trong trường. Tôi nghĩ hoạt động ngoại khóa văn học có thể áp dụng cho bất cứ đối tượng học sinh nào với các mức độ khác nhau. Bởi lứa tuổi học sinh THPT cơ bản có nhiều nét tương đồng đều thíc được thể hiện, khám phá và sáng tạo.
II. Khuyến nghị
Có lẽ ai cũng nhận ra, hoạt động ngoại khóa nói chung và ngoại khóa văn học nói riêng có ảnh hưởng lớn, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động chính khóa nhưng do nhiều lý do nên đôi khi chúng ta còn coi nhẹ nó. Chúng ta cần quan tâm hơn tới hoạt động này để hoàn thành mục tiêu môn Ngữ Văn: dạy văn là dạy làm người, dạy cách hoàn thiện nhân cách chứ không chỉ nhằm mục đích học sinh học được gì sau giờ học.
Người viết hi vọng nội dung trên sẽ giúp cho cấp quản lý, người dạy, học sinh có cái nhìn thông suốt hơn về hoạt động ngoại khóa trong môn Ngữ Văn, đừng cho đó là hoạt động bên ngoài, hoạt động vui chơi ngoài chính khóa, không có tác dụng gì cho giờ học chính khóa.
Bản thân không coi đây là phương pháp cách thức tốt nhất để tạo hứng thú và nâng cao được kết quả học tập môn Ngữ Văn, mà là một nghiên cứu khoa học nhỏ đã thử nghiệm trên đối tương dạy của chính mình. Sau khi kiểm nghiệm bằng thực tế, thấy có tác dụng, mong được trao đổi, thảo luận cùng các bậc tiền bối, cùng bạn bè đồng nghiệp.
Rất mong được nhận thêm các ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô!
Chân thành cảm ơn!
 Người viết
 Hoàng Thị Thu Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn
2. Các bài báo về ngoại khóa – Tài liệu Việt Nam
3. Đề tài: hoạt động ngoại khóa trong trường THPT – Đoàn Thụy Bảo Châu
4. Giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường – NXB Giáo dục
5. Ngoại khóa văn học dan gian- tài liệu Việt Nam
6. Phương pháp dạy học môn Ngữ Văn – NXB Giáo dục
7. Phân tích Ngữ Văn 11 – NXB Giáo dục
8. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, 11, 12 – NXB Giáo dục
PHỤ LỤC
I.HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VĂN HỌC
1. Ngoại khóa văn học
Hoạt động ngoại khóa là một mô hình hoạt động hữu ích, nằm ngoài chương trình chính khóa. Hoạt động ngoại khóa văn học là hoạt động thuộc phương pháp dạy học văn nhằm phát huy năng lực hoạt động độc lập, hoạt động nhóm.
Hoạt động ngoại khóa là hình thức dạy và học mang tính tích hợp cao, có tác động phát triển kiến thức và rèn luyện kĩ năng toàn diện đáp ứng được đổi mới phương pháp dạy học. 
Hoạt động ngoại khóa văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiến đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng, thẩm định về bài học cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khóa. Hoạt động ngoại khóa văn học, vì thế , vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, “ góp phần tạo ra lối sống văn hóa và khả năng hưởng thụ văn hóa nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục” ( Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy văn, Nxb Đại học Quốc gia 1996, Tr.381)
Hoạt động ngoại khóa là một hoạt động vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Vậy khi chúng ta nỗ lực tìm kiếm và đôie mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học văn thì việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học là một xu hướng khả dĩ đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học là trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh.
Hoạt động ngoai khóa văn học không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy đọc lập, tằng cường khả năng sáng tạo, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của người học mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người dạy trong quá trình chuẩn bị hay đồng hành cùng người học khi khám phá kiến thức mới.
Thế nhưng lâu nay trong nhà trường phổ tjoong, hoạt động ngoại khóa văn học được hiểu là một hoạt động phụ, nằm ngoài quản lý chuyên môn. Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa tùy thuộc vào quỹ thời gian eo hẹp, vào năng lực và lòng nhiệt tình của thầy cô. Vô hình chung nó được coi là hoạt động giải trí đơn thuần, nên có được thực hiện thì cũng chỉ sơ sài, qua loa một cách chưa thỏa đáng.
Do đó khi thử nghiệm nghiên cứu này, tôi mong muốn chúng ta có cái nhìn khác hơn với hoạt động ngoại khóa văn học, một hoạt động rất tích cực, ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng và hứng thú với môn học.
2. Nguyên tắc hoạt động ngoại khóa văn học
Một số nhà nghiên cứu đề cập đến nguyên tắc hoạt động ngoại khóa văn học, tôi lựa chọn những nguyên tắc áp dụng phù hợp với tâm lý lứa lứa tuổi và vùng miền, phù hợp với trường THPT Số 3 Văn Bàn.
2.1. Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tư cách cho học sinh. 
Hoạt động ngoại khóa không phải là hoạt động văn chương thuần túy mà là hoạt động gắn bó với giáo dục chính trị, đạo đức, tư cách.
Khi coi hoạt động ngoại khóa không phải là hoạt động giải trí cho giờ học thì hoạt động ngoại khóa có tác dụng rất lớn tới giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị và tư cách cho học sinh. Qua mỗi giờ, mỗi cách thức ngoại khóa học học được những bài học về tư tưởng, nhận thức những vấn đề chính trị mà không hề thấy khô khan, nặng nề hay áp đặt.
Chẳng hạn khi học Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, chúng ta muốn học sinh nhận thức được những giá trị: tư tưởng của nhà văn về cái đẹp – cái đẹp cứu rỗi linh hồn, cái đẹp thuần hóa được cái xấu, cái ác, cái đẹp không thay đổi dù trong hoàn cảnh nào.từ đó học sinh nhận ra giá trị cao đẹp của con người, vẻ đẹp nhân cách. Ngoài ra chúng ta còn liên hệ tới kiến thức lịch sử- hình tượng Cao Bá Quát qua hình tượng nhân vật Huấn Cao- sẽ ẩn trong đó những tư tưởng chính trị.
Nếu được thực hành ngoại khóa cho tác phẩm này bằng hình thức sân khấu hóa: cho học sinh chuyển thể văn bản tác phẩm thành kịch bản (chỉ một phần), hoặc bằng hình thức: ứng dụng công nghệ thông tin- xem hình ảnh, trích đoạn hay một bài thuyết minh về tác phẩm thì học sinh sẽ nhận biết những bài học đạo đức, chính trị, lịch sử, tư tưởng sâu sắc và có ý nghĩa hơn.
2.2. Nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với trình độ, tâm lý học sinh.
Ngoại khóa văn học là hoạt động bên ngoài chính khóa, bổ trợ cho chính khóa nên cần tôn trọng nguyên tắc tự nguyện. Người dạy không thể ép buộc học sinh phải tham gia ngoại khóa bằng mọi cách mà cần tìm cách lôi kéo và thu hút hứng thú cho học sinh. Hoạt động ngoại khóa thúc đẩy khả năng hoạt động sáng tạo, năng động cho học sinh nên hầu như không có học sinh nào từ chối tham gia. Lúc đầu có thể học sinh còn e ngại, rụt rè, thiếu tự tin nhưng dần dần được thâm gia nhiều học sinh hứng thú hơn và tham gia nhiệt tình, thậm chí mong đợi, xung phong được tham gia.
Học sinh lứa tuổi này học sinh giàu tình cảm, giàu nhiệt huyết, thích những điều mới lạ, tò mò, sáng tạo, thích hoạt động độc lập, hay thích hoạt động tập thể, thích được thể hiện nên hoạt động ngoại khóa văn học phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Những vấn đề học sinh tâm đắc, những vấn đề mới lạ sẽ khơi dậy hứng thú tìm hiểu. Khi học sinh đã hứng thú tìm hiểu, học sinh sẽ tự lựa chọn cách thể hiện và sẽ nhận thức được những bài học có giá trị từ hoạt động ngoại khóa.
Học sinh trường THPT Số 3 Văn Bàn so với các nơi khác có thể còn nhút nhát, rụt rè, khả năng hạn chế hơn. Nhưng theo đúng tâm lý lứa tuổi, học sinh ở đâu trong lứa tuổi này đều rất thích khám phá, thích tìm tòi và khi được tham gia những hoạt động mới, thích được thể hiện bản thân. Chính nhờ vậy mà hoạt động ngoại khóa phù hợp với tâm lý, lứa tuổi góp phần giúp học sinh năng động, sáng tạo hơn, loại bỏ những nhược điểm không đáng có ở tuổi mà tất cả chúng ta đều công nhận là đẹp nhất cuộc đời nay. Khi được tham gia các hoạt động ngoại khóa, học sinh trường THPT Số 3 Văn Bàn cũng khắc phục được nhiều điểm yếu, nhất là học sinh lớp thực nghiệm.
2.3. Nguyên tắc tích hợp
Khi xây dựng một chương trình ngoại khoa văn học dù theo hình thức nào cũng phải lưu ý tới nguyên tắc tích hợp. Ngoại khóa văn học là một phương pháp dạy học tích hợp, tích hợp với các môn học khác: lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, thậm chí cả những môn khoa học tự nhiên. Ngoại khóa văn học, hơn cả là sự tích hợp với đời sống, học sinh học được nhiều bài học về đời sống, thực hành trong đời sống thông qua các hoạt động được tham gia.
Những câu truyện ngụ ngôn, truyện cười, những tác phẩm văn học khi được dàn dựng lại theo cách nhìn của các em thật thú vị mà sâu sắc. Người viết cùng học sinh đã cười nghiêng ngả trước một vở kịch các em biên soạn lại từ tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, sau khi vở kịch kết thúc cứ vấn vương thương cho số phận 2 con người nhỏ bé, côi cút, 2 kiếp người bơ vơ, lạc lõng Chí Phèo, Thị Nở. Đôi khi cứ day dứt băn khoăn, phân vân trước những giải pháp mà học sinh thử đặt ra chho nhân vật: chọn một kết thúc khác cho tác phẩm Chí Phèo. Qua cách thể hiện, các ý kiến, cách giải quyết mà học sinh đưa ra, người dạy không chỉ rèn cho học sinh cách tự giải quyết trước những vấn đề nảy sinh trong đời sống mà còn hiểu được rõ hơn những suy nghĩ của học sinh, những vấn đề nảy sinh trong tư tưởng, tâm lý để định hướng cho các em hoàn thiện bản thân mình. Do đó khi thực hiện ngoại khóa cần thiết phải chú ý tới nguyên tắc tích hợp.
3. Mối quan hệ với chính khóa
Hoạt động ngoại khóa là một hoạt động bên cạnh hoạt động chính khóa cả về quan niệm, thời gian và trong suy nghĩ của tất cả chúng ta. Hoạt động ngoại khóa là hoạt động bên cạnh hoạt động chính khóa nhưng là hoạt động bổ trợ tích cực, quan trọng cho chính khóa. Trong khi tìm kiếm những phương pháp đổi mới, cải thiện cho bộ môn, cho
 ngành giáo dục, người ta đã nhận ra vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa. Hoạt động này gớp phàn thúc đẩy hoạt động chính khóa, nâng cao chất lượng giảng dạy, bổ sung phần học sinh thiếu khuyết mà lâu nay chúng ta nói: thực hành.
Hoạt động ngoại khóa văn học bổ trợ rất nhiều cho hoạt động dạy – học chính khóa. Trong giờ học, để đảm bảo cho thi cử, kiểm tra, người dạy chưa hoàn toàn đổi mới thực sự, nhất là với những vùng miền, những đối tượng học sinh còn yếu nhiều mặt như học sinh trường THPT Số 3 Văn Bàn. Người học được chú trọng nhưng chú trong xem là sẽ tiếp thu được những kiến thức, kĩ năng cơ bản nào để nắm bắt được nội dung bài học, để làm bài thi tốt nhất. Vô hình chung, sự đổi mới phương pháp chỉ chú tâm vào thay đổi cách tìm hiểu, thay đổi cách hướng dẫn học sinh học bài còn nhiệm vụ nữa không kém phần quan trọng của môn Ngữ Văn: dạy làm người, dạy cách hoàn thiện nhân cách bị xem nhẹ hơn. Học sinh vẫn được coi là trung tâm nhưng để phát huy được tính tích cực, sự sáng tạo, khả năng vận dụng thực hành thì trong một giờ học chính khóa không đáp ứng được hết. Khi đó ngoại khóa là giải pháp tối ưu nhất, là hoạt động hiệu quả nhất để giáo dục học sinh toàn diện các mặt trí – đức – thể - mĩ.
Hoạt động ngoại khóa dưới sự quản lý và hướng dẫn của thầy cô sẽ là hoạt động nối tiếp chính khóa, có mục tiêu, mục đích rõ ràng. Hoạt động ngoại khóa là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo sự thống nhất giữa nhận thức và hoạt động, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩ năng sống. Hoạt động ngoại khóa giúp phát huy tối đa năng lực, sở thích từng cá nhân. Như vậy, ý nghĩa môn Ngữ Văn là môn học thiếu thực tế không còn khi gắn với hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khóa gắn với nội dung chương trình học chính khóa. Không người dạy nào mất công tổ chức một hoạt động ngoại khóa không gắn kết gì vớ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_phuong_phap_ngoai_khoa_van_hoc.doc